SKKN Phương pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn hóa học lớp 12 trung tâm GDNN - GDTX Bá Thước

SKKN Phương pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn hóa học lớp 12 trung tâm GDNN - GDTX Bá Thước

Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của sự đổi mới.

 Với quan niệm giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong thời gian qua Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có nhiều chủ trương , biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua thực hiện các cuộc vận này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục. Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng thực sự của giáo dục hiện nay ở bậc THPT còn thấp. Đặc biệt với giáo dục thường xuyên còn khá nhiều học sinh yếu kém. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta phải tìm ra những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan. Từ đó bình tĩnh đưa ra những giải pháp tích cực, sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng. Vấn đề này cần phải có thời gian, công sức của tất cả mọi người trong toàn xã hội.

 Trong những năm qua, một thực trạng về trình độ học sinh giáo dục thường xuyên ngày càng giảm cả về số lượng và chất lượng. Do đó, học sinh GDTX về việc tiếp thu bài còn rất nhiều hạn chế, các em chưa có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập, còn trông chờ và ỉ lại cho thầy cô. Vì vậy cần xem xét những đối tượng học sinh này với những đặc điểm vốn có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt tới kết quả tối đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn trong học tập. Đó chính là điều mà bản thân tôi muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu kém.

 

doc 19 trang thuychi01 4911
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn hóa học lớp 12 trung tâm GDNN - GDTX Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	 Trang
1. MỞ ĐẦU:.........................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài: ........................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu:.....................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu:...2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ...2
2.1. Cơ sơ lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:..2
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:4
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:...6
	a. Mục tiêu của giải pháp:........6
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:........8
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ :..........15
Tài liệu tham khảo:..........18
1. MỞ ĐẦU:
	1.1. Lí do chọn đề tài:
 	Trong giai đoạn hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang tiến hành cuộc cách mạng toàn diện trên mọi lĩnh vực với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới đó, đổi mới giáo dục là một trong những trọng tâm của sự đổi mới.
 	Với quan niệm giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong thời gian qua Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có nhiều chủ trương , biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận động lớn như “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Qua thực hiện các cuộc vận này đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục. Tuy có nhiều tiến bộ nhưng chất lượng thực sự của giáo dục hiện nay ở bậc THPT còn thấp. Đặc biệt với giáo dục thường xuyên còn khá nhiều học sinh yếu kém. Yêu cầu đặt ra cho chúng ta phải tìm ra những nguyên nhân yếu kém một cách chính xác, phải nhìn thẳng vào sự thật một cách khách quan. Từ đó bình tĩnh đưa ra những giải pháp tích cực, sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng. Vấn đề này cần phải có thời gian, công sức của tất cả mọi người trong toàn xã hội.
 	Trong những năm qua, một thực trạng về trình độ học sinh giáo dục thường xuyên ngày càng giảm cả về số lượng và chất lượng. Do đó, học sinh GDTX về việc tiếp thu bài còn rất nhiều hạn chế, các em chưa có ý thức cố gắng vươn lên trong học tập, còn trông chờ và ỉ lại cho thầy cô. Vì vậy cần xem xét những đối tượng học sinh này với những đặc điểm vốn có của các em để tìm ra những biện pháp nhằm dẫn dắt các em đạt tới kết quả tối đa, tránh cho các em bị rơi vào những khó khăn trong học tập. Đó chính là điều mà bản thân tôi muốn trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để giúp đỡ đối tượng học sinh yếu kém.
 	Vấn đề học sinh yếu, kém hiện nay luôn được xã hội quan tâm và tìm giải pháp mới để khác phục tình trạng này. Để đưa nền giáo dục phát triển toàn diện thì người giáo viên không những chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi phương pháp thích hợp đối với từng đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu, kém. Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với bản thân tôi. Nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng cho bản thân tôi một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại, giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong lĩnh hội kiến thức của học sinh.
 	Việc vận dụng sự đổi mới công tác dạy và phù đạo học sinh yếu, kém không chỉ là trách nhiệm mà còn là bổn phận, nghĩa vụ của người thầy. Mặt khác, nếu quan tâm đến việc phụ đạo học sinh yếu, kém thì sẽ làm cho các em tự tin hơn khi đến lớp học, công tác duy trì sĩ số mới được đảm bảo, góp phần làm nên thắng lợi của công tác giáo dục ở địa phương nói chung và trung tâm GDNN- GDTX Bá Thước nói riêng.
 	Đa số học sinh trung Tâm GDNN-GDTX Bá Thước rất yếu về các môn tự nhiên nói chung và môn Hóa nói riêng. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và có những biện pháp giúp đỡ những đối tượng học sinh này để các em đạt yêu cầu và có kết quả cao hơn trong học tập nói chung và môn Hóa nói riêng là việc làm rất cần thiết.
 	Trong năm học 2017-2018 tôi được phân công dạy môn Hóa lớp 12 đây là một lớp có số học sinh yếu, kém rất nhiều, đa số các học sinh này yếu ở tất cả các môn trong đó có bộ môn Hóa.
 	Với những lí do trên, ngay đầu năm học từ giai đoạn tổ chức lớp cho đến khi giảng dạy, bản thân tôi luôn chú ý quan tâm đến việc giúp đỡ học sinh yếu, kém. Đây sẽ là nền tảng, là động lực để thúc đẩy các em tiếp thu bài đầy đủ, được trau dồi tri thức và tiếp thu vươn xa trên con đường học vấn của mình. Đây cũng chính là lí do mà tôi chọn đề tài “PHƯƠNG PHÁP PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HÓA HỌC LỚP 12 TRUNG TÂM GDNN- GDTX BÁ THƯỚC” để triển khai trong suốt năm học nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn cũng là góp phần nâng cao chất lượng chung của Trung Tâm GDNN-GDTX Bá Thước.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
 	Chương trình hoá học THPT ngoài nhiệm vụ hình thành một số kĩ năng cơ bản, thói quen học tập, làm việc khoa học thì việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động và tư duy cho học sinh cũng là nhiệm vụ không kém phần quan trọng. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy bộ môn Hoá học ở Trung tâm GDNN- GDTX Bá Thước, tôi thiết nghĩ việc phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém là hết sức cần thiết và quan trọng do học sinh trung tâm đầu vào rất thấp. Đa số học sinh rất yếu về các môn tự nhiên, đặc biệt là môn Hóa. Từ không biết, không hiểu, học sinh thường chán nản, không có hứng thú trong học tâp.Vì vậy, với mục đích trên, đề tài nhằm hướng dẫn hình thành kĩ năng học tập cho các em. Từ đó gây được hứng thú, lòng say mê học tập và yêu thích môn Hóa của tất cả học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
“ Phương pháp phụ đạo học sinh yếu, kém môn Hóa học lớp 12 Trung tâm GDNN – GDTX Bá Thước”
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tư liệu và sản phẩm hoạt động sư phạm.
 	- Phương pháp hỏi đáp.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận.
- Phương pháp hướng dẫn và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp điều tra cơ bản. 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
 	 Giải pháp phụ đạo kiến thức cho học yếu, kém môn Hóa có mục đích nhằm giúp cho học sinh xác đinh nội dung kiến thức đã tìm hiểu một cách chính xác mà trong giờ học vì một lí do nào đó học sinh chưa nắm bắt được. Học sinh khi đã tiếp thu, vận dụng được kiến thức bài học sẽ hình thành sự hứng thú, say mê với môn học từ đó xác định cho mình kế hoạch học tập, phương pháp tự học, tự nghiên cứu, có tính độc lập cao trong tư duy nhận thức sẽ thúc đẩy học sinh học tập tiến bộ. Trên cơ sở đó giáo viên đề xuất thêm một số kiến nghị sư phạm nhằm thực hiện tốt hơn nữa nội dung giáo dục toàn diện học sinh và hướng nghiệp cho học sinh. 
 	 Phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu kém là giáo viên phải bổ sung được những “lỗ hổng” kiến thức cho học sinh chủ yếu là những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa Hóa học, để giải quyết,để tìm lại kiến thức mà các em chưa lĩnh hội hết trong tiết dạy chính trên lớp. Từ đó học sinh có thể hòa nhập theo kịp với các bạn trong tiết học trên lớp và tạo cho các em húng thú học bài và xây dựng bài trong từng tiết học trên lớp.
 	Muốn làm tốt hoạt động này thì bản thân giáo viên cần phải nắm bắt chính xác và đánh giá được mức độ kiến thức động lại ở mỗi học sinh trong mỗi tiết dạy để chuẩn bị lên kế hoạch phụ đạo, thiết kế nội dung tiết phụ đạo sao cho có hiệu quả nhất, muốn vậy thì cần phải biết rõ mức độ nhận biết kiến thức của học sinh và kết hợp giải quyết được các vấn đề sau.
-Tìm hiểu tại sao học sinh sợ, chán học, học yếu, kém môn Hóa và tìm cách giải tỏa tâm lí cho các em.
- Hướng dẫn học sinh tự đánh giá hiểu biết của bản thân về môn học và tự rèn luyện ý thức học tập.
- Giáo viên xác định được khối lượng kiến thức đối với từng bài học cụ thể cho đối tượng học sinh yếu kém để đề ra nội dung, hình thức và phương pháp dạy thích hợp nhất.
 	Như vậy cần ở học sinh phải hoàn toàn tự giác cao trong suy nghĩ và hành động, tích cực phối hợp với giáo viên, có suy nghĩ, cân nhắc kĩ lưỡng những thông tin nhận được để “vá lại lỗ hổng kiến thức” và phản hồi lại kiến thức một cách chính xác, khoa học nhất. Muốn vậy giáo viên là người rất quan trọng cần phải có các hướng dẫn cụ thể đẻ giúp học sinh.
 	Phụ đạo cho học sinh yếu, kém là một hoạt động bình thường và không thể thiếu được trong bất kỳ trường nào. Đây chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho các em học sinh không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhằm lấp lỗ hổng kiến thức của bản thân. Trong đơn vị trường học việc tổ chức các lớp học phụ đạo cho học sinh yếu, kém là việc làm thường xuyên chứ không phải chỉ là phong trào thi đua hoặc để đối phó đợt thi đua hoặc kiểm tra.
 	Trong khuân khổ bài viết này, tôi xin được trình bày một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học còn yếu, kém và một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa ở Trung tâm GGNN-GDTX Bá Thước hiện nay.
 	Thực hiện cuộc vận động “hai không” với bốn nội dung do Bộ GD và ĐT phát động, trong đó có nội dung “Chống bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta hiện nay nhằm đánh giá thực chất chất lượng học sinh. Bên cạnh đó cũng phản ánh được chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giáo viên. Những học sinh lên lớp là những học có kiến thức thực sự, xứng đáng được lên lớp. Những học sinh không đảm bảo được yêu cầu sẽ không được lên lớp. Xuất phát từ vấn đề này, chúng ta không thể thản nhiên là để học sinh yếu, kém “ở lại lớp” mà không có trách nhiệm của giáo viên trong đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu, kém gồm có chủ quan và khách quan mà nếu giáo viên kịp thời quan tâm, giáo dục sẽ giúp cho nhiều học sinh yêu, kém tiến bộ và thoát khỏi tình trạng yếu, kém.
 	Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của nhà trường.
 Tuy cùng được học một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng khác nhau.
 	Giúp đỡ học sinh yếu, kém được với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “hai không” do Bộ GD và ĐT phát động, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra, thi cử trong toàn ngành.
 	Việc phụ đạo kiến thức cho học sinh yếu, kém bộ môn nói chung và môn Hóa nói riêng là một trong những vấn đề rất quan trọng, cấp bách, cần thiết và không thể thiếu trong mỗi môn học ở các cấp học trong đó bộ môn Hóa rất cần phải phụ đạo cho những học sinh chưa nắm bắt kịp thời, vận dụng được kiến thức bài học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
	* Thuận lợi:
	- Trung tâm GDNN-GDTX có đội ngủ giáo viên đủ cả về số lượng và chất lượng.
	- Trung tâm GDNN-GDTX có chi bộ Đảng lãnh đạo, gồm 12 Đảng viên.
	- Lực lượng giáo viên còn trẻ, nhiệt tình, tâm huyết, năng động, có quyết tâm thay đổi.
	- Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang đầy đủ.
	- Tập thể sư phạm đồng thuận, tạo được bầu không khí đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, đây thực sự là một sức mạnh tổng hợp giúp tập thể nhà trường đi lên trong thời gian qua.
 	* Khó khăn: 
 	Đối với học sinh GDTX đầu vào quá thấp, khả năng nắm bắt và nhận biết kiến thức của các em rất yếu mà môn Hoá lại là môn học tự nhiên , kiến thức nhiều đòi hỏi các em phải học nhớ rất kỹ thì mới có thể làm bất cứ dạng bài tập nào. 
	Đa số học sinh không viết được các kí hiệu và công thức Hóa học. Hầu hết các em không phân biệt được các dạng bài tập và không nhớ nổi các phương pháp giải bài toán. Nhiều học sinh còn tình trạng luời học, không xác định được mục đích học tập nên mất gốc ngay từ đầu nên khi gặp các dạng bài tập hóa hữu cơ và vô cơ cảm thấy vô cùng phức tạp.
Trung tâm GDNN- GDTX Bá Thước là một trường miền núi đang còn nhiều khó khăn về mọi mặt, đặc biệt là vấn đề đầu vào của học sinh còn quá thấp và sĩ số học sinh không đảm bảo lớp chỉ có 21 học sinh. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tinh thần học tập của học sinh .
Đối với giáo dục học sinh nói chung và truyền đạt kiến thức nói riêng trong các nhà trường hiện nay, việc lựa chọn phương pháp phù hợp là ưu tiên hàng đầu. Qua quá trình trực tiếp giảng dạy, điều tra tìm hiểu, thu thập thông tin tôi nhận thấy học sinh còn mắc nhiều thiếu sót trong khi học môn Hóa và ngay cả giáo viên dù luôn luôn không ngừng học hỏi và phấn đấu để có những giờ dạy tốt nhất thì vẫn còn một số hạn chế trong khi dạy. Ở mức độ của đề tài này tôi chỉ xin nêu lên thực trạng phương pháp phụ đạo học sinh yếu kém môn Hóa lớp 12 ở Trung Tâm GDNN- GDTX Bá Thước.
 	- Về phía học sinh:
 	+ Do chất lượng không đồng đều, còn rất yếu về kiến thức tự nhiên nói chung, kiến thức về môn Hóa nói riêng. Phương pháp học mới là tự tìm hiểu, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự làm thí nghiệm,tự nhận xét để rút ra kết luận là điều hết sức khó khăn đối với học sinh Trung tâm GDNN- GDTX Bá Thước. 
 	+ Đa số học sinh lười học, chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập, chưa có quyết tâm học tập, mất căn bản kiến thức ngay từ lớp dưới. Nhiều học sinh đuối sức trong học tập, không theo kịp các bạn, thiếu kiến thức, sinh ra chán học, ngại học và sợ học.
 	+ Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên chưa chăm chú, lười suy nghĩ còn trông chờ vào thầy cô, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế, chưa biết phát huy khả năng của mình.
 	+ Một số học sinh đi học thất thường đặc biệt học sinh vắng nhiều, bỏ tiết ở các buổi học trong tuần.
 	+ Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết là học thụ động, lệ thuộc vào các loại sách bài giải, học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức, trong thi cử thì quay cóp và dở tài liệu. Nhà trường tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu kém nhưng chính những học sinh yếu kém này lại không chịu đi học phụ đạo.
 	Qua quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng các em học sinh yếu kém và những học sinh cá biệt, vào lớp không chịu chú ý chuyên tâm vào việc học, về nhà thì không xem lại bài, không chuẩn bị bài, hay nghỉ học vô lí do và bỏ tiết.
 	- Về phía giáo viên:
 	Nguyên nhân học sinh yếu kém không phải hoàn toàn là do ở học sinh mà một phần ảnh hưởng không nhỏ là ở giáo viên. Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong công tác giảng dạy thì đòi hỏi giáo viên phải không ngừng học tập chuyên môn nghiệp vụ, giáo vên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào phù hợp với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. Qua quá trình công tác bản thân tôi nhận thấy mình đôi khi còn chưa sát sao, chú ý nhiều đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu, kém mà bản thân thấy trong quá trình giảng dạy, qua việc phân tích những nguyên nhân đó, bản thân đưa ra một số biện pháp để giáo dục, phụ đạo học sinh yếu, kém.
2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề:
a. Mục tiêu của giải pháp:
 	- Giáo dục ý thức học tập cho học sinh:
 	Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập, từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn học trong thực tiễn. Từ đó, các em sẽ ham thích và say mê khám phá tìm tòi trong việc chiếm lĩnh tri thức.
 	Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm hiểu từng đối tượng học sinh về hoàn cảnh gia đình và nề nếp sinh hoạt, khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh thấy tầm quan trọng của việc học. Đồng thời, giáo viên phối hợp với gia đình giáo dục ý thước học tập của học sinh. Đa số các em ở xa trường nên phải ở trọ, nên thiếu sự quan tâm giám sát của các bậc phụ huynh, mặt khác bản thân phụ huynh cũng chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học tập. Giáo viên cần phân tích để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự quan tâm của gia đình thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn lên.
 	 - Giáo viên xây dựng môi trường học tập thân thiện: 
 	Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười giáo viên tạo sự gần gũi, cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập, trong cuộc sống của bản thân mình.
 	Giáo viên luôn tạo cho bầu không khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, không la mắng nặng lời hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương yêu và tôn trọng mình.
 	Bên cạnh đó, giáo viên phải là người đem lại cho các em những phản hồi tích cực. Ví dụ như giáo viên nên thay những lời chê bai bằng những lời khen ngợi, giáo viên tìm những việc làm mà các em hoàn thành dù là những việc nhỏ để khen ngợi các em. Đặc biệt đối với môn Hóa học, hình thức kiểm tra chủ yếu hiện nay là trắc nghiệm khách quan nên khi chấm trả bài giáo viên thường hay bỏ qua những phần nhận xét bài làm. Giáo viên cần có sự quan tâm đối với những học sinh có tiến bộ, giáo viên phải nhận ra và động viên kịp thời, có thể nhận xét trực tiếp vào bài làm hoặc khen ngợi trực tiếp trước lớp sau mỗi bài kiểm tra.
 	Giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh một cuốn sách hay “Bách khoa toàn thư về những học trò lười”. Sách kể về những tên tuổi như Einstein, Disney, picassođược thế giới biết đến như những thiên tài nhưng không phải ai cũng biết họ từng là những học sinh lười biếng, không có gì nổi bật khi cắp sách đến trường nhưng họ đã để lại dấu ấn sáng chói trong lịch sử văn minh loài người.Câu chuyện trên là một thông điệp mà giáo viên gửi tới các em học sinh, các bậc phụ huynh, quý thầy cô giáo những người luôn có ước vọng nuôi dưỡng tài năng, tiềm năng chứ không đơn thuần chỉ đặt niềm tin vào những điểm số nổi bật trong lớp.
 	Tuy nhiên đối với một số đối tượng học sinh ở một số tình huống cụ thể nào đó, giáo viên cũng cần thể hiện sự nghiêm khắc, răn đe để đưa các em vào nề nếp, khuôn khổ. Điều quan trọng là giáo viên phải tác động được vào ý thức của học sinh, học sinh hiểu rằng sự nghiêm khắc ấy nhằm mục đích giáo dục vì bản thân các em, không có sự trù dập hay phân biệt đối xử với học sinh.
 	- Giáo viên phân loại các đối tượng học sinh: 
 	Giáo viên cần xem xét, phân loại những học sinh yếu, kém đúng với những đặc diểm vốn có của các em để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm chung và riêng của từng em. Một số khả năng thường hay gặp ở các em là: Sức khỏe, khả năng tiếp thu bài , lười học, không có ý thức vươn lên trong học tập, thiếu tự tin, nhút nhát.
 	Trong quá trình thiết kế bài học, giáo viên cần cân nhắc các mục tiêu đề ra nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh yếu, kém được củng cố và luyện tập phù hợp.
 VD: Khi dạy bài Este, học sinh yếu kém chỉ cần biết gọi tên, viết được các phương trình phản ứng thủy phân este trong môi trường axit và môi trường kiềm của những este đơn chức và ancol đơn chức là đạt yêu cầu .
 	Trong dạy học cần phân hóa đối tượng học tập trong từng hoạt động dành cho đối tượng này những câu hỏi dễ, những bài tập đơn giản để tạo điều kiện cho các
em được tham gia trình bày trước lớp, từng bước giúp các em tìm được vị trí đích thực của mình trong tập thể.
 VD: yêu cầu luyện tập của một tiết 5 bài tập, các em này có thể ho

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_phu_dao_hoc_sinh_yeu_kem_mon_hoa_hoc_lop_12.doc