Biện pháp Giúp học sinh lớp 1 học tốt phần luyện nói trong môn Tiếng việt

Biện pháp Giúp học sinh lớp 1 học tốt phần luyện nói trong môn Tiếng việt

Bước 1:Hỗ trợ học sinh luyện nói thành câu.

Phân loại học sinh thành các đối tượng: giỏi khá, trung bình và yếu.

Nhóm em học sinh yếu: Tôi chỉ cách cho các em quan sát tranh, gợi ý trả lời bằng những câu hỏi nhỏ, dễ hiểu để các em diễn đạt câu hỏi đủ ý trong lúc thảo luận ở nhóm của mình. Tôi hướng dẫn học sinh nói cho tròn câu,lặp lại câu hỏi rồi trả lời.

Bước 2:Đưa ra hệ thống câu hỏi.

Cần phải thiết lập một hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh xác định khai thác bức tranh hoặc vật thật bằng cách nêu vấn đề, đặt câu hỏi để gợi ý cho học sinh.

Dựa trên tranh ảnh, vật thật, mô hình giáo viên sẽ thiết lập hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi một cách tròn câu, đủ ý để người nghe dễ hiểu. Từ đó học sinh trả lời câu hỏi một cách chính xác.

pptx 20 trang Hiền Tài 06/09/2024 114220
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp Giúp học sinh lớp 1 học tốt phần luyện nói trong môn Tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ RIÊNG 
HỘI THI 
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP QUẬN 
NĂM 2021 - 2022 
Giáo viên dự thi: Đàm Mỹ Khanh 
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 HỌC TỐT PHẦN LUYỆN NÓI TRONG MÔN TIẾNG VIỆT 
Phần 1: Đặt vấn đề 
Phần 2: Biện pháp thực hiện 
Phần 3: Kết quả nghiên cứu 
Phần 4: Hiệu quả 
Phần 1: Đặt vấn đề 
 Các em chưa phát huy tính sáng tạo, vốn ngôn ngữ và kỹ năng dùng từ còn hạn chế. Các em diễn đạt chưa tròn câu, phát âm chưa chuẩn và chưa mạnh dạn, tự tin nói trước đám đông. 
Là một giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 1, qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã rút ra được: “Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần luyện nói trong môn Tiếng Việt.” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 1 nói riêng. 
Phần 2: Biện pháp thực hiện 
Bước 1:Hỗ trợ học sinh luyện nói thành câu. 
Bước 2:Đưa ra hệ thống câu hỏi. 
Bước 3: Lồng ghép luyện nói thông qua trò chơi học tập. 
Bước 1:Hỗ trợ học sinh luyện nói thành câu. 
Phân loại học sinh thành các đối tượng: giỏi khá, trung bình và yếu. 
Nhóm em học sinh yếu: Tôi chỉ cách cho các em quan sát tranh, gợi ý trả lời bằng những câu hỏi nhỏ, dễ hiểu để các em diễn đạt câu hỏi đủ ý trong lúc thảo luận ở nhóm của mình. Tôi hướng dẫn học sinh nói cho tròn câu,lặp lại câu hỏi rồi trả lời. 
Ví dụ: Bài an – ăn – ân , chủ đề: Cái gì ? 
	Tôi có thể gợi ý để các em trả lời. 
+ Quan sát tranh và cho cô biết tranh vẽ gì? 
Thông thường các em có thể nêu: Dạ thưa cô, cân, bàn, khăn 
Tôi hướng dẫn học sinh nói cho tròn câu,lặp lại câu hỏi rồi trả lời. 
Như: (Dạ thưa cô,trong tranh vẽ cái cân, bàn ghế và cái khăn ) 
+ Cái cân thường có hình dạng như thế nào? 
Thông thường các em có thể nêu: Dạ thưa cô, hình vuông hoặc là hình tròn. 
Tôi hướng dẫn học sinh nói có dạ thưa và lặp lại câu hỏi rồi trả lời. 
Như: (Dạ thưa cô, cái cân có hình vuông.) 
Đối với những em học sinh khá giỏi : tôi đưa ra câu hỏi tổng hợp đòi hỏi các em phải tư duy, để diễn giải câu trả lời hoàn chỉnh và giúp các em mở rộng vốn từ. 
Ví dụ: Bài an – ăn – ân , chủ đề: Cái gì ? 
+ Hãy kể tên các đồ vật có tiếng chứa vần an – ân - ăn và nêu hình dạng, màu sắc và công dụng của chúng. 
Đòi hỏi các em phải suy nghĩ, phân tích và lựa chọn các vật dụng để trả lời câu hỏi . 
Thông thường học sinh sẽ nêu: Cái bàn có hình chữ nhật/ Cái bàn có màu xanh/  
Tôi hướng dẫn học sinh nói cho thành câu ,cho câu trả lời hay hơn. 
Như: (Nhà em có một cái bàn hình chữ nhật màu nâu rất đẹp./ Bàn học của em có màu xanh ngọc, em rất thích nó.. ) 
Đối với các em nói chưa rõ ràng còn lặp lại nhiều lần, không đủ ý. Tôi cho các em nói ra hết ý của mình qua xem tranh, chỉ vào tranh để nói. Từ đó tôi đặt các câu hỏi nhỏ để dẫn dắt học sinh nêu lên điều mình muốn nói, giúp các em sắp xếp lại các từ ngữ để phần diễn đạt được dễ hiểu hơn và trôi chảy hơn. 
Bước 2:Đưa ra hệ thống câu hỏi. 
 Cần phải thiết lập một hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh xác định khai thác bức tranh hoặc vật thật bằng cách nêu vấn đề, đặt câu hỏi để gợi ý cho học sinh. 
Dựa trên tranh ảnh, vật thật, mô hình giáo viên sẽ thiết lập hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh trả lời câu hỏi một cách tròn câu, đủ ý để người nghe dễ hiểu. Từ đó học sinh trả lời câu hỏi một cách chính xác. 
Ví dụ: Bài “ ung – ưng ” 
Luyện nói theo chủ đề : Tết Trung thu có những gì? 
	Tôi lần lượt đưa ra hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh như sau: 
+Trong tranh vẽ gì ? 
+Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? 
+Em thường làm gì vào ngày Tết Trung thu? 
+Tết Trung thu nhà em có những gì ? 
+Tết Trung thu em được ba mẹ dẫn đi đâu? 
Để giúp cho các em có luyện nói tốt hơn, tự nhiên hơn và tiết học sôi nổi hơn, tôi cho các em học sinh liên hệ thực tế đến ngày tết Trung thu tại gia đình các em. Tôi để cho tự các em kể về những gì mà mình biết về Tết trung thu và từ đó uốn nắn các câu trả lời của mình đủ ý, đúng nội dung mà tôi yêu cầu. 
 Tôi tổ chức cho các em nói theo từng cặp, từng nhóm nhỏ, trong đó có em nói, diễn đạt tốt, có em diễn đạt chưa được. Trong giờ học tổ chức cho các em lần lượt hỏi và trả lời, đưa ra nhận xét và sửa sai cho nhau. 
 Từ đó giúp các em nhút nhát sẽ có điều kiện nói và mạnh dạn hơn trước lớp, tích cực trong học tập, thích bày tỏ ý kiến của mình. 
Bằng các hình thức như là khen ngợi các em học sinh yếu khi trả lời được câu hay. Những câu trả lời đúng của học sinh khá,giỏi cho các em học sinh yếu nhắc lại. Để từ đó phát huy được lòng tự tin của các em học sinh yếu khi trả lời được các câu hỏi hay hoặc câu nhận xét chính xác. 
Bước 3: Lồng ghép luyện nói thông qua trò chơi học tập. 
 Trò chơi học tập không nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kỹ năng đã học. Các tiết học có trò chơi sẽ thu hút mức độ học tập của học sinh. 
 Trong khi dạy luyện nói tôi xen kẽ trò chơi để kích thích sự hứng thú cho học sinh học tập cũng chính là đang tổ chức luyện nói cho học sinh theo chủ đề 
Ví dụ: Bài “vần anh – ênh – inh ” -Luyện nói theo chủ đề : Nói lời cám ơn 
Phần 3: Kết quả nghiên cứu 
Để thấy rõ hơn thực tế hiệu quả của biện pháp tôi đã thống kê bằng hình thức so sánh, đối chiếu kết quả của năm học trước như sau: 
Thời gian thực hiện 
Tổng số HS 
Nói tròn câu, đủ ý 
Nói chưa tròn câu, chưa đủ ý 
Số lượng 
Tỉ lệ % 
Số lượng 
Tỉ lệ % 
Đầu năm học 
31 
10 
32.2 
21 
67.8 
Cuối năm học 
31 
28 
90.3 
3 
9.7 
Phần 4: Hiệu quả 
Qua một năm áp dụng và thực hiện “ Biện pháp giúp học sinh lớp 1 học tốt phần luyện nói trong môn Tiếng Việt.” năm học 2020 – 2021 trong quá trình giảng dạy của mình, tôi nhận thấy học sinh rất hứng thú khi học môn Tiếng việt nhất là phần luyện nói. 
Học sinh tham gia tích cực, các em đã tự giác giơ tay để phát biểu, diễn đạt rõ ràng, ngắn gọn, có khả năng làm chủ được suy nghĩ lời nói của mình. Những em nói chưa tròn câu, chưa đủ ý cũng đã nói được câu đơn giản và giải thích sự việc theo ý hiểu của mình. Những em còn nhút nhát, rụt rè đã nhanh nhẹn, tích cực hơn, đã biết cách ứng xử các tình huống giao tiếp. 
Chân thành cám ơn quý thầy cô 
Kính chúc quý thầy cô thật nhiều sức khỏe 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbien_phap_giup_hoc_sinh_lop_1_hoc_tot_phan_luyen_noi_trong_m.pptx