Đơn công nhận SKKN Giải pháp để nâng cao hiệu quả khi dạy tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở chương trình Ngữ văn Lớp 8

Văn học trung đại:
- Thời gian tồn tại: Văn học trung đại là văn học viết ra đời từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX với nhiều tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du,…
- Nội dung: Các nhà văn, nhà thơ trung đại hướng ngòi bút của mình vào khai thác nhiều khía cạnh của bức tranh hiện thực cuộc sống mà ở đó tinh thần yêu nước, tình cảm nhân đạo là hai nguồn cảm hứng chủ đạo trong văn học thời kỳ này. Yêu nước thể hiện ở tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất, ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh…
- Thể loại rất phong phú, gồm: Thơ trung đại (thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ lục bát, thơ song thất lục bát); Nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo, tấu); Truyện trung đại (truyền kì, chí, tùy bút). Dù sáng tác theo thể loại nào, văn học trung đại cũng đều được viết bằng chữ Hán (văn học chữ Hán) hoặc chữ Nôm (văn học chữ Nôm).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Lưu Văn Việt; - Ngày tháng năm sinh: 07/04/1978 Nam, nữ: Nam; - Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc; - Chức danh: Giáo viên; - Trình độ chuyên môn: Đại học Văn; - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lưu Văn Việt. c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không. - Tên sáng kiến: Giải pháp để nâng cao hiệu quả khi dạy tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở chương trình Ngữ văn lớp 8; - Lĩnh vực áp dụng: Lĩnh vực khoa học xã hội, áp dụng trong trong công tác giảng dạy môn Ngữ văn lớp 8 ở các lớp đại trà và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. - Mô tả sáng kiến: Phần 1: Nội dung của sáng kiến 1. Khái quát chung về văn học trung đại và các thể loại của văn học trung đại: 1.1. Văn học trung đại: - Thời gian tồn tại: Văn học trung đại là văn học viết ra đời từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX với nhiều tác giả nổi tiếng như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, - Nội dung: Các nhà văn, nhà thơ trung đại hướng ngòi bút của mình vào khai thác nhiều khía cạnh của bức tranh hiện thực cuộc sống mà ở đó tinh thần yêu nước, tình cảm nhân đạo là hai nguồn cảm hứng chủ đạo trong văn học thời kỳ này. Yêu nước thể hiện ở tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, khát vọng về một đất nước độc lập thống nhất, ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh - Thể loại rất phong phú, gồm: Thơ trung đại (thơ thất ngôn bát cú, thơ thất ngôn tứ tuyệt, thơ lục bát, thơ song thất lục bát); Nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo, tấu); Truyện trung đại (truyền kì, chí, tùy bút). Dù sáng tác theo thể 1 Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết. Cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu (không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau). Cũng như hịch, cáo có tính chất hùng biện, lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc. - Văn bản “Cáo bình Ngô” do Nguyễn Trãi thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng, diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của quân Minh xâm lược, buộc Vương Thông phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước. d) Tấu: - Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị (khác với tấu trong nghệ thuật hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng, thường mang yếu tố hài). Tấu có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biền ngẫu. - Văn bản “Bàn luận về phép học” được Nguyễn Thiếp viết và dâng lên vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791 để bàn về ba điều mà theo ông bậc đế vương nên biết: quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học). Bài tấu giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành. 2. Các giải pháp để nâng cao hiệu quả khi dạy tác phẩm văn học trung đại Việt Nam ở chương trình Ngữ văn lớp 8: Các văn bản văn học trung đại được học trong chương trình Ngữ văn 8 đều là các văn bản nghị luận. Những văn bản này giúp học sinh hình dung ra đất nước, xã hội, con người những thời đại đã qua, phản ánh cuộc đấu tranh của nhân dân để bảo vệ độc lập của tổ quốc, bảo vệ cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc, phẩm giá của con người. Đó cũng là những mẫu mực về thể loại, ngôn ngữ văn học. Nó thực sự là nguồn cảm hứng vô tận để người giáo viên dạy văn tìm hiểu, khai thác, bồi đắp cho thế hệ trẻ hôm nay. Đây cũng là những áng văn thơ phản ánh quá trình chống giặc ngoại xâm vẻ vang của dân tộc trong thời kỳ chế độ phong kiến thịnh trị tiêu biểu như “Hịch tướng sĩ”, “Cáo Bình Ngô”. Song để dạy được những bài này quả là còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Trong chương trình Ngữ văn THCS, các tác phẩm văn học trung đại có một vị trí quan trọng. Nó không chỉ cung cấp những tri thức trên tiến trình phát triển của lịch sử văn học mà còn giúp chúng ta hiểu hơn về lịch sử, con người, xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện. Điểm nổi bật trong các tác phẩm này là sự thuyết phục người đọc bằng cả lí trí và tình cảm. Bên cạnh đó, tác phẩm 3 Việc đọc được thực hiện trên lớp, lồng ghép trong phần tìm hiểu chi tiết văn bản, bằng các hình thức đọc diễn cảm. Khi đọc, giáo viên cần chú ý đọc đúng âm thanh, đúng từ yêu cầu, ngừng nghỉ đúng dấu ngắt câu, chú ý đến ngữ điệu, độ cao thấp và sức ngân vang của từ ngữ phù hợp với giọng điệu và cảm xúc của nhân vật trữ tình. Ví dụ: Khi đọc văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, ở phần nói về địa thế của thành Đại La giáo viên cần đọc với giọng hào sảng, thể hiện niềm tin tưởng mãnh liệt của vua Lí Công Uẩn vào mảnh đất địa linh này. Hoặc khi đọc văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, ở đoạn nói về những hành động ngang ngược của kẻ thù thì đọc với giọng phẫn uất, nhưng khi đến đoạn văn nói về thú ăn chơi hưởng lạc của các tướng sĩ dưới quyền thì lại đọc với giọng chì chiết sâu cay, 2.3. Giải pháp 3: Đóng vai * Bước 1: Chuẩn bị. Giáo viên chia lớp thành 2 đến 3 nhóm, phân công các nhóm đóng vai thành nhân vật lịch sử trong tác phẩm để dựng lại bằng một hoạt cảnh từ đó gợi lại không khí lịch sử, tính chất thiêng liêng, trang trọng của ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói, đến không gian của ra đời tác phẩm. Học sinh trong nhóm cùng thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai. Ở khâu này, để tăng làm cho bài học trở nên sinh động, giáo viên cũng có thể là một thành viên trong nhóm bất kỳ để tham gia vào quá trình chuẩn bị hoạt cảnh. Qua bước chuẩn bị, học sinh chủ động tiếp cận với các tác phẩm văn học trung đại, có hứng thú hơn khi được xem các thước phim, hoạt cảnh về tác phẩm, từ đó có tâm thế sẵn sàng tiếp cận các văn bản sẽ học, có tâm lí chờ đợi, háo hức được thể hiện khả năng nhập vai của bản thân. * Bước 2: Thực hành, sân khấu hóa tác phẩm. Trước hết, giáo viên phải luôn có ý thức phát huy tính tích cực của học sinh trong các giờ học lý thuyết theo đúng cách định hướng đổi mới hiện nay. Ở bước này, giáo viên tăng cường hoạt động thực hành của học sinh thay vì truyền thụ kiến thức một chiều khô khan, nhàm chán. Hoạt động này diễn ra bằng nhiều cách thức khác nhau, tùy vào đối tượng học sinh, theo trình tự từ thấp đến cao, tuy nhiên cần chú trọng hơn ở hai phương pháp sau: Để tăng cảm hứng khi học tác phẩm trung đại Việt Nam cho học sinh và khuyến khích khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, khả năng đồng sáng tạo cùng nhà văn, giáo viên cho các em học sinh học theo cách sân khấu hóa tác phẩm. Nghĩa là học văn bằng diễn kịch, dựng hoạt cảnh. Nghĩa là học sinh sẽ chuyển thể tác phẩm văn học thành hoạt cảnh, vở diễn, sau đó thảo luận những vấn đề trọng tâm. Từ đó rút ra những bài học cần thiết. 5 2.4. Giải pháp 4: Thực hành làm các dạng đề Giải pháp này có thể thực hiện ngay tại lớp hoặc giáo viên giao nhiệm vụ để học sinh làm ở nhà. * Bước 1: Giao nhiệm vụ. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh làm các dạng đề bài liên quan đến mỗi tác phẩm. Hoạt động này học sinh sẽ làm ở nhà, sau đó báo cáo trong giờ học bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Đề bài tập trung vào hai dạng cơ bản sau: - Dạng 1: Đề bài yêu cầu viết đoạn văn. Ví dụ: Cho đoạn văn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” (Trích Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn) Từ nội dung ý nghĩa của đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn suy nghĩ về lòng yêu nước. - Dạng 2: Đề nêu lên yêu cầu viết bài văn nghị luận xã hội bàn về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm đã học. Ví dụ: Có ý kiến cho rằng: “Bình Ngô đại cáo” có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc”. Dựa vào đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi), em hãy làm rõ ý kiến trên. * Bước 2: Học sinh trình bày bài viết đã chuẩn bị ở nhà. Ví dụ: Đề 1. Cho đoạn văn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” (Trích Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn) Từ nội dung ý nghĩa của đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn suy nghĩ về lòng yêu nước. Gợi ý: - Mở đoạn: Giới thiệu lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc ta, được tiếp nối từ đời này sang đời khác. - Thân đoạn: Làm sáng tỏ lòng yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của dân tộc ta + Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm 7 + Đọc sáng tạo; + Đóng vai; + Thực hành làm các dạng đề. Trong các tiết học chính khóa và bồi dưỡng đại trà, bài giảng được thực hiện theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, tăng hoạt động thực hành ở mỗi tiết học. Trong các tiết bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh được thực hành làm các dạng đề để rèn kỹ năng tìm ý, lập dàn ý chi tiết và thực hành tạo lập văn bản theo yêu cầu từng dạng đề cụ thể. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng giải pháp: Đối với giáo viên: Giáo viên có định hướng thực hiện giờ lên lớp các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam một cách sinh động. Từ phiếu bài tập trắc nghiệm và viết đoạn văn cảm thụ, các em không chỉ hiểu bài, nắm vững kiến thức cơ bản mà các em còn có kỹ năng thành thạo trong việc làm bài tập tự luận giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Như vậy, rõ ràng chất lượng, hiệu quả trong giờ học ngữ văn đã được nâng lên. Kết quả thu được về yêu cầu kiến thức, kỹ năng cụ thể như sau: HS không vận HS biết vận dụng được dụng tốt kiến STT Điều kiện Lớp Sĩ số kiến thức thức TS % TS % 8A 42 18 42,8 24 57,2 42 Không áp 8B 25 59,5 17 40,5 1 dụng sáng 8C 42 19 45,2 23 54,8 kiến 8D 42 26 61,9 16 38,1 Cộng 168 88 52,4 80 47,6 8A 42 12 28,6 30 71,4 8B 42 19 45,2 23 54,8 Khi áp dụng 2 8C 42 14 33,3 28 66,7 sáng kiến 8D 42 20 47,6 22 52,4 Cộng 168 65 38,7 103 61,3 Đối với học sinh: Học sinh không chỉ hiểu bài mà còn thấy yêu thích các tác phẩm văn học mà trước kia khó đối với các em. Chất lượng học tập bộ môn được cải thiện rõ rệt. Số học sinh xếp loại giỏi và khá tăng lên, số học sinh xếp loại trung bình 9
Tài liệu đính kèm:
don_cong_nhan_skkn_giai_phap_de_nang_cao_hieu_qua_khi_day_ta.doc