Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học xanh - Sạch - đẹp - An toàn trong trường mầm non

Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học xanh - Sạch - đẹp - An toàn trong trường mầm non

Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều mong muốn được sống và học tập trong một môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn. Bởi trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn tạo ra một môi trường học tập và vui chơi thân thiện, thú vị, hấp dẫn, giúp cho cô trò thêm yêu trường, mến lớp. Ngôi trường khang trang, sạch đẹp không những để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người, mà nó còn có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn đó là hình thành ý thức thói quen, nhân cách của con người.

Giáo dục môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ và được quan tâm hơn ngay từ lứa tuổi mầm non, nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen, ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường sống. Cùng với gia đình, trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ, là nơi giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách của trẻ. Trường học thân thiện lứa tuổi mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, nơi đó trẻ được đối sử công bằng, được quan tâm, chăm sóc, được bảo vệ và tham gia vào quá trình học tập, phát triển toàn diện nhân cách.

Trường học “Xanh - sạch - đẹp - an toàn” có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình, cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường

Việc đẩy mạnh giáo dục ý thức xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn vừa có ý nghĩa phát triển CSVC, tôn tạo cảnh quan học đường, vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Phong trào còn góp phần đào tạo những thế hệ công dân văn minh, có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay UBND huyện, phòng giáo dục và đào tạo huyện, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các nhà trường đã tập trung huy động các nguồn lực, tích cực xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định, để phấn đấu xây dựng trường học “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”

 

doc 23 trang thanh tú 22 08/10/2022 15906
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học xanh - Sạch - đẹp - An toàn trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
Phần I. Đặt vấn đề.
1
Phần II. Giải quyết vấn đề. 
3
I
Nội dung lý luận
3
II
Đặc điểm tình hình của nhà trường
3
1
Thuận lợi
3
2
Khó khăn
4
III
Các biện pháp áp dụng
5
1
Biện pháp 1: Kế hoạch xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn.
5
2
Biện pháp 2: Chỉ đạo cán bộ - giáo viên – nhân viên xây dựng trường học xanh 
7
3
Biện pháp 3: Chỉ đạo cán bộ - giáo viên – nhân viên xây dựng trường học sạch 
4
Biện pháp 4: Chỉ đạo cán bộ - giáo viên – nhân viên xây dựng trường học đẹp 
5
Biện pháp 5: Chỉ đạo cán bộ - giáo viên – nhân viên xây dựng trường học an toàn.
8
6
Biện pháp 6: Phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, ban ngành đoàn thể và phụ huynh học sinh để xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn.
12
IV
Hiệu quả của SKKN
15
1
Đối với nhà trường
15
2
Đối với giáo viên
16
3
Đối với học sinh
16
Phần III. Kết luận và Kiến nghị
17
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều mong muốn được sống và học tập trong một môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn. Bởi trường học xanh, sạch, đẹp và an toàn tạo ra một môi trường học tập và vui chơi thân thiện, thú vị, hấp dẫn, giúp cho cô trò thêm yêu trường, mến lớp. Ngôi trường khang trang, sạch đẹp không những để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người, mà nó còn có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn đó là hình thành ý thức thói quen, nhân cách của con người.
Giáo dục môi trường là nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ và được quan tâm hơn ngay từ lứa tuổi mầm non, nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng, thói quen, ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường sống. Cùng với gia đình, trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ, là nơi giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách của trẻ. Trường học thân thiện lứa tuổi mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, nơi đó trẻ được đối sử công bằng, được quan tâm, chăm sóc, được bảo vệ và tham gia vào quá trình học tập, phát triển toàn diện nhân cách.
Trường học “Xanh - sạch - đẹp - an toàn” có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo dục cho học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến môi trường gia đình, cộng đồng các em đang sinh sống, đồng thời góp phần hình thành mầm mống nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh, văn hóa cho thế hệ trẻ ngay từ tuổi học đường
Việc đẩy mạnh giáo dục ý thức xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn vừa có ý nghĩa phát triển CSVC, tôn tạo cảnh quan học đường, vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Phong trào còn góp phần đào tạo những thế hệ công dân văn minh, có ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường sống. Chính vì vậy, từ nhiều năm nay UBND huyện, phòng giáo dục và đào tạo huyện, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các nhà trường đã tập trung huy động các nguồn lực, tích cực xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định, để phấn đấu xây dựng trường học “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”
Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào ấy của trường tôi vẫn còn một số nội dung cần bổ sung, khắc phục bởi khuôn viên nhà trường còn thiếu bóng mát của cây xanh, thiếu cây cảnh, việc trang trí phòng học chưa đạt yêu cầu thẩm mĩ, vệ sinh trường lớp chưa được duy trì thường xuyên, phụ huynh và các em đôi khi còn vứt rác bừa bãi, còn một số khu vực trong nhà trường không an toàn Trước thực trạng trên, với chức năng của một Hiệu trưởng, trong năm học 2021 – 2022 này, tôi quyết định chọn vấn đề: “Một vài kinh nghiệm xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn trong trường mầm non” làm đề tài nghiên cứu nhằm hình thành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh ý thức và thói quen bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng nếp sống văn minh trong trường học.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN
Căn cứ vào kết quả xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2017-2020 và kế hoạch phát triển giai đoạn 2021-2025 của Sở GD&ĐT Hà Nội, của Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm. Đồng thời, Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm ban hành công văn số 330/KH-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2021 về tổ chức Cuộc thi “Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn” và nội dung các tiêu chuẩn, tiêu chí. Cụ thể:
- Tiêu chuẩn 1: Trường học xanh (gồm 4 tiêu chí)
+ Tiêu chí 1: Trường học đảm bảo diện tích theo quy định của Điều lệ trường học
+ Tiêu chí 2: Trong khuôn viên, cổng trường có hệ thống cây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa, cây cảnh hài hòa và phù hợp với quy hoạch của nhà trường. Trong đó diện tích trồng cây xanh, sân chơi, sân tập thể thao, giao thông nội bộ phải đảm bảo theo quy định từng cấp học.
+ Tiêu chí 3: Hệ thống cây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa, cây cảnh thường xuyên được học sinh, CBGV-NV và người lao động chăm sóc.
+ Tiêuchí 4: Hàng năm tổ chức cho học sinh tham gia trồng cây (tại trường); không trồng cây có nhiều sâu và có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Tiêu chuẩn 2: Trường học sạch (gồm 6 tiêu chí)
+ Tiêu chí 1: Toàn bộ khuôn viên của nhà trường (gồm cả khu vực cổng trường, bên ngoài hàng rào), các khối công trình phục vụ dạy học, làm việc, sinh hoạt của CBGV-NV và học sinh đảm bảo luôn sạch sẽ, thông thoáng. Tường của các công trình xây dựng, bàn ghế và các thiết bị được giữ sạch sẽ; không có hiện tượng viết, vẽ, khắc lên bề mặt của bàn ghế, các thiết bị.
+ Tiêu chí 2: Có thùng đựng rác (loại phù hợp để phân loại rác được đặt ở vị trí hợp lý, đảm bảo mỹ quan, có lắp đậy; thu gom và phân loại và xử lý trong ngày, không vức rác bừa bãi trong lớp, trường.
+ Tiêu chí 3: Có đủ nước sạch phục vụ các hoạt động dạy và học, sinh hoạt, công trình vệ sinh; có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác; hệ thống cống rãnh thoát nước thải phải có tấm đậy an toàn; không có hố đọng nước gây ô nhiễm.
+ Tiêu chí 4: Có đủ nhà vệ sinh được đặt ở vị trí phù hợp, đảm bảo an toàn, thuận tiện, luôn được vệ sinh sạch sẽ, không gây ô nhiễm môi trường; có biện pháp quản lý, hướng dẫn sử dụng công trình vệ sinh CBGV-NV và học sinh có ý thức chấp hành nội quy sử dụng công trình vệ sinh, thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh.
+ Tiêu chí 5: Phối hợp với cơ quan y tế địa phương thực hiện tốt công tác y tế trường học; tổ chức tuyên truyền, giáo dục về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
+ Tiêu chí 6: Tổ chức cho học sinh tham gia tuyên truyền bảo vệ cảnh quan, môi trường, giữ gìn vệ sinh trường, lớp; tăng cường giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng.
- Tiêu chuẩn 3: Trường học đẹp (gồm 5 tiêuchí)
+ Tiêu chí 1: Trường có quy hoạch hợp lý, khoa học đá pứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục và sự phát triển dài hạn; sử dụng tài sản, đất và các công trình đúng mục đích; không để diện tích đất thừa và hoang hóa.
+ Tiêu chí 2: Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển tên trường theo quy định; khối phòng lớp học, phòng chức năng, các công trình phụ trợ được xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
+ Tiêu chí 3: Trong các phòng học, phòng chức năng, các thiết bị được lắp đặt, bố trí khoa học, gọn gàng, thẩm mỹ
+ Tiêu chí 4: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh phải có ý thức cao trong việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp; sống gắn bó, hài hòa và tôn trọng thiên nhiên
+ Tiêu chí 5: Trang phục của CB-GV-NV và học sinh phải chỉnh tề, gọn gang, sạch sẽ phù hợp với các hoạt động trong môi trường giáo dục; Hành vi, ngôn ngữ ứng xử thực hiện theo đúng chuẩn mức Nhà giáo, nhân viên, học sinh do Bộ GDĐT quy định.
- Tiêu chuẩn 4: Trường học an toàn (gồm 5 tiêu chí)
+ Tiêu chí 1: Nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo an toàn cho hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác; thường xuyên rà soát đảm bảo các điều kiện về phòng học, phòng chức năng, bàn ghế, bảng viết, hệ thống chiếu sáng, đồ chơi
+ Tiêu chí 2: Nhà trường thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, nội bộ trường học; phòng chống tệ nạn xã hội; an toàn; phòng chống cháy nổ Nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”.
+Tiêu chí 3: Nhà trường chủ động các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, an toàn giao thông không để tai nạn thương tích xẩy ra trong nhà trường.
+ Tiêu chí 4: Nhà trường thực hiện giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng chống xâm hại, bạo lực học đường; có biện pháp phòng ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi xâm hại, bạo lực học đường
+ Tiêu chí 5: Nhà trường có nhiều biện pháp tích cực, hiệu quả trong việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh. Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời 
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
Trường Mầm non tôi đang công tác là trường mầm non nông thôn, nhà trường được thành lập theo Quyết định số 2586/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 của UBND huyện Gia Lâm. Trường có diện tích đất là 9672m2, với tổng số 20 phòng học và 5 phòng chức năng. Hiện nay, nhà trường có 5 lớp Mẫu giáo Lớn, 5 lớp Mẫu giáo Nhỡ, 4 lớp Mẫu giáo Bé và 2 nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi. Trường có cây xanh, cây cảnh có khu vui chơi rộng rãi, thoáng mát, có vườn rau sạch do cô và trẻ chăm sóc hàng ngày. Với một không gian rộng thoáng như vậy tập thể cán bộ giáo viên nhân viên đã chung tay đoàn kết xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp – an toàn góp phần hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ.
Trường có tổng số 53 cán bộ giáo viên nhân viên. 
100% CBGVNV đều đạt có trình độ chuẩn. Giáo viên có trình độ trên chuẩn là 85,7 %.
Tổng số lớp trong nhà trường hiện có là 16 lớp, với 431trẻ.	
Cũng như các trường mầm non khác trong huyện, trường tôi cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng của mình.
	1. Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ tích cực, kịp thời của UBND huyện, của phòng GD&ĐT huyện; của Đảng uỷ - HĐND - UBND xã và sự ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể và các bậc phụ huynh học sinh
- Trường đã đạt trường chuẩn Quốc gia mức độ 2, đạt tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố, đạt Cờ thi đua xuất sắc cấp Thành phố, đạt giải 3 cấp thành phố trong hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2017-2018
Năm học 2021-2022, trẻ tạm dừng đến trường vì dịch Covid 19 nên giáo viên có nhiều thời gian tham gia học tập huấn nâng cao chuyên môn qua các lớp học zoom, và có nhiều thời gian tập trung xây dựng môi trường bên trong lớp học và bên ngoài lớp học hơn các năm học trước.
- Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình yêu ngành, yêu nghề, có tâm huyết phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Đã có giáo viên đạt giải nhì hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp thành phố.
- Nhà trường luôn làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với Ban đại diện CMHS, phụ huynh học sinh để triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các kiến thức, kỹ năng CSGD trẻ. Giáo viên phụ trách các nhóm lớp luôn thường xuyên, tích cực, chủ động trao đổi thông tin với CMHS về sự phát triển của trẻ, về công tác xây dựng môi trường của lớp, của nhà trường để có biện pháp phối hợp cùng CMHS thực hiện công tác CSGD trẻ một cách phù hợp, hiệu quả và phụ huynh cũng giúp đỡ lớp, nhà trường xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn.
2 Khó khăn:
- Hệ thống cây xanh của nhà trường cần bổ xung thêm và cần được chăm sóc đúng kỹ thuật để xanh tốt hơn
- Góc thiên nhiên của các lớp còn nghèo làn về chủng loại cây, chưa chăm sóc thường xuyên, sắp xếp chưa đẹp.
- Môi trường bên trong lớp học của một số lớp chưa phong phú về nội dung cho trẻ hoạt động, mầu sắc và hình ảnh chưa hài hoà.
- Xây dựng môi trường sư phạm chung (bên ngoài các lớp học) còn chưa tinh, chưa có tính thẩm mĩ cao...
- Công tác vệ sinh môi trường chung (khu vực sảnh, gầm cầu thang, phòng năng khiếu) của nhà trường chưa thực hiện thường xuyên.
- Hệ thống lan can của nhà trường chưa được làm lưới chắn an toàn.
	- Nhận thức của phụ huynh không đồng đều, kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế, chưa tích cực trong việc phối kết hợp với nhà trường để làm tốt công tác nuôi dạy trẻ cũng như xây dựng môi trường.
	- Do trẻ tạm dừng đến trường vì dịch Covid 19 nên việc cung cấp kiến thức, kỹ năng các môn học nói chung và ý thức xây dựng bảo vệ môi trường cho trẻ nói riêng sẽ khó khăn hơn vì chỉ thông qua các bài dạy video, qua trao đổi gọi zalo...
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên với yêu cầu cụ thể về chất lượng của trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn, tôi đã cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường không ngừng đúc rút kinh nghiệm để tháo gỡ những khó khăn và phát huy những điều kiện thuận lợi nhằm hoàn thiện tốt 4 tiêu chuẩn của trường xanh – sạch – đẹp – an toàn.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Biện pháp 1. Xây dựng kế hoạch trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn
Là một người làm công tác quản lý thì việc xây dựng kế hoạch là không thể thiếu được, xây dựng kế hoạch là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của công việc. Nếu làm việc mà không có kế hoạch, không có mục đích sẽ không mang lại hiệu quả cao.
Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng tiêu chuẩn, căn cứ vào điều kiện và khả năng thực tế của nhà trường, kinh tế của địa phương. Tôi đã xây dựng kế hoạch khảo sát nhà trường theo 4 tiêu chuẩn quy định tại công văn số 330/KH-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2021 về tổ chức Cuộc thi “Xây dựng trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn” của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lâm ban hành như sau: 
Bước 1: Thành lập ban kiểm tra
 Thành phần gồm: 	- Ban giám hiệu
	- Chủ tịch công đoàn
	- Tổ trưởng chuyên môn
 - Trưởng ban thanh tra nhân dân
 - Kế toán, văn phòng, bảo vệ
 - Trưởng ban phụ huynh
	Bước 2: Dự kiến thời gian khảo sát 07 ngày 
	Bước 3: Phân công nhiệm vụ 
	Để đợt khảo sát được tiến hành nhanh gọn, chính xác và mang lại hiệu quả cao, tôi đã lựa chọn và căn cứ vào khả năng, nhiệm vụ của từng người để phân công công việc
+ Đối với tiêu chuẩn 1: Trường học xanh (gồm 4 tiêu chí) là Hiệu trưởng và đồng chí Chủ tịch Công đoàn, kế toán, bảo vệ chịu trách nhiệm trực tiếp khảo sát. 
+ Đối với tiêu chuẩn 2: Trường học sạch (gồm 6 tiêu chí) là Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, tổ bảo vệ chịu trách nhiệm khảo sát. 
+ Đối với tiêu chuẩn 3: Trường học đẹp (gồm 5 tiêu chí) là Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, kế toán chịu trách nhiệm khảo sát. 
+ Đối với tiêu chuẩn 4: Trường học an toàn (gồm 5 tiêu chí) là đồng chí Chủ tịch Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, văn phòng và bác trưởng ban phụ huynh tham gia khảo sát.
*Kết quả khảo sát:
	Qua công tác khảo sát, đánh giá áp với yêu cầu của các tiêu chuẩn trường học xanh – sạch – đẹp – an toàn”, tôi nhận thấy còn một số điểm chưa đáp ứng được với yêu cầu, cụ thể như sau:
	- Tiêu chuẩn 1: Trường học xanh (gồm 4 tiêu chí)
+ Tiêu chí 3: Hệ thống cây xanh, cây bóng mát, thảm cỏ, bồn hoa, cây cảnh thường xuyên được chăm sóc.
	- Tiêu chuẩn 2: Trường học sạch (gồm 6 tiêu chí)
+ Tiêu chí 1: Toàn bộ khuôn viên của nhà trường đảm bảo luôn sạch sẽ, thông thoáng.
+ Tiêu chí 2: Có thùng đựng rác phù hợp để phân loại rác được đặt ở vị trí hợp lý, đảm bảo mỹ quan, có lắp đậy.
	- Tiêu chuẩn 3: Trường học đẹp (gồm 5 tiêu chí)
+ Tiêu chí 3: Trong các phòng học, phòng chức năng, các thiết bị được lắp đặt, bố trí khoa học, gọn gàng, thẩm mỹ.
+ Tiêu chí 4: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh phải có ý thức cao trong việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp; sống gắn bó, hài hoà, tôn trọng thiên nhiên.
- Tiêu chuẩn 4: Trường học an toàn (gồm 5 tiêu chí)
+ Tiêu chí 1: Nhà trường có cơ sở vật chất đảm bảo an toàn cho hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch và trình văn bản báo cáo tham mưu với các cấp lãnh đạo, với Hội cha mẹ học sinh
	Sau khi áp sát 4 tiêu chuẩn vào khảo sát, đánh giá thực tế thực trạng của nhà trường có kết quả. Tôi thực hiện bước tiếp theo là xây dựng kế hoạch, soạn thảo văn bản để thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường, thông báo với Hội phụ huynh và trình các cấp lãnh đạo để báo cáo, tham mưu về những điểm yếu của nhà trường. Từ đó, nhà trường đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, của Hội cha mẹ học sinh và các cấp lãnh đạo. Kết quả là việc thực hiện xây dựng khung cảnh môi trường sư phạm được tiến hành đúng nội dung xây dựng, đúng tiến độ về thời gian, tạo được niềm tin và niềm vui cho mọi người.
Biện pháp 2. Chỉ đạo cán bộ - giáo viên – nhân viên xây dựng trường học xanh 
Trường học không thể thiếu cây xanh, cây bóng mát và các loại cây cảnh, bồn hoa. Cây trồng mang lại không khí mát mẻ, trong lành và tô điểm cho ngôi trường thêm sắc màu thiên nhiên. Nhằm mục tiêu “Xanh hóa trường học”, trong thời gian trẻ tạm dừng đến trường vì dịch bệnh covid 19, tôi đã chỉ đạo việc trồng cây ở trường như sau:
- Cây tạo bóng mát: Trẻ em lứa tuổi mầm non nhận thức còn hạn chế nhưng rất hay tò mò, khám phá nên trường không trồng các loại cây có gai, cây có thân cành dễ gãy và không trồng cây có hoa quả hấp dẫn ruồi nhặng, sâu bọ. Trên sân trường, tôi đã phối hợp với phụ huynh và các mạnh thường quân để bố trí trồng mới: cây sấu, cây mít, cây xoài, cây osaka..... Các loại cây được trồng thành hàng và chăm sóc thường xuyên trông rất đẹp mắt, đã tạo được bóng mát trong sân trường cho các em vui chơi. (H1) 
- Cây cảnh được trồng trong các chậu hoa, bồn hoa và bố trí dọc theo lối đi ở sảnh các lớp, bồn hoa ven tường trước các phòng học, trước khu vui chơi gồm các loại cây: cây cau cảnh, cây cọ ta, cây bàng cảnh, hoa dạ yến thảo Đặc biệt trồng cây lưỡi hổ, cây lan ý, cây dây nhện, cây lưỡi mèo không những thanh lọc không khí mà còn hút nhanh chất độc trong môi trường. (H2) 
- Góc thiên nhiên cho bé: Sảnh sau của mỗi lớp học đều có riêng một góc thiên nhiên cho bé. Cây cảnh, cây hoa trong góc thiên nhiên đa dạng về chủng loại được giáo viên, phụ huynh trồng có trật tự, khoa học, có bảng ghi tên cây trồng và được chăm sóc thường xuyên. Nhà trường phát động các lớp trồng cây cảnh, cây hoa trang trí lớp học nhằm rèn luyện cho học sinh có thói quen quan tâm đến môi trường thiên nhiên để các em có thể cảm nhận rằng có thêm chậu cây trong lớp học như có thêm bạn. Ngoài ra, phía trước các lớp học, giáo viên cùng với phụ huynh trồng cây cảnh, trên vách tường có dây trầu bà, phía ngoài hành lang của lớp treo một số chậu nhỏ trồng dây nhện, hoa lan Các loại cây trồng được các cô chăm sóc hàng ngày. Lớp học chan hòa cùng sắc màu thiên nhiên sẽ làm giảm đi sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập của học sinh.
- Vườn rau sạch cho bé: Nhà trường có ít diện tích đất trống để trồng rau. Vì vậy, tôi đã đã cho cậy gạch ở khoảng sân sau tạo thành khu vườn rau trải dài 200m, có lối đi vào thuận tiện cho trẻ chăm sóc rau. Với mỗi luống rau tôi phân công cho một cô nuôi kết hợp cùng một lớp phụ trách nên vườn rau lúc nào cũng được chăm chút xanh tươi. (H3)
Tóm lại: Với phong trào “Xanh hóa trường học” nhà trường đã tìm những loại cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, ít tốn thời gian chăm sóc, dễ trồng và đã thay đổi nhiều loại cây mới. Nhờ sự chung tay góp sức của tất cả các thành viên mà nhà trường có được cảnh quan đẹp như hôm nay. 
Biện pháp 3. Chỉ đạo cán bộ - giáo viên - nhân viên xây dựng trường học sạch 
Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch lao động thường xuyên, phân công khu vực vệ sinh hàng ngày cho các lớp. Ngoài ra, mỗi tháng ít nhất một lần, các lớp tổng vệ sinh phòng học, tham gia tổng vệ sinh toàn trường, nhặt cỏ bồn hoa.
Các phòng hành chính, phòng chức năng được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, tủ, bàn, ghế được sắp xếp hợp lí. Các phòng được trang trí bằng những chậu hoa nhỏ, cây kiểng tạo môi trường thoải mái cho giáo viên, học sinh học tập và làm việc.(H4)
Về công tác vệ sinh sân trường, nội dung này tôi giao nhiệm vụ cho đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và đồng trí nhân viên y tế nhà trường bao quát, đôn đốc bác lao công, tổ bảo vệ thực hiện. Ngoài ra, tổ chức cho toàn trường lao động làm vệ sinh trường, lớp sạch sẽ vào chiều thứ sáu hàng tuần. Trên sân trường, nhiều thùng đựng rác có nắp đậy được bố trí ở những nơi phù hợp, mỗi thùng đều có ghi nhã

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_vai_kinh_nghiem_xay_dung_truong_hoc_xa.doc