Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3

Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội,khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống .Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ hành vi và thói quen tích cực,lành mạnh.

Nhưng thực trạng hiện nay,việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học còn hạn chế, chưa có nét chuyển biến rõ rệt.Do tư tưởng của các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo đa số chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức văn hóa cho học sinh. Việc dạy và rèn kỹ năng sống cho các em còn mang tính hình thức. Chính do điều này nên đa phần học sinh ở các cấp học thậm chí là cả sinh viên đã tốt nghiệp đại học thì kĩ năng sống của các em cũng rất hạn chế.Nhiều em học sinh đến cả cách hành xử cơ bản cũng không biết. Một số em còn có tính ích kỉ,không đoàn kết với bạn,chưa lễ phép với người lớn Do đó, những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường có nguy cơ gia tăng,tình trạng học sinh vi phạm pháp luật xuất hiện ở nhiều lứa tuổi. Điều này đang là nỗi lo của toàn xã hội.

Học sinh Tiểu học,nhất là các em ở đầu cấp, thường rất hiếu động, hay bắt chước,dễ bị lôi cuốn với diễn biến của môi trường xung quanh.Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho các em là một vấn đề cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên¬-phụ huynh và các tổ chức hoạt động Đội trong nhà trường,địa phương.Giáo dục kỹ năng sống là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết với các em học sinh.

 

docx 33 trang hoathepmc36 26/02/2022 4444
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1: Lý do chọn biện pháp 
Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội,khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống .Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ hành vi và thói quen tích cực,lành mạnh.
Nhưng thực trạng hiện nay,việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các trường Tiểu học còn hạn chế, chưa có nét chuyển biến rõ rệt.Do tư tưởng của các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo đa số chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức văn hóa cho học sinh. Việc dạy và rèn kỹ năng sống cho các em còn mang tính hình thức. Chính do điều này nên đa phần học sinh ở các cấp học thậm chí là cả sinh viên đã tốt nghiệp đại học thì kĩ năng sống của các em cũng rất hạn chế.Nhiều em học sinh đến cả cách hành xử cơ bản cũng không biết. Một số em còn có tính ích kỉ,không đoàn kết với bạn,chưa lễ phép với người lớn Do đó, những năm gần đây vấn đề bạo lực học đường có nguy cơ gia tăng,tình trạng học sinh vi phạm pháp luật xuất hiện ở nhiều lứa tuổi. Điều này đang là nỗi lo của toàn xã hội.
Học sinh Tiểu học,nhất là các em ở đầu cấp, thường rất hiếu động, hay bắt chước,dễ bị lôi cuốn với diễn biến của môi trường xung quanh.Vì vậy việc giáo dục kĩ năng sống cho các em là một vấn đề cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên-phụ huynh và các tổ chức hoạt động Đội trong nhà trường,địa phương.Giáo dục kỹ năng sống là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết với các em học sinh.Chính vì lý do này tôi đã chọn biện pháp: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 3 
PHẦN 2: NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
Trong những năm gần đây,thực hiện các văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,ban Giám hiệu nhà trường đã rất chú trọng và quan tâm sâu sát tới việc giáo dục kỹ năng sống cho HS. Có kế hoạch tổ chức các chuyên đề lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào các môn học và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.Tuy nhiên vẫn còn một số gv chưa thực sự nắm vững tầm quan trọng của việc gd kỹ năng sống choc ho HS.
Về phía HS: Đa số HS trong lớp 3A được sống trong những gia đình có điều kiện kinh tế tốt. Mỗi gia đình lại chỉ có từ một đến hai con nên các em được ông bà,bố mẹ cưng chiều,chăm sóc từng li từng tí. Chính vì vậy mà nhiều em thiếu kỹ năng sống như:
Kỹ năng giao tiếp,kỹ năng hợp tác: Các em chưa biết chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn,chưa mạnh dạn trước đám đông
Kỹ năng tự phục vụ: Nhiều em còn chưa biết soạn sách vở theo TKB, chưa biết vệ sinh cá nhân,vệ sinh môi trường
Tôi đã làm một bước khảo sát về kỹ năng sống của HS trong lớp. Kết quả như sau:
Sĩ số
Kỹ năng giao tiếp – hòa nhập cuộc sống
Kỹ năng học tập, lao động vui chơi
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30
8
26,6
14
46,8
8
26,6
12
40
18
60
0
0
Để nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống cho HS thì người gv chủ nhiệm đóng vai trò quyết định. Tôi đã nghiên cứu và lựa chọn được 4 giải pháp sau:
GIẢI PHÁP 1: Nghiên cứu chương trình,phân loại kỹ nắng sống ,phân nhóm HS theo theo từng kỹ năng sống.
Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi chúng ta phải có những kỹ năng tương ứng.Rèn luyện kỹ năng sống cho HS là nhằm giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống;thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm;kỹ năng hoạt động xã hội;Giáo dục cho HS thói quen rèn luyện sức khỏe;ý thức tự bảo vệ bản thân phòng ngừa tai nạn giao thông,đuối nước và các tệ nạn xã hội.Đối với HS tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng,ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này.
 Theo đó kỹ năng sống được chia làm 2 loại: kỹ năng cơ bản và kỹ năng nâng cao
+ Kỹ năng cơ bản bao gồm: Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,múa, hát,đi,đứng,chạy,nhảy
 +Kỹ năng nâng cao là kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng thức mới hơn.Nó bao gồm các kỹ năng tư duy logic,sáng tạo,suy nghĩ nhiều chiều,phân tích,tổng hợp,so sánh,nêu khái niệm,đặt câu hỏi...
Để giáo dục kỹ năng sống cho HS đạt kết quả tốt thì gv phải nghiên cứu xây dựng đặt ra các yêu cầu cụ thể với từng lứa tuổi HS.Từ đó,qua công việc giảng dạy cũng như các hoạt động hàng ngày,gv cần phải theo dõi sát sao để phân định các nhóm HS còn hạn chế.
Theo đó, chúng ta chúng ta cần tập trung rèn luyện cho các em 2nhóm kỹ năng sống sau đây:
NHÓM 1: Kỹ năng giao tiếp-hòa nhập cuộc sống:
-Các em biết giới thiệu về bản thân,về gia đình,về trường lớp và về bạn bè thầy cô giáo.
-Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường,ở nhà và ở nơi công cộng.
-Biết nói lời cảm ơn,xin lỗi.
-Biết phân biệt hành vi đúng sai,phòng tai nạn.Đây là kỹ năng quan trọng mà không phải em nào cũng xử lý được nếu không được chú trọng rèn luyện.
NHÓM 2: Kỹ năng trong học tập lao động-vui chơi giải trí
-Các kỹ năng nghe, nói ,đọc, viết,kỹ năng quan sát,kỹ năng đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm.
-Kỹ năng giữ vệ sinh cá nhân,vệ sinh chung.
- Kỹ năng kiểm soát tình cảm –kỹ năng kiềm chế thói hư tật xấu,sở thích cá nhân 
Dựa vào tâm lý lứa tuổi đối với HS lớp 3,kỹ năng sống cần rèn luyện cho các em đó là:
-Kỹ năng tự phục vụ.	
-Kỹ năng giao tiếp.
-Kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích.
-Kỹ năng quản lý thời gian.
-Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm.
-Kỹ năng hợp tác.
GIẢI PHÁP 2: Làm tốt công tác bồi dưỡng,tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho bản thân và cho phụ huynh lớp mình mình phụ trách.
Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, trước hết bản thân gv phải hiểu và nắm vững vai trò của giáo dục kỹ năng sống với hs tiểu học. Vì vậy tôi tích cực tham gia các đợt tập huấn, không ngừng tự tìm hiểu các tài liệu có liên quan và không ngại học hỏi thêm các đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi còn nhận thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho HS cần phải có sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và PH HS.
Đầu năm học,tôi nghiên cứu tài liệu rèn kỹ năng sống cho HS Tiểu học do Bộ giáo dục- Đào tạo triển khai,qua đó giúp tôi hiểu được rằng chương trình học chính khóa thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức văn hóa trong suốt năm học ,còn thực tế HS sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng,biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức,cảm xúc và xã hội.Vì thế,khi học sinh tiếp thu được những những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn,thì các em sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào việc học văn hóa một cách tốt nhất.
Trước buổi hội nghị phụ huynh HS đầu năm, tôi đã tìm hiểu,sưu tầm tài liệu để trao đổi với PH và một số kỹ năng sống cơ bản cần rèn luyện cho HS.
VD:
+Kỹ năng tự phục vụ: giúp các em biết tự phục vụ bản thân.Biết mặc trang phục theo quy định của Đội,biết soạn sách vở theo TKB.Biết tự vệ sinh cá nhân.Biết làm những việc vừa sức.
+Kỹ năng giao tiếp: Cần giúp các em biết cách chào hỏi,thưa gửi,nói lời cảm ơn xin lỗi, biết quan tâm,chia sẻ giúp đỡ mọi người.
+Kỹ năng tự nhận thức: Đối với HS lớp 3,giúp cho các em nhận thức đúng việc học tập ở lớp,ở nhà như thế nào.Nên chơi những trò chơi bổ ích,tránh những trò chơi nguy hiểm.
+Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ: Giúp HS ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ, xác định được địa chỉ tin cậy,cung cấp thông tin đầy đủ,rõ ràng và ngắn gọn.
+Kỹ năng hợp tác: Giúp HS biết chia sẻ trách nhiệm,biết đoàn kết và làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm,tôn trọng quyết định chung của nhóm.
-Hằng ngày,trên lớp tôi đã tạo ra các nhóm học tập theo từng đối tượng HS để các em được đánh giá lẫn nhau.Gv tập trung đánh giá sự tiến bộ của HS,coi trọng sự động viên,khuyến khích HS để giúp HS và vượt khó trong học tập,rèn luyện,giúp HS phát huy tất cả những khả năng đảm bảo công bằng,kịp thời và khách quan.
Học sinh học tập theo nhóm
Nâng cao nhận thức cho phụ huynh HS để cha mẹ các em thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho HS.Chính sự thay đổi về nhận thức mà các bậc phụ huynh đã đồng tình và ủng hộ,quan tâm đến hướng dẫn tập thói quen cho con em mình .Theo đó, HS đã chuyển biến rõ rệt về nề nếp,vệ sinh cá nhân,ý thức chấp hành nội quy. Các em lễ phép hơn,tự tin hơn và mạnh dạn tham gia các hoạt động học tập cũng như vui chơi
GIẢI PHÁP 3: Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học
Để giáo dục kỹ năng sống cho HS đạt hiệu quả,ngoài việc thực hiện theo các kế hoạch chỉ đạo của nhà trường,tôi đặc biệt quan tâm đến việc dạy lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua các môn học.Bản thân tôi đã chú trọng từ khâu soạn bài.Tôi đã nghiên cứ kỹ nội dung từng bài học và chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp để đưa vào từng hoạt động bài dạy.
a, Giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua môn Đạo đức:	
Khi dạy môn Đạo đức, tôi vận dụng các phương pháp đặc trưng của bộ môn như: bày tỏ ý kiến,sắm vai,thảo luận nhóm.Tạo cơ hội cho HS tham gia thực hành,trải nghiệm.Qua bài học sẽ giúp các em biết cư xử đúng mực,biết yêu thương,quan tâm,chăm sóc ông bà,người thân,biết đoàn kết,giúp đỡ mọi người,biết chia sẻ buồn vui với bạn bè
VD:Dạy bài 3: Tự làm lấy việc của mình 
*Các kỹ năng cần giáo dục là:
+Kỹ năng tư duy phê phán 
+Kỹ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình 
+Lập kế hoạch tự làm lấy việc của mình
*Phương pháp tiến hành:
-Thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm lên xử lý tình huống
-Liên hệ thực tế và tự đánh giá được những công việc mà bản thân đã làm được và chưa làm được
Đến tiết 2 HS biết lập kế hoạch tự làm những công việc ở gia đình và trình bày.Lớp nhận xét tuyên dương những HS đã biết làm những công việc ở nhà phù hợp với lứa tuổi, khuyến khích các bạn còn làm được ít công việc nhà.Từ đó giúp HS tự làm được những công việc ở lớp,ở trường như vệ sinh lớp học,chăm sóc bồn cây,
b,Giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua môn Tiếng Việt:
Mỗi phân môn trong môn Tiếng Việt đều tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống nhất định cho HS.Trong chương trình môn Tiếng Việt có nhiều bài thể hiện rất rõ kỹ năng sống như: Viết thư,giới thiệu về tổ học tập,báo cáo về các hoạt động tháng của tổ,Dạy những bài có nội dung như thế này, tôi đã dẫn dắt các em trải nghiệm cuộc sống một cách tự nhiên nhẹ nhàng, tôi luôn để HS thoải mái thể hiện suy nghĩ.Có thể có câu trả lời chưa đúng,tôi không cho dừng ngay câu trả lời và cũng không tỏ thái độ phê bình mà cho HS nhận xét và trả lời giúp bạn,GV là người uốn nắn sửa sai về từ,câu,để HS hiểu vấn đề sau đó cho HS nói lại theo cách hiểu của mình.
Như vậy,môn Tiếng Việt rèn cho HS các kỹ năng:Tự nhận thức về bản thân,lắng nghe tích cực,kiên định,đặt mục tiêu,giao tiếp,cởi mở,tự tin,biết lắng nghe tích cực,thể hiện sự thông cảm,
VD:Bài tập đọc-kể chuyện tuần 2:Ai có lỗi?
*Các kỹ năng cần được giáo dục HS là:
-Kỹ năng giao tiếp:Ứng xử văn hóa.
-Thể hiện sự cảm thông.
-Kiểm soát cảm xúc.
*Phương pháp tiến hành:
Sau khi cho HS trả lời các câu hỏi:
-Vì sao hai bạn nhỏ giận nhau?
-Vì sao En-ri-cô hối hận,muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
-Tôi cho học sinh nhận xét về việc làm của En-ri-cô và Cô-rét-ti.
-HS thảo luận theo 2 nhóm
-Cuối cùng cho HS đóng vai En-ri-cô và Cô-rét-ti trong phần kể chuyện để HS được trải nghiệm.GV giáo dục các em cần phải biết kiềm chế cảm xúc và thông cảm khi người khác không may làm phiền đến mình.
-Đại diện các nhóm khác nhận xét bình chọn nhóm đóng vai tốt.
*Sau bài học,HS thấy phấn khởi hơn,đoàn kết vui vẻ với bạn bè khác lớp,mạnh dạn trong giao tiếp và biết cách ứng xử văn hóa.
Hoặc khi dạy bài: Tập đọc-kể chuyện: Người lính dũng cảm.
*Các kỹ năng cần được giáo dục HS là:
-Tự nhận thức:Xác định giá trị cá nhân.
-Ra quyết định.
-Đảm nhận trách nhiệm.
*Phương pháp tiến hành:
-Sau khi HS trả lời cá nhân các câu hỏi về nội dung bài.
-Tôi đã tổ chức cho HS thảo luận nhóm và chia sẻ nội dung câu hỏi:Nhân vật nào trong câu chuyện có hành động dũng cảm? Đó là hành động nào?
GV kết luận: Chú lính nhỏ không chui rào,dám nhận lỗi và sửa lại hàng rào là người dũng cảm vì bạn đã dám nhận lỗi và sửa lỗi.
-HS liên hệ bản thân:Kể về một lần mình bị mắc lỗi và đã nhận lỗi và sửa lỗi đó như thế nào?
Tôi rất vui có nhiều HS đã đứng lên trình bày lỗi mình đã vi phạm và biện pháp khắc phục lỗi của mình. Tôi giúp HS biết nhận ra được lỗi mình làm sai,biết nhận lỗi và sửa lỗi thì các em sẽ mau tiến bộ trong cuộc sống.
c,Giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua môn Tự nhiên và Xã hội:
 Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3, giúp HS nắm được một số kiến thức cơ bản về con người và sức khỏe ,về sự vật,hiện tượng trong Tự nhiên-Xã hội.Cùng với kiến thức cơ bản về con người,về Tự nhiên-Xã hội sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp,cần thiết giúp HS có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống.
Khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội giáo viên phải chuẩn bị công phu những đồ dùng như tranh ảnh,vật thật.Để tiết dạy đạt hiệu quả, GV cần lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa học sinh. Giúp các em phát huy tính chủ động độc lập sáng tạo gắn với đời sống xung quanh của trẻ.Việc sưu tầm được tài liệu,đồ dùng,thiết bị dạy học phong phú,đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả,tạo cơ hội cho các em chủ động tích cực chiếm lĩnh kiến thức.GV tạo điều kiện cho các em tham gia thực hành,tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được trình bày trước các bạn trong nhóm hay trước lớp, Đây là cơ hội tốt nhất cho các em rèn kỹ năng sống.
Môn Tự nhiên và Xã hội rèn cho HS các kỹ năng sống chủ yếu: kỹ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của bản thân,ứng xử phù hợp liên quan đến sức khỏe của bản thân,kỹ năng tự phục vụ và tự bảo vệ,phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập, kỹ năng kiên định và từ chối, kỹ năng tư duy phê phán
VD:Dạy bài 26:Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
*Các kỹ năng cần được giáo dục HS là:
+Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.Biết phân tích, phán đoán hậu quả của những trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác.
+Kỹ năng làm chủ bản thân:có trách nhiệm với bản thân và người khác trong việc phòng tránh các trò chơi nguy hiểm.
*Phương pháp tiến hành:
-Cho HS quan sát tranh thảo luận nhóm 2 để chỉ ra các trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người xung quanh.
-Cho HS nêu các trò chơi các em thường chơi ở trường học và nêu những trò chơi có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho bạn.
-GV đưa ra tình huống:Bạn bảo em trèo lên mái nhà xe lấy quả bóng , em sẽ làm gì lúc đó?
-HS thảo luận nhóm bốn đưa ra các cách xử lí tình huống.
-Đại diện một số nhóm lên đóng vai,nhóm khác theo dõi và đặt mình vào nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử có hiệu quả trong việc không chơi các trò chơi nguy hiểm.
-Nhận xét, tuyên dương những HS có cách lựa chọn đúng.
*Qua bài học, HS đã tự đưa ra quyết định không tham gia các trò chơi nguy hiểm đối với bản thân và người khác, luôn có ý thức phòng tránh các trò chơi nguy hiểm ở bất cứ nơi nào.
Hoặc dạy bài:An toàn khi đi xe đạp
*Các kỹ năng cần được giáo dục là:
-Tìm kiếm và xử lí thông tin.
-Kỹ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông.
-Kỹ năng làm chủ bản thân:ứng phó với những tình huống không an toàn khi đi xe đạp.
*Phương pháp tiến hành:
-Hoạt động 1: GV chia nhóm,HS thảo luận 4: Quan sát tranh và nêu người nào đi đúng luật và người nào đi sai luật ở từng hình trong sách giáo khoa.
-Đại diện mỗi nhóm lên chỉ trên màn chiếu và phân tích các tình huống tham gia giao thông ở mỗi hình.
-Hoạt động 2:Cho HS liên hệ về an toàn giao thông ở nơi mình đang sống và các em nêu luật an toàn giao thông khi các em tham gia.
-Hoạt động 3: Tổ chức trò chơi đóng vai:Người tham gia giao thông.
HS quan sát tín hiệu đèn trên màn hình để thực hiện trò chơi.
Qua bài học rèn cho HS kỹ năng kiên định thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông.
Tóm lại: Dạy kỹ năng sống cho HS tiểu học nói chung; HS lớp 3 nói riêng là một yêu cầu cấp thiết. Hiện nay,chưa có nội dung giáo dục kỹ năng sống riêng biệt, chưa có thời gian cụ thể nên bản thân tôi luôn chú trọng đến việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua các môn học.
GIẢI PHÁP 4: Tổ chức có hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một tróng những nội dung giáo dục toàn diện HS. Với mục đích là tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp nhằm khắc sâu các bộ môn văn hóa bằng cách tổ chức ngoài giờ học. Từ đó giúp các em trang bị đầy đủ khả năng để có thể hòa nhập xã hội. Trong hoạt động này giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chỉ đạo,cố vấn và giúp các em hoàn thành được các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng giao tiếp,kỹ năng hoạt động,tự nhận thức bản thân,kỹ năng xây dựng quan hệ cá nhân tạo cơ hội phát triển toàn diện nhân cách và các kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi.
Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp ở lớp 3 gồm 9 chủ đề theo từng tháng,đó là:
STT
Tháng
 Chủ điểm
1
9	9
Mái trường thân yêu của em
2
1	10
Vòng tay bạn bè
3
11
Biết ơn thầy giáo,cô giáo
4
1212	12
Uống nước nhớ nguồn
5
1
Ngày Tết quê em
6
2
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
7
33	3
Yêu quý mẹ và cô giáo
8
444	4
Hòa bình và hữu nghị
9
5
Bác Hồ kính yêu
Tùy vào từng chủ điểm và nội dung của chủ điểm do nhà trường và Đội phát động để lựa chọn hình thức cho phù hợp tránh gây nhàm chán cho học sinh
a, Hoạt động văn hóa văn nghệ:
Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em,nhất là HS tiểu học.Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau:Hát,múa,thơ ca, kịch ngắn,thi kể chuyện,rung chuông vàng,sân chơi đầu tuần.Các hoạt động này góp phần hình thành cho các em kỹ năng mạnh dạn,tự tin trước đám đông. Đây là hoạt động được các em HS yêu thích và đặc biệt phù hợp với tâm lí lứa tuổi HS tiểu học. Sau những giờ học căng thẳng, tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ sẽ giúp các em tăng thêm hiểu biết, sảng khoái tinh thần. Đây cũng là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong xu thế toàn cầu hóa.
Vì vậy,trong những dịp tổ chức chào mừng nhưng ngày lễ lớn trong năm học hoặc hoạt động ngoại khóa do Đội tổ chức, tôi luôn khuyến khích các em tham gia và cùng với sự ủng hộ giúp đỡ của phụ huynh nên các em tự nguyện tham gia với số lượng nhiều và luyện tập rất nhiệt tình.
Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam
Học sinh tham gia văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam
-Qua các dịp tham gia giao lưu các hoạt động văn nghệ kết quả của lớp đạt kết quả cao so với khối, nhưng điều mà bản thân HS và phụ huynh đều phấn khởi vui mừng hơn chính là các em được tham gia vào các hoạt động chung của tập thể tạo cho các em thêm yêu quý cha mẹ,thầy cô và bạn bè. Các em đều mạnh dạn,tự tin hơn và tình cảm bạn bè gắn bó với nhau hơn.
b,Hoạt động vui chơi giải trí.
Vui chơi, giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em. Nó là một loại hoạt động có ý nghĩa giáo dục to lớn đới với HS ở trường tiểu học. Hoạt động này làm thỏa mãn về tinh thần cho trẻ em sau những giờ học căng thẳng, góp phần rèn luyện một số phẩm chất:tính tổ chức, kỉ luật,nâng cao tinh thần trách nhiệm,tinh thần đoàn kết,lòng nhân áiVì vậy, trong các tiết học tôi thường cho các em giải lao bằng các trò chơi nhẹ nhàng tại chỗ như: Trò chơi chuyền hoa, trò chơi gọi thuyền, trò chơi Alibaba Trong một số buổi ra chơi giữa giờ hoặc các tiết học ngoại khóa, tôi đã hướng dẫn cho các em chơi trò chơi dân gian và cùng tham gia chơi với các em.
Học sinh tham gia trò chơi kéo co
Học sinh tham gia trò chơi dân gian
Qua các trò chơi tạo cho các em không khí thoải mái vui vẻ, có ý thức kỉ luật hơn và thân thiện với thầy cô và bạn bè, rèn cho các em có ý thức trách nhiệm với công việc được giao.
c, Hoạt động lao động vệ sinh.
Đây là một loại hình đặc trưng của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thông qua lao động công ích sẽ giúp các em gắn bó với đời sống xã hội. Ngoài ra lao động công ích còn góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_lop.docx