Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Trong môn toán ở bậc tiểu học, giải toán có một vị trí rất quan trọng. Một phần lớn thời gian học toán của học sinh dành cho việc học giải các bài toán. Kết quả học Toán của học sinh cũng được đánh giá trước hết qua khả năng toán học. Biết giải thành thạo các bài toán là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá trình độ toán học của mỗi học sinh.

 Sở dĩ việc giải toán có vị trí quan trọng như trên là vì nó có những tác dụng to lớn và toàn diện như sau:

 Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thức về Số học, về Đo lường, về các yếu tố Đại số, về các yếu tố Hình học đã được học trong môn toán ở Tiểu học. Hơn nữa phần lớn các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, tính chất toán học ở tiểu học đều được học sinh tiếp thu qua con đường giải toán, chứ không phải con đường lí luận.

 Thông qua nội dung thực tế nhiều hình vẽ của các đề toán, học sinh sẽ tiếp thu được những kiến thức phong phú về cuộc sống và có điều kiện để rèn luyện khả năng áp dụng các kiến thức toán học vào cuộc sống, làm tốt điều Bác Hồ căn dặn là “ Học đi đôi với hành”.

 Mỗi đề toán đều là một bức tranh nhỏ của cuộc sống, phải biết chọn lựa những phép tính thích hợp, biết làm đúng các phép tính, biết đặt lời giải chính xác.Vì thế quá trình giải toán sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát và giải quyết các hiện tượng của cuộc sống.

 Việc giải các bài toán sẽ giúp học sinh phát triển trí thông minh, óc sáng tạo, biết phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, biết phân tích để tìm các số liệu.vv. Nhờ đó mà đầu óc các em sẽ sáng suốt hơn, tinh tế hơn; tư duy của các em sẽ linh hoạt, chính xác hơn, cách suy nghĩ và làm việc của các em khoa học hơn.

 Việc giải các bài toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề,tự mình thực hiện các phép tính, tự mình kiểm tra lại các kết quả. . . Do đó giải toán là một cách tốt để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó,cẩn thận chu đáo. Các dạng bài toán có lời văn của lớp 1chủ yếu giải bằng một phép tính cộng hoặc phép tính trừ. Bước đầu diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành.Tập phát hiện tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức mới, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và trong thực hành Toán.Vì vậy trong một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn, tôi xin đề cập nhiều hơn đến việc: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.

 

doc 16 trang thuychi01 11611
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. MỞ ĐẦU
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề .
2.2.1. Thực trạng
2.2.2. Kết quả của thực trạng
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Tìm hiểu điều tra thực trạng về “Giải toán có lời văn” của học sinh lớp 1A trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà.
2.3.2. Tìm hiểu và nghiên cứu về sách giáo khoa, mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn lớp 1.
2.3.3. Thực hiện soạn, giảng trong các tiết toán thuộc phần “Giải toán có lời văn”
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục
3. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
2
3
3
3
3
4
5
5
5
5
5
15
15
1. MỞ ĐẦU.
- Lý do chọn đề tài:
 	Trong môn toán ở bậc tiểu học, giải toán có một vị trí rất quan trọng. Một phần lớn thời gian học toán của học sinh dành cho việc học giải các bài toán. Kết quả học Toán của học sinh cũng được đánh giá trước hết qua khả năng toán học. Biết giải thành thạo các bài toán là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá trình độ toán học của mỗi học sinh.
 Sở dĩ việc giải toán có vị trí quan trọng như trên là vì nó có những tác dụng to lớn và toàn diện như sau:
 Việc giải toán giúp học sinh củng cố, vận dụng và hiểu sâu sắc thêm tất cả các kiến thức về Số học, về Đo lường, về các yếu tố Đại số, về các yếu tố Hình học đã được học trong môn toán ở Tiểu học. Hơn nữa phần lớn các biểu tượng, khái niệm, quy tắc, tính chất toán học ở tiểu học đều được học sinh tiếp thu qua con đường giải toán, chứ không phải con đường lí luận.
	 Thông qua nội dung thực tế nhiều hình vẽ của các đề toán, học sinh sẽ tiếp thu được những kiến thức phong phú về cuộc sống và có điều kiện để rèn luyện khả năng áp dụng các kiến thức toán học vào cuộc sống, làm tốt điều Bác Hồ căn dặn là “ Học đi đôi với hành”.
 Mỗi đề toán đều là một bức tranh nhỏ của cuộc sống, phải biết chọn lựa những phép tính thích hợp, biết làm đúng các phép tính, biết đặt lời giải chính xác...Vì thế quá trình giải toán sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng quan sát và giải quyết các hiện tượng của cuộc sống. 
 Việc giải các bài toán sẽ giúp học sinh phát triển trí thông minh, óc sáng tạo, biết phân biệt cái đã cho và cái phải tìm, biết phân tích để tìm các số liệu.vv.. Nhờ đó mà đầu óc các em sẽ sáng suốt hơn, tinh tế hơn; tư duy của các em sẽ linh hoạt, chính xác hơn, cách suy nghĩ và làm việc của các em khoa học hơn. 
 Việc giải các bài toán còn đòi hỏi học sinh phải biết tự mình xem xét vấn đề, tự mình tìm tòi cách giải quyết vấn đề,tự mình thực hiện các phép tính, tự mình kiểm tra lại các kết quả. . . Do đó giải toán là một cách tốt để rèn luyện đức tính kiên trì, tự lực vượt khó,cẩn thận chu đáo. Các dạng bài toán có lời văn của lớp 1chủ yếu giải bằng một phép tính cộng hoặc phép tính trừ. Bước đầu diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành.Tập phát hiện tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức mới, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và trong thực hành Toán.Vì vậy trong một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn, tôi xin đề cập nhiều hơn đến việc: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
- Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số kinh nghiệm rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa.
- Phương pháp nghiên cứu :
 Khi tiến hành nghiên cứu, tôi thường sử dụng các phương pháp sau:
 + Phương pháp nghiên cứu, lí luận.
 + Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập thông tin.
 + Phương pháp thống kê xử lí số liệu.
 + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
	Trong các mạch kiến thức toán ở chương trình toán Tiểu học thì mạch kiến thức “Giải toán có lời văn” là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh, và càng khó khăn hơn đối với học sinh lớp 1. Bởi vì đối với học sinh lớp 1: Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu còn rất hạn chế. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Các em chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về , thiếu lôgic. Ngôn ngữ toán học còn rất hạn chế, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học, chưa có biện pháp, phương pháp học toán, học toán và giải toán một cách máy móc nặng về dập khuôn, bắt chước.
Thực tế qua những năm trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 1. Tôi nhận thấy học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được câu lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đưa ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy học sinh thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đáp số. Việc đặt lời giải ngay từ lớp 1 là một khó khăn lớn đối với mỗi giáo viên trực tiếp giảng 
dạy ở lớp 1 nhất là những bài đầu dạy toán có lời văn, ngay ở việc giúp các em đọc đề, tìm hiểu đề...Một số em chỉ mới đọc được đề toán chứ chưa hiểu được đề, chưa trả lời được các câu hỏi của giáo viên nêu: Bài toán cho biết gì?.. Đến khi giải bài toán thì đặt câu lời giải chưa đúng. Những nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh 100% được mà một phần lớn đó chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của những người thầy.
	Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này, mong tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 1 nói riêng và trong môn toán 1 nói chung. Để từ đó các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên.
2.2.Thực trạng vấn đề 
2.2.1. Thực trạng: Qua thực tế giảng dạy và dự giờ lớp 1 ở Trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà - Thiệu Hoá - Thanh Hóa cũng như qua thực tế giảng dạy ở lớp 1 một số trường tôi nhận thấy.
a. Đối với giáo viên: 
* Thuận lợi: 
 	- Đa số giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Phần lớn giáo viên là người địa phương nên có điều kiện bám trường, bám lớp yêu nghề mến trẻ. Giáo viên có điều kiện để trau dồi thêm kiến thức, cách tổ chức để giờ học sôi nổi, có hiệu quả.
	- Do có sự đổi mới về nội dung, cách sắp xếp kiến thức trong sách giáo khoa mà giáo viên dễ xây dựng các hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu. Nội dung các bài toán được cập nhật hoá phù hợp với thực tiễn nên giáo viên cũng dễ chuyển tải đến học sinh.
	- Sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên đạt được mục tiêu giảng dạy của mình.
*Hạn chế:
	- Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp. Đối với những bài này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước đệm, bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này. 
b. Đối với học sinh: 
*Thuận lợi: Đi học là niềm vui của trẻ. Bước vào lớp Một các em háo hức mong muốn được tìm tòi, khám phá những điều mới lạ. Đến trường được làm quen với nhiều bạn mới, trong môi trường mới. Đó là điều kiện giúp các em dễ tiếp thu kiến thức.
	- Các bài toán được trình bày với nhiều hình thức khác nhau, giúp các em hứng thú học tập phát huy được tính sáng tạo của mình.
* Khó khăn: Do học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn 
này một số em còn chưa đọc thông, viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán . 
2.2.2. Kết quả của thực trạng
 Qua việc khảo sát kĩ năng giải toán có lời văn ở lớp 1B trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà vào thời điểm cuối năm học 2014- 2015 với đề bài sau:
Đề bài: Nhà Mai nuôi 26 con gà, mẹ bán đi 12 con gà. Hỏi nhà Mai còn lại bao nhiêu con gà?
	Kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
HS viết đúng 
câu lời giải
HS viết đúng phép tính
HS viết đúng đáp số
HS giải đúng cả 3 bước
1B 26
SL TL 
SL 	TL
SL	TL
SL	TL	
13	50
17	65.4
14	53.8
13 50
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
	Nguyên nhân chính là do một số học sinh chưa có kĩ năng diễn đạt nói, diễn đạt viết, khả năng tư duy chậm và tính toán còn kém, đặc biệt chưa biết diễn đạt được đâu là "giả thiết", đâu là "kết luận"; chưa biết gạt bỏ những từ ngữ, câu chữ để diễn đạt nội dung mà không có "tính chất toán học" dẫn đến hiểu sai nội dung bài toán nên lựa chọn lời giải và phép tính không đúng cũng là điều dễ hiểu. Vậy làm thế nào để học sinh có kĩ năng giải bài toán một cách chắc chắn chính xác?
2.3. Các giải pháp thực hiện: 
 Với những trăn trở trên, bước sang năm học 2015-2016 tôi đã nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp để tìm ra một số giải pháp tối ưu nhất góp phần nâng cao hiệu quả dạy giải toán và rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1. Được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của ban giám hiệu nhà trường, tôi đã tiến hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng giải toán có lời văn lớp 1 thông qua các trình tự sau:
	-Tìm hiểu, điều tra thực trạng về “Giải toán có lời văn” của học sinh Lớp 1A năm học 2015-2016 tại trường Tiểu học Thị trấn Vạn Hà.
	-Tìm hiểu và nghiên cứu về: Sách giáo khoa, mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn lớp 1
	-Thực hiện soạn, giảng trong các tiết toán thuộc phần: “Giải toán có lời văn". 
2.3.1.Tìm hiểu, điều tra thực trạng về "Giải toán có lời văn" của học sinh Lớp 1A trường Tiểu học Thị Trấn Vạn Hà.	
	Sau khi nhận lớp tôi đã phân chia đối tượng học sinh theo các mức độ (giỏi, khá, trung bình) và có kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng trong từng tiết, trong từng giai đoạn.
2.3.2. Tìm hiểu và nghiên cứu về Sách giáo khoa, mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học giải toán có lời văn lớp 1
	Nội dung giải toán có lời văn chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn chuẩn bị cho học giải bài toán ở học kì 1 và giai đoạn chính thức ở học kì 2. Nội dung dạy học giải toán có lời văn xen kẽ với các mạch kiến thức số học và hỗ trợ cho các đại lượng khác. Ví dụ: Trong học kì 1 (giai đoạn chuẩn bị): Các tình huống dẫn ra các bài toán có lời văn từ các tranh vẽ, phần lớn là ý nghĩa của phép cộng, phép trừ. Các phép tính giải là phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10. Đến học kì 2, nội dung giải toán phản ánh ý nghĩa của phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 (có hai chữ số không nhớ). Khi học về độ dài đoạn thẳng với độ dài là xăng- ti -mét, học sinh được giải các bài toán liên quan đến các yếu tố hình học và đại lượng.
2.3.3. Thực hiện soạn, giảng trong các tiết toán thuộc phần "Giải toán có lời văn" 
 Mức độ 1: Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình
 vẽ - viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ 
chọn phép tính thích hợp.
 	Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả :
 Ví dụ 1: Bài 5a trang 46
- Ở bài này chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có : 
1
+
2
=
3
 Ví dụ 2: Bài 4a trang 49 :
- Đến bài này nâng dần mức độ , học sinh phải viết cả phép tính và kết quả
4
 +
1
=
5
Ví dụ 3:Bài 4a trang 77: 
Ở bài này yêu cầu tăng dần, học sinh có thể nhìn từ một tranh vẽ và diễn đạt bằng hai cách
 Cách 1: Có 8 hộp thêm 1 hộp , tất cả là 9 hộp. 
8
 +
1
=
9
Cách 2: Có 1 hộp đưa vào chỗ 8 hộp , tất cả là 9 hộp. 
 1
 +
8
=
9
 Tương tự bài 4b trang 77: 
 Cách 1:	 
7
 +
2
=
9
 Cách 2:
2
+
7
=
9
Ví dụ 4: Bài 3 trang 85:
	Học sinh quan sát và cần hiểu được: Lúc đầu trên cành có 10 quả. Sau đó rụng 2 quả . Còn lại trên cành 8 quả.
10
-
2
=
8
	Ở đây giáo viên cần động viên các em diễn đạt, trình bày miệng ghi đúng phép tính .
	Tóm lại tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ của học sinh.
 Khi dạy các bài toán phần này cần hướng dẫn học sinh quan sát tranh để phát hiện "tình huống" nêu trong bài toán và nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp. Chú ý động viên các em nêu được nhiều đề toán, viết được nhiều phép tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh. 
Mức độ 2: Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời:
 Bài 3b trang 87: 
 Có : 10 quả bóng 
 Cho : 3 quả bóng
 Còn :.... quả bóng? 
10
-
3
=
7
	Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải.
 Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể động viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống sách giáo khoa.
Mức độ 3: - Dạy bài học :" Bài toán có lời văn" ( tiết 81 trang 115) 
nhằm giúp học sinh biết được thế nào là bài toán có lời văn, cấu tạo bài toán gồm mấy phần? (phần giả thiết - bài toán cho biết gì? phần kết luận - bài toán hỏi gì?). Học sinh có hiểu được ý nghĩa của bài toán, phân tích được nội dung bài toán, các em mới có cách giải bài toán phù hợp. Đó cũng là quá trình cần thiết để rèn kĩ năng giải toán có lời văn.
 	Để hiểu được cấu tạo bài toán có lời văn, trong sách toán 1 có ra các mức độ , yêu cầu từng bước, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh hơn, chẳng hạn:
	+Ở bài 1 và bài 2 yêu cầu học sinh quan sát tranh để điền các "con số"
thích hợp vào chỗ chấm trong phần giả thiết của bài toán (câu hỏi ở phần kết luận cho sẵn).
	+ Ở bài 3 yêu cầu học sinh quan sát tranh để ghi câu hỏi (kết luận của bài toán) vào chỗ chấm (phần giả thiết cho sẵn).
	+ Ở bài 4 yêu cầu học sinh quan sát tranh để ghi các "con số" thích hợp vào 
chỗ chấm trong phần giả thiết của bài toán và câu hỏi (kết luận của bài toán) vào
 chỗ chấm để được bài toán hoàn chỉnh.
Mức độ 4: Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen .(Bài toán- trang 117)
	Giáo viên cần cho học sinh nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt đề toán. Quá trình tóm tắt là quá trình học sinh tìm ra những mối quan hệ toán học (được diễn đạt bởi các từ như "thêm", "bớt", "tất cả", "còn"...) và những "con số" liên quan đến phép tính giải mà các em phải lựa chọn thích hợp. Bài giải gồm 3 phần : câu lời giải, phép tính và đáp số.
	Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như 
nhau, tạo điều kiện cho học sinh diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải. 
	Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi học sinh đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. Giáo viên chỉ hướng dẫn cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán. Ở lớp 1, học sinh chỉ giải toán về thêm, bớt với 1 phép tính cộng hoặc trừ, mọi học sinh bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hướng dẫn cụ thể.
	Giáo viên dạy cho học sinh giải bài toán có lời văn cần thực hiện tốt các bước sau:
 	- Đọc kĩ đề bài: Bài toán cho biết những gì? Bài toán yêu cầu gì?
 	- Tóm tắt bài toán. 
 	- Tìm được cách giải bài toán.
 	- Trình bày bài giải.
 	- Kiểm tra lời giải và đáp số.
 	Khi giải bài toán có lời văn giáo viên lưu ý cho học sinh hiểu rõ những dữ kiện đã cho, yêu cầu phải tìm, biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học, đó là phép tính thích hợp.
 	Ví dụ: Có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào, phải làm tính cộng; nếu đem cho, biếu, bán, ăn, hay rụng thì phải làm tính trừ,...
 Giáo viên hãy cho học sinh tập ra đề toán phù hợp với một phép tính đã cho, để các em tập tư duy ngược, tập phát triển ngôn ngữ, tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tiễn.
 Ví dụ: Với phép tính: 3 + 4 = 7. Có thể có các bài toán sau:
 	- Bạn Hà có 3 quyển vở, chị An cho Hà 4 quyển nữa. Hỏi bạn Hà có mấy quyển vở?
 	- Nhà Nam có 3 cây na, bố Nam trồng thêm 4 cây na. Hỏi nhà Nam có tất cả mấy cây na?
 	- Có 3 con chim đậu trên cành, có thêm 4 con chim bay tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim ?
 	- Có 3 con hươu đang ăn cỏ, có thêm 4 con hươu chạy tới. Hỏi có tất cả mấy con hươu ?
 	Có nhiều đề bài toán học sinh có thể nêu được từ một phép tính. Biết nêu đề bài toán từ một phép tính đã cho, học sinh sẽ hiểu vấn đề sâu sắc hơn,chắc chắn hơn, tư duy và ngôn ngữ của học sinh sẽ phát triển hơn.
	- Tìm ra điểm yếu của học sinh: 
	• Học sinh biết giải toán có lời văn nhưng kết quả chưa cao.
• Số học sinh viết đúng câu lời giải đạt tỷ lệ thấp. 
 • Lời giải của bài toán chưa sát với câu hỏi của bài toán.
	- Trong quá trình dạy các nội dung về giải toán có lời văn tôi đặc biệt chú ý vào 1 số tiết chính sau đây:
Tiết 81 : Bài toán có lời văn
Bài toán: Có... bạn, có thêm ... bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
 	Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi để điền vào chỗ chấm số 1 và số 3. 
 Bài 2: tương tự.
 	Qua tìm hiểu bài toán giúp cho học sinh xác định được bài toán có lời văn gồm 2 phần: Thông tin đã biết gồm 2 yếu tố. Câu hỏi (thông tin cần tìm). Từ đó học sinh xác định được phần còn thiếu trong bài tập. 
Ví dụ : ở trang116:
Bài 3: Có 1 con gà mẹ và 7con gà con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà?
	- Kết hợp giữa việc quan sát tranh và trả lời câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinh hoàn thành bài toán 4 trang 116: Có 4 con chim đậu trên cành, có thêm 2 con chim bay đến. Hỏi có tất cả bao nhiêu con chim? 
Tiết 82: Giải toán có lời văn.
	- Giáo viên nêu bài toán . Học sinh đọc bài toán
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?	 Bài toán có lời văn.
	+ Bài toán cho biết gì ? Có 5 con gà , mua thêm 4 con gà
+ Bài toán hỏi gì ? Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ? 
	Dựa vào tranh vẽ và tóm tắt mẫu, giáo viên đưa ra cách giải bài toán mẫu: 
 Bài giải
 Nhà An có tất cả là:
	5 + 4 = 9 (con gà )
 Đáp số: 9 con gà
Bài 1: ( trang117) - Học sinh đọc bài toán - phân tích đề bài - điền vào tóm tắt và giải bài toán .
Tóm tắt:
An có : 4 quả bóng
Bình có : 3 quả bóng
Cả hai bạn có : ....quả bóng?
 Bài giải 
 Cả hai bạn có là: 
 4+3=7( quả bóng )
 Đáp số: 7 quả bóng 
Bài 2:( trang 118)
Tóm tắt:
Có : 6 bạn 
Thêm: 3 bạn 
Có tất cả :... bạn? 
Bài giải
Có tất cả là :
6+3=9( bạn )
Đáp số: 9 bạn
	Qua 2 bài toán trên tôi rút ra cách viết câu lời giải như sau: Lấy dòng thứ 3 của phần tóm tắt + thêm chữ là: 
Ví dụ: Cả hai bạn có là:
 Có tất cả là: 
Tương tự bài 3 trang 118 câu lời giải sẽ là:
 Có tất cả là:
Tiết 84: Luyện tập
 Bài 1 và bài 2 trang 121 tương tự bài 1,2,3 trang 117.Nhưng câu lời giải 
được mở rộng hơn bằng cách thêm cụm từ chỉ vị trí vào trước cụm từ có tất 
cả là:
 Cụ thể là :
Bài 1 trang 121 Trong vườn có tất cả là: 
Bài 2 trang 121 Trên tường có tất cả là:
Tiết 85 : Luyện tập
Bài 1 trang 122 :
	Học sinh đọc đề toán – phân tích bài toán ( như trên )
	Điền số vào tóm tắt. 
	Vài ba học sinh nêu câu lời giải khác nha.
	Giáo viên chốt lại một cách trả lời mẫu:
 Số quả bóng của An có tất cả là:
Tương tự : Bài 2: trang122
 Số bạn của tổ em có là:
 	Vậy qua 2 bài tập trên học sinh đã mở rộng được nhiều cách viết câu lời
 giải khác nhau, sau đó giáo viên chốt lại cách viết lời giải như sau:
 	Thêm chữ Số + đơn vị tính của bài toán trước cụm từ có tất cả là như ở tiết 82 đã làm .
 	Riêng với loại bài mà đơn vị tính là đơn vị đo độ dài (cm) cần thêm chữ dài vào trước chữ là.
Ví dụ cụ thể : Tóm tắt 
 Đoạn thẳng AB : 5cm
 Đoạn thẳng BC : 3cm
 Cả hai đoạn thẳng : ... cm?
Bài giải
Cả hai đoạn thẳng dài là:
5+ 3 = 8 ( cm)
Đáp số : 8 cm
Tiết 86 Tiết 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_ki_nang_giai_toan_co_loi_van_cho_h.doc