SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập viết lớp 1 ở Trường Tiểu học Yên Phong

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập viết lớp 1 ở Trường Tiểu học Yên Phong

Tiếng Việt là môn học có vị trí quan trọng ở Tiểu học. Việc dạy học Tiếng Việt nhằm mục đích tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hoá để suy nghĩ giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt, nhà trường rèn luyện cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng, tình cảm lành mạnh, trong sáng.

Với tinh thần đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học, trước những yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa Tiểu học mới, thì mục tiêu của môn Tiếng Việt không chỉ dừng lại ở việc dạy cho học sinh đọc thông, viết thạo mà việc rèn luyện chữ cho học sinh đang được đặt lên hàng đầu.

 Người ta thường nói: “Nét chữ, nết người”. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình. Bởi vậy, vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp Tiểu học, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tính kỷ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ.

 

doc 18 trang thuychi01 12785
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập viết lớp 1 ở Trường Tiểu học Yên Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 2
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 2
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận .................................................................................... .... 3
2. Thực trạng của vấn đề............................................................................. 4
2.1.Đối với học sinh.................................................................................... 4
2.2. Đối với giáo viên................................................................................. 4
3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập viết ở lớp 1........... 5
3.1. Điều kiện về cơ sở vật chất........................................ ........................ 5
3.2. Điều kiện về tư thế ngồi viết.............................................................. 6
3.3. Hướng dẫn cách cầm bút.................................................................... 6
3.4. Sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy học Tập viết............................... 7
3.5. Rèn kĩ năng viết cho học sinh............................................................ 8
3.6. Sự chuẩn mực về chữ viết và lời nhận xét của giáo viên ................. 10
3.7. Kiểm tra vở sạch chữ đẹp hàng tháng cho học sinh......................... 12
4. Kết quả đạt được................................................................................... 12
III. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT
1. Kết luận................................................................................................. 14
2. Đề xuất.................................................................................................. 15
I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 	Tiếng Việt là môn học có vị trí quan trọng ở Tiểu học. Việc dạy học Tiếng Việt nhằm mục đích tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hoá để suy nghĩ giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt, nhà trường rèn luyện cho các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng, tình cảm lành mạnh, trong sáng.
Với tinh thần đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học, trước những yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa Tiểu học mới, thì mục tiêu của môn Tiếng Việt không chỉ dừng lại ở việc dạy cho học sinh đọc thông, viết thạo mà việc rèn luyện chữ cho học sinh đang được đặt lên hàng đầu. 
	Người ta thường nói: “Nét chữ, nết người”. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn đọc bài vở của mình. Bởi vậy, vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi chữ viết của học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp Tiểu học, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tính kỷ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ.
 	Tính đến nay, Bộ Giáo dục đã nhiều lần ban hành những quy định về thay đổi chữ viết ở Tiểu học. Sau nhiều lần thay đổi, chúng ta lại quay trở về với mẫu chữ mềm mại, thanh gọn hơn trước kia nhằm giúp học sinh viết chữ đẹp hơn và có thẫm mĩ hơn. Tuy nhiên, sau mỗi lần thay đổi như vậy lại có những điều làm được và chưa làm được.
 	Thực trạng chữ viết của học sinh Trường Tiểu học Yên Phong nói chung, học sinh khối lớp 1 nói riêng hiện nay chữ viết còn chưa đúng ô li, kích cỡ, nét chữ chưa đều, thế chữ không ổn định, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng. Điều đó không thể trở thành một học sinh hoàn thành toàn diện được. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. 
Là một giáo viên dạy lớp 1 nhiều năm, tôi nhận thấy Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh lớp 1 lại càng quan trọng hơn. Vậy nên tôi rất muốn giảng dạy môn Tập viết thật tốt để học sinh viết đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở Tiểu học nói chung và dạy - học chữ viết nói riêng.
 	Chính vì thấy được tầm quan trọng của môn Tập viết, tôi đi sâu tìm hiểu, học hỏi và đưa ra: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học Tập viết lớp 1 ở Trường Tiểu học Yên Phong ”, giúp học sinh viết chữ đẹp hơn, mong các em trở thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho đất nước.
 	2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 	Với đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập viết, để tìm ra phương pháp giúp giáo viên rèn luyện cho học sinh lớp 1 viết đẹp hơn, đặc biệt viết chính tả sau này được tốt hơn.
 	3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 	Học sinh lớp 1B 
Trường Tiểu học Yên Phong, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
 	 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp điều tra giáo dục
- Phương pháp kiểm tra, thống kê kết quả
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thực nghiệm	
II. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 
Rèn chữ viết là rèn cho học sinh ý thức cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng góp phần hình thành nhân cách con người mới. Chữ viết là một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường. Chữ viết của học sinh có ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập ở tất cả các môn học.
Rèn chữ đẹp là yêu cầu không thể thiếu được đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh các lớp đầu cấp và chữ viết của mỗi con người sau này ra sao tất cả phụ thuộc vào nét chữ của ngày đầu đi học được thầy cô uốn nắn.
	Rèn chữ đẹp cho học sinh là giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh biết kĩ thuật viết chữ đúng đẹp, đúng kích cỡ, đúng mẫu chữ quy định, trình bày khoa học.
Học sinh lớp 1 ngày đầu tiên đi học ở trường phổ thông còn rất nhiều bỡ ngỡ. Việc làm quen với chữ viết đối với các em thật khó khăn bởi đôi tay còn vụng về, lóng ngóng. Vậy nên tôi luôn trăn trở suy nghĩ một câu hỏi: Ở lớp 1 có nên tiến hành dạy các em viết đẹp ngay không ? Sau nhiều năm đúc rút qua việc giảng dạy môn Tập viết tôi nhận thấy rằng đối với học sinh lớp 1 nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng, viết đẹp ngay là một điều không thực tế, khó có thể thực hiện được. Để làm tốt công tác này với trách nhiệm và lương tâm của một nhà giáo không muốn học sinh mình viết xấu, viết nguệch ngoạc. Bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, bạn bè, các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thông qua hoạt động thực tiễn, kết hợp với tham khảo tài liệu sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng làm cơ sở cụ thể áp dụng vào nghiên cứu ở Trường Tiểu học Yên Phong nói chung và lớp 1B nói riêng. Qua đó củng cố, rèn luyện và nâng cao những kiến thức, kĩ năng đã được trang bị ở trường Sư phạm đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục, góp phần hạn chế tình trạng học sinh viết chữ xấu trong trường.
2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
 	2. 1. Đối với học sinh
Trong những năm qua thực trạng chữ viết của học sinh Trường Tiểu học Yên Phong có phần khiêm tốn, hàng năm kết quả xếp loại vở sạch chữ đẹp ở Huyện còn chưa đảm bảo chỉ tiêu đề ra. Phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp ở trường chưa tích cực. Với thực trạng chung như vậy tôi đã nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân cơ bản sau: 
- Một số bàn, ghế khi học sinh ngồi viết còn chưa phù hợp, cao quá hoặc thấp quá so với các em. Phòng học thiếu ánh sáng do ảnh hưởng của các mảng tường bị mốc, bảng viết lớn của giáo viên đã cũ, phấn viết lên bị trơn trượt. 
- Trình độ học sinh không đồng đều nên gặp nhiều khó khăn trong việc kèm cặp các em học tập, đặc biệt là trong phân môn Tập viết.
- Vở tập viết của học sinh còn mỏng nên rất dễ bị quăn mép, bị nhoè, thấm trang.
- Phụ huynh thường mua loại bút kém chất lượng, bảng mêca không thích hợp. Bên cạnh đó số ít phụ huynh còn chưa chú ý đến việc rèn chữ đẹp vì quan niệm rằng chỉ cần viết ra chữ đọc được là được không cần viết đẹp, chỉ chú trọng đến việc học văn hóa.
- Mẫu chữ như các nét cơ bản, tiếng, từ, cụm từ không có mẫu sẵn trong bộ chữ Tập viết.
- Ý thức rèn chữ của các em chưa cao, ngại viết, viết khoán cho xong không cần đẹp. 
- Tuy lớp có sĩ số đông nhưng phần lớn các em đều là con nhà nông, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư thời gian cũng như đồ dùng học tập của con em còn hạn chế. Góc học tập chưa đủ ánh sáng, bàn ghế ngồi học ở nhà còn tạm bợ, tư thế ngồi học, cách cầm bút chưa đúng cách.
 2. 2. Đối với giáo viên
Khả năng viết chữ và thực trạng dạy Tập viết của giáo viên Tiểu học:
- Chữ viết giáo viên mới nhìn thì đẹp, rõ ràng nhưng một số nét chưa 
đúng mẫu, đúng kích cỡ. Phương pháp, kĩ thuật rèn viết chữ đúng, chữ đẹp cho học sinh còn hạn chế. Có những giáo viên còn viết theo thói quen của mình. 
- Việc chuẩn bị cho giờ dạy Tập viết của giáo viên chưa được chu đáo ở các lớp Tiểu học như: Thiết kế kế hoạch bài học tiết Tập viết còn sơ sài. Thực hiện thiết kế bài học trong giờ dạy trên lớp một cách qua loa.
- Giáo viên chưa hướng dẫn học sinh một cách cơ bản, tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mẫu, cũng như trình bày theo từng loại văn bản.
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TẬP VIẾT Ở LỚP 1.
Với những nguyên nhân trên bản thân tôi rất lo lắng cho chất lượng chữ viết chung của nhà trường cũng như chất lượng của lớp mình phụ trách. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học Tập viết cho học sinh lớp 1 giúp học sinh viết chữ đúng, đẹp. Muốn học sinh viết đúng để dẫn đến viết đẹp tôi đã kiên trì thực hiện một số giải pháp sau.
3. 1. Điều kiện về cơ sở vật chất
 	a. Ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh.
Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ của học sinh. Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học trong toàn huyện đều đảm bảo các yêu cầu cơ bản. Ánh sáng theo tiêu chuẩn học đường có bảng chống loá, bàn ghế đúng kích cỡ, tiêu chuẩn đối với học sinh lớp 1.
b. Đồ dùng học tập của học sinh.
Ngay từ khi nhận lớp tôi đã gặp gỡ, trao đổi với từng phụ huynh. Hướng dẫn phụ huynh tìm mua bút, bảng, phấn có chất lượng tốt. Thực tế dạy viết hiện nay cho thấy sử dụng bảng con trong việc rèn chữ cho học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1 vẫn là tối ưu nhất. Có nhiều học sinh được bố mẹ mua cho bảng làm bằng chất liệu mêca màu trắng, dùng bút dạ viết bảng. Dùng loại bảng và bút này có nhiều hạn chế: bảng trơn, học sinh không chủ động, mực ra đậm nhạt không đều, khi xoá dễ gây bẩn, mất vệ sinh. Hơn nữa, do bút to quá cỡ tay cầm bút của học sinh khiến các em khó điều khiển ngòi bút khi viết chữ. Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đưa ra những loại bút, bảng, phấn để phụ huynh tham khảo rồi đi đến thống nhất trong toàn lớp tránh tình trạng bảng của em này thì ô li to của em kia thì ô li nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết.
3. 2. Điều kiện về tư thế ngồi viết
- Ngay từ khi vào lớp ở tuần đầu tôi hướng dẫn học sinh rất kĩ về tư thế ngồi viết một cách thoải mái nhất, không gò bó (dễ gây tê mỏi). Hai tay phải đặt đúng điểm tựa quy định mới điều khiển cây bút theo sự chỉ huy của não được. 
- Nếu ngồi quá cao, đầu phải cúi gằm xuống. Ngồi quá thấp, đầu phải nhìn lên (điều này phụ thuộc vào bàn ghế phải thích hợp kích cỡ học sinh). Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện. 
- Khoảng cách từ mắt đến tầm 25cm đến 30cm là vừa (hơn một gang tay người lớn); không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ dẫn đến cận thị. 
- Cột sống lưng luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. Không ngồi vặn vẹo, lâu dần thành có tật, dẫn đến lệch cột sống, rất khó chữa sau này.
 - Hai chân thoải mái, không để chân co, chân duỗi khiến cột sống phải lệch vẹo và chữ viết sẽ xiên lệch theo. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, đồng thời làm điểm tựa cho trọng lượng nửa người bên trái.
3. 3. Hướng dẫn cách cầm bút đúng 
- Tay phải cầm chắc bút bằng 3 ngón tay (cái, trỏ, giữa). Đầu ngón trỏ cách đầu ngòi bút chừng 2,5cm. Mép bàn tay là điểm tựa của cánh tay phải khi đặt bút xuống bàn viết. Lúc viết, điều khiển cây bút bằng các cơ cổ tay và các ngón tay.
- Không để ngửa bàn tay quá, tạo nên trọng lượng tì xuống lưng của hai ngón tay út và áp út (ngón đeo nhẫn). Ngược lại không úp quá nghiêng bàn tay về bên trái (nhìn từ trên xuống thấy cả 4 ngón tay: trỏ, giữa, áp út và út).
- Các tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đến các cố tật sau này khó chữa như: căng cứng, mỏi cơ gân bàn tay, viết chóng mỏi tay, ra nhiều mồ hôi 
tay, không thể viết lâu, viết nhanh được.
- Ở giai đoạn viết chì, cần chuẩn bị chu đáo cho đầu nét chì hơi nhọn đúng tầm. Nếu quá nhọn dẫn đến nét chữ quá mảnh, đôi khi còn chọc thủng giấy. Ngược lại, đầu nét chì quá “tù”, nét chữ quá to, chữ viết ra rất xấu.
- Cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Góc độ bút đặt so với mặt giấy khoảng 450 độ, tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 900. Đưa bút từ trái qua phải từ trên xuống dưới các nét đưa lên hoặc đưa sang ngang phải thật nhẹ tay, không ấn mạnh đầu bút vào mặt giấy.
3. 4. Sử dụng đồ dùng trực quan khi dạy học Tập viết
 	a. Những đồ dùng dạy Tập viết hiện nay.
Trong luyện viết cho học sinh thì đồ dùng trực quan có tác dụng không nhỏ, nó hỗ trợ và là phương tiện giúp cho việc luyện viết của học sinh được tốt hơn nhằm mục đích khắc sâu những biểu tượng về chữ viết, có ý thức viết đúng mẫu và tạo không khí sôi nổi, phấn chấn trong quá trình dạy viết chữ theo hướng “Đổi mới phương pháp dạy học”. Đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình dạy bài mới, luyện tập hoặc củng cố bài học.
 	b. Sử dụng đồ dùng tự làm trong việc dạy - học Tập viết.
Để việc dạy Tập viết có hiệu quả, giáo viên có thể nghiên cứu làm các loại đồ dùng trực quan rất hữu ích và tiện lợi cho việc dạy Tập viết. Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo, kích thước của con chữ.
 	* Cách làm đồ dùng:
 	- Giấy bìa cứng khổ A4 (số lượng 1/2 tờ)
 	- Bút dạ (2 cái: hai màu xanh, đỏ) để kẻ lên tờ bìa sau đó ép plastic lại.
* Cách sử dụng: Dùng trong phần giảng bài mới: Giáo viên dùng bút dạ xoá được chữ mẫu.
- Giáo viên giới thiệu xong nét nào, yêu cầu học sinh nhắc lại tên nét chữ ấy và giáo viên chốt lại bằng câu hỏi: “Để hoàn thành một con chữ thì các em 
cần viết mấy nét và đó là những nét nào?”.
* Tác dụng: 
 	- Dùng được hai mặt, sau khi dùng xong lấy khăn ướt lau sạch để lần sau sử dụng(sử dụng lâu dài).
 	- Giúp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách rõ ràng dễ hiểu, sinh động, hấp dẫn.
 	- Giúp học sinh nắm rõ cấu tạo kích thước của con chữ cần viết.
- Giáo viên có thể dùng đồ dùng này hướng dẫn học sinh cách viết một con chữ hoàn chỉnh.
Ví dụ 1: Khi hướng dẫn học sinh viết chữ n, tôi thường hướng dẫn như sau:
+ Các em hãy cho cô biết đây là chữ gì? (chữ n viết thường, cỡ nhỡ)
+ Chữ n được viết bởi mấy nét ? (gồm 2 nét)
+ Nét thứ nhất của chữ n là nét gì ? (nét móc xuôi)
+ Nét thứ hai là nét gì ? (nét móc hai đầu )
 - Giáo viên chốt lại bằng một câu hỏi: Chữ n gồm mấy nét chữ ghép lại?
+ Điểm đặt bút của chữ n ở dòng kẻ nào? (bên dưới đường kẻ thứ ba)
+ Điểm kết thúc của chữ n ở dòng kẻ nào? (đường kẻ thứ hai)
Ví dụ 2: Dạy bài tập viết chữ ghi vần an
Giáo viên hướng dẫn như sau: Từ điểm đặt bút dưới đường kẻ ngang thứ 3, viết nét cong kín sau đó rê bút lên đường kẻ 3 viết nét móc ngược phải dừng bút ở đường kẻ 2 (chữ a), viết luôn nét móc xuôi rồi rê bút lên đường kẻ 3 viết nét móc hai đầu điểm dừng bút ở đường kẻ 2 (chữ n). Đến đây cô đã viết xong chữ ghi vần an. 
* Tác dụng của hướng dẫn kĩ :
- Giúp học sinh biết cách viết liền nét từ điểm đặt bút đến điểm kết thúc 
mà không nhấc bút. Đồng thời học sinh hình dung rõ quy trình viết hoàn chỉnh một con chữ.
3. 5. Rèn kỹ năng viết cho học sinh.
a. Trước tiên, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhớ các đường kẻ trong bảng con và trong vở. 
Vở tập viết của các em đã có sẵn đường kẻ, giáo viên hướng dẫn để các em 
nắm được một số quy ước về cách gọi. Việc này góp phần nâng cao chất lượng dạy viết chữ.
Quy định đối với các con chữ cao 2,5 li như: b, l, k, h, y, g thì cần viết cao 2 ô li rưỡi. Đối với các con chữ cao 2 ô li như: d, đ, p, q thì cần viết cao 2 ô li. Đối với các con chữ cao 1 ô li như: a, ă, â, c, e , ê, i , n, m,  cần viết trong 1 ô li. Riêng con chữ t cao 3 ô li các em cần điều chỉnh để viết đúng cỡ. Đặc biệt với 2 con chữ s, r học sinh hay viết sai là nét thắt ở dưới dòng kẻ nên giáo viên cần chỉ cho học sinh là viết nét thắt của 2 con chữ này trên dòng kẻ thứ 3 kể từ dưới lên.
b. Giúp học sinh củng cố, nhớ lại và nắm chắc các nét cơ bản.
 	Từ những nét cơ bản này, các chữ cái sẽ được tạo thành. Nếu học sinh viết các nét cơ bản không đúng, không đẹp thì việc viết xấu, viết sai là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy tôi sẽ củng cố lại cho các em cách viết các nét cơ bản. Chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút.
 	Chẳng hạn với nét khuyết xuôi, nét khuyết ngược, học sinh không được rèn viết ngay từ đầu thì dễ viết lệch, xấu sẽ dẫn đến những chữ được tạo bởi 2 nét đó như: h, k, g, y,cũng không được đẹp và đây cũng là 2 nét khó mà học sinh thường lúng túng khi viết.
Chú ý nét khuyết phải tròn, thon, không to quá, cũng không nhỏ quá hoặc không bị vuông đầu và đặc biệt điểm gặp nhau của hai nét phải ở đường kẻ 2 từ dưới lên (với nét khuyết xuôi), đường kẻ 1 (với nét khuyết ngược).
 	Không chỉ vậy, muốn học sinh viết đẹp thì với những chữ khó viết, tôi thường cho các em luyện viết lên bảng con nhiều lần, đến khi nào học sinh viết tương đối đều thì lúc đó mới viết vào vở. Những học sinh nào viết xấu, chậm, tôi thường xuống tận nơi cầm tay uốn nắn các em viết đúng.
c. Phân loại chữ cái theo nhóm.
Để thuận tiện cho công việc giảng dạy và cho học sinh dễ dàng hơn trong Tập viết tôi đã phân loại chữ cái theo nhóm như sau:
- Nhóm 1 gồm các chữ: o, ô, ơ, c, e, ê, x.
- Nhóm 2 gồm các chữ: a, ă, â.
- Nhóm 3 gồm các chữ: d, đ, q, g.
- Nhóm 4 gồm các chữ: m, n, v.
- Nhóm 5 gồm các chữ: i, u, ư, t, p, y.
- Nhóm 6 gồm các chữ: s, r. 
- Nhóm 7 gồm các chữ: l, b, h, k.
 	Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ, tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau. Từ đó, học sinh nắm chắc được cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. Vì vậy tôi, cũng cho các em luyện thêm cách viết theo nhóm trong các tiết rèn viết.
d. Hướng dẫn viết nối nét.
 	Khi học sinh đã viết tốt các con chữ đúng mẫu, thì việc hướng dẫn nối chữ cũng rất quan trọng. Học sinh biết cách nối chữ thì bài viết mới được rõ ràng đều và đẹp được, hơn nữa mới đảm bảo được tốc độ viết ở những lớp trên. Ngoài ra tôi còn nhắc nhở học sinh về khoảng cách giữa các chữ sao cho đúng.
 	- Tầm quan trọng của việc viết dấu thanh.
 	Dấu thanh không được viết to quá, bé quá và phải viết đúng vị trí. Thực tế trong những năm gần đây tôi thấy học sinh thường mắc tình trạng viết dấu thanh cao quá, ảnh hưởng lớn đến chất lượng chữ viết. Tôi thường nhắc nhở các em viết dấu thanh vừa phải và gần chữ nhưng không được dính vào chữ. Và đặc biệt lưu tâm đến những em viết dấu sai vị trí thường gọi lên bảng viết nhiều lần để các bạn nhận xét.
3. 6. Sự chuẩn mực về chữ viết và lời nhận xét của giáo viên 
a. Sự mẫu mực về chữ viết của giáo viên là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp.
Người giáo viên phảỉ coi trọng việc trình bày trên bảng là trang viết mẫu 
mực của mình cho học sinh noi theo. Do vậy việc khổ công rèn luyện viết đúng, viết đẹp, viết rõ ràng và ngay ngắn là tiêu chí mọi giáo viên đều phải đặt ra và thực hiện bằng được trong từng giờ học, trong từng cách trình bày bảng sao cho 
khoa học, đẹp mắt.
Chữ của giáo viên nhận xét bài cũng như chữ viết trên bảng lớp được học sinh quan sát như một loại chữ mẫu để học sinh bắt chước học theo. Chữ của giáo viên là “Khuôn vàng thước ngọc” cho học sinh noi theo. Vì thế tôi thường xuyên luyện chữ mình đẹp hơn và đúng mẫu hơn . 
b. Lời đánh giá nhận xét của giáo viên là biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng chữ đẹp của học

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc_tap_viet_l.doc