Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào video bài học cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào video bài học cho trẻ 24-36 tháng tuổi

Khi áp dụng SKKN “Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào video bài học cho trẻ 24-36 tháng tuổi.” tại lớp nhà trẻ 1, trường Mầm non Bình Minh thì tôi đã thu được hiệu quả sau:

* Đối với giáo viên:

- Giáo viên đã thực hiện hiệu quả nội dung ứng dụng lĩnh vực giác quan trong phương pháp Montessori vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 24 - 36 tháng tuổi theo hình thức gửi video bài học tại nhà cho trẻ.

- Giáo viên đã xây dựng mục tiêu, nội dung và điều chỉnh hoạt động chăm sóc giáo dục ứng dụng phương pháp Montessori vào bài học video cho trẻ phù hợp và kịp thời, đúng thời điểm, hiệu quả trên trẻ.

- Bản thân giáo viên nắm chắc hơn về đặc điểm của phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori và cách ứng dụng phù hợp vào các hoạt động giáo dục mầm non.

* Đối với phụ huynh:

- Giáo viên đã xây dựng và tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển toàn diện cho con mình. Từ những kết quả đáng mừng trên, tôi nhận thấy mình đã làm tốt “công tác tuyên truyền, phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện”, tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường và gia đình.

* Đối với trẻ:

- Trẻ chú ý xem và tích cực tương tác với cô giáo qua các bài học video tại nhà.

- Trẻ ngày càng hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động, được rèn luyện thường xuyên các kỹ năng học tập cần thiết đặc biệt là kĩ năng “tập trung chú ý”, và “ kĩ năng phối hợp các giác quan” tạo nền tảng tốt cho trẻ bước sang lứa tuổi tiếp theo.

 - Về KNTHCS: trẻ được rèn luyện hiệu quả về thể chất, sự khéo léo của bản thân gồm vận động tinh, thô, tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng tay - mắt; bồi dưỡng cho trẻ đức tính tự lập, có trách nhiệm với môi trường xung quanh; rèn luyện cho trẻ tính trật tự, sự chuyên tâm, tập trung, kiểm soát bản thân, củng cố và phát triển sự phối hợp các vận động của cơ thể, đặt nền tảng cho sự nhất thể hóa về nhân cách.

 - Về phát triển nhận thức: trẻ được rèn luyện hiệu quả về thị giác (quan sát) phối hợp với thính giác(lắng nghe) và tay chỉ để NBPB được các đối tượng theo đặc điểm đặc trưng về màu sắc, tính chất, hình dạng.

 - Về PTNN: trẻ được rèn luyện hiệu quả về kĩ năng nói đủ câu, rõ ràng, mạch lạc.

 

doc 41 trang thanh tú 22 08/10/2022 22632
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào video bài học cho trẻ 24-36 tháng tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN GIA LÂM
TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH
ddd & ddd
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG HIỆU QUẢ LĨNH VỰC CẢM GIÁC TRONG PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI VÀO VIDEO BÀI HỌC CHO TRẺ 24 - 36 THÁNG TUỔI.
 Lĩnh vực/môn : Giáo dục nhà trẻ
Cấp học : Mầm non
Tên tác giả : Phạm Thị Thúy Hoan 
Đơn vị công tác : Trường MN Bình Minh
Chức vụ : Giáo viên 
Năm học: 2021 – 2022
MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
A.
ĐẶT VẤN ĐỀ
01 - 02
I.
Lý do chọn đề tài
01
II.
Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
02
B.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
03 - 15 
I.
Cơ sở lý luận
03
II.
Thực trạng vấn đề
04 - 06
1.
Thuận lợi 
04
2. 
Khó khăn
05
III
Các biện pháp đã thực hiện
06 - 15
1.
Biện pháp 1: Xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori phù hợp với MTGD.
06
2.
Biện pháp 2: Ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montesssori vào video bài học.
07
3.
Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin vào video bài học để tăng hiệu quả thu hút trẻ.
10
4.
Biện pháp 4 : Phối hợp thường xuyên với phụ huynh đánh giá sự hứng thú tham gia của trẻ với video bài học.
13
IV.
Hiệu quả SKKN
15
C.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
17 - 18
I.
Kết luận
17
II.
Kiến nghị
18
D.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
I.
Sách tham khảo 
II.
Tài liệu trên mạng
1.
Sử dụng nghiên cứu viết SKKN
2.
Sử dụng làm bài tuyên truyền tới phụ huynh
E.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH CHỨNG
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TT
NỘI DUNG
VIẾT TẮT
1.
Mục tiêu giáo dục 
MTGD
2.
Sáng kiến kinh nghiệm
SKKN
3.
Nhận biết phân biệt 
NBPB
4.
Nhận biết tập nói
NBTN
5.
Hoạt động với đồ vật 
HĐVĐV
6. 
Kĩ năng thực hành cuộc sống
KNTHCS
7.
Công nghệ thông tin
CNTT
8. 
Phát triển nhận thức 
PTNT
9. 
Hình 
H 
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài: 
 “Quá trình giáo dục quan trọng nhất không phải là trường đại học mà là giai đoạn đầu tiên - giai đoạn từ 0-6 tuổi. Trong giai đoạn này trí thông minh -công cụ vĩ đại nhất của con người - được hình thành; không chỉ có trí thông minh mà toàn bộ những năng lực tinh thần đều được xây dựng trong giai đoạn này” (Trích “Trí tuệ thẩm thấu”) - Tiến sỹ Maria Montessori.
Maria Montessori là một tiến sỹ người Ý (1870 - 1952) - một chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học - đã sáng lập ra một phương pháp giáo dục khoa học, hiện đại vào khoảng đầu thế kỷ XX, đó là phương pháp giáo dục Montessori. Phương pháp giáo dục Montessori được coi là một phương pháp giáo dục hoàn thiện trên thế giới hiện nay! Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ bằng việc học tập thông qua các giáo cụ trực quan. Montessori tập trung thúc đẩy tiềm năng của trẻ bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo bài bản về chuyên môn cùng với các giáo cụ học tập chuyên biệt... 
Có 5 lĩnh vực được thực hiện trong phương pháp Montessori, đó là: thực hành cuộc sống, cảm giác (giác quan), ngôn ngữ, toán học, văn hóa (lịch sử, địa lý, khoa học, nghệ thuật). Khi tìm hiểu về “lĩnh vực cảm giác” trong phương pháp giáo dục Montessori thì tôi thấy: Học tập thông qua các giác quan theo lĩnh vực cảm giác trong Montessori mang đến cho các bạn nhỏ nhiều trải nghiệm thú vị, kích thích các giác quan phát triển, khả năng tư duy linh hoạt, tạo điều kiện xây dựng nền tảng cơ bản cho mỗi đứa trẻ ngay từ những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi. Qua đó, trẻ được phát triển đồng đều về mặt não bộ, khả năng thu nhận kiến thức cũng như hình thành những kỹ năng xã hội từ rất sớm, có kỹ năng học tập độc lập, giao tiếp hiệu quả, tinh thần hợp tác và đoàn kết cao. 
Tiến sĩ Maria Montessori cũng đã có nhận định liên quan đến lĩnh vực cảm giác trong Montessori, đó là nhận định về tác dụng của “đôi bàn tay”: “Đôi bàn tay chính là công cụ của trí thông minh loài người” giúp ta khám phá thế giới và mở đường dẫn bước tới sự hiểu biết. 
Là một giáo viên mầm non, tôi nhận thấy: vai trò của giáo viên mầm non là vô cùng quan trọng trong việc phát huy tác dụng “đôi bàn tay của trẻ”, phát triển trí thông minh cho trẻ - đặc biệt là trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi - là thời kỳ mà trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh, với mọi tác động của bên ngoài, kèm theo sự giáo dục của người lớn. Trẻ ở giai đoạn này sẽ có ảnh hưởng rất lớn theo sự tác động tích cực hay tiêu cực vào sự phát triển toàn diện của trẻ! Vậy: “Làm thế nào để phát huy tác dụng đôi bàn tay của trẻ”? và giúp “đôi bàn tay” của trẻ 24-36 tháng thực sự trở thành công cụ phát triển trí thông minh cho trẻ? - Đây là một vấn đề mang tính cấp thiết!
Hiện nay, tỉ lệ trẻ em trong độ tuổi 24-36 tháng tuổi được phát huy tác dụng “đôi bàn tay của mình” là rất hạn chế. Dẫn đến việc kết nối và phối hợp linh hoạt 5 giác quan cho trẻ cũng bị hạn chế theo. Đồng thời, trẻ mắc bệnh “mất tập trung”, “ tăng động giảm chú ý” có xu hướng khá phổ biến. Thực trạng này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập và phát triển não bộ của trẻ theo độ tuổi, và học tập thông qua các giác quan của trẻ bị hạn chế nếu như trẻ không được chú ý đến các biểu hiện đặc biệt và áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời. Để hạn chế và giảm hiện tượng này ở trẻ thì cần có phương pháp giáo dục trẻ hợp lý sao cho tôn trọng cá tính riêng biệt, tính tự lập, tự do mang tính kỷ luật của mỗi trẻ; Ngoài ra cũng cần chú ý đến tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức thực tiễn. 
Ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori vào các hoạt động giáo dục trẻ mầm non sẽ giúp giáo viên mầm non và các phụ huynh rèn sự chú ý hiệu quả cho trẻ, tăng cường tính kết nối và phối hợp linh hoạt 5 giác quan cho trẻ; Đồng thời đem lại hiệu quả vượt trội trong giáo dục trẻ trở thành những công dân thế kỷ 21 tự lập, chủ động, có tính kỷ luật, tự tin, sáng tạo,; ưu việt về chương trình học, môi trường được chuẩn bị sẵn sàng, tối ưu cho sự phát triển của trẻ;
Nhận thấy được ý nghĩa và tác dụng của việc ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori vào các hoạt động giáo dục trẻ mầm non, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào video bài học cho trẻ 24-36 tháng tuổi.” là đề tài nghiên cứu trong năm học 2021 -2022.	
II. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu đề tài: Từ tháng 9/2021 – tháng 3/2022.
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào bài học video cho trẻ 24-36 tháng tuổi. 
- Phạm vi nghiên cứu: 14 trẻ, lớp Nhà trẻ 1, trường Mầm non Bình Minh.
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Cơ sở lý luận:
“Không có trí tuệ nào mà không bắt nguồn từ chính các giác quan” – Tiến sỹ, bác sĩ, nhà giáo dục Maria Montessori đã khẳng định như vậy sau cả quá trình quan sát và làm việc với trẻ, đặc biệt là quá trình quan sát và làm việc với những trẻ bị mắc bệnh “mất tập trung”, “tăng động giảm chú ý”. Khi trẻ bị bệnh này thì sự phối hợp giác quan của trẻ sẽ bị hạn chế: 
- Trẻ bị “mất tập trung” thông thường sẽ có nhiều kiểu biểu hiện khác nhau như:
không thể tập trung lâu vào 1 việc, không tuân theo các chỉ dẫn, dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài, hay quên, khó hòa nhập.
- “Tăng động giảm chú ý” là một rối loạn sinh học thần kinh, đặc trưng bởi giảm tập trung chú ý rõ rệt kết hợp với tăng hoạt động quá mức, thiếu kiềm chế.
Nếu chọn phương pháp giáo dục trẻ không phù hợp với tâm lý của trẻ thì sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của trẻ; cản trở học tập, sinh hoạt, công việc và các mối quan hệ của trẻ, không phát triển được tiềm năng trong mỗi đứa trẻ. Dù là phát triển tiềm năng khác nhau của mỗi đứa trẻ nhưng điểm xuất phát thì đều giống nhau là “rèn sự chú ý, phát huy tiềm năng của trẻ từ chính các giác quan của trẻ”.
	Trong bối cảnh sống chung với dịch bệnh Covit 19 hiện nay thì việc rèn luyện, giáo dục trẻ đa phần phụ thuộc vào sự phối hợp từ phía gia đình, các phụ huynh của trẻ - người giáo viên chỉ thực hiện phối hợp với phụ huynh rèn luyện, giáo dục trẻ qua các video bài học; đánh giá trẻ dựa vào các hình ảnh, video tương tác bài học của trẻ. Vậy nên, tôi đã đặt ra 2 câu hỏi: “Làm thế nào để phối hợp với phụ huynh rèn luyện sự chú ý cho trẻ, thu hút trẻ tham gia tích cực với video bài học?”, “ Làm thế nào để phát huy tiềm năng của trẻ từ chính các giác quan của trẻ qua các video bài học”, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện theo độ tuổi, đúng tâm lý và tiềm năng sẵn có của trẻ. 
Khi tìm hiểu về “lĩnh vực cảm giác trong phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori” thì tôi đã tìm được câu trả lời cho các câu hỏi mà mình đặt ra. Cảm giác là một lĩnh vực quan trọng, thể hiện rõ nét nhất phương châm giáo dục chủ đạo của phương pháp Montessori - “Học tập thông quan giác quan”. 
Lĩnh vực cảm giác có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác (như thực hành cuộc sống, toán học, ngôn ngữ và văn hóa), từ đó tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học tập sau này của trẻ. Trẻ được phát huy tiềm năng của trẻ từ chính các giác quan của mình.
Lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori gồm các nhóm sau:
-  Nhóm 1: Phát triển thị giác là trẻ sẽ được học cách quan sát để tăng khả năng nhận biết.
- Nhóm 2: Phát triển xúc giác là trẻ có cơ hội phát triển tối đa các kỹ năng liên quan đến xúc giác thông qua các hoạt động tiếp xúc, cảm nhận tính chất của đồ vật. 
- Nhóm 3: Phát triển thính giác là trẻ sẽ phải vận dụng tối đa năng lực thính giác và sự tập trung để lắng nghe, thẩm thấu âm thanh. 
- Nhóm 4: Phát triển vị giác là trẻ trải nghiệm học tập thông qua thực làm luôn đánh thức cảm quan của trẻ. 
- Nhóm 5: Phát triển khứu giác là trẻ sẽ sử dụng khứu giác để ngửi các đồ vật khác nhau. 
Ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori sẽ rèn luyện sự chú ý cho trẻ, hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện về giác quan, đảm bảo tính phù hợp với nhịp độ phát triển của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Thích ứng với việc “sống chung với dịch Covit 19”, tôi luôn tìm mọi cách, luôn thử nghiệm ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào các hoạt động giáo dục qua các video bài học để khắc phục khó khăn của giáo viên cũng như của phụ huynh trong việc rèn sự chú ý, tăng cường tính kết nối và phối hợp linh hoạt 5 giác quan cho trẻ hiệu quả khi trẻ xem và tương tác với video bài học! Tôi đã suy nghĩ: mình phải ứng dụng nội dung gì của lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori? phải ứng dụng như thế nào để phù hợp với việc phối hợp phụ huynh rèn sự chú ý cho trẻ, tăng cường tính kết nối và phối hợp linh hoạt 5 giác quan cho trẻ 24-36 tháng tuổi tại nhà?
Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm ứng dụng hiệu quả lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào video bài học cho trẻ 24-36 tháng tuổi.” là đề tài nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm trong năm học 2021 -2022.	
II/ Thực trạng vấn đề:
1/ Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường luôn đầu tư cơ sở vật chất, chỉ đạo sát sao, luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham dự các buổi tập huấn, kiến tập về ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động giáo dục trẻ mầm non do Phòng giáo dục huyện Gia Lâm, nhà trường, trường bạn tổ chức - giáo viên có cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn.
- Bản thân tôi là một giáo viên mầm non có 18 năm tuổi nghề, trong đó có 6 năm liền phụ trách lứa tuổi 24-36 tháng nên bản thân nắm vững phương pháp, có kinh nghiệm tổ chức các hoạt động sáng tạo linh hoạt cho trẻ, thu hút trẻ trong các hoạt động. 
- Bản thân luôn tìm tòi, trải nghiệm, ứng dụng các hình thức phát huy tính tích cực tối đa cho trẻ trong các hoạt động. Đồng thời, tôi cũng đã được ban giám hiệu tạo điều kiện tham gia lớp tập huấn chuyên đề về “ứng dụng phương pháp Montessori trong giáo dục mầm non” do phòng Giáo dục huyện Gia Lâm tổ chức tại trường mầm non Yên Thường năm học 2021-2022.
- Tôi có kĩ năng tốt trong ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy, biên soạn bài dạy video chất lượng tốt, hiệu quả trên trẻ.
- Lớp học sạch sẽ, trang trí phù hợp độ tuổi của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú tham gia các hoạt động khi đến lớp trở lại. 
	- Trẻ khỏe mạnh, tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về thể chất và tâm lý tương đối cao. 
- Phụ huynh học sinh quan tâm đến tình hình phát triển về thể chất, tâm lý và chương trình học tập của con em mình.
- Nhà trường tăng cường các điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”, quan điểm giáo dục “ Hãy để trẻ làm, không làm hộ trẻ” - Cô là người gợi mở, hướng dẫn trẻ phát huy được tính tích cực của trẻ giúp trẻ bộc lộ mình.
2/ Khó khăn:
- Dịch bệnh Covit 19 khiến giáo viên, trẻ, phụ huynh không gặp nhau trực tiếp được. Giáo viên gặp trẻ, phụ huynh qua zalo, qua điện thoại, qua phòng họp Zoom của lớp. Điều này khiến việc nhận xét đánh giá trẻ bị hạn chế và thiếu độ chính xác, không kịp thời, thiếu thực tế trực quan khi đánh giá.
- Trẻ không được đến trường nên sẽ bị hạn chế về đồ dùng trực quan thực hiện theo video bài học, đồ dùng ở nhà đôi khi mang tính chất tương đồng chứ không giống đồ dùng trong video bài học.
- Theo tâm sinh lý của trẻ mầm non, khoảng giờ để trẻ tiếp thu kiến thức hiệu quả là từ 8h30 - 9h15. Đa số các phụ huynh không sử dụng khung giờ này cho con xem video bài học mà chủ yếu là sử dụng khung giờ buổi trưa, buổi tối khi mà phụ huynh không bận rộn với công việc. Khi trẻ được bố, mẹ mở video bài học cho xem thì bố mẹ trong trạng thái tâm lý đã mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi nên không cùng đồng hành hiệu quả với con xem video bài học được, vậy nên sẽ bị hạn chế việc tương tác động viên khen ngợi con kịp thời. 
- Một số phụ huynh phối hợp chưa kịp thời về chuẩn bị phương tiện, đồ dùng học tập offline theo video bài học hướng dẫn cho trẻ.
- Khảo sát trẻ đầu năm học: 
Tôi đã phối hợp với phụ huynh tiến hành khảo sát đầu năm tình hình thực tế về “sự chú ý, hứng thú tham gia, phối hợp linh hoạt các giác quan ở trẻ 24-36 tháng tuổi qua video bài học”. Tôi khảo sát dựa vào ảnh, video tương tác của trẻ, qua trao đổi điện thoại với phụ huynh, thu được kết quả như sau:
Nội dung khảo sát
ĐẦU NĂM (14 trẻ)
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
%
Số lượng
%
1. Trẻ hứng thú xem video bài học và tương tác với giáo viên
5
36
9
64
2. Trẻ có kĩ năng quan sát để nhận biết
7
50
7
50
3. Trẻ có kĩ năng sử dụng “ngón tay” thực hiện thao tác “chỉ tay” phù hợp theo yêu cầu 
5
36
9
64
4. Trẻ có kĩ năng liên quan đến xúc giác
5
36
9
64
5. Trẻ có kĩ năng phối hợp các giác quan
5
36
9
64
- Bảng 1: Khảo sát trẻ đầu năm học -
Từ thực trạng trên, tôi đã tìm cách, trải nghiệm ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp giáo dục tiên tiến Montessori rèn sự chú ý, phối hợp linh hoạt các giác quan của trẻ qua các video bài học sao cho hiệu quả và phối hợp với phụ huynh rèn luyện cho trẻ kịp thời.
III/ Các biện pháp đã thực hiện:
1/Biện pháp 1: Xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori phù hợp với MTGD.
 - Khi lập kế hoạch giáo dục năm học, giáo viên phải dựa vào những kế hoạch của trường để xây dựng kế hoạch cụ thể cho lớp mình. Đó là giáo viên cần phải lựa chọn, sắp xếp và tổ chức các hoạt đông giáo dục, dạy học một cách có kế hoạch, có mục đích và luôn lấy trẻ làm trung tâm.
- Để ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào video bài học, việc đầu tiên mà tôi làm là: xây dựng ngân hàng nội dung hoạt động ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori. Tôi đã thực hiện như sau:
+ Bước 1: Đọc và ghi lại mục tiêu giáo dục lứa tuổi nhà trẻ 24- 36 tháng trong sách chương trình giáo dục mầm non liên quan đến lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori.
+ Bước 2: Tôi lựa chọn thực hiện bài học Montesori cho trẻ 24-36 tháng tuổi liên quan đến lĩnh vực cảm giác trong thư viện bài học Mon phù hợp, tập trung lựa chọn bài học Mon về KNTHCS, Cảm giác, Ngôn ngữ, Toán trong thư viện bài học Mon..
+ Bước 3: Cụ thể hóa các mục tiêu giáo dục mầm non và lựa chọn các mục tiêu phù hợp với trẻ có liên quan đến các bài tập về lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori trên cơ sở mục tiêu đã cụ thể hóa. 
+ Bước 4: Lựa chọn, sắp xếp các bài học ứng dụng phương pháp Montessori theo giai đoạn thực hiện phù hợp với kế hoạch giáo dục. (H1)
	 - Khi ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori vào các video bài học thì tôi tập trung ứng dụng các bài tập Montessori phối hợp thị giác, thính giác và xúc giác cho trẻ vào các video bài học hoạt động KNTHCS, NBTN, NBPB, HĐVĐV,Vận động.
- Căn cứ vào MTGD mà có thể xác định rõ nội dung học cụ thể cho từng sự kiện và đưa ra hàng loạt các hoạt động giáo dục mà giáo viên dự kiến cho trẻ được trải nghiệm. Khi MTGD đã xác định, đánh giá theo mục tiêu nào thì ngân hàng nội dung hoạt động cũng phải đưa ra các hoạt động trải nghiệm phù hợp. Như vậy sẽ giúp cho giáo viên chủ động và làm tốt việc ứng dụng phương pháp Montessori đã lựa chọn.
2/ Biện pháp 2: Ứng dụng lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montesssori vào video bài học.
- Tôi nghiên cứu tài liệu về lĩnh vực cảm giác trong phương pháp Montessori để ứng dụng phù hợp, hiệu quả vào các video bài học.
- Tôi đã ứng dụng như sau:
+ Bước 1: từ tên bài học có ứng dụng Montessori, tôi xác định mục đích- yêu cầu của bài học khi ứng dụng phương pháp Montesssori.
+ Bước 2: tôi chuẩn bị đồ dùng của giáo viên để quay video bài học là đồ dùng giáo cụ Montessori, hoặc đồ dùng phù hợp với bài học.
+ Bước 3: 
Tôi thực hiện các bước tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 24-36 tháng tuổi phù
hợp để tạo video bài học. Ở bước thực hiện này, tôi sử dụng thao tác với bộ giáo cụ Montessori hoặc thao tác về rèn luyện giác quan cho trẻ trong Montessori khi cung cấp kiến thức, hướng dẫn kĩ năng cho trẻ theo các hoạt động phù hợp. 
Tôi khuyến khích trẻ tương tác “chỉ tay” sau mỗi câu trả lời (cô chỉ tay để trẻ
so đáp án), để “chỉ tay” đúng yêu cầu thì trẻ phải phôí hợp linh hoạt các giác quan gồm mắt quan sát - tai lắng nghe - tay chỉ đúng.
+ Bước 4: tôi khuyến khích, động viên phụ huynh cùng trẻ xem lại video nhiều lần và hướng dẫn trẻ tương tác với giáo viên qua video bài học, giúp trẻ chuẩn bị đồ dùng thực hiện theo hướng dẫn của video bài học để rèn luyện kĩ năng cần đạt của bài học thông qua các đồ dùng ở nhà của trẻ.
Ví dụ: (H2) ứng dụng bài tập Montesori về lĩnh vực cảm giác vào video bài học NBPB “tấm bảng xúc giác 1” (NBPB nhẵn,ráp) được tôi thực hiện như sau: 
Tên bài học: Hoạt động nhận biết 
Tấm bảng xúc giác 1 “ NBPB nhẵn – ráp” (ứng dụng Mon Cảm giác)
Mục đích, yêu cầu
* Kiến Thức:
- Trẻ biết nhận biết, phân biệt đặc điểm nhẵn- ráp.
- Trẻ biết về trò chơi NBPB nhẵn- ráp.
* Kỹ năng:
-Trẻ phân biệt được nhẵn với ráp bằng cảm giác sờ bàn tay vào bề mặt của đồ vật.
- Trẻ trả lời to, rõ ràng.
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi NBPB.
*Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
Chuẩn bị
* Đồ cùng của cô:
- Bộ giáo cụ Mon cảm giác: Tấm bảng xúc giác 1 "nhẵn -ráp".
- Power poin bài học NBPB nhẵn- ráp.
- Nhạc ko lời.
- Máy quay video và 1 số phần mềm hỗ trợ làm video bài học.
* Đồ dùng của trẻ :
- Phương tiện để xem video bài học.
- Video bài học của cô giáo gửi.
- Các đồ dùng, đồ chơi có đặc điểm bề mặt nhẵn, ráp. 
Cách tiến hành
1. Ổn định tổ chức: ( bắt đầu video bài học)
- Cô trò chuyện về hộp quà bí mật, giới thiệu bài.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
- Cô giới thiệu bộ giáo cụ NBPB theo cảm giác: Tấm bảng xúc giác 1 "nhẵn -ráp".
- Cho trẻ quan sát đặc điểm “nhẵn” của đồ vật:
+ Cô dùng bàn tay trái giữ một cạnh của tấm bảng, dùng bàn tay phải sờ vào 1 phần của tấm bảng (phần nhẵn )và nói “ Nhẵn” 3 lần.
+ Cô gt:  “Đây là nhẵn”
+ Hỏi: Phần nhẵn đâu? Đây là gì?
( khuyến khích trẻ chỉ tay và nói câu trả lời theo cô)
- Cho trẻ quan sát đặc điểm “ráp” của đồ vật :
+ Thực hiện thao tác tương tự với phần ráp: Cô sờ tay vào phần ráp và nói “ ráp” 3 lần.
+ Cô gt:  “Đây là ráp”
+ Hỏi: Phần ráp đâu? Đây là gì?
( khuyến khích trẻ chỉ tay và nói câu trả lời theo cô)
- Phân biệt “nhẵn - ráp”:
+  Đây là gì còn đây là gì? (cô sờ lại 2 ph

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_kinh_nghiem_ung_dung_hieu_qua_linh.doc