Báo cáo biện pháp Xây dựng thực đơn hợp lý kết hợp nhiều loại thực phẩm để có món ăn ngon cho trẻ trong trường mầm non
Như chúng ta đã biết nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ hết sức quan trọng nhưng nhứng lớp trẻ không thể ăn nhiều thức ăn trong một bữa và nếu chúng ta không biết bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý thì sẽ không có được kết quả như mong đợi. Vì vậy trong bữa ăn của trẻ ta phải biết cách tổ chức và tính toán làm sao để đáp ứng đầy đủ một số yêu cầu sau đây để đem lại món ăn ngon, đầy đủ dưỡng chất.
- Đản bảo đủ lượng calo.
- Cân đối các chất P-L-G
- Thực đơn đa dạng, phong phú, kết hợp nhiều loại thực phẩm
- Thực đơn theo mùa, phù hợp với nguồn thực phẩm tại địa phương.
- Đảm bảo chế độ tài chính
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Vì vậy muốn xây dựng thực đơn cho trẻ tại trường mầm non chúng ta phải bám sát vào những yêu cầu trên, các yêu cầu đó luôn luôn là một khuôn mẫu trong mỗi thực đơn, tạo tiền đề cho nhu cầu về dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể trẻ.
MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Ngày nay trong cuộc xây dựng đất nước, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc phát triển kinh tế đang là một nhu cầu cấp thiết của mối đất nước nói chung và ở việt nam nói riêng. Để có nguồn nhân lực lớn mạnh thì ngày nay từ đầu mỗi người dân dù là nhỏ hay lớn cũng cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt là những mầm non của đất nước lại cần sự chăm sóc nuôi dưỡng phải chu đáo hơn vì lớn lên trẻ sẽ khỏe mạnh và có đủ sức khỏe để học tập và làm việc để xây dựng đất nước. Sinh thời tâm nguyện của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh của chúng ta đã dạy: “ Trẻ em như búp trên cành, biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Vâng để đáp lại lời dặn của người chúng tôi là những cô nuôi trong trường mầm non hết sức coi trọng và tâm huyết với nghề. Cùng với việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thì ăn uống là một nhu cầu không thể thiếu được của mỗi con người. Nấu ăn là một công việc rất gần gũi và quen thuộc trong mỗi gia đình và ở các trường mầm non. Mọi người chúng ta ai ai cũng có thể nấu ăn được nhưng nấu ăn thế nào để món ăn đó vẫn giữ được giá dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh một cách đơn giản nhất. Điều này rất dễ mà lại rất khó bởi nó luôn đòi hỏi chúng ta phải có những sáng kiến và hiểu biết về cách nấu ăn nói chung và đặc biệt là món ăn cho các cháu mẫu giáo nói riêng. Nếu trẻ em được nuôi dưỡng chăm sóc tốt, có một sức khỏe tốt đó là tiền đề để cho trẻ phát triển về mọi mặt đức, trí, thể, mỹ. Vì vậy công tác nuôi dưỡng trong trường mầm non được các bậc phụ huynh rất coi trọng và giao nhiệm vụ nặng nề cho chúng tôi. Chúng tôi, đội ngũ cô nuôi trong trường luôn băn khoăn trăn trở trước thực tế thị trường nhạy cảm hiện nay, làm thế nào để có được một thực đơn cân đối, hợp lý, đảm bảo tỷ lệ cân dối, hợp lý, đủ calo và sựu phối hợp giữa các chất protit, lipit, gluxit canxi, B1 và nhiều loại vitamin, ... và thực đơn đó phải phù hợp theo từng mùa với nhiều loại thực phẩm phong phú, đa dạng của địa phương.Hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn cho trẻ để được những món ăn ngon hàng ngày, được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, kế toán nhà trường và các bạn đồng nghiệp trong tổ với sự góp ý của đội ngũ giáo viên đứng lớp đã giúp đỡ tổ nuôi có được thực đơn hợp lý để đem lại những bữa ăn ngon hàng ngày cho trẻ. Do vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Xây dựng thực đơn hợp lý, phối hợp nhiều loại thực phẩm để chế biến món ăn ngon cho trẻ mầm non” tại trường nơi tôi công tác để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm cho năm học 2017-2018 này. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi không tránh được những sai xót, tôi mong nhận được sự góp ý đóng góp của hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm và cá bạn đồng nghiệp cùng với Ban giám hiệu để tôi hoàn thiện bản thân hơn nữa. Mục đích của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu thực tế của việc xây dựng thực đơn ở trường mầm non để đưa ra những biện pháp xây dựng thực đơn ở trường mầm non cho trẻ trong trường mầm non phù hợp với thị trường và đặc điểm của địa phương hiện nay. Qua đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ thông qua việc chế biến món ăn hàng ngày để trẻ ăn ngon miệng, hết xuất của mình để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho trẻ tốt hơn. Đối tượng và phạm vi thực hiện - Đối tượng: là một số biện pháp xây dựng thực đơn hợp lý cho trẻ mầm non tại trường mầm non nơi tôi công tác. - Phạm vi: Thực hiện xây dựng từ tháng 9/2017 đến tháng 5/2018 với nhũng thực đơn theo từng tuần chẵn, lẻ, theo mùa. 4. Nhiệm vụ thực hiện đề tài: - Tìm hiểu thực trạng trong khi xây dựng thực đơn tại trường mầm non. - Từ thực tế đó đưa ra một số biện pháp xây dựng thực đơn hợp lý phù hợp với nguồn thực phẩm sẵn có tại địa phương. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Từ xưa đến nay trên toàn thế giới đều có chiến lược lâu dài về chăm lo bồi dưỡng thế hệ sau này, xác định rõ được tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở nước ta, lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Dạy trẻ cũng như trồng cây non, trồng cây non được tốt thì lớn lên cây mới được tốt”. Thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ thơ đó chính là chúng ta đã tạo dựng được một nền móng vững chắc cho sự phát triển hưng thịnh của đất nước ta ngày mai. Vì ở lứa tuổi này trẻ phát triển với tốc độ rất nhanh đặc biệt là sự tăng tốc về chiều cao, cân nặng. Nếu chúng ta không cung cấp cho trẻ một lượng đủ thì trẻ sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, trí tuệ chậm phát triển. Còn nếu trẻ bị mắc bệnh béo phì thì chúng ta phải xem chế độ dinh dưỡng của trẻ đó có phù hợp hay không để đưa ra những hướng giải quyết và khắc phục. Do đó nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi là do sự kết hợp nhiều yếu tố như thiếu kiến thức nuôi con, do thiếu ăn và bệnh tật nhưng nguyên nhân chính là do cách nuôi dưỡng không phù hợp, cho trẻ ăn không có nguyên tắc nào cả, trẻ thích ăn gì thì cho chúng ăn thứ đó mà phụ huynh không chú ý đến việc phối hợp các loại thực phẩm, không biết cân đối giữa các chất dinh dưỡng động vật và thực vật, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và kết hợp mắc các bệnh nhiễm khuẩn, ví thử như trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, sởi, hoặc trẻ bị mắc bệnh biếng ăn do bị ăn kiêng khem nhiều thứ. Nếu trong quá trình nuôi con nhỏ mà cha mẹ cho con ăn quá sớm hoặc quá muôn gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng. Vì vậy việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ là việc làm rất cấp thiết của mỗi tập thể nhà trường, mỗi nhân viên, giáo viên góp phần thúc đẩy dựu nghiệp “trồng người” phát triển để đất nước ta nói chung và tập thể trường mầm non nói riêng đạt được một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại và phát triển. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong tình hình thực tế hiện nay trẻ em Việt Nam tỷ lệ suy dinh dưỡng còn khá cao đó chính là nỗi băn khoăn của toàn xã hội, các cấp lãnh đạo cũng như toàn nhà trường. Muốn phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ được tốt thì ngay từ ban đầu khi trẻ còn trong bụng mẹ chúng ta đều phải có cách nuôi dưỡng bào thai đầy đủ dưỡng chất.Thực tế địa phương tôi do điều kiện kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thơ còn nhiều hạn chế, chưa đồng đều nên việc đầu tư vào việc tổ chức bữa ăn cho trẻ cũng như chăm sóc trẻ ở vùng nông thôn còn gặp rất nhiều khó khăn, điều đó làm ảnh hưởng không ít đến việc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ tại trường. Đó là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. III. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi Ban giám hiệu nhà trường đều có trình độ đạt trên chuẩn, có nhiều năm làm công tác quản lý nên kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm quản lý đều rất tố, đã được tích lũy qua nhiều năm. Đội ngũ Ban giám hiệu rất nhiệt tình giúp đỡ chị em trong trường để chị em luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khu bếp được xây dựng khang trang, sạch đẹp, được bố trí theo dây truyền bếp một chiều, có đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ bán trú. Có nguồn nước sạch được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng đều có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình trong công việc, không quản ngại khó khăn, hết mình trong công việc, biết bố trí công việc phù hợp và thường xuyên giúp đỡ đồng nghiệp trong mọi lĩnh vực công tác và nhiệm vụ được giao. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cô nuôi chúng tôi đều ở mức trên chuẩn, hơn nữa chúng tôi đều là người địa phương nên rất hiểu về môi trường sống của địa phương mình, điều đó chính là điều kiện thuận lợi cho chúng tôi có thể chăm sóc các con tốt hơn. Hơn nữa được sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo địa phương cùng các bậc phụ huynh học sinh được sự tin tưởng tuyệt đối của các bậc cha mẹ trẻ. Ngoài ra nhà trường còn thường xuyên tổ chức dự giờ, kiểm tra, tổ chức các hội thi như: Nhân viên giỏi, phụ nữ đảm đang nội trợ trong những dịp 20/11; 8/3; hội giảng mùa xuân, các chị em làm ra những món ăn, các loại bánh ngon để chị em học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. 2. Khó khăn Mọi trẻ em trong xã đến trường hầu hết là con em người lao động có mức thu nhập thấp, chưa đủ điều kiện chăm sóc trẻ. Nhiều trẻ thể lực còn chưa đạt yêu cầu so với các bạn cùng độ tuổi, vệ sinh còn chưa được sạch sẽ, gọn gàng. Cách tính khẩu phần ăn cho trẻ của các cô nuôi còn chưa thành thạo Phụ huynh còn chưa quan tâm nhiều đến việc phối hợp với nhà trường, với các cô trong việc chăm sóc các cháu vậy nên chưa đạt được kết quả cao. Một số trẻ vẫn còn không ăn hết xuất, không ăn các loại rau Trường vẫn còn hai khu lẻ. 3. Thực trạng Nhà trường đã được công nhận là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I trường có 18 nhóm lớp trong đó có 06 lớp mẫu giáo lớn, 05 lớp mẫu giáo nhỡ, 04 lớp mẫu giáo bé và 03 nhóm trẻ với tổng số học sinh là 930 trẻ . Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 90 đồng chí đều đạt trình độ chuẩn trở lên đặc biệt là đội ngũ cô nuôi đều đạt trình độ trên chuẩn. Trong nhiều năm qua trường đã thực hiện tốt các chuyên đề vệ sinh dinh dưỡng, đả bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng hàng năm thông qua các buổi họp phụ huynh, qua các hội thi, tuyên truyền. Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ tới các bậc phụ huynh để phụ huynh nắm bắt kịp thời cùng nhà trường nuôi dạy trẻ được tốt hơn. Hàng tháng nhà trường đều tổ chức cân đo cho trẻ và theo dõi sức khỏe cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng để kịp thời phát hiện ra một số trẻ bị suy dinh dưỡng. Nhà trường phối kết hợp với trạm y tế xã để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để phát hiện kịp thời trẻ mắc bệnh để có hướng điều trị và tránh lây lan sang trẻ khác. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng bệnh cho trẻ, đảm bảo giấc ngủ cho trẻ. Trường có bếp ăn một chiều, thực hiện đúng nguyên tắc một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có đầy đủ đồ dùng phục vụ bán trú. Mức đóng góp tiền ăn cho trẻ là 17000đ/1 trẻ/1 ngày. Ngoài ra nhà trường đã ký hợp đồng thực phẩm với các công ty thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho trẻ hàng ngày như công tuy thực phẩm Bảo An Huy, Công ty thực phẩm Minh Đức , Tóm lại việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường tôi đã được thực hiện từ hàng chục năm nay. Công tác phòng, chống suy dinh dưỡng của nhà trường trong những năm qua đã đạt được kết quả tương đối nhưng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn tương đối cao, nguyên nhân đó chắc hẳn là do một phần xây dựng thực đơn, cách tính khẩu phần ăn chưa hợp lý. Qua việc đánh giá thực trạng của trường bản thân tôi là một cô nuôi đã rút ra một số nhược điểm sau: Công tác nâng cao chất lượng bữa ăn còn hạn chế Thực đơn còn chưa phong phú theo yêu cầu. Lượng calo chưa đảm bảo do tiền ăn còn thấp so với các trường bạn. Công tác phối kết hợp chưa thường xuyên. Tỷ lệ các chất có lúc còn chưa cân đối. Dựa trên cơ sở những nhược điểm trên trong việc xây dựng thực đơn của trường, tôi đã đưa ra một số biện pháp tích cực và phù hợp nhằm giải quyết những yếu tố trên để tiếp tục xây dựng thực đơn hợp lý, kết hợp với nhiều loại thực phẩm để chế biến món ăn ngon cho trẻ hàng ngày nhằm góp một phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trường mình xuống còn mức thấp nhất và đưa chất lượng nuôi dưỡng của trường đi lên. IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG THỰC ĐƠN HỢP LÝ KẾT HỢP NHIỀU LOẠI THỰC PHẨM ĐỂ CHẾ BIẾN MÓN ĂN NGON CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON Như chúng ta đã biết nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ hết sức quan trọng nhưng nhứng lớp trẻ không thể ăn nhiều thức ăn trong một bữa và nếu chúng ta không biết bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý thì sẽ không có được kết quả như mong đợi. Vì vậy trong bữa ăn của trẻ ta phải biết cách tổ chức và tính toán làm sao để đáp ứng đầy đủ một số yêu cầu sau đây để đem lại món ăn ngon, đầy đủ dưỡng chất. Đản bảo đủ lượng calo. Cân đối các chất P-L-G Thực đơn đa dạng, phong phú, kết hợp nhiều loại thực phẩm Thực đơn theo mùa, phù hợp với nguồn thực phẩm tại địa phương. Đảm bảo chế độ tài chính Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Vì vậy muốn xây dựng thực đơn cho trẻ tại trường mầm non chúng ta phải bám sát vào những yêu cầu trên, các yêu cầu đó luôn luôn là một khuôn mẫu trong mỗi thực đơn, tạo tiền đề cho nhu cầu về dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể trẻ. Sau đây tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm xây dựng thực đơn theo từng yếu tố cụ thể: 1. Biện pháp 1: Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống được nâng cao, nguồn thực phẩm ngày càng đa dạng. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Ngoài ra các nhà sản xuất còn sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng, các chất này đã tồn dư trong thực phẩm làm ảnh hưởng dần dần đến sức khỏe con người. Vậy phải làm thế nào đây?. Điều này đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn những cửa hàng tin cậy, những của hàng có thực phẩm đảm bảo vệ sinh phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo, bởi nó rất quan trọng, nó quyết định đến bữa ăn, trẻ có ăn ngon miệng không, hết xuất không? Sau đây là một số hiểu biết của tôi khi lựa chọn thực phẩm: Thịt là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời lại là loại thức ăn dễ chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, vì vậy được sử dụng thường xuyên hàng ngày trong chế biến món ăn. - Đối với thịt lợn: Chúng ta nên chọn mua ở những công ty được tin cậy, được chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Chọn thịt có mỡ màu trắng tinh, thịt nạc có màu đỏ tươi, bề mặt phải khô, có độ đàn hồi cao, mùi thơm tự nhiên, không có mùi hôi, chú ý thịt của lợn bị bệnh đã tiêm thường có vết bầm đỏ và có mùi thuốc bốc lên - Đối với thịt gà: Chọn thịt mềm, dẻo, thớ thịt săn, chắc, đầu sườn có màu trắng hồng, da thịt mỏng, có màu trắng vàng tự nhiên, không có nốt thâm tím ở ngoài da. - Đới với thịt bò: Ta nên chọn thịt có màu đỏ tươi, mỡ màu vàng nhạt, thớ thịt nhỏ, săn chắc có mùi đặc trưng. Trước khi mang đi chế biến thực phẩm cho trẻ ta thường phải rửa sạch sau đó thái dài theo thớ nhỏ rồi cho vào xay. Thực phẩm được sơ chế ở trên bàn hoặc bệ sạch để đảm bảo vệ sinh. Đối với hải sản như chai, tôm, cua, cá ... Những loại hải sản này rất tốt cho con người, đặc biệt là trẻ em vì nó cung cấp canxi, chất đạm, làm cho xương của trẻ chắc khỏe hơn và không bị bệnh còi xương. + Với tôm: Chọn những con còn sống, mình tôm phải trắng, trong khi sơ chế phải làm sạch, bóc vỏ, đùng đầu để nấu canh. + Với cá: Ta nên chọn những con cá bơi khỏe, còn nguyên vẩy, không bị trầy xước, khi sơ chế ta nên đập chết và đem rửa sạch, đánh vẩy rồi cho vào nồi luộc, sau đó gỡ lấy thịt cá còn xương và đầu cá giã nhỏ lọc lấy nước để nấu canh. Ngoài việc lựa chọn thực phẩm cung cấp chất đạm, chúng ta còn phải lựa chọn thực phẩm cung cấp vitamin và chất xơ như rau, củ, quả. + Đối với rau: Chọn mua ở những nơi có uy tín, chọn rau phải tươi ngon, không dập nát, không vàng úa, củ, quả tươi: Ví dụ: Chọn khoai tây những củ ít mắt không có màu xanh Với những loại củ quả khô: Khi mua ta nên chọn những hạt đều nhau không bị mốc, mọt, chọn gạo ngon, không có đầu chấu, không có sạn. Với bún, miến, mỳ, phở: Ta nên đặt mua của những nhà sản xuất có uy tin, bún sợi nhỏ không có mùi chua, mỳ, miến không bị ẩm mốc, ... Đối với thực phẩm làm gia vị như: Mắm, dầu ăn, ... khi mua cần chú ý đến tên hãng sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm để đảm bảo an toàn. Vậy quá trình lựa chọn thực phẩm là tiêu điểm đầu tiên để ta xây dựng nên một thực đơn cho trẻ trong trường mầm non. Có được thực phẩm sạch, an toàn thì ta phải tính đến làm sao có một thực đơn đảm bảo lượng calo hàng ngày cho trẻ. 2. Biện pháp 2. Đảm bảo đủ lượng calo hàng ngày cho trẻ Đó chính là năng lượng được cung cấp từ các chất đạm (protit), đường bột ( gluxit), và chất béo (lipit). Trong đó gluxit có ở nhiều trong các loại ngũ cốc và đường. Lipit có nhiều trong dầu mỡ và các loại hạt có tinh dầu như đậu, lạc, vừng, ... protit có trong các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, ... khi xây dựng thực đơn ta nên chú ý kết hợp giữa các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng và thực phẩm ít chất dinh dưỡng với nhau để đảm bảo lượng calo cần thiết cho trẻ một ngày. Ví dụ 1: Bữa chính sáng: Trứng đúc thịt Canh củ quả nấu thịt. Bữa chính chiều: Xôi ruốc, lạc + uống sữa Với thực đơn này chất dinh dưỡng trong trứng và thịt là trung bình kết hợp với canh củ, quả nấu thịt có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, kết hợp với bữa chính chiều là xôi ruốc lạc và sữa thì ta có tỷ lệ dinh dưỡng cao để tỷ lệ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn ngày hôm đó cân đối, hợp lý và đảm bảo đủ năng lượng calo cho trẻ trên ngày để trẻ hoạt động. Ví dụ 2: Bữa sáng: Cơm thịt bò hầm củ quả Canh đậu phụ nấu thịt Bữa phụ: Miến ngan + chuối chín Với thực đơn này chất dinh trong thịt bò rất cao được kết hợp với canh đậu phụ có giá trị dinh dưỡng trung bình và kết hợp với bũa phụ là món miến ngan có giá trị dinh dưỡng không cao lắm kết hợp với hoa quả là chuối cung cấp vitamin thì ta có tỷ lệ dinh dưỡng cao, để tỷ lệ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn ngày hôm đó cân đối, hợp lý và đảm bảo năng lượng calo hàng ngày cho trẻ hoạt động tốt 3. Biện pháp 3. Cân đối tỷ lệ giữa các chất P-L-G Protein hết sức cần thiết cho sự phát triển trí tuệ của trẻ, là nguyên liệu chủ yếu để xây dựng lên các tố chất trong cơ thể trẻ mầm non. Protein có nhiều trong các loại thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, vừng, ... Lipit là nguồn cung cấp năng lượng, những loại thực phẩm giàu chất lipit gồm dầu ăn, mỡ lợn, một số loại thịt cá và một số loại hạt, quả có nhiều tinh dầu như đỗ, lạc, vừng, dừa. Gluxit cung cấp lượng tinh bột đường chủ yếu trong cơ thể, gluxit có nhiều trong gạo, bột mỳ, đường, đậu, ... vì vậy trong bữa ăn hàng ngày của trẻ, để có được những món ăn ngon có đầy đủ chất dinh dưỡng ta cần phải đảm bảo đầy đủ các loại thực phẩm. Qua đó ta cần phải tính toán làm sao để cân đối giữa các chất P-L-G theo tỷ lệ thích hợp đối với trẻ là 15-25%; 25-35%; 45-52% và cân đối lượng đạm động vật và đạm thực vật phải đạt tỷ lệ 50/50%. Lượng lipit cũng cần cân đối đạm động vật là 50/50%. Muốn cân đối được tỷ lệ các chất ta cần phải chú ý đến những đặc điểm sau đây: + Đạm có nguồn gốc từ động vật rất nhiều nhưng giá thành lại rất cao, ngược lại đảm có nguồn gốc từ thực vật giá trị lại rất thấp mà tiền ăn của các cháu đóng hàng ngày ở mức trung bình là 17.000đ/1 xuất / 1 ngày vì vậy phải biết kết hợp giữa đạm động vật từ thịt, cá, tứng với đạm thực vật từ đậu, lạc, vừng. Qua đó phối hợp các loại canh rau có độ đạm tương đối cao như rau muống, giá đỗ, rau ngót. + Muốn đảm bảo lượng lipit trong mỗi bữa ăn của trẻ có thể chế biến thành các món rán, xào. Để đảm bào được lượng gluxit cho trẻ và cân đối giữa hai bữa chính và bữa phụ trong ngày, bữa chính sáng trẻ ăn cơm, bữa phụ chiều có thể chế biến một số món ăn từ gạo nếp, mỳ, chè, miến, ... đặc biệt cần lưu ý trong cả hai bữa ăn của trẻ đều phải có chất đạm động vật ví như bữa chính chiều phải là bún nấu thịt, nếu bánh rán thì phải là bánh rán nhân thịt hoặc cháo nấu thịt rau thơm. 4. Biện pháp 4: Phối hợp với các thành viên trong tổ để xây dựng thực đơn phong phú, đa dạng. Tất cả lứa tuổi mẫu giáo, cha mẹ, cô giáo, nhà trường phối hợp nuôi dạy trẻ một cách toàn diện vậy nên chúng ta là người trực tiếp nuôi dưỡng các con, chúng ta cần phải nắm bắt hiểu biết món ăn của trẻ làm sao cho món ăn vừa ngon lại vừa đủ chất dinh dưỡng là điều rất quan trọng. Trong quá trình chế biến ta phải biết kết hợp nhiều loại thực phẩm để có đầy đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể trẻ. Mỗi loại thực phẩm lại cung cấp một số chất nhất định, cách tốt nhất để trẻ ăn đủ chất là phải đan xen nhiều loại thực phẩm trong bữa ăn, có như vậy thực đơn mới đa dạng, phong phú. Ví dụ: Thực phẩm từ đậu phụ ta có thể chế biến thành rất nhiều món ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm khác cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Đậu nhồi thịt, đậu dán sốt cà chua. Ngoài những món được chế biến từ đậu, thịt, trứng, cá ta có thể chế biến món từ cua đồng: Ngoài nấu canh diêu cua ta có thể kết hợp với các loại rau: mồng tơi, mướp, rau đay, rau dền, rau rút, khoai sọ, rau ngót, rau lang,... các chất đạm từ thịt cua được kế
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_xay_dung_thuc_don_hop_ly_ket_hop_nhieu_loa.doc