Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm và những tích lũy về phương pháp dạy nghe

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm và những tích lũy về phương pháp dạy nghe1/       Trước hết, giáo viên cần phải chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi cho các em nghe. GV phải đảm bảo rằng:
ã Học sinh phải hiểu được yêu cầu (bằng tiếng Anh) để hoàn thành nhiệm vụ nghe được giao;
ã  Các em phải biết chính xác yêu cầu mình phải làm gì;
ã HS cần phải xác định rằng các em không cần thiết phải nghe tất cả các từ có trong bài nghe.
2/     Bước quan trọng tiếp theo là GV cần khuyến khích HS đoán trước những gì các em chuẩn bị nghe:
ã GV cần giới thiệu chủ đề theo tình huống/ khung cảnh của bài học;
ã Hoạt động này sẽ giúp HS có thể đoán biết được nội dung của các câu trả lời;
ã GV có thể giúp các em bằng cách:
- Đặt một số câu hỏi có liên quan tới nội dung chủ đề của bài nghe;
- Sử dụng tranh ảnh để gợi cho HS có thể đoán được các câu trả lời, thậm chí trước khi các em được nghe nội dung bài nghe.
doc 9 trang Mai Loan 28/11/2023 3650
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm và những tích lũy về phương pháp dạy nghe", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG TÍCH LUỸ VỀ 
Phương pháp dạy nghe
Kĩ năng nghe là một trong những kĩ năng ngôn ngữ khó nhất cho học sinh học tiếng Anh. Kĩ năng này được coi là khó vì học sinh cảm thấy luôn luôn chụi áp lực không cần thiết để hiểu từng từ trong nội dung bài nghe.
ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIấU Cể LIấN QUAN ĐẾN KĨ NĂNG NGHE NGƯỜI GIÁO VIấN ĐểNG RẤT QUAN TRỌNG
1/ Trước hết, giáo viên cần phải chuẩn bị tâm thế cho học sinh trước khi cho các em nghe. GV phải đảm bảo rằng:
Học sinh phải hiểu được yêu cầu (bằng tiếng Anh) để hoàn thành nhiệm vụ nghe được giao;
 Các em phải biết chính xác yêu cầu mình phải làm gì;
HS cần phải xác định rằng các em không cần thiết phải nghe tất cả các từ có trong bài nghe.
2/ Bước quan trọng tiếp theo là GV cần khuyến khích HS đoán trước những gì các em chuẩn bị nghe:
GV cần giới thiệu chủ đề theo tình huống/ khung cảnh của bài học;
Hoạt động này sẽ giúp HS có thể đoán biết được nội dung của các câu trả lời;
GV có thể giúp các em bằng cách:
-	Đặt một số câu hỏi có liên quan tới nội dung chủ đề của bài nghe;
-	Sử dụng tranh ảnh để gợi cho HS có thể đoán được các câu trả lời, thậm chí trước khi các em được nghe nội dung bài nghe.
3/ Trong khi nghe, HS cần tập trung vào việc nghe để hiểu thông tin từ nội dung bài nghe; HS không nên kết hợp vừa nghe vừa đọc, vẽ và viết cùng một lúc.
GV nên thường xuyên cho HS cơ hội nghe lần thứ hai, đặc biệt đối với những em chưa có khả năng thực hiện được nhiệm vụ nghe trước đó. (chưa nghe và hiểu được bài để hoàn thành nhiệm vụ được giao).
4/ Cuối cùng, Khi HS hoàn thành bài tập nghe, GV nên kiểm tra lại việc nghe hiểu bằng cách yêu cầu HS cả lớp trả lời câu hỏi:
Lưu ý rằng: 
GV không nên bắt ép cá nhân HS trả lời khi các em chưa sẵn sàng.
GV cần đảm bảo rằng một câu trả lời dù có đúng hay sai cần được kiểm tra bằng cách cho HS nghe lại băng cát-sét.
GV liệt kê tất cả các câu trả lời của HS lên bảng, sau đó bật máy cho cả lớp nghe lại để chọn câu trả lời đúng.
Thậm chí, nếu tất cả HS đều trả lời đúng các câu hỏi thì GV vẫn nên khuyến khích HS nghe lại toàn bài để các em tự kiểm tra lại các câu trả lời của mình.
=================================
MỘT SỐ KỸ THUẬT
GIÚP HỌC SINH TRONG QUÁ TRèNH NGHE
1/ GV cần hướng dẫn các nguyên tắc của hoạt động nghe:
HS chưa biết cách nghe bao giờ thì đương nhiên cần được hướng dẫn để biết nghe thực tế bao gồm những hoạt động gì.
Nhiều HS không thể tập trung vào người nói đang nói gì vì các em rất dễ bị “gây nhiễu” bởi các sự việc khác diễn ra xung quanh.
Các em không biết rằng khi tập trung nghe thì phải tách mình ra khỏi các yếu tố gây nhiễu xung quanh.
GV cần hướng dẫn cụ thể (trình bày, liệt kê vào giấy khổ to) các nguyên tắc chính của hoạt động nghe.
Các yếu tố cần thiết cho người nghe tốt là:
Nhìn thẳng vào người nói khi nghe trực tiếp;
Cố gắng giữ im lặng;
 Tập trung nghe người nói đang nói gì;
Suy nghĩ về những gì ngưòi nói đang nói;
Nêu câu hỏi khi nghe chưa hiểu;
Coi trọng và biết đánh giá những gì người nói phải nói.
f. Mỗi lần, cần tập trung vào một nguyên tắc. Thảo luận nguyên tắc đó có 
 ý nghĩa gì và tại sao nó quan trọng.
g. Vận dụng ngay nguyên tắc đó để thực hành theo cặp (Ví dụ: “Thay nhau hỏi xem bạn mình đã làm gì vào ngày nghỉ cuối tuần trước” và báo cáo kết quả cho cả lớp nghe sau khi trao đổi với bạn)
2/ GV thử làm mẫu vai một người nghe tốt.
3/ Tổ chức trò chơi luyện nghe.
4/ GV đọc cho HS nghe:
GV tránh đọc trực tiếp nội dung từ SGK có tranh minh hoạ. HS cần có cơ hội để “ tự tưởng tượng các bức tranh đó trong đầu” trong khi các em nghe một bài thơ hay một câu chuyện.
GV bắt đầu bằng một bài thơ/đoạn văn vần, sau đó mới nói về những “bức tranh” giúp các em hiểu rõ thêm nội dung nghe được.
5/ Sử dụng âm nhạc và bài hát
Âm nhạc giúp rèn luyện chất lượng âm thanh theo mẫu chuẩn.
Bài hát đặc biệt quan trọng, vì nhịp điệu bài hát giúp HS dễ ghi nhớ từ.
6/ Sử dụng băng/đĩa CD
Sử dụng băng /đĩa CD trong lớp cần ghi âm nhiều giọng khác nhau
Thỉng thoảng lưu ý trước cho HS biết rằng các em sẽ không được nghe lại băng (chỉ nghe một lần)
Nếu HS biết được nghe đi nghe lại băng thì sẽ không tập trung nghe cẩn thận ngay từ lần đầu.
7/ Sử dụng chính tả
Chính tả giúp luyện cho HS ngữ âm, đánh vần đúng và luyện chữ viết.
Chính tả cho phép HS chỉ tập trung vào nghe từ (lời) và viết lại trên giấy.
Bài chính tả nên ngắn, đơn giản theo nội dung chủ đề bài học.
==========================
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NGHE CHO HỌC SINH 
( KẾT HỢP VỚI KỸ NĂNG NểI )
Tổ chức cho HS tham gia hội thoại hàng ngày.
Khi đọc to cho HS nghe, cần khuyến khích các em:
đoán xem sự việc sẽ xẩy ra trong câu chuyện sắp nghe;
nghe và cho ý kiến về câu chuyện nghe được;
Liên hệ nội dung câu chuyện nghe được với kinh nghiệm cá nhân.
Tổ chức trò chơi nhằm giúp HS tập trung sự chú ý một cách cẩn thận vào phần quan trọng trong khi nghe. Ví dụ:
cúi đầu xuống và nhắm mắt lại,
chú ý nghe một cách cẩn thận,
Em có nghe thấy tiếng máy xén cỏ bên ngoài không?
Em có nghe thấy tiếng vòi nước nhỏ giọt không?
Em còn nghe thấy tiếng động nào khác?
Củng cố, tăng cường khả năng nghe và nói của HS thông qua sự việc diễn ra hàng ngày.
GV cần tận dụng mọi cơ hội cho HS luyện tập nghe kết hợp với nói, và làm theo sự hướng dẫn của GV.
Dạy nghe trong sgk let’s learn english
SECTION A: Mục 4. LISTEN AND CHECK;
SECTION B: Mục 3. LISTEN AND NUMBER
Về bản chất, mục tiêu dạy học của hai mục này là như nhau: cùng nhằm rèn luyện và phát triển Kỹ năng nghe hiểu của HS.
Điểm khác biệt giữa hai mục là: yêu cầu Vũ độ dài và mức độ (độ khó của nội dung bài nghe) có sự chênh lệch:
-	Bài nghe trong mục 4. Listen and check có nội dung ngắn, thường là những câu đơn Lợ (2 câu), tách biệt nhau, nhằm kiểm tra khả năng nghe và nhận ra từ vựng HS vừa học theo chủ đề của bài học. Dạng bài tập này đơn giản, hay được vận dụng và HS Dụ hiểu, hiệu quả trong quá trình giảng dạy.
-	Bài nghe trong mục 3. Listen and number có nội dung dài hơn (ít nhất là 3 câu), các câu trong bài nghe có sự gắn kết Vũ ý tạo thành mạch văn nhỏ và mang tính giao tiếp. Bài tập loại này khó hơn vì ngoài mục đích kiểm tra từ vựng, còn kiểm tra cấu trúc câu và nội dung chủ điểm trong bài; Hơn nữa, HS phảI nghe hết cả bài, hiểu bài theo trật tự lô-gic và tổng hợp thì cuối cùng mới có thể đưa ra câu trả lời (đánh số thứ tự :1-2-3).
=============================
QUI TRèNH THỰC HIỆN DẠY NGHE CHO 2 MỤC:
“SECTION A: Mục 4. LISTEN AND CHECK;
SECTION B: Mục 3. LISTEN AND NUMBER”
Nêu rõ nhiệm vụ (Yêu cầu HS chuẩn bị làm gì)
Giới thiệu chủ đề, tình huống của bài nghe:
Dùng tranh, ảnh phóng to từ SGK;
Dùng tiếng Anh đơn giản để trình bày, giới thiệu;
Cần nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt để HS tự nhận xét, cho ý kiến (dựa kiến thức sẵn có của các em)
Cá nhân HS đoán trước câu trả lời (Trả lời đúng hay sai không thành vấn đề vì mục đích của hoạt động này là tạo tâm thế chủ động cho HS trước khi nghe)
Cho HS nghe 2 lần: 
Lần thứ nhất: nghe để bao quát và hiểu nội dung chính của toàn bài; 
Lần thứ hai: vừa nghe vừa lựa chọn thông tin để trả lời câu hỏi theo yêu cầu cụ thể (nghe và đánh dấu hoặc đánh số vào tranh được nói đến)
Cá nhân HS tự so sánh kết quả với câu trả lời theo dự đoán trước khi nghe ----> sau đó báo cáo kết quả vừa làm trước lớp ----> HS khác cho nhận xét. 
(Có thể cho HS thảo luận và so sánh bài làm cá nhân theo cặp (pairwork))
GV cho HS nghe lại lần thứ 3 để kiểm tra kết quả (để khẳng định câu trả lời tại sao đúng, tại sao sai có thể cho HS nghe đi nghe lại câu hay cả đoạn nghe có liên quan tới câu hỏi (specific information).
Sau khi nghe: Yêu cầu HS nhìn tranh và nói lại nội dung bài nghe. Mục đích của hoạt động này là vừa kiểm tra lại sự hiểu bài, vừa củng cố lại kiến thức ngôn ngữ (cấu trúc câu) HS vừa học.
Lưu ý: HS có thể liên hệ chủ đề bài nghe với thực tế của bản thân (nói lại)
QUI TRèNH THỰC HIỆN DẠY MỤC 5
“ SAY IT RIGHT ( SECTION A”
Đây là phần kết hợp dạy nghe và nói. Mục đích dạy phần này là GV giúp HS luyện tập các âm (nguyên âm, nguyên âm đôI, bán nguyên âm, phụ âm, chùm phụ âm) theo yêu cầu của mỗi đơn vị bài học. Cần lưu ý: phần này chỉ tập trung vào dạy ngữ âm thực hành nên GV không cần thiết phảI giảng giảI chi tiết về lí thuyết ngữ âm (không đI sâu vào phân tích, giới thiệu hệ thống phiên âm quốc tế, hệ cấu âm, vị trí cấu âm ...)
Các bước tiến hành:
Nêu yêu cầu bài tập (luyện tập các âm được thể hiện qua các con chữ cho sẵn)
HS xác định các con chữ trong các từ cho sẵn được in khác màu.
Cho HS nhìn sách, nghe lần thứ nhất để biết cách phát âm, không cần nhắc lại.
HS vừa nghe vừa nhắc lại các từ theo băng/đĩa:
HS chú cách phát âm các âm được in khác màu, cách đọc nhấn mạnh vào các âm tiết có trọng âm. 
GV có thể so sánh cách phát âm tương đương với tiếng Việt nếu có, hoặc có thể giảI thích thêm cách phát âm đối với các âm không có trong tiếng Việt.
Theo cặp hoặc nhóm, HS luyện đọc thành tiếng các cặp từ trong SGK.
Đại diện một số HS đọc lại trước lớp, cả lớp nghe và cho nhận xét. 
 Lưu ý: - GV nên sửa lỗi và cho phát âm lại các từ mà đa số HS phát
 âm chưa chuẩn.
Nừu có thời gian, GV có thể yêu cầu HS đặt câu với từ vừa 
được luyện âm.
======================================

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_va_nhung_tich_luy_ve_ph.doc