Định hướng một số nội dung ôn tập Ngữ văn 12 theo cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 ở trường thpt 4 Thọ Xuân

Định hướng một số nội dung ôn tập Ngữ văn 12 theo cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 ở trường thpt 4 Thọ Xuân

Nhằm giúp cho học sinh lớp 12 ôn tập tốt môn Ngữ văn trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia (THPTQG) và nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học – Cao đẳng năm 2017. Bằng việc đa dạng hoá các loại câu hỏi và các dạng bài tập trong đề thi phần Đọc – hiểu văn bản và phần làm văn. Song, nhìn chung vẫn còn ít nhiều hạn chế mang tính chủ quan, chưa phát huy hết năng lực của người học, phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên chưa đảm bảo được các yêu cầu về nội dung và kỹ thuật cần thiết của một đề thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 của bộ môn Ngữ văn.

Việc nâng cao chất lượng dạy – học và thi cử môn Ngữ văn hiện nay phải nhằm phát huy ở học sinh năng lực sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và kỹ năng xã hội đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đề tài Định hướng một số nội dung ôn tập hiệu quả môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 ở trường THPT 4 Thọ Xuân vừa giúp người dạy phân hóa trình độ học sinh để từ đó có cách ôn tập cho các đối tượng học sinh chỉ thi xét tốt nghiệp và xét tuyển Đại học – Cao đẳng mà còn giúp học sinh nhận biết được ưu, khuyết điểm của mình để điều chỉnh kế hoạch và phương pháp ôn tập. Trong quá trình dạy học và ôn tập cho học sinh khối 12, tôi nhận thấy cần phải điều chỉnh phương pháp ôn tập như sau:

Về phía học sinh: Do chưa thực sự đọc và tự tìm hiểu sơ bộ các loại văn bản, tác phẩm văn văn học trong sách giáo khoa trước giờ lên lớp, phần lớn lệ thuộc vào tài liệu tham khảo và những kiến thức truyền thụ qua bài giảng của giáo viên. Vì thế trong giờ đọc hiểu trên lớp, học sinh tiếp nhận văn bản còn thụ động, lúng túng.

Về phía giáo viên: Đôi khi chưa thật sự chú ý đến tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi, để khêu gợi, hướng dẫn các em tự khám phá văn bản văn học, hệ thống câu hỏi của giáo viên còn chung chung, quá dễ hoặc quá khó, chưa đáp ứng đầy đủ các cấp độ của đề thi. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú trong giờ ôn tập, làm sao để các em có thể tự tìm tòi, suy nghĩ, phơi trải những rung động thẩm mỹ của mình trước những câu thơ, hình ảnh thơ, chi tiết nghệ thuật hấp dẫn hay cảnh đời éo le của nhân vật.

 

doc 19 trang thuychi01 5742
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng một số nội dung ôn tập Ngữ văn 12 theo cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 ở trường thpt 4 Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ NỘI DUNG 
ÔN TẬP NGỮ VĂN 12 THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 
Ở TRƯỜNG THPT 4 THỌ XUÂN
Người thực hiện: Phạm Văn Tình
Chức vụ: Giáo viên 
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2017
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Nhằm giúp cho học sinh lớp 12 ôn tập tốt môn Ngữ văn trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia (THPTQG) và nguyện vọng xét tuyển vào các trường Đại học – Cao đẳng năm 2017. Bằng việc đa dạng hoá các loại câu hỏi và các dạng bài tập trong đề thi phần Đọc – hiểu văn bản và phần làm văn. Song, nhìn chung vẫn còn ít nhiều hạn chế mang tính chủ quan, chưa phát huy hết năng lực của người học, phương pháp kiểm tra, đánh giá thường xuyên chưa đảm bảo được các yêu cầu về nội dung và kỹ thuật cần thiết của một đề thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 của bộ môn Ngữ văn.
Việc nâng cao chất lượng dạy – học và thi cử môn Ngữ văn hiện nay phải nhằm phát huy ở học sinh năng lực sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và kỹ năng xã hội đáp ứng yêu cầu của thời đại. Đề tài Định hướng một số nội dung ôn tập hiệu quả môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 ở trường THPT 4 Thọ Xuân vừa giúp người dạy phân hóa trình độ học sinh để từ đó có cách ôn tập cho các đối tượng học sinh chỉ thi xét tốt nghiệp và xét tuyển Đại học – Cao đẳng mà còn giúp học sinh nhận biết được ưu, khuyết điểm của mình để điều chỉnh kế hoạch và phương pháp ôn tập. Trong quá trình dạy học và ôn tập cho học sinh khối 12, tôi nhận thấy cần phải điều chỉnh phương pháp ôn tập như sau:
Về phía học sinh: Do chưa thực sự đọc và tự tìm hiểu sơ bộ các loại văn bản, tác phẩm văn văn học trong sách giáo khoa trước giờ lên lớp, phần lớn lệ thuộc vào tài liệu tham khảo và những kiến thức truyền thụ qua bài giảng của giáo viên. Vì thế trong giờ đọc hiểu trên lớp, học sinh tiếp nhận văn bản còn thụ động, lúng túng.
Về phía giáo viên: Đôi khi chưa thật sự chú ý đến tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi, để khêu gợi, hướng dẫn các em tự khám phá văn bản văn học, hệ thống câu hỏi của giáo viên còn chung chung, quá dễ hoặc quá khó, chưa đáp ứng đầy đủ các cấp độ của đề thi. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú trong giờ ôn tập, làm sao để các em có thể tự tìm tòi, suy nghĩ, phơi trải những rung động thẩm mỹ của mình trước những câu thơ, hình ảnh thơ, chi tiết nghệ thuật hấp dẫn hay cảnh đời éo le của nhân vật.
Theo tôi, một trong những khâu quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của giờ ôn tập Ngữ văn trên lớp chính là phương pháp hệ thống hóa những kiến thức trọng tâm của bài học nhằm khêu gợi năng lực tư duy, sáng tạo của học sinh.
Là giáo viên dạy văn, với tuổi nghề gần 10 năm, tôi luôn trăn trở tìm tòi những cách tiếp cận nội dung ôn tập thật sự có hiệu quả.
Ở đề tài này, tôi xin nêu ra một vài kinh nghiệm của mình về Định hướng ôn tập hiệu quả môn Ngữ văn lớp 12 trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 ở trường THPT 4 Thọ Xuân.
Từ những lý do trên, tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc giúp học sinh ôn tập hiệu quả môn Ngữ văn lớp 12 trong kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học và ôn tập làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN).
1.2. Mục đích nghiên cứu.
* Về kiến thức: Vận dụng kiến thức ôn tập phần lý tuyết để thực hành giải một số đề thi theo cấu trúc của đề thi THPTQG năm 2017.
* Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức ôn tập để làm đề thi, đánh giá môn Ngữ văn theo năng lực học sinh. Rèn kỹ năng viết đoạn văn và làm bài văn nghị luận.
* Về thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của việc ôn tập môn Ngữ văn trong kỳ thi THPTQG 2017.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
* Đối tượng: Là học sinh các lớp 12A1, 12A3, 12A4 năm học 2016 – 2017 học chương trình cơ bản môn Ngữ văn ở Trường THPT 4 Thọ Xuân, Thanh Hóa.
* Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản đọc hiểu và văn bản văn học lớp 12 cơ bản thuộc chương trình thi THPT QG năm 2017. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	– Phương pháp nghiên cứu lí luận
– Phương pháp thực nghiệm sư phạm
– Phương pháp điều tra và khảo sát
	– Phương pháp phân tích, đánh giá
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay đề thi môn ngữ văn trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) theo cấu trúc mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì đề thi THPTQG thường gồm hai phần: Phần đọc hiểu văn bản và phần làm văn. Ở phần đọc hiểu văn bản thường có các thang nhận thức được ứng dụng cho việc xác định cấp độ tư duy, ma trận đề thi của môn Ngữ văn ở bốn mức độ là: Mức độ nhận biết; Mức độ thông hiểu; Mức độ vận dụng và vận dụng cao. Ở phần làm văn thường có hai câu (câu 1 thường được rút ra từ câu đọc hiểu, còn câu nghị luận văn học thường ở dạng đề lí luận bàn về ý kiến trong tác phẩm văn học hoặc so sánh văn học.
Đối với phần đọc – hiểu đề ra ở 4 mức độ:
* Mức độ nhận biết: Nghĩa là nhận ra được sự vật, hiện tượng, trả lời được câu hỏi: Nó là gì? Mức nhận biết thường xoay quanh các yêu cầu như: Nhận diện thể loại; phương thức biểu đạt; phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. Chỉ ra chi tiết; hình ảnh; các biện pháp tu từ; hiệu quả hoặc tác dụng của các biện pháp tu từ đó được sử dụng trong văn bản. Chỉ ra cách thức liên kết của văn bản. Những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết thể hiện ở việc quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ đề, nội dung. Động từ mô tả cần đạt: Nói lại được; Chỉ lại được; Kể lại được; Liệt kê được,  HS xếp loại học lực trung bình cũng dễ đạt được điểm tối đa trong phần này.
* Mức độ thông hiểu: Nghĩa là nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng thường phải suy luận (không tìm thấy trực tiếp câu trả lời trong băn bản). Một số yêu cầu thường gặp trong đề đọc hiểu là: Khái quát chủ đề; nêu nội dung chính; vấn đề chính mà văn bản đề cập; Nêu cách hiểu về một hoặc một số câu trong văn bản; Hiểu tư tưởng, quan điểm của tác giả; Hiểu được ý nghĩa, tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng thể loại, phương thức biểu đạt, từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, biện pháp tu từ có trong văn bản; Hiểu được một số nét đặc sắc nghệ thuật theo đặc trưng thể loại hoặc một số nét đặc sắc về nội dung của văn bản.
Những câu hỏi yêu cầu về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu. Thể hiện ở việc thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa. Động từ mô tả yêu cầu cần đạt: Diễn giải được; So sánh được; Phân biệt được; Tóm tắt được. HS xếp loại học lực trung bình dễ đạt được điểm tối đa trong phần này. 
* Mức độ vận dụng: 
Vận dụng thấp: Chính là biết thực hành tạo lập trong giao tiếp; biết làm theo. Các yêu cầu cụ thể là: Nhận xét, đánh giá về tư tưởng, quan điểm, tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản; Nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản; Rút ra bài học về tư tưởng, nhận thức; Rút ra thông điệp cho bản thân
Vận dụng cao: Là mức độ vận dụng cao hơn, chỉ độ khóa của yêu cầu thực hành tổng hợp, kết hợp với kĩ năng đọc hiểu và viết; đòi hỏi phải có sự sáng tạo; vận dụng được khả năng phân tích, tổng hợp để rút ra kết luận, nhận xét, đánh giá theo quan điểm của mình. Hình thức đánh giá ở mức vận dụng cao chủ yếu là đề yêu cầu viết một đoạn văn hoàn chỉnh.
Học sinh có thể vận dụng hai cấp độ: Vận dụng thấp, vận dụng cao tùy thuộc đề thi hoặc đề kiểm tra đánh giá năng lực và phân loại của giáo viên.
Đối với phần làm văn sẽ có hai câu (câu 1 thường cho học sinh viết một đoạn văn khoảng 200 chữ liên quan đến phần đọc – hiểu văn bản. Câu 2 liên quan đến tác phẩm văn học với dạng đề bàn về ý kiến trong văn học hoặc so sánh văn học).
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
* Phía giáo viên: Từ thực tế đang giảng dạy các lớp 12 năm học 2016 - 2017 tôi nhận thấy rằng: Hiện nay các cách ôn tập đề kiểm tra, đánh giá môn Ngữ Văn thường tập trung vào các mặt sau:
Đa số cách ôn tập các đề thi, hướng dẫn chấm môn Ngữ văn trước đây thường hướng người học tiếp thu kiến thức là chính, ít chú ý phát huy năng lực tư duy, sáng tạo.
Người dạy khi xây dựng và áp dụng đề làm văn ít quan tâm đến tính phân hóa trình độ học sinh, vì mới bắt đầu sử dụng ma trận đề nên trong đề có nhiều câu hỏi cùng cấp độ xuất hiện trong một đề thi.
Kỹ thuật và các bước ra đề, hướng dẫn chấm bài làm văn chưa được chú ý đúng mức đặc biệt là khâu xây dựng ma trận đề, hướng dẫn chấm, biểu điểm và bước thử lại trước khi cho học sinh thực hiện.
* Phía học sinh: Học sinh chưa đủ năng lực và trình độ thực tế nên thường có biểu hiện sai lệch về tinh thần thái độ học tập, lúng túng khi đứng trước một bài làm văn. Học sinh khi tiếp cận đề bài làm văn thường chỉ dừng lại ở góc độ nội dung chứ ít quan tâm vận dụng các kỹ năng thực hành. Do vậy, khi học gặp các đề bài làm văn khó thì không thể xác định được cách làm bài.
Thực trạng địa phương, trường lớp: Kinh tế địa phương còn nghèo, điều kiện sống khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, do vậy, việc đầu tư cho con em trong học tập chưa hợp lý. 
2.3. Định hướng nội dung ôn tập 
Phần I: Đọc – hiểu văn bản
2.3.1. Các phong cách chức năng ngôn ngữ
* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là phong cách được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức, dùng để thông tin ,trao đổi ý nghĩ, tình cảm.đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. 
- Đặc trưng: Giao tiếp mang tư cách cá nhân; Nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp. 
- Nhận biết: Gồm các dạng: Chuyện trò, nhật kí, thư từ; Ngôn ngữ: Khẩu ngữ, bình dị, suồng sã, sắc thái địa phương. 
* Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Là phong cách ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. 
- Đặc trưng: Tính khái quát, trừu tượng; Tính lí trí, lôgíc; Tính khách quan, phi cá thể. 
- Nhận biết: Chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học. Gồm các dạng: khoa học chuyên sâu; Khoa học giáo khoa; Khoa học phổ cập. 
* Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 
- Khái niệm: Là loại phong cách ngôn ngữ được dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương (Văn xuôi nghệ thuật, thơ, kich). 
- Đặc trưng: Tính thẩm mĩ; Tính đa nghĩa; Thể hiện dấu ấn riêng của tác giả. 
* Phong cách ngôn ngữ chính luận 
- Khái niệm: Là phong cách ngôn ngữ được dùng trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị, xã hội. 
- Mục đích: Tuyên truyền, cổ động, giáo dục, thuyết phục người đọc, người nghe để có nhận thức và hành động đúng.
- Đặc trưng: Tính công khai về quan điểm chính trị: Rõ ràng, không mơ hồ, úp mở. Tránh sử dụng từ ngữ mơ hồ chung chung, câu nhiều ý; Tính chặt chẽ trong biểu đạt và suy luận: Luận điểm, luận cứ, ý lớn, ý nhỏ, câu đọan phải rõ ràng, rành mạch; Tính truyền cảm, thuyết phục: Ngôn từ lôi cuốn để thuyết phục; giọng điệu hùng hồn, tha thiết, thể hiện nhiệt tình và sáng tạo của người viết (Lấy dẫn chứng trong Tuyên ngôn độc lập và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến).
* Phong cách ngôn ngữ hành chính 
- Khái niệm: Là phong cách được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính, giao tiếp giữa nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác. 
- Đặc trưng: Chức năng thông báo: thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường như: Văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hóa đơn, hợp đồng; Chức năng sai khiến: bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gửi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân. 
* Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Khái niệm: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Là phong cách được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự 
- Đặc trưng: Bản tin: Cung cấp tin tức cho người đọc theo 1 khuôn mẫu: Nguồn tin - Thời gian - Địa điểm - Sự kiện - Diễn biến - Kết quả; Phóng sự: Cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn; Tiểu phẩm: Giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc. 
2.3.2. Các phương thức biểu đạt
* Tự sự (kể chuyện, tường thuật)
- Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa. 
- Đặc trưng: Có cốt truyện; có nhân vật tự sự, sự việc; có tư tưởng, chủ đề; có ngôi kể thích hợp. 
* Miêu tả
- Khái niệm: Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.
* Biểu cảm
 	- Khái niệm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh. 
* Nghị luận
- Khái niệm: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
* Thuyết minh
- Khái niệm: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe. 
- Đặc trưng: Các luận điểm đưa ra đúng đắn, rõ ràng, phù hợp với đề tài bàn luận; Lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục, chính xác, làm sáng tỏ luận điểm; Các phương pháp thuyết minh: Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích; phương pháp liệt kê; Phương pháp nêu ví dụ, dùng con số; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân loại ,phân tích. 
* Hành chính – công vụ
- Khái niệm: Văn bản thuộc phong cách hành chính công vụ là văn bản điều hành xã hội, có chức năng xã hội. Xã hội được điều hành bằng luật pháp, văn bản hành chính. 
- Đặc trưng: Văn bản này qui định, ràng buộc mối quan hệ giữa các tổ chức nhà nước với nhau, giữa các cá nhân với nhau trong khuôn khổ hiến pháp và các bộ luật văn bản pháp lý dưới luật từ trung ương tới địa phương. 
2.3.3. Các thao tác lập luận
* Giải thích
Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
* Phân tích
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
* Chứng minh
 	Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
* So sánh
So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
* Bình luận
Bình luận là bày tỏ thái độ, quan điểm, bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.Yêu cầu của việc đánh giá là sát; đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường tư tưởng đúng đắn, rõ ràng.
* Bác bỏ
Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
2.3.4. Các phương thức trần thuật
* Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (lời trực tiếp)
* Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình. 
* Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp) 
2.3.5. Các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng 
- Tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác (So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá - phóng đại - thậm xưng; Nói giảm nói tránh; Điệp từ - điệp ngữ; Tương phản - đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy).
- Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ được sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị của việc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản. 
Ví dụ minh họa phần Đọc – hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nói chung, sách có 2 loại, sách nền tảng và sách kĩ năng. Đọc sách kĩ năng (kĩ năng sống, kĩ năng hành xử, kĩ năng làm việc...) thì cũng rất tốt và cần thiết, nhưng sẽ tốt hơn nhiều nếu đọc sách văn hoá, sách khai minh (để hình thành bản tính bên trong, phần gốc rễ) rồi mới đọc sách kĩ năng (để hoàn thiện hành xử bên ngoài, phần cành lá). Như cuốn "Đắc nhân tâm", hồi trẻ thì tôi rất thích thú cuốn này, nhưng sau này tôi không thích lắm, vì nó khác nhiều với tinh thần cốt lõi của "giáo dục khai phóng và con người tự do" mà tôi theo đuổi.
Tôi nghĩ, thay vì chỉ cố tìm cách học những thủ thuật hay chiêu trò để lấy lòng hay thuyết phục người khác thì con người ta cần nâng tầm vóc văn hoá của mình lên, làm giàu lương tri và phẩm giá của mình, khi đó chỉ cần sống đúng với con người của mình (sống thực, sống tự do), không cần dùng bất cứ chiêu trò hay mẹo vặt nào mà vẫn được người khác tôn trọng, quý mến và tin tưởng. Ngược lại, nếu mình chỉ học toàn những thủ thuật, chiêu trò, mánh khoé, mẹo vặt để lấy lòng người khác mà bản tính bên trong con người mình lại không ra gì thì về lâu dài sẽ rất nguy hiểm cho chính mình và cho xã hội. Bởi lẽ, với những thủ thuật tinh vi học được thì có thể giúp mình thành công nhất thời, nhưng dẫn dà mình sẽ tự biến mình thành kẻ hai mặt (bản tính bên trong khác hẳn hành vi bên ngoài), còn xã hội với nhiều con người như vậy sẽ sụp đổ niềm tin và ngày một trở nên dối trá hơn. Do vậy, người đọc khôn ngoan sẽ đi vào những cuốn sách "tu thân" mang trong mình những giá trị khai minh tiến bộ chứ không chỉ những cuốn sách thiên về chiêu trò, mánh khoé.
(Nhà giáo Giản Tư Trung, Hiệu trường Trường Doanh nhân PACE,
Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục IRED)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính, được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? 
Câu 2. Điểm khác nhau cơ bản giữa sách nền tảng và sách kĩ năng?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hiểu thế nào là "người đọc khôn ngoan"? 
Câu 4. Chia sẻ một kinh nghiệm khác của riêng anh/ chị về việc đọc sách.
Phần II: Làm văn
2.3.6. Nghị luận xã hội (loại câu 2 điểm): 
Đề thi được lấy một ý từ phần đọc hiểu có tính chất danh ngôn, triết lí để học sinh suy nghĩ vận dụng. Cần tránh lặp ý ở câu 4 đọc hiểu. Nắm chắc kĩ năng viết đoạn văn 200 chữ. Khi bắt gặp loại đề này, học sinh phải tự đặt ra cho mình 2 câu hỏi và phải tự trả lời 2 câu hỏi: Đề yêu cầu nghị luận về chủ đề gì? (Các chủ đề quen thuộc của văn nghị luận xã hội: Đạo đức; Tư tưởng văn hoá; Lịch sử; Kinh tế; Chính trị; Địa lý, môi trường). Thao tác chính dùng để nghị luận theo yêu cầu của đề là gì? (Các thao tác chính hay dùng: Chứng minh, Giải thích, Bình luận).
1/ Giải thích: Sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
 - Làm sáng tỏ điều mà người ta muốn nói (giải thích)
 - Trả lời vì sao người ta đã nói như vậy (tại sao?)
 - Từ chân lý được nói lên, rút ra bài học gì trong thực tiễn (để làm gì)
2/ Chứng minh: Sơ đồ tổng quát theo 3 bước:
 - Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
 - Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
 - Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
3/ Bình luận:
 Trước khi bình luận, ta thường phải bày tỏ thái độ, để khách quan và tránh phiến diện, ta phải xem xét kĩ luận đề để từ đó có thái độ đúng đắn, có 3 khả năng: 
 - Chỉ nhất trí 1 phần.
 - Hoàn toàn nhất trí.
 - Không chấp nhận (bác bỏ).
* Bố cục của một đoạn văn gồm: 3 phần
- Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu luận đề.
- Thân đoạn:
 + Xác định ý nghĩa cơ bản của luận đề. (ý nghĩa)
 + Bày tỏ thái độ của chúng ta trên những nét bao quát nhất. (đánh giá)
 + Trình bày nội dung cơ bản: bình luận. (mở rộng, bổ sung lời bàn)
- Kết đoạn: Kết thúc luận đề (rút ra kết luận thực tiễn).
Ví dụ minh họa trích từ phần Đọc – hiểu văn bản
Câu

Tài liệu đính kèm:

  • docdinh_huong_mot_so_noi_dung_on_tap_ngu_van_12_theo_cau_truc_d.doc