Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt đầu tuần

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt đầu tuần

Xã hội hiện nay, một thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, thì con người phải được trang bị bằng những tri thức hiện đại, buộc con người phải thay đổi để năng động, phù hợp với xu thế mới mà xã hội yêu cầu. Nhưng về tâm lý lứa tuổi Thanh thiếu niên, các em đang trong giai đoạn học làm người lớn, chưa có lập trường dễ bị cuốn hút vào mặt trái của sự phát triển, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và rèn luyện, đặc biệt là việc giáo dục hình thành nhân cách.

Trong giáo dục vấn đề nổi lên hàng đầu là giáo viên, giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng của giáo dục. Vai trò của người thầy cũng đã được đại thi hào Ta-go diễn tả trong câu nói nổi tiếng của mình “Giáo dục một người đàn ông được một con người. Giáo dục một người phụ nữ được một gia đình. Giáo dục một người thầy được cả một thế hệ”. Như những lời Bác Hồ dạy “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”, “Vì lợi ích 10 năm thì phài trồng cây, vì lợi ích trăm măm thì phải trồng người”, “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, giáo dục không là yếu tố vạn năng, là tất cả mà chỉ là phần chủ đạo, phần nhiều.

 

doc 15 trang Trần Đại 27/04/2023 3783
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt đầu tuần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: .............................................................................
1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt đầu tuần 
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động Công tác Đội trong trường học
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp:
Xã hội hiện nay, một thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, thì con người phải được trang bị bằng những tri thức hiện đại, buộc con người phải thay đổi để năng động, phù hợp với xu thế mới mà xã hội yêu cầu. Nhưng về tâm lý lứa tuổi Thanh thiếu niên, các em đang trong giai đoạn học làm người lớn, chưa có lập trường dễ bị cuốn hút vào mặt trái của sự phát triển, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và rèn luyện, đặc biệt là việc giáo dục hình thành nhân cách.
Trong giáo dục vấn đề nổi lên hàng đầu là giáo viên, giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng của giáo dục. Vai trò của người thầy cũng đã được đại thi hào Ta-go diễn tả trong câu nói nổi tiếng của mình “Giáo dục một người đàn ông được một con người. Giáo dục một người phụ nữ được một gia đình. Giáo dục một người thầy được cả một thế hệ”. Như những lời Bác Hồ dạy “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”, “Vì lợi ích 10 năm thì phài trồng cây, vì lợi ích trăm măm thì phải trồng người”, “Ngủ thì ai cũng như lương thiện, tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền. Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”, giáo dục không là yếu tố vạn năng, là tất cả mà chỉ là phần chủ đạo, phần nhiều. 
- Thật vậy, Gia đình – Nhà trường – Xã hội là 3 môi trường giáo dục để hoàn thiện đạo đức, nhân cách của mỗi học sinh. Với vai trò của một người làm công tác giáo dục, một giáo viên TPT Đội trong nhà trường. Tôi luôn tìm tòi những phương pháp, hình thức mới để hỗ trợ, định hướng giúp các em tự rèn luyện, giúp các em có những nhận thức đúng, tiếp thu tinh hoa văn hóa có chọn lọc, nêu cao giá trị truyền thống của dân tộc. Tạo ra những con người tài giỏi và phát triển một cách toàn diện. 
- Ngoài những giờ sinh hoạt Đội, giảng dạy chuyên môn, thì thời gian tôi được gặp gỡ với tất cả các em chỉ có ở tiết Sinh hoạt đầu tuần (SHĐT). Tiết SHĐT là một trong 4 tiết của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL), có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. Tiết SHĐT thật sự thu hút học sinh đến với các hoạt động sẽ góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường: 
+ Giúp các em tự rèn trong giao tiếp, ứng xử, giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể và hoàn thiện kiến thức. 
+ Thông qua các trò chơi, cuộc thi các em sẽ biết vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tiễn, hoàn thiện nhân cách, từng bước hình thành thái độ đúng đắn, có lối sống phù hợp với chuẩn mực xã hội
- Ở một vài tuần đầu Ban giám hiệu thường triển khai những nội dung quan trọng trong việc tổ chức, sinh hoạt nội quy, quy chế, Tuy nhiên, từ tháng 10 trở đi tình trạng nói chuyện, đùa giỡn và cả trốn tiết xảy ra (vì biết mình sẽ bị kiểm điểm trước cờ, sẽ xấu hổ với bạn bè, thầy cô). Ban phụ trách lại tiến hành kiểm tra đưa các em vào nề nếp, khi công tác kiểm tra lơ là thì tình trạng trên lại tiếp diễn. Nhiều em đón nhận tiết SHĐT một cách thụ động dẫn đến hiệu quả tiết SHĐT không cao, đôi lúc lãng phí thời gian. Có rất niều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, sau đây tôi xin nêu ra hai nguyên nhân cơ bản:
+ Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) chưa thật sự quan tâm, tiếp thu những nội dung được truyền đạt trong tiết SHĐT, để đôn đốc, nhắc nhở các em, giúp các em hoàn thành nhiệm vụ.
+ Nội dung của tiết SHĐT trở nên nặng nề, nhàm chán, chỉ toàn là phê bình, nhắc nhở, yêu cầu học sinh phải làm nội dung này, thực hiện nội dung kia, “Tại sao các em lại không thuộc bài, đó là nhiệm vụ chính của người học sinh. Các em phải thực hiện đúng nội qui, qui chế,”. “Tiết sinh hoạt thật khô khan, chẳng có gì thú vị”, đó là những lời của học sinh mà vô tình tôi nghe được trong cuộc trò chuyện của các em ở vài năm trước. 
- Các em đang khao khát một cái gì đó thật mới mẽ, thật sôi nổi để các em được thể hiện, và kiến thức lĩnh hội được từ người thầy phải đến một cách tự nhiên, không gò ép.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của sáng kiến: 
- Giúp cho giáo viên TPT Đội có thêm gợi ý trong việc định hướng tổ chức tiết sinh hoạt đầu tuần. 
- Nêu lên một số kinh nghiệm mô hình hoạt động thu hút học sinh tự giác tham gia hoạt động, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết SHĐT từng bước đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục như hiện nay.
- Bản thân tôi hy vọng những mô hình này sẽ là gợi ý để các đồng chí giáo viên TPT Đội tham khảo, xây dựng mô hình lồng ghép vào các tiết SHĐT phù hợp với điều kiện của đơn vị mình.
3.2.2. Nội dung sáng kiến:
Đối tượng học sinh ở trường THCS là lứa tuổi quá độ từ trẻ con sang người lớn, nét nổi bật là khuynh hướng ham hoạt động, năng động, nhại bén, ham thích học hỏi cái mới lạ, mang tính tự lập cao. Tuy nhiên vẫn còn những bất thường của trẻ con. Do đó cần thiết kế sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý để thu hút các em, nâng cao chất lượng giáo dục. 
a. Về nhận thức.
- Giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện tri thức học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới, mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan. 
- Giúp học sinh có điều kiện vận dụng tri thức vào hoạt động hằng ngày, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. Qua đó từng bước làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tế cho các em.
- Giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đất nước, địa phương, tăng thêm hiểu biết hình thành thái độ đúng đắn về Bác Hồ, về Đảng, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
- Giúp học sinh có những hiểu biết khái quát về các vấn đề có tính thời đại như vấn đề quốc tế, hợp tác, hoà bình, hữu nghị, bảo vệ môi trường, dân số kế hoạch hoá gia đình, vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội, vấn đề pháp luật.
b. Giáo dục thái độ.
- Từng bước hình thành cho học sinh niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, vào tương lai đất nước, từ đó các em có lòng tự hào dân tộc, mong muốn làm đẹp truyền thống của trường, của lớp, của quê hương đất nước.
- Từng bước hình thành cho học sinh những tình cảm tốt đẹp, tình bạn trong sáng, tình cảm thầy trò, tình yêu quê hương đất nước, giúp các em biết tôn trọng cái tốt, cái đẹp, biết tránh cái xấu, cái lỗi thời không phù hợp.
- Bồi dưỡng, xây dựng cho học sinh lối sống phù hợp với đạo đức, chấp hành pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương, đất nước.
- Góp phần giáo dục học sinh tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu niên quốc tế, với các dân tộc khác trên thế giới.
- Bồi dưỡng cho học sinh tính tích cực, tính năng động, sáng tạo, sẵn sàng tham gia những hoạt động xã hội, hoạt động tập thể của trường, lớp vì lợi ích chung, vì sự trưởng thành và tiến bộ của bản thân.
c. Rèn luyện kỹ năng.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hoá, có thói quen tốt trong học tập, lao động công ích và các hoạt động khác.
- Rèn luyện kỹ năng tự quản, kỹ năng tổ chức, điều khiển và thực hiện hoạt động tập thể có hiệu quả, biết nhận xét, đánh giá kết quả họat động.
- Rèn luyệncác kỹ năng giáo dục: Tự điều chỉnh, kỹ năng hoà nhập để thực hiện tốt các nhiệm vụ do thầy cô giáo, do nhà trường hoặc tập thể giao cho.
d. Yêu cầu thiết kế hoạt động:
- Tất cả các hoạt động dù lớn hay nhỏ đều phải đàm bảo mục đích giáo dục.
- Thiết kế hoạt động phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, mang tính khả thi, các em có thể thực hiện một cách hào hứng, phấn khởi, đem lại hiệu quả cao, góp phần nâng cao kiến thức mà các em đã học.
- Thiết kế hoạt động phải dựa trên điều kiện kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện của đơn vị nhưng không quá đơn giản, phải thể hiện được sự vui chơi lành mạnh, tạo nên những yếu tố bất ngờ, hấp dẫn lôi cuốn các em,.. cũng không nên quá cầu kỳ, đảm bảo tính hiệu quả nhưng ít tốn kém, tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí
- TPT phải xác định: “Sinh hoạt chủ điểm dưới cờ” là một phần thời lượng trong chương trình chào cờ đầu tuần. Không lạm dụng tiết chào cờ để trở thành một tiết học nặng nề, ngập tràn kiến thức phổ thông sẽ khiến học sinh nhàm chán.
- Mỗi chương trình chào cờ đầu tuần TPT phải soạn theo hoạt động chủ điểm của tuần, của tháng”, hướng dẫn và phân công từng việc cho Ban chỉ huy Liên đội thực hiện xuyên suốt các buổi chào cờ đầu tuần.
- Thiết kế hoạt động phải đảm bảo về thời gian: Thông thường trong 1 tiết SHĐT nên phân chia thời gian như sau:
* Khung thời gian để tổ chức 1 tiết SHĐT:
Thứ tự
Nội dung
Thời gian -
người thực hiện
01
Chuẩn bị sân lễ 
Trước 5’-LTB
02
Ổn định đội hình, báo cáo
2’ - LĐT
03
Nghi lễ: Hát Quốc ca, Đội ca, Hứa 5 điều Bác Hồ dạy, 
hô - đáp khẩu hiệu Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh
3’
LĐT-TPT
04
Đánh giá chung và triển khai công tác trong tuần:
+ Thông qua điểm thi đua các lớp. 
+ Tuyên dương những cá nhân, tập thể xuất sắc (trao cờ luân lưu, cờ phấn đấu);
+ Bàn giao sổ trực ban; lớp trực ban mới nhận nhiệm vụ;
+ Đánh giá ưu, khuyết điểm; triển khai công tác tuần.
10’
LT (CĐT)
GVCN
LT (CĐT)
TPT
05
Sinh hoạt chủ điểm, tổ chức các hoạt động:
(Tên các hoạt động, chương trình được lồng ghép)
+ Các chương trình: “Hội thi thủ khoa”, “Quà tặng tri thức”, “Ai là thủ lĩnh”, “Câu hỏi học tập”, Rút thăm trúng thưởng,
+ Các hoat động chuyên đề: Kể chuyện Bác Hồ, văn nghệ, diễn tiểu phẩm, thuyết trình, hùng biện, nghe nói chuyện truyền thống cách mạng,  
20 ’
TPT
06
Ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu
5 – 10’- BGH
07
Đáp từ: Cảm ơn thầy cô; điều hành các chi đội vào lớp, hoặc ra về (với khối SHĐT buổi chiều)
2’ - LĐT
(LĐP)
Các bước tổ chức: Chương trình Hội thi, hoạt động chuyên đề:
+ Nêu tên, mục đích, yêu cầu (tuyên bố lý do)
+ Giới thiệu Đại biểu, Ban cố vấn của chương trình (nếu có)
+ Giới thiệu các đội, các cá nhân tham gia.
+ Sinh hoạt thể lệ cuộc thi (chương trình)
+ Mời các đội, các cá nhân vào vị trí và tiến hành hoạt động
+ Câu hỏi khán giả (tùy chương trình)
+ Tặng thưởng sau hoạt động, sinh hoạt tập thể (nếu còn thời gian)
* Nguồn kiến thức, thời điểm và hình thức hoạt động từng chương trình:
Tên
chương trình
Nguồn kiến thức
Thời điểm và hình thức hoạt động
“Câu hỏi học tập”
Các tiết học trong tuần 
(1 câu/tiết)
- Tổ chức vào tuần thứ 3 của tháng.
- Tùy theo số quà tặng quy định số lượng tham gia. Các em sẽ được mời và bốc thăm mã số câu hỏi.
VD: Có 4 phần quà, mỗi khối sẽ được 2 cơ hội, trong thời gian 5” dành cho 1 cơ hội, nếu không có người tham gia cơ hội đó sẽ chuyển sang khối kia.
Mời cơ hội thứ nhất của khối 9, (khi HS giơ tay) mời em!, mời em bốc thăm cho mình 1 câu hỏi, câu hỏi của em là câu 4, bộ môn Toán, thuộc chương trình tuần 10, tiết 19, mời em nghe câu hỏi,. HS trả lời đúng, cho giới thiệu tên - lớp, tặng quà, cảm ơn và mời về chổ. Sang cơ hội thứ 2 (đếm 1, 2,5), không thấy HS giơ tay, cơ hội này sẽ thuộc về khối 7,
“Ai là thủ lĩnh”:
Các tiết học trong cả học kỳ
(1 câu/tiết)
- Tổ chức vào tuần thứ 3 & 4 của tháng11, 12 & tháng 3, 4 (tạo diều kiện cho các em ôn tập thi học kỳ).
- Vòng 1 (tuần 3/11): Chon 2HS/chi đội để tham gia. 
VD: Chia số HS tham gia thành 2 đội, mỗi đội có 14 em (7 HS khối 9 (8) + 7 HS khối 7 (6)). Mỗi em tham gia trả lời 1 câu hỏi, trả lời đúng đội ghi được 2 điểm, thời gian trả lời là 5’’. Đội có phong cách (+ 2 điểm). Đội cao điểm hơn là thắng cuộc sẽ được tặng thưởng và đi tiếp vào vòng 2
Mời đội trưởng bốc thăm bộ đề, mỗi bộ đề gồm 2 thăm (thuộc 2 bộ môn, mỗi môn có 7 câu)
- Vòng 2 (tuần 3&4/12, mỗi tuần 1 khối): Tách đội thắng vòng 1 thành 2 khối, chọn «Thủ lĩnh»/khối. Mỗi em trả lời 5 câu hỏi, mỗi câu 2 điểm, (+ 1 điểm thưởng cho phong cách thể hiện). Mời từng HS lên bốc thăm bộ đề cho mình (mỗi bộ đề thuộc 1 bộ môn, có 5 câu hỏi), Nên soạn sâu hỏi phụ khi có 2, 3 HS đồng điểm (câu hỏi phụ lấy kiến thức về danh lam thắng cảnh, các khu di tích,..)
“Hội thi thủ khoa”
Các danh nhân anh hùng, gương thiếu niên, sự kiện lịch sử, kiến thức Đoàn, Đội
- Tổ chức vào tuần thứ 1 của tháng.
- Hình thức : Loại trực tiếp khi trả lời sai câu hỏi. Vẽ 4 vòng tròn lớn trong đó viết A, B, C, D là 4 phương án của câu hỏi, ở giữa 4 vòng tròn dành một khoảng trống để thí sinh đứng. Sau khi người DCT đọc xong câu hỏi mời các em chọn phương án đúng và bước vào vòng tròn đã chọn. (Các thí sinh chọn phương án sai, hoặc không chọn được phương án nào sẽ được mời về chỗ). Các thí sinh chọn phương án đúng (trả lời đúng câu hỏi), trở lại khoảng trống để tham gia câu hỏi tiếp theo.
- Thể lệ : Học sinh tuyên dương trong tháng (nếu số lượng HS tuyên dương quá đông > 20 em, nên tổ chức 1 khối/tháng) ; Thủ khoa kỳ trước không được tham gia kỳ sau ; Các thí sinh sẽ chọn phương án đúng dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Vượt qua câu hỏi thứ 5 của BTC sẽ tặng thưởng 1 quyển tập/HS. Vượt qua câu hỏi thứ 10, tặng thưởng 2 quyển tập/HS. Vượt qua câu thứ 15, tặng thưởng 5 quyển tập/HS. Thí sinh qua câu hỏi thứ 10 và còn lại sau cùng của Hội thi được xứng danh là «Thủ khoa », tặng thưởng 10 quyển tập + giấy khen của BGH.
“Quà tặng tri thức”
Các điều luật: Luật bảo vệ, CS&GDTE; truyền thống nhà trường, địa phương; kiến thức VH-XH, TDTT;
- Tổ chức tuần 2 của tháng.
- Hình thức: Học sinh đăng ký phiếu để được bốc thăm tham gia trả lời câu hỏi. Ghi họ tên, lớp rồi bỏ vào thùng thăm. Phiếu do TPT thiết kế và gửi cho lớp trưởng (LT tham mưu GVCN photo phiếu và phát cho các bạn có yêu cầu). BTC đặt thùng thăm trước giờ sinh hoạt để HS bỏ vào.
- BTC xây dựng 7 câu hỏi/tuần.
- Khi BTC bốc trúng thăm và gọi tên, HS khẩn trương lên phía trước và được quyền chọn phần quà mình thích, trong phần quà đó có câu hỏi (trong 7 câu hỏi có 01 câu hỏi khó). Trả lời đúng câu hỏi được hưởng trọn phần quà đã chọn (quà có giá trị tùy theo mức độ câu hỏi, có thể xếp quà theo mức độ câu hỏi để tạo sự phấn đấu, muốn thử sức của học sinh). Trả lời sai ở câu hỏi khó nhất, phần quà đó sẽ dành tặng thêm cho câu hỏi khó kỳ sau.
“Rút thăm trúng thưởng”
Đạt điểm 9, 10 ở các môn học trong các đợt thi đua ngắn hạn
- Tổ chức vào các đợt chào mừng 20-11, 26-3, 15-5, cuối học kỳ (khoảng 2 - 3 lần/năm học).
- Hình thức: Trong các đợt thi đua ngắn hạn, điểm thi học kỳ, HS đạt mỗi điểm (từ 9 đến 10) được nhận 1 phiếu rút thăm trúng thưởng (Phiếu do TPT thiết kế và gửi cho lớp trưởng, LT tham mưu GVCN photo phiếu và cập nhật tên các bạn đạt tiêu chuẩn, nộp về TPT đúng thời hạn qui định). 
- Tất cả xếp vuông, bỏ vào thùng thăm (có thể phân khối để số quà được chia đều) 
- Số lượng: Mỗi khối được rút từ 5 đến 10 thăm, tùy vào số quà chuẩn bị (điều kiện kinh phí cho phép)
* Khi đọc phiếu trúng thường nên đọc: Số điểm đạt, thuộc bộ môn, là HS lớp., tên, tao hồi hộp và có cảm giác thật vui, thật tự hào về thành quả của mình khi được gọi tên nhận thưởng.
* Các nội dung giáo dục theo chuyên đề
Tên hoạt động,
chuyên đề
Nội dung,
hình thức hoạt động
Thời gian, người thực hiện và dự trù kinh phí
Giáo dục Truyền thống, 
giáo dục 
chủ điểm
_Nội dung: Giáo dục chủ điểm tháng, các danh nhân, gương thiếu niên anh hùng, ý nghĩa các ngày lễ, kiến thức Đoàn – Đội,
_Hình thức: Thông qua trò chơi “Hội thi thủ khoa”
SHĐT - TPT
(tuần 1/tháng)
360.000đ (40.000đ/tuần) (quà khen thưởng)
Chuyên đề ATGT
_Nội dung: Tìm hiểu về luật giao thông đường bộ, đường thủy; Tưởng niệm nạn nhân vì TNGT
_Hình thức: Tổ chức lễ tưởng niệm, mời CSGT đến trao đổi, nói chuyên với học sinh,. Trả lời câu hỏi luật ATGT,
HĐGDNGLL (T.9) - GVCN
SHĐT (11/11)
TPT, chú Trương Văn Sở - Đội trưởng CSGT
Nghe nói chuyện truyền thống
_Nội dung: Truyền thống Anh bộ đội cụ Hồ, truyền thống yêu nước,
_Hình thức: 
+ Mời hội cựu chiến binh đến trao đổi với học sinh; 
+ Sinh hoat trả lời câu hỏi tìm hiểu các chiến dịch,
SHĐT (t.12, t.3)-TPT
250.000đ (bồi dưỡng Đại biểu, quà trả lời câu hỏi)
Chuyên đề PC ma túy, HIV/AIDS
_Nội dung: Tìm hiểu luật PC MT, HIV/AIDS; nguyên nhân, tác hại, cách phòng chống, các đường lây truyền,..
_Hình thức: Thi hóa trang, sắm vai đóng tiểu phẩm, thi tìm hiểu luật 
SHĐT (22/12)
HĐGDNGLL –GVCN
350.000đ
(khen thưởng)
chuyên đề “Văn hóa học đường”
_Nội dung:
Văn hóa ứng xử “TE với người lớn tuổi” (đội Tuyên truyền măng non); TE với game online và bạo lực học đường (K8); TE với sự biến đổi khí hâu (K9)
_Hình thức: Diễn tiểu phẩm, thuyết trình, hùng biện
SHĐT (t.10, t.1, t.4) - TPT - GVCN – 
Ban chỉ huy Đội
300.000đ (bồi dưỡng cho các chuyên đề)
Kể chuyện Bác Hồ - Văn nghệ mừng sinh nhật Bác
_Nội dung: Những câu chuyện, nhạc phẩm về Bác Hồ (sách NXB Kim Đồng, SGK);
_Hình thức:
+ Mỗi chi đội tổ chức kể 1 câu chuyện về Bác Hồ sau giờ SHL hoặc HĐGDNGLL, chọn 1 bạn hay nhất, và xây dựng 1 tiết mục văn nghệ để đăng ký thi khối.
+ Ban phụ trách tiến hành thi khối để chọn câu chuyện nhất khối
+ 4 câu chuyện nhất khối sẽ và 8 tiết mục văn nghệ I, II khối sẽ diễn vào tiết SHĐT
GVCN - HS
(SHL-HĐGDNGLL)
520.000đ
(khen thưởng: kể chuyện: 50.000đ/giải; VN: 80.000đ/2giải)
TPT (6/2/2013)
SHĐT
* Riêng với học sinh thường xuyên vi phạm bị ghi tên trong sổ trực, TPT nên quan tâm và giải quyết đúng mức, định hướng, tạo điều kiện để các em hòa nhập và cùng vui học với các bạn. Đây là một trong những hình thưc giáo dục rất hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
	- Mời các em tập trung (nên chọn thời gian phù hợp với điều kiện học tập), và địa điểm phải thật sự yên lặng (văn phòng họp, phòng truyền thống,...).
	- Trò chuyện để hiểu về tâm lý, hoàn cảnh, hiểu rõ nguyên nhân.
	- Tổ chức trò chơi (tạo cảm hứng), giúp các em có niềm tin ở người giao tiếp. Thông qua trò chơi, các em sẽ biểu lộ tâm tư, tình cảm, những hành vi,.. giáo viên cần quan sát để kịp thời tuyên dương những hành vi tốt hoặc nhắc nhỡ những hành vi chưa đúng, tuy nhiên phải rất nhẹ nhàng, lịch sự, (đôi khi chỉ nhắc nhẹ, sau đó gặp riêng học sinh có hành vi chưa đúng để trao đổi thêm) tránh hình thức phê phán, các em sẽ cho rằng “làm mất mặt trước đám đông”, (bởi lẽ ở lứa tuổi các em thường muốn khẳng định mình,...). Đặc biệt sau khi nhắc nhở không nên kỳ thị (phải có lòng vị tha), tôn trọng các em như những học sinh chăm ngoan, tạo cảm xúc thật để các em yên tâm chia sẽ và tâm sự.
	- Cần có chương trình dành riêng cho các học sinh thường xuyên vi phạm với mức kiến thức vừa phải về các hoạt động xã hội, tin tức thời sự gợi một thái độ quan sát chú ý. Khi trả lời đúng câu hỏi và được nhận quà các em sẽ chứng tỏ được bản lĩnh của mình trước tập thể, từ đó thu hút các em tham gia một cách tự nhiên (trong chương trình dành riêng cho các học sinh thường xuyên vi phạm không nên đặt câu hỏi quá dễ sẽ có hệ quả ngược lại, cũng không thông tin đây là chương trình dành riêng cho các em, chỉ quan tâm và gọi tên các em trực tiếp tham gia). Đôi khi cũng cần “để hở” câu hỏi tạo điều kiện giúp các em tự tìm tư liệu để có câu trả lời cho mình.
e. Chỉ đạo thực hiện:
- Khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung, hình thức hoạt động. TPT trình duyệt kế hoạch với ban giám hiệu nhà trường. 
- Tiến hành phổ biến, triển khai kế hoạch đến GVCN thông qua các cuộc họp: Họp Hội đồng, họp GVCN (họp Ban phụ trách Đội) vận động, phân công các thành viên trong BPT Đội thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện, TPT chịu trách nhiệm quán xuyến toàn bộ công việc. Rút kinh nghiệm, đánh giá trong họp định kỳ Ban chỉ huy: Động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những lệch lạc của cá nhân và tập thể học sinh.
- Mời GVBM tham gia làm ban cố vấn cho chương trình (tùy chương trình).
- Tham mưu BGH, phối hợp chặt chẽ với GVCN, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của tập thể GV. TPT cần thiết lập các biễu mẫu cho GVBM soạn câu hỏi, nguồn câu hỏi sát với kiến thức, vừa sức, tao hứng thú tích cực cho học sinh là nguồn câu hỏi được cô đọng từ các tiết học tại lớp. 
3.3. Khả năng

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_tiet_sinh_hoat_dau_t.doc
  • doc2. PHỤ LỤC.doc
  • doc3. CHU CAI VIET TAT.doc
  • doc4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • doc5. anh minh hoa.doc
  • docanh sk bo sung.doc
  • docdon cong nhan skkn.doc