Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng website học liệu phục vụ công tác dạy và học môn giáo dục quốc phòng & an ninh trường THPT Thủ Đức trong giai đoạn phòng chống dịch Covid năm học 2021-2022

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng website học liệu phục vụ công tác dạy và học môn giáo dục quốc phòng & an ninh trường THPT Thủ Đức trong giai đoạn phòng chống dịch Covid năm học 2021-2022

 Những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người, tạo ra sự phát triển vượt bậc chưa từng có trong lịch sử. Tại Việt Nam, quá trình thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước đang được sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ thông qua các chương trình, dự án của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, Ngành liên quan.

Có thể nhận thấy nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này, chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp một số văn bản chỉ thị, nghị quyết được nhà nước ta ban hành từ trước tới nay, bao gồm:

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30-3-1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu "Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học,.".

Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về "Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90".

Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 30-7-1994 xác định "Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân"; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh "ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế. Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế".

 

docx 76 trang tuyettranh 24/12/2022 3181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng website học liệu phục vụ công tác dạy và học môn giáo dục quốc phòng & an ninh trường THPT Thủ Đức trong giai đoạn phòng chống dịch Covid năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THỦ ĐỨC
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
š&›
NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM TRONG GIÁO DỤC
ĐỀ TÀI: 
XÂY DỰNG WEBSITE HỌC LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC MÔN GDQP&AN TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID NĂM HỌC 2021 - 2022
TÁC GIẢ
PHẠM QUỐC ĐẠT
TPHCM – 10/2021
LỜI CAM ĐOAN
***
	Tôi xin cam đoan đây là bài viết/Công trình nghiên cứu của riêng tôi; chưa được công bố trên bất cứ các phương tiện truyền thông nào khác; các sô liệu trích dẫn trong bài viết đều trung thực và có nguồn gốc; tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nghiên cứu này!
Tác giả
Phạm Quốc Đạt
LỜI CẢM ƠN
***
	Xin cảm ơn các thầy/cô dạy học môn GDQP&AN trong Group Zaloo GV.GDQP&AN.TPHCM, các giáo viên trong tổ chuyên môn GDQP&AN Trường THPT Thủ Đức; 
Cảm ơn các em học sinh đang học ở các khối lớp: 10A1, 10A7, 10A13, 11A1, 11A5, 11A10, 11A13, 11A16, 12A1, 12A5, 12A9, 12A13, 12A14 đã trả lời phỏng vấn và góp phần và sự hoàn thiện của nghiên cứu này !
Tác giả
Phạm Quốc Đạt
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
***
CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ
THPT
à 
Trung học phổ thông (Trường cấp 3)
CNTT
à
Công nghệ thông tin
THCS
à 
Trung học cơ sở (Trường cấp 2)
GV	
à 
Giáo viên 
HS
à 
Học sinh 
TDTT
à 
Thể dục Thể thao
GDTC
à 
Giáo dục thể chất
CLB
à 
Câu lạch bộ
WWW (tiếng anh)
à 
World Wide Web, (còn gọi là Web).
BGD&ĐT
à 
Bộ giáo dục và Đào tạo
GDQP&AN 
à 
Giáo dục Quốc phòng và An ninh
GDTrH
à 
Giáo dục Trường học
Mean (tiếng anh)
à 
Giá trị trung bình
Std. Deviation (tiếng anh)
à 
Độ lệch chuẩn
SPSS
à 
Phần mềm xử lý toán thống kê SPSS
Hypothesis (Tiếng anh)
à 
Giả thuyết nghiên cứu
Sig.
à 
Viết tắt của Pvalue trong SPSS
Sig. (2-tailed)
à 
Kiểm định Pvalua 2 chiều trong SPSS
DANH MỤC CÁC BẢNG
***
Bảng 3. 1: Bảng khảo sát đánh giá sự hài lòng về website môn học GDQP&AN của học sinh Trường THPT Thủ Đức .	40
Bảng 3. 2: Thống kê mô tả các yếu tố nhân khẩu học khách thể nghiên cứu là giáo viên (n=50)	43
Bảng 3. 3: Thống kê mô tả các yếu tố nhân khẩu học của đối tượng tham gia khảo sát là học sinh (n=535)	46
Bảng 3. 4: Thống kê mô tả giá trị trung bình (mean) và độ lệch chuẩn (Std.De) về đánh giá chất lượng dịch vụ và sự hài lòng website môn học GDQP&AN (n=585)	48
Bảng 3. 5: kết quả kiểm định phương sai 1 yếu tố (One way-Anova) đánh giá sự khác biệt về hài lòng của giáo vên và sinh (n=585)	52
Bảng 3. 6: Kiểm định Post Hoc (Scheffea,b) trong One – way Anova về mức độ hài lòng của học sinh (n=535)	53
Bảng 3. 7: Kiểm định mức độ hài lòng của giáo viên về website môn học GDQP&AN đã xây dựng (n=50)	55
Bảng 3. 8: Kiểm định mức độ hài lòng của học sinh về website môn học GDQP&AN đã xây dựng (n=535)	56
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
***
Hình 1: Mô hình nghiên cứu trong việc xây dựng website học liệu số phục vụ cho công tác dạy và học môn GDQP&AN Trường THPT Thủ Đức.	7
Hình 2: Các thuật toán thống kê được sử lý trong SPSS 22.0.	10
Hình 3: Bố cục và giao diện trang web của giáo viên.	28
Hình 4: Bố cục và giao diện trang web của học sinh.	29
Hình 5: Mã QR website học liệu của giáo viên môn học GDQP&AN.	31
Hình 6: Giao diện Website học liệu bài giảng của giáo viên môn học GDQP&AN.	32
Hình 7: Giao diện Website học liệu giáo án Word của giáo viên môn học GDQP&AN.	32
Hình 8: Giao diện Website học liệu ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn học GDQP&AN các khối lớp	33
Hình 9: Giao diện Website học liệu phầm mềm hỗ trợ dạy học môn GDQP&AN.	33
Hình 10: Mã QR liên kết đến Website học liệu số của học sinh	34
Hình 11: Giao diện trang chủ của Website học liệu số của học sinh	35
Hình 12: Giao diện trang Website học liệu số của học sinh khối 10	36
Hình 13: Giao diện trang Website học liệu số của học sinh khối 11	37
Hình 14: Giao diện trang Website học liệu số của học sinh khối 11	38
Hình 15: Mô hình nghiên cứu đề xuất đánh giá mức độ hài lòng website học liệu của giáo viên được xây dựng.	42
Hình 16: Mô hình nghiên cứu đề đánh giá sự hài lòng website học liệu của học sinh được xây dựng.	42
Biểu đồ 3. 1: Đánh giá mức độ hài lòng theo thang đo 5 cấp của học sinh và giáo viên về website môn học GDQP&AN.	51
Biểu đồ 3. 2: Đánh giá tỷ lệ % mức độ hài lòng về webste môn học GDQP&AN trường THPT Thủ Đức.	56
MỞ ĐẦU
1/. Lý do chọn đề tài:
	Những năm gần đây, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người, tạo ra sự phát triển vượt bậc chưa từng có trong lịch sử. Tại Việt Nam, quá trình thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước đang được sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ thông qua các chương trình, dự án của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, Ngành liên quan. 
Có thể nhận thấy nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề này, chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp một số văn bản chỉ thị, nghị quyết được nhà nước ta ban hành từ trước tới nay, bao gồm:
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30-3-1991 của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong sự nghiệp đổi mới đã nêu "Tập trung sức phát triển một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như điện tử, tin học,...". 
Nghị quyết số 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 về "Phát triển công nghệ thông tin ở Việt Nam trong những năm 90".
Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá VII) ngày 30-7-1994 xác định "Ưu tiên ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, như công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu điện tử hoá và tin học hoá nền kinh tế quốc dân"; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh "ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế... Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế"... 
Chỉ thị 58-CT/TW, ngày 17 tháng 10 năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã nêu rõ “Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội đi đầu trong việc triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động theo phương châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài”
QĐ số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở VN đến năm 2005
Tổ chức quán triệt nội dung, tinh thần của Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong sự nghiệp phát triển giáo dục trong thế kỷ 21. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục.
Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT, ngày 30 tháng 7 năm 2001, về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 đã nêu rõ “Nhận thức rõ nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển công nghệ thông tin của đất nước. Cần tìm các biện pháp để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn và quản lý của mình, đẩy mạnh công tác đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin cho cán bộ, sinh viên và học sinh, nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần thị trường nước ngoài”.
Chỉ thị số 29/2001/CT-BGDĐT, ngày 30 tháng 7 năm 2001cũng đã nêu cụ thể đối với các trường THPT, cần đẩy mạnh việc dạy học tin học phổ cập tin học cho giáo viên các bộ môn và ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục phổ thông; các giáo viên cần đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học theo hướng đảm bảo các kiến thức cơ bản, tính cập nhật của chương trình, tăng cường các kỹ năng sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm nhằm hỗ trợ cho dạy và học các môn học trong nhà trường. Thí điểm triển khai việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học một số môn học ở những nơi có điều kiện. 
Trong những tháng đầu của năm học 2021 – 2022, trong điều kiện cả nước rơi rơi vào dịch bệnh Covid, hầu hết các ngành kinh tế đều bị ảnh hưởng, và giáo dục cũng không ngoại lệ, thực hiện theo chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 31/3/2020 về thực hiện các biện pháp phòng, chống Covid-19, toàn bộ ngành giáo dục đã chuyển đổi các hình thức dạy học trên lớp thành các hình thức dạy học Online, dạy học trực tuyến trên các ứng dụng số (Googole Meet; LMS, K12 online; Zoom, Shub..) các hình thức trên có thể nói là đã chữa cháy kịp thời cho ngành giáo dục trong việc đảm bảo các điều kiện học tập và tiếp thu kiến thức của học sinh hiện nay; tuy nhiên đứng dưới góc độ của học sinh, ngoài kiến thức được giáo viên trang bị trực tuyến trên lớp, học sinh cần có thời gian nhất định cho việc tìm hiểu của mình, như quá trình tự học, tự nghiên cứu hoặc ôn tập lại các kiến thức trọng tâm có hệ thống đã học trên lớp vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, trong tuần, trong tháng hoặc tậm chí cả vài năm sau quay lại, lượng kiến thức cơ bản vẫn còn đó chúng tôi cho rằng đây là một điều cần lưu tâm và quan trọng; đồng ý rằng hiện nay rất nhiều kiến thức các môn học đều có trên các phương tiện thông tin mạng Internet, tuy nhiên để tìm hiểu một bài học cụ thể thể theo chương trình môn học trong nhà trường, theo yêu cầu của giáo viên học sinh phải tìm kiếm, học sinh phải chắt lọc hệ thống theo bài, theo nội dung cụ thể; công việc này cũng mất thời gian và cũng đòi hỏi học sinh phải có những kỹ năng về công nghệ thông tin cơ bản; là một giáo viên dạy môn học GDQP&AN, với kỹ năng cơ bản về CNTT, tôi nhận thấy cần thiết phải xây dựng một WebSite môn học GDQP&AN đáp ứng các yêu cầu về học liệu, phục vụ cho công tác giáo dục nói chung và công tác giảng dạy GDQP&AN nói riêng, để học sinh có thể tự học, tự hệ thốngsau những buổi lên lớp trực tuyến; chính vì vậy tôi mạnh dạn chọ đề tài : “XÂY DỰNG WEBSITE HỌC LIỆU PHỤC VỤ CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC MÔN GDQP&AN TRƯỜNG THPT THỦ ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID NĂM HỌC 2021 – 2022” làm nghiên cứu khoa học, ứng dụng vào năm học hiện tại, năm học 2021 - 2022 và các năm sau này.
2/. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu:
Xây dựng Website học liệu phục vụ công tác dạy và học môn GDQP&AN Trường THPT Thủ Đức trong giai đoạn phòng chống dịch Covid năm học 2021 – 2022; có thể sử dụng website này lâu dài trong tương lai.
3/ Giả thuyết nghiên cứu
	Để giải quyết nghiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra 2 giả thuyết nghiên cứu như sau, (từ giả thuyết, tiếng anh là Hypothesis_viết tắt là “H”) như sau:
Giả thuyết 1: (H1) _ Đánh giá của giáo viên về chất lượng website đã xây dựng: “Tất cả các nội dung website xây dựng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người sử dụng”.
Giả thuyết 1: (H2) _ Đánh giá của học sinh về chất lượng website đã xây dựng: “Tất cả các nội dung website xây dựng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của người sử dụng”.
4/ Đối tượng nghiện cứu: 
Quá trình dạy và học môn học GDQP&AN ở Trường THPT, xây dựng học liệu số trên Website giáo viên và website học sinh; đối tượng nghiên cứu được thể hiện cụ thể ở các nội dung:
Hệ thống các kế hoạch bài giảng; hệ thống các kiến thức môn học GDQP&AN các khối lớp THPT (lớp 10, 11, 12) trên website. 
Giáo viên tham khảo và sử dụng được ngay các bài giảng điện tử Powerpoint, các kế hoạch bài dạy dạng file Word và các ngân hàng học liệu kèm theo đáp án của các bài học. 
Học sinh tiếp cận được ngay các bài học, các kiến thức ôn tập cần lưu ý. Học sinh tham khảo, ôn tập nắm vững được các kiến thức trọng tâm của toàn bộ nội dung bài học theo chương trình môn học GDQP&AN của từng cấp học.
5/. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ giới hạn ở nội dung xây dựng website học liệu số đáp ứng yêu cầu dạy và học môn học GDQP&AN trong đơn vị Trường THPT Thủ Đức. 
Áp dụng cho học giáo viên và học sinh Trường THPT Thủ Đức trong việc tổ chức dạy và học môn GDQP&AN năm học 2021 – 2022.
Mở rộng hơn website này có thể đáp ứng rộng cho tất cả các giáo viên và học sinh trên địa bàn của TPHCM trong việc tham khảo học liệu giảng dạy của giáo viên và học liệu học tập của học sinh.
6/. Các phương pháp nghiên cứu:
a). Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Đề tài vận dụng các văn kiện, chỉ thị, văn bản của Đảng và nhà nước trong việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục; kết hợp với các tài liệu học liệu môn học GDQP&AN do tác giả tự biên soạn hoặc tổng hợp sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau được sắp xếp có hệ thống theo phân phối chuẩn của chương trình môn học, truyền tải đến giáo viên và học đang tham gia dạy và các đối tượng học sinh tham gia học môn học GDQP&AN trên địa bàn TP.HCM nói chung và địa bàn Trường THPT Thủ Đức nói riêng.
Ngoài ra đề tài còn tham khảo các tài liệu liên quan, các biểu mẫu xây dựng website giáo dục khác trên hệ thống Internet, từ đó hình thành nên sơ đồ và mô hình website cá nhân, phục vụ cho công tác dạy và học môn học GDQP&AN.
Mô hình nghiên cứu của tác giả được định hướng xây dựng theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Xác định vấn đề trọng tâm nghiên cứu, xây dựng mô hình và thiết kế của nghiên cứu cụ thể hoá như sau:
Tham khảo các website học liệu số trên mạng thống tin Internet, hình dung website sẽ được thiết kế trong tương lai (website học liệu số của giáo viên; website học liệu số của học sinh). 
Thu thập, biên soạn các nội dung học liệu số để upload lên website của giáo viên bao gồm: Các kế hoạch bài giảng trực tuyến như giáo án giảng dạy Powerpoint, giáo án file Word; Ngân hàng học liệu câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án; các phần mềm hỗ trợ công tác dạy và học. 
Thu thập, biên soạn các nội dung học liệu số để upload lên website của học sinh bao gồm: các kiến thức trọng tâm của từng bài học; các hướng dẫn ôn tập và trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa; hệ thống các câu hỏi ôn tập trắc nghiệm theo từng bài học; đánh mày/sưu tầm các tài liệu học liệu SGK của môn học theo khối lớp; thực hiện các liên kết khác .
Bước 2: Cụ thể hoá mô hình nghiên cứu để xác định nội dung cần thực hiện, và tiến hành xây dựng website theo hướng đã trình bày ở bước 1; quá trình cụ thể hoá được thể hiện như hình 1, cụ thể như sau: 
Xây dựng Websie học liệu số cho giáo viên (bao gồm kê hoạch bài giảng Powerpoint; Kế hoạch bài dạy; ngân hàng đề kiểm tra; các phần mềm học liệu phục vụ công tác dạy học; ngoài ra website của giáo viên cũng được liên kết với website của học sinh.
Xây dựng website học liệu số cho học sinh; quá trình xây dựng website học liệu của học sinh bao gồm toàn bộ chương trình môn học GDQP&AN được soạn thảo và bố trí theo PPCT của năm học 2021 – 2022; cùng với ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, SGK dạng PDF; và sách giáo khoa điện tử; ngoài ra website của học sinh còn liên kết đến các website khác như website của nhà trường.
Nguồn tác giả vẽ từ Iminmap 8.1
Hình 1: Mô hình nghiên cứu trong việc xây dựng website học liệu số phục vụ cho công tác dạy và học môn GDQP&AN Trường THPT Thủ Đức.
b). Phương pháp điều tra quan sát thực tiễn:
Phương pháp này đánh giá thực tiễn hoạt động học tập, ôn tập củng cố kiến thức của học sinh trên website đánh giá sự tiếp cận của học sinh đối với các bài học trên websits, sự phản ảnh của học sinh về các bài học trên website; 
Đối với giáo viên: đề tài thông qua khảo sát đánh giá 50 giáo viên dạy học GDQP&AN trên địa bàn TPHCM để đánh giá mức độ đúng đắn của nội dung chương trình học liệu được xây dựng.
Đối với học sinh đề tài thực hiện qua qua 535 học sinh thuộc các khối lớp 10, 11; 12 đang học tại trường để thống kê đánh giá khách quan về sự tiếp cận học liệu số được xây dựng trên website.
c). Phương toán học thống kê:
Đề tài xử lý các thuật toán thống kê thống dụng bằng phần mềm Mcrosoft Excell 2019 qua các công thức toán học thống kê cụ thể như sau:
*	Tính giá trị trung bình: Là tỉ số giữa tổng lượng trị số các cá thể của đối tượng quan sát, được tính theo công thức:
- n : Tổng số đối tượng quan sát.
- Xi : Giá trị từng đối tượng quan sát.
- : Là ký hiệu tổng cộng
 * Độ lệch chuẩn () : Là chỉ số nói lên tính chất phân bố của các trị số Xi chung quanh giá trị trung bình.
= 
Trong đó: - là trị số của từng cá thể.
- là giá trị trung bình.
- n là tổng số các cá thể.
* Hệ số biến thiên (Cv): Là tỉ lệ phần trăm giữa độ lệch chuẩn và trung bình cộng, dùng để đánh giá tính chất đồng đều của các chỉ tiêu nghiên cứu.
 Cách đánh giá:
+ Cv 10% các số liệu phân bố tập trung quanh số trung bình.
+ Cv > 10% các số liệu phân bố phân tán xung quanh số trung bình.
* Chỉ số t-student: 
- So sánh 2 giá trị trung bình của tập hợp mẫu có liên quan chúng tôi sử dụng công thức tính t như sau: 
Với d = hiệu số
 : Thành tích kiểm tra trước thực nghiệm
 : Thành tích kiểm tra sau thực nghiệm
 	 : Trung bình các hiệu số
 	 : Phương sai của các hiệu số
 	 : Độ lệch chuẩn của các hiệu số
n (n >30): Số cá thể được quan sát, mỗi cá thể được quan sát 2 lần. Lần thứ nhất được đại diện bằng a, lần thứ hai được đại diện bằng b, rồi so sánhtbảng với độ tự do n-1; P = 5%.
* So sánh hai giá trị trung bình hai mẫu độc lập với ().
Trong đó: - , là giá trị trung bình A, B. 	
 - , là phương sai của A, B.
 - nA, nB là tổng số các cá thể A, B.
* Ngoài ra đề tài còn sử sụng phần mềm SPSS 22.0 để xử lý các thuật toán thống kê, tính toán, kiểm định như sau (hình 2)
Nguồn tác giả vẽ từ Iminmap 8.1
Hình 2: Các thuật toán thống kê được sử lý trong SPSS 22.0.
d/. Dự kiến những đóng góp mới của nghiên cứu:
Xác định hệ thống các kiến thức, kĩ năng cần ôn tập củng cố các bài học của toàn bộ chương trình môn học GDQP&AN của các khối lớp giải quyết cơ bản về việc tiếp thu kến thức cơ bản nền tảng của môn GDQP&AN.
Thiết kế trang web mới giúp học sinh tự ôn tập củng cố và kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh khi tham gia học GDQP&AN cũng như trang bị các ngân hàng bài giảng; ngân hàng học liệu số về đề kiểm tra của giáo viên môn GDQP&AN;
Góp phần giúp học sinh rèn luyện kĩ năng tự học, nâng cao hứng thú học tập và nâng cao hiệu quả của việc tự ôn tập củng cố của học sinh.
e). Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của nghiên cứu:
 Về mặt lí luận, nghiên cứu đã góp phần lựa chọn và hệ thống hoá các lí luận về việc ôn tập củng cố theo quan điểm của lí luận dạy học hiện đại. Trang web xây dựng được là tài liệu tham khảo tốt cho học sinh tự ôn tập củng cố các bài học được xây dựng theo sát cấu trúc của kế hoạch dạy học của nhà trường và cảu bộ giáo dục, học sinh dễ tiếp cận, có thể tự học, tự củng cố, nâng cao hiệu quả ôn tập củng cố kiến thức của học sinh. Trang web là một phương tiện giúp giáo viên có thể kiểm giao bài tập, kiểm tra đánh giá các kiến thức đạt được của học sinh trong các giờ lên lớp trực tiếp cũng như gián tiếp.
f). Cấu trúc của nghiên cứu: 
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của nghiên cứu bao gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu (Tổng quan vấn đề nghiên cứu)
Chương II: Xây dựng website học liệu số hỗ trợ công tác dạy và học môn GDQP&AN.
Chương III. Đánh giá kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận của hoạt động tự học và ôn tập củng cố.
a). Tự học là gì ? đặc điểm cơ bản của quá trình tự học.
Trước hết ta phải hiểu thế nào là “tinh thần tự học”? Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân; Quá trình tự học cũng có phạm vi khá rộng: khi nghe giảng, khi đọc sách hay làm bài tập, hoặc các hoạt động tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo về các nội dung bài học cụ thể nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vấn là quan trọng nhất.
Như vậy quá trình t

Tài liệu đính kèm:

  • docxxay_dung_website_hoc_lieu_phuc_vu_cong_tac_day_va_hoc_mon_gi.docx