SKKN Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1A Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn

SKKN Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1A Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn

Khi bàn về vai trò giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã nói:

Theo quan niệm của Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do đó, giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết.

Như chúng ta đã biết, “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” (Theo Điều 27 - Luật Giáo dục -2005). Để thực hiện các nhiệm vụ đó không ai khác là những người thầy, người cô - những người “lái đò” cần mẫn không quản khó khăn, mệt mỏi trên “con thuyền tri thức”.

 Người giáo viên Tiểu học là một người thầy tổng thể, không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”, không những là người dẫn dắt đưa các em vào thế giới tri thức, khoa học, văn hoá, nghệ thuật mà còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể, tổ chức các hoạt động khác của học sinh để giúp các em mở rộng tri thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực. (Tham khảo tài liệu Module TH 34 - Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)

Với lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng là lứa tuổi ngây thơ, trong trắng. Trẻ dễ dàng tiếp thu cái hay, cái đẹp nhưng cũng dễ bị lôi kéo vào những việc làm không đúng. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội. Kinh nghiệm của ông cha xưa đã đúc kết:

" Bé không vin, cả gãy cành!"

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, trước hết phải xác định được vai trò của mình. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức và truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh.

 Trong thực tế cũng có giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em Do đó, chất lượng giáo dục chưa đồng đều, vẫn còn nhiều học sinh chưa ngoan. Để có một lớp học sinh ngoan, chịu khó học tập, đội ngũ tự quản tốt, biết vâng lời thầy cô, biết yêu quý bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, biết giữ gìn của công, biết giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sự thì người thầy, người cô cần phải làm gì cho có hiệu quả ?

 Vậy phải làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp? Đó là một câu hỏi khó không phải ai cũng tìm được câu trả lời. Từ những vấn đề trăn trở nêu trên, bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và rút ra: “Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1A Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn”.

 

doc 24 trang thuychi01 9944
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1A Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Khi bàn về vai trò giáo dục trong sự phát triển nhân cách con người, Bác Hồ đã nói:
Theo quan niệm của Bác, con người ta khi mới sinh ra vốn bản chất là tốt, nhưng sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trường sống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác khác nhau. Do đó, giáo dục là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết. 
Như chúng ta đã biết, “Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” (Theo Điều 27 - Luật Giáo dục -2005). Để thực hiện các nhiệm vụ đó không ai khác là những người thầy, người cô - những người “lái đò” cần mẫn không quản khó khăn, mệt mỏi trên “con thuyền tri thức”.
	Người giáo viên Tiểu học là một người thầy tổng thể, không chỉ “dạy chữ” mà còn “dạy người”, không những là người dẫn dắt đưa các em vào thế giới tri thức, khoa học, văn hoá, nghệ thuật mà còn có nhiệm vụ xây dựng tập thể, tổ chức các hoạt động khác của học sinh để giúp các em mở rộng tri thức, rèn luyện kĩ năng, giáo dục ý thức và ứng xử, thoả mãn nhu cầu và hứng thú, phát triển năng lực. (Tham khảo tài liệu Module TH 34 - Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)
Với lứa tuổi học sinh ở bậc Tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng là lứa tuổi ngây thơ, trong trắng. Trẻ dễ dàng tiếp thu cái hay, cái đẹp nhưng cũng dễ bị lôi kéo vào những việc làm không đúng. Trong tâm trí trẻ nếu không có giáo dục sớm, trẻ cũng tiếp thu một cái gì đó ngoài dự kiến của chúng ta. Những cái đó nếu là điều sai trái, việc giáo dục lại khó khăn gấp bội. Kinh nghiệm của ông cha xưa đã đúc kết:
" Bé không vin, cả gãy cành!"
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1, trước hết phải xác định được vai trò của mình. Bên cạnh việc giáo dục đạo đức và truyền thụ kiến thức cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải quản lý việc học tập và rèn luyện của học sinh.
 	Trong thực tế cũng có giáo viên đến trường chỉ quan tâm nhiều đến việc dạy, chưa quan tâm đến việc hình thành nề nếp và tìm hiểu tình cảm cuộc sống của các em Do đó, chất lượng giáo dục chưa đồng đều, vẫn còn nhiều học sinh chưa ngoan. Để có một lớp học sinh ngoan, chịu khó học tập, đội ngũ tự quản tốt, biết vâng lời thầy cô, biết yêu quý bạn bè, biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn, biết giữ gìn của công, biết giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch sựthì người thầy, người cô cần phải làm gì cho có hiệu quả ?
 	Vậy phải làm thế nào để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp? Đó là một câu hỏi khó không phải ai cũng tìm được câu trả lời. Từ những vấn đề trăn trở nêu trên, bản thân tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và rút ra: “Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 1A Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn”. 
1.2 Mục đích nghiên cứu
         - Nghiên cứu lý luận và thực trạng của công tác chủ nhiệm lớp, lựa chọn những giải pháp thích hợp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 1.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu tâm lí đối tượng học sinh lớp 1 để tìm ra biện pháp tốt nhất giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp.
- Tập thể học sinh lớp 1A Trường tiểu học Nga Phú Nga Sơn.
- Nghiên cứu mọi hoạt động liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp.  
1.4. Phương pháp nghiên cứu
-  Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động, biểu hiện tâm lí của học sinh lớp 1.
- Phương pháp điều tra, thu thập thông tin: Điều tra, thu thập các thông tin của từng phụ huynh,  học sinh trong lớp.
- Phương pháp trao đổi: Dùng để trao đổi với các đồng nghiệp có kinh nghiệm;  trao đổi với học sinh; trao đổi với phụ huynh
- Phương pháp trải nghiệm: Thông qua thực tế tình hình trên lớp để tìm ra cái tốt để phát huy, cái hạn chế để khắc phục.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1.  Đặc điểm tâm lý và nhận thức của học sinh lớp 1.
Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, phát triển tư duy và nhận thức của học sinh là mục tiêu và là nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường phổ thông. Giai đoạn học sinh ở bậc tiểu học nhất là giai đoạn lớp 1 với học sinh là hết sức quan trọng. Đây chính là giai đoạn nền móng của quá trình phát triển năng lực tư duy và đặc biệt là quá trình phát triển nhân cách của học sinh sau này. So với tuổi mẫu giáo, nội dung và tính chất hoạt động cũng như mối quan hệ giao tiếp, quan hệ xã hội của học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 1 đã có những thay đổi cơ bản. Học tập trở thành hoạt động chủ đạo. Nhưng tư duy của các em vẫn còn mang tính trực quan, cụ thể. Các em rất ham hiểu biết, thích bắt chước, hiếu động, chưa biết tập trung lâu sự chú ý vào một cái gì đó. Do đó, các em dễ nhớ nhưng cũng mau quên. (Tham khảo tài liệu Tâm lí lứa tuổi và tâm lí học sư phạm).
Học sinh lớp 1 còn rất non nớt, các em sống trong những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, nếp sống khác nhau nên nhận thức và nếp sống cũng khác nhau. 
 2.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của công tác chủ nhiệm.   
Như chúng ta đã biết, Bộ giáo dục đã ban hành một số Quyết định, Thông tư quy định đối với Công tác chủ nhiệm lớp như Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Thông tư số 43/2012/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về  Ban hành điều lệ thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Điều đó chứng tỏ rằng công tác chủ nhiệm lớp có vai trò rất quan trọng trong nhà trường nhất là trường Tiểu học. 
Công tác chủ nhiệm lớp là một nội dung về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hoàn thành tốt việc giảng dạy các bộ môn và tổ chức giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh. Đặc biệt trong nhà trường tiểu học, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt nhà trường quản lý điều hành lớp, trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh; là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh một lớp học. (Tham khảo tài liệu Module TH 34-Công tác chủ nhiệm lớp ở trường Tiểu học)
 2.2. Thực trạng  trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Đặc điểm tình hình Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn. 
Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn là trường Tiểu học có bề dày thành tích trong công tác giáo dục. Dưới sự lãnh chỉ đạo sát sao, tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, thành tích dạy và học của giáo viên và học sinh không ngừng nâng cao trong các năm học. Chất lượng giáo dục của các hoạt động phong trào khác ngày càng đi lên. Nhà trường luôn được phụ huynh học sinh tin yêu, tín nhiệm.
 Tuy nhiên, bên cạnh đó một khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đến công tác chủ nhiệm lớp đó là toàn xã có gần 70% số dân theo đạo thiên chúa. Điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa, học sinh phải ở với ông bà đã ảnh hưởng không nhỏ đến ý thức tự giác trong học tập cũng như trong rèn luyện của các em.
2.2.2. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp ở Trường Tiểu học Nga Phú Nga Sơn. 
a. Về phía giáo viên: 
Giáo viên chủ nhiệm nhận được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu, của Công đoàn giáo dục cơ sở cùng sự giúp đỡ của tất cả các ban ngành trong Hội đồng sư phạm nhà trường. Đội ngũ các thầy cô giáo nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao, chuyên môn vững vàng. Nhà trường luôn đặt mục tiêu giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh lên hàng đầu “ Tiên học lễ - Hậu học văn”. Chính vì vậy, làm tốt công tác chủ nhiệm lớp luôn được phần lớn các giáo viên trong trường chú trọng.
Song không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng nhận ra được điều đó. Vẫn còn có một số giáo viên chưa coi công tác chủ nhiệm là việc làm quan trọng đối với bậc học này. 
- Một số giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn còn nặng về “dạy chữ” hơn “dạy người”. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên chỉ tập trung động viên các em học tập tốt mà quên đi việc động viên khuyến khích các em có tinh thần giúp đỡ tương trợ bạn trong học tập, vui chơi cũng như trong sinh hoạt khác. 
	- Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thật sự sát sao với hoạt động của lớp. Giáo viên chưa nắm vững tâm lý học sinh, thường có thiện cảm với học sinh khá, giỏi và nặng nề ngôn ngữ với những học sinh yếu kém; chưa gần gũi, tìm hiểu  tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh của các em, chưa biết lắng nghe các em làm cho học sinh cảm thấy sợ sệt tự ti, mặc cảm, các em chưa dám thổ lộ, tâm tình với giáo viên.
- Mặt khác, giáo viên chưa phát huy tốt tính tích cực của học sinh. Chưa tìm hiểu và khám phá được điểm mạnh và điểm yếu, điểm còn hạn chế của từng học sinh. Đặc biệt là chưa tìm được giải pháp để phát huy hết khả năng sáng tạo và phát triển tư duy cho trẻ, chưa tìm được giải pháp khắc phục những nhược điểm về ý thức và nhận thức của trẻ .
 - Một số giáo viên chủ nhiệm chưa biết phối hợp với giáo viên bộ môn, với các tổ chức khác trong nhà trường, phụ huynh học sinh để  giáo dục các em.
b. Đối với học sinh   
   * Thuận lợi: 
 - Hầu hết học sinh thuộc vùng nông thôn, theo đạo thiên chúa giáo nên các em rất ngoan, nghe lời thầy cô giáo.
- Một số phụ huynh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. 
* Khó khăn: 
Năm học 2018-2019 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1A có 30 học sinh. Các em đều cùng độ tuổi và hầu hết đã qua lớp mẫu giáo nhưng nhiều em chưa nhận biết được mặt 29 chữ cái và 10 chữ số.
Đa số các em thuộc gia đình thuần nông, bố mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông bà như em: Mạnh, Vân Thư, Phương, Cường, Long, YếnNhiều em thuộc gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bố mẹ sống không hòa thuận. Chính vì vậy ngay từ khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát ban đầu về một số hoạt động giáo dục cũng như năng lực, phẩm chất của học sinh thu được kết quả như sau:
Sĩ số
Chất lượng các môn học
( nhận biết được mặt chữ và số)
Năng lực
Phẩm chất
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa HT
Tốt
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Đạt
Chưa đạt
30
10
12
8
8
12
10
12
12
6
Bảng số liệu trên cho thấy, tỉ lệ học sinh chưa đạt về hoạt động giáo dục cũng như năng lực và phẩm chất còn cao do một số nguyên nhân như:
- Một số phụ huynh vì lí do điều kiện kinh tế còn khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa, hay đi làm công ti cả ngày tối mới về hoặc gia đình không hạnh phúc,  nên ít gặp gỡ giáo viên để trao đổi về việc học tập, sinh hoạt của con em ở nhà cũng như ở trường, việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học và giáo dục của thầy cô ở trường, làm cho việc dạy học và giáo dục ở trường khó khăn, kém hiệu quả hơn.
- Khả năng giao tiếp giữa học sinh với giáo viên, giữa học sinh với học sinh còn nhiều hạn chế, một số em gần như cả tiết học không nói một câu nào như: em Yến, em Thái Thanh, em Mạnh, em Phương, chỉ có một số học sinh khá giỏi mạnh dạn tham gia còn học sinh nhút nhát thì thu mình ngại tham gia.  
- Học sinh chưa mạnh dạn tự tin trong việc phân tích, xử lý tình huống như em: Long, em Lâm, em Tuyên do khả năng đánh giá hành vi của bản thân và xung quanh còn thiên về cảm tính.  
 	Từ thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm với hi vọng học sinh lớp tôi sẽ được phát triển một cách toàn diện.       
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 2.3.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu, phân loại học sinh của lớp.
Đối tượng của công tác giáo dục là con người. Mỗi con người lại là một thế giới tâm hồn phong phú, đa dạng. Chính vì thế, ngay từ đầu năm học  khi nhận lớp tôi phải tìm hiểu và nắm vững học sinh lớp mình phụ trách, đó là:
a. Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh: 
Trước đây, chưa bao giờ đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm lại phải nghiên cứu đặc điểm gia đình học sinh. Ngày nay, giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm gia đình và phải coi là một nhiệm vụ để phục vụ cho công tác giáo dục. Từ đó, tìm ra các biện pháp khai thác, phối hợp với gia đình thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện.
 Ngay từ đầu năm học, khi mới nhận lớp, trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đã phát cho mỗi phụ huynh một phiếu điều tra và hướng dẫn phụ huynh ghi đầy đủ vào phiếu... 
 Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu về  hoàn cảnh gia đình, nếp sống, sự quan tâm của bố mẹ đối với vấn đề giáo dục con cái để từ đó tìm ra nguyên nhân và hiện tượng tâm lí của học sinh. Ví dụ:
                           Phiếu điều tra dành cho cha mẹ học sinh
1.Họ và tên học sinh:..................................Ngày sinh:..................Giới tính:.......
- Tình trạng sức khỏe của học sinh:.....................Chiều cao:..........Cân nặng:.....
- Khả năng nhận thức:..........................................................................................
- Năng khiếu của học sinh.:..............................Sở thích.:....................................
- Góc học tập ở nhà: (Có, không) ....................................................
- Sống với : .............................................
- Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo) : .............................................
2. Họ tên cha;.................................................... Tuổi.:......................................
- Nghề nghiệp:................................Nơi công tác:..............................................
3. Họ tên mẹ:............................................... Tuổi:..............................................
- Nghề nghiệp;................................Nơi công tác.:.............................................
4. Địa chỉ liên lạc với phụ huynh........................................................................
- Số điện thoại...............................
Qua phiếu điều tra và trao đổi trực tiếp với phụ huynh tôi đã nắm được hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Tôi đã phân loại đối tượng học sinh và ghi chép đầy đủ thông tin cần thiết vào sổ theo dõi chất lượng, sổ chủ nhiệm, Cập nhật phần mềm Quản lý học sinh, cụ thể:
- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn (em Mạnh, em Phương,...)
- Học sinh chưa ngoan (em Thắng, em Thành,...) 
- Học sinh có sức khỏe yếu ( em Yến, em Thái Thanh,)
- Học sinh học yếu (em Long, em Mạnh, em Ngọc Dũng,...)
- Học sinh có năng khiếu: em Dương, em Hiệu, em Cường, em Hoài 
 Qua đó, tôi đề ra các biện pháp giáo dục đối với nhóm đối tượng học sinh, cá thể học sinh, đồng thời tôi tiếp thu ý kiến phụ huynh, cùng tìm hiểu, tạo ra sự đồng thuận thống nhất hành động trong sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình.
	- Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Tôi thường xuyên động viên giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Để vừa giúp đỡ học sinh khắc phục được khó khăn lại vừa giáo dục được lòng nhân ái cho học sinh và tranh thủ được sự hỗ trợ của nhà trường của hội phụ huynh học sinh, tôi kêu gọi học sinh cả lớp có tinh thần đoàn kết giúp bạn vượt khó, phát động phong trào “Lá lành đùm lá rách” tạo điều kiện giúp đỡ những em đó. 
- Đối với  học sinh chưa ngoan : Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tôi gần gũi chuyện trò cùng em và thường xuyên nhắc nhở động viên, khen - chê kịp thời. Giao cho  em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình.
 	- Đối với những học sinh có sức khỏe yếu:  Tôi luôn dành tình cảm ưu ái hơn. Động viên các em chú ý giữ gìn sức khỏe, sắp xếp chỗ ngồi phù hợp. Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh để kết hợp theo dõi diễn biến về sức khoẻ và học tập của các em.
- Đối với học sinh học yếu: Tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Tôi dành thời gian luyện đọc, luyện viết, làm toán thêm cho em vào những tiết luyện buổi chiều, ra bài tập phù hợp với mức độ tiếp thu của các em. Tổ chức cho học sinh học theo nhóm để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. 
- Đối với học sinh năng khiếu: Đối với  những em này, trong quá trình giảng dạy, tôi luôn kết hợp ra các câu hỏi, bài tập nâng cao hơn, khó hơn cho các em không nhàm chán và hứng thú học tập. Qua đó giúp các em phát huy hết khả năng của mình. Những việc làm rất đỗi bình thường đó đã giúp các em trong lớp có sự tiến bộ về cả học tập lẫn rèn luyện đạo đức, nhân cách.
b. Tìm hiểu và nắm được đặc điểm tâm lí, tính cách của từng học sinh:  
Mỗi trẻ em trong cùng một lứa tuổi cũng có những nét tính cách khác nhau. Do vậy, người giáo viên nói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng, trong công tác giáo dục cần chú ý đến đặc điểm lứa tuổi và cá nhân học sinh để lựa chọn phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh. Ngoài ra tìm hiểu trình độ nhận thức, năng lực học tập và các năng lực khác, mối quan hệ với những người xung quanh,để tìm cách giúp các em. 
Chẳng hạn: Mới ngày đầu nhận lớp, tôi thấy có em Thành luôn gây gổ đánh nhau với bạn, lời nói với người lớn chưa lễ phép, trong lớp chưa tập trung nghe giảng, chuyên làm việc riêng, thích thì học, không thích thì thôi... Qua tìm hiểu thực tế, tôi biết em là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt: Bố mẹ em sống không hạnh phúc, lục đục hay cãi nhau, bố suốt ngày say xỉn thường xuyên đánh đập vợ con Điều này cũng ảnh hưởng không ít đến tâm - sinh lí của em. Trước học sinh như vậy, tôi luôn gần gũi hỏi han, động viên em, nhẹ nhàng chỉ cho em thấy những việc nào làm đúng, việc nào chưa đúng để em sửa chữa. Để làm tốt nhiệm vụ này, em phải gương mẫu. Từ đó em dần dần thay đổi về hành vi, nhận thức, học tập tiến bộ và đặc biệt  là em đã biết thân thiện với bạn bè.
	Tâm lí của trẻ em là rất thích được khen nên dù học sinh có tiến bộ chỉ một chút thôi tôi cũng tuyên dương, động viên để các em cố gắng hơn nữa. Chẳng hạn, lớp tôi có em Long, Ngọc Dũng, Tiến Thành, em Quỳnh Như khả năng nhận thức chậm nên các em đọc còn yếu, viết và làm tính chậm. Tôi thường xuyên gọi các em đọc bài, lên bảng. Khi các em có tiến bộ hơn, tôi gần gũi động viên, khen các em có cố gắng. Được cô quan tâm, các em đã có tiến bộ hơn nhiều. Hay em Cường thông minh nhanh nhẹn thường làm bài xong trước các bạn, mỗi khi làm bài xong em thường ngoảnh đi ngoảnh lại khoe với các bạn “ tớ xong nhất’’ nhưng bài em làm rất ẩu. Để chấn chỉnh điều đó, tôi cho em lên bảng chữa bài kèm theo một điều kiện “Nếu trình bày đúng và đẹp cô sẽ thưởng 1 ngôi sao”. Vì cháu rất thích được bạn khen và thán phục mình, trước lời động viên và yêu cầu của cô nên em đã làm bài trên bảng vừa nhanh vừa trình bày bài cẩn thận. Em trở về chỗ ngồi với 1 ngôi sao và một tràng pháo tay giòn giã của các bạn. Em vui lắm nét mặt hớn hở và hãnh diện. Em Thùy Dương cũng vậy, cháu có giọng đọc lưu loát, diễn cảm nên tôi cho cháu đọc bài mẫu cho các bạn, đọc truyện cho các bạn nghe đầu giờ, cháu rất vui khi được các bạn tặng cho danh hiệu “Người có giọng đọc của phát thanh viên”. Cũng từ đó tôi thấy các cháu trong lớp có sự thi đua ngầm, cháu nào cũng muốn được lên đọc như bạn. 
Biết các em thích làm người lớn, tôi hướng dẫn các em tự thực hiện tiết  sinh hoạt cuối tuần. Dưới sự điều hành của lớp trưởng, các em được thoải mái trình bày những suy nghĩ, những thắc mắc của mình, đến những phút cuối thì tôi là người giải đáp những thắc mắc đó. Chính vì thế, nhận thức của các em được nâng lên và kĩ năng giao tiếp của các em cũng dần được hoàn thiện.
Bạn lớp trưởng đang điều khiển lớp sinh hoạt
2.3.2. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm.
Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm là việc làm rất quan trọng đối với mỗi giáo viên chủ nhiệm. Đó chính là mục tiêu giáo dục toàn diện mà sau mỗi năm học mỗi lớp phải thực hiện được. Sau khi tìm hiểu những đặc 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_de_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem_o_lop_1a.doc