Báo cáo biện pháp Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên khi trẻ nghỉ dịch tại nhà

Báo cáo biện pháp Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên khi trẻ nghỉ dịch tại nhà

Đối với giáo dục mầm non, cấp học tiền đề, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều các giải pháp, kịch bản ứng phó; xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; linh hoạt trong công tác quản lý, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong mỗi lớp phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp và theo tình hình thực tế của từng địa phương. Nhờ đó, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1. Đặc biệt, đối với trẻ mầm non việc học trực tuyến còn nhiều khó khăn nên chủ trương của ngành là cho trẻ học qua các video do các cô giáo lớp mình tự thiết kế. Những bài học bằng video được giáo viên gửi qua nhóm zalo lớp hoặc các nhóm trực tuyến khác đã phần nào truyền tải kiến thức đến cho học sinh, giúp phụ huynh giảm bớt được nỗi lo lắng về việc học của con. Thông qua các video bài học, trẻ nắm được kiến thức cơ bản của bài học, có kỹ năng thực hành tương ứng. Nhưng vì thời lượng video bài học thiết kế cho trẻ chỉ trong phạm vi cho phép cùng với việc không có cô trực tiếp hướng dẫn nên phần nào không đáp ứng được việc củng cố cho trẻ như trên lớp. Vì vậy ngoài video có tính hệ thống và đảm bảo đúng về phương pháp, cần có thêm những biện pháp khác giúp trẻ hiểu và nắm bài tốt hơn.

doc 29 trang thanh tú 22 6351
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên khi trẻ nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN A
ĐẶT VẤN ĐỀ
1-2
PHẦN B 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4-18
I
Nội dung lý luận
4-5
II
Thực trạng vấn đề
6-7
III
Các biện pháp đã tiến hành
8- 19
1
Xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung truyền đạt phù hợp với từng lứa tuổi.
8-10
2
Bồi dưỡng các phương pháp giáo dục tiên tiến Steam, Montessori cho cán bộ, giáo viên
10-12
3
Chỉ đạo bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn.
12-13
4
Tạo kho học liệu điện tử 
14-17
5
Tuyên truyền, vận động phụ huynh phối kết hợp với giáo viên cùng dạy trẻ trong điều kiện trẻ nghỉ học tại nhà.
17-19
IV
Kết quả đạt được
19-20
PHẦN C
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20-21
I
Kết luận
20
II
Những bài học kinh nhiệm
20
III
Những kiến nghị đề xuất
21
PHẦN D
ẢNH MINH CHỨNG
 22
PHẦN A : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.
Chất lượng giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầm non quyết định. Họ là nhân tố trung tâm của quá trình thực hiện mục tiêu đào tạo. Vai trò của ngành học chỉ được thể hiện và phát huy bằng chính vai trò của người giáo viên mầm non - chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng của ngành học, vấn đề mang tính chiến lược hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực.
	Muốn thực hiện được như vậy, đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, năng khiếu như: đàn, hát, vẽ, múa phương pháp, nghệ thuật giảng dạy trên lớp để thu hút trẻ, tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học, lôi cuốn trẻ vào hoạt động học tập một cách tích cực, nhẹ nhàng, qua các biện pháp giáo dục linh hoạt, khéo léo thông qua con đường chơi mà học, học mà chơi, lồng ghép các môn học vào các hoạt động một cách phù hợp. Đặc biệt là giáo viên phải dịu dàng, giàu tình cảm, ngôn ngữ phải dễ hiểu, biết thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ như chính con đẻ của mình.
	Ngoài ra, giáo viên phải biết kiên trì, chịu khó, linh hoạt trong mọi tình huống giáo dục, nhất là đối với trẻ cá biệt, trẻ khuyết tật và trong tình hình trẻ phải nghỉ học ở nhà do dịch bệnh COVID-19 kéo dài. Giáo viên phải tìm ra cho mình phương pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ. Phải linh hoạt thay đổi theo mục tiêu bài dạy của từng lứa tuổi khác nhau để trẻ dễ tiếp thu không bị nhàm chán.
Trong năm học này, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và gần 2 triệu nhà giáo các cấp học chưa thể tiếp tục dạy học và học theo phương thức dạy học trực tiếp. Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo phải đóng cửa kéo dài hoặc chuyển sang dạy học trực tuyến trong điều kiện thiếu sự chuẩn bị và bị động về năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và đến sự phát triển của trẻ em, học sinh, sinh viên cả nước. Trong đó, dạy học trực tuyến phương pháp giảng dạy khá hiệu quả mà giáo viên và học sinh, sinh viên cần áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức đến học sinh, sinh viên một cách linh hoạt, giúp cho người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học... Dạy học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới.
Đối với giáo dục mầm non, cấp học tiền đề, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1, ngành Giáo dục đã thực hiện nhiều các giải pháp, kịch bản ứng phó; xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng, lựa chọn nội dung giáo dục cần thiết đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ em làm trung tâm; linh hoạt trong công tác quản lý, chỉ đạo hướng dẫn giáo viên chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ em trong mỗi lớp phù hợp với tình hình dịch bệnh kéo dài và phức tạp và theo tình hình thực tế của từng địa phương. Nhờ đó, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non và định hướng việc chuẩn bị cho trẻ em sẵn sàng vào học lớp 1. Đặc biệt, đối với trẻ mầm non việc học trực tuyến còn nhiều khó khăn nên chủ trương của ngành là cho trẻ học qua các video do các cô giáo lớp mình tự thiết kế. Những bài học bằng video được giáo viên gửi qua nhóm zalo lớp hoặc các nhóm trực tuyến khác đã phần nào truyền tải kiến thức đến cho học sinh, giúp phụ huynh giảm bớt được nỗi lo lắng về việc học của con. Thông qua các video bài học, trẻ nắm được kiến thức cơ bản của bài học, có kỹ năng thực hành tương ứng. Nhưng vì thời lượng video bài học thiết kế cho trẻ chỉ trong phạm vi cho phép cùng với việc không có cô trực tiếp hướng dẫn nên phần nào không đáp ứng được việc củng cố cho trẻ như trên lớp. Vì vậy ngoài video có tính hệ thống và đảm bảo đúng về phương pháp, cần có thêm những biện pháp khác giúp trẻ hiểu và nắm bài tốt hơn. Là cán bộ quản lý của trường, tôi nhận thấy công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài như vậy là hết sức cần thiết. Nếu làm tốt công tác này sẽ giúp giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, có hình thức tổ chức các tiết học linh hoạt, sáng tạo, giúp họ bình tĩnh, tự tin khi lên lớp, từ đó nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tay nghề. Nắm bắt được điều đó tôi đã tìm tòi và đưa ra biện pháp“ Một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên khi trẻ nghi dịch tại nhà ” nhằm củng cố chuyên môn cho giáo viên để giáo viên truyền đạt tới trẻ những kỹ năng tốt nhất với các bài học. 
II. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Thời gian: Từ tháng 9/2021 đến tháng 3/2022
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên khi trẻ nghi dịch tại nhà. 
- Phạm vi nghiên cứu: Toàn thể giáo viên trong trường MN Bình Minh
III. KHẢO SÁT THỰC TẾ
- Từ những lý do trên tôi tiến hành khảo sát giáo viên để nắm bắt thực trạng về chuyên môn của giáo viên trong trường trong thời gian trẻ nghỉ dịch 
BẢNG KHẢO SÁT CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN ĐẦU NĂM
Nội dung
Đầu năm
Tổng số GV
Tốt
Khá
Đạt
CĐ
Giáo viên biết lựa chọn các nội dung dạy phù hơp
32
10
7
15
0
Nắm vững phương pháp chuyên môn
8
7
16
1
Nắm được kiến thức và biết ứng dụng về các phương pháp tiên tiến
5
7
14
6
Có trình độ về CNTT- Quay các video có chất lượng
6
10
11
5
Tuyên truyền với phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ học.
15
10
7
0
PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I – NỘI DUNG LÝ LUẬN:
Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Có thể nói, nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường mầm non. Điều đó cũng có nghĩa là để các cháu sau này trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước không chỉ phụ thuộc vào công học tập của các cháu mà còn phụ thuộc vào chất lượng dạy học từ phía nhà trường (đội ngũ các nhà giáo). Do vậy, để có được nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu thì cần thiết phải xuất phát từ việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, căn cứ vào thực tiễn tình hình GD-ĐT của đất nước, Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII chỉ rõ: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải đủ đức, đủ tài”. 
Có thể nói, chủ trương “phát triển đội ngũ giáo viên là khâu then chốt” trong chiến lược “đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT” đã và đang đi vào cuộc sống, góp phần đẩy nhanh quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.
Xuất phát từ những quan điểm của Đảng, ngành GD - ĐT đã xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cụ thể trong công tác đào tạo và bồi dưỡng lực lượng giáo viên và cán bộ quản lý sao cho phù hợp với định hướng phát triển. 
Điều 15, Chương I của Luật Giáo dục nói rõ: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học. Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình”
Hàng năm, trong công văn hướng dẫn, chỉ đạo nhiệm vụ năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều chỉ ra những nội dung, biện pháp hướng dẫn nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.
Đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục. Công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường, bởi lẽ lao động sư phạm là lao động sáng tạo, đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu và toàn diện, luôn bổ sung cái mới nhằm hoàn thiện nghệ thuật sư phạm. Mục tiêu của việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhằm hoàn thiện quá trình đào tạo, khắc phục những thiếu sót lệch lạc trong công tác giảng dạy, về quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục, đồng thời theo kịp những yêu cầu của xã hội.
Trong năm học 2021-2022 dịch Covid – 19 lấy đi của chúng ta quá nhiều thứ, trong đó có việc trẻ em không được đến trường học trực tiếp. Không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn thì nhu cầu được hoạt động với cộng đồng là điều cần thiết. Được đến trường học với các cô và các bạn, có bạn bè, có đồ chơi và các trò chơi cùng bạn, cùng tập thể là điều trẻ nào cũng mong muốn. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ cẩm nang và video hướng dẫn hỗ trợ cha mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục khi trẻ ở nhà. Các địa phương linh hoạt, sáng tạo trong việc tổ chức, huy động sự tham gia của các cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên xây dựng các công cụ hỗ trợ, kho tài liệu, học liệu trực tuyến dùng chung, học liệu để thực hiện kịch bản thực hiện chương trình giáo dục mầm non trong bối cảnh dịch COVID-19. Các kho học liệu (phần mềm tương tác, tài liệu trực tuyến, ngân hàng video,..) được đăng tải để khai thác trên internet thông qua các website, zalo, youtube, facebook đã tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục mầm non có thể sử dụng hoặc chia sẻ giữa các cơ sở với nhau trên cùng địa bàn. Các cơ sở giáo dục mầm non tăng cường công tác phối hợp với gia đình, phụ huynh trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; linh hoạt dạy học trực tuyến trong việc hướng dẫn các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ trên các trang thông tin điện tử của nhà trường, của phòng giáo dục, sở giáo dục và các trang mạng xã hội. Nhiều đơn vị đã làm tốt công tác phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, cộng đồng để thực hiện một số nội dung, hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian trẻ chưa đến trường để phòng, chống dịch COVID-19.
Toàn Đảng, toàn xã hội và đặc biệt là ngành giáo dục dốc toàn lực để học sinh cả nước có thể vừa chống dịch an toàn vừa chăm lo được việc học cho các con. Nhưng những lứa tuổi lớn hơn, học sinh đã có kỹ năng cá nhân tốt, biết tự giác và nghiêm túc trong việc học tập. Còn đối với trẻ mầm non, trẻ vẫn rất non nớt, ham chơi, chưa chú ý học nên cần sự quan tâm nhiều hơn của cha mẹ, cần đến sự hướng dẫn và sát sao hơn của cô giáo. Việc mỗi người giáo viên đứng lớp cho trẻ mầm non đều cần làm trong bối cảnh truyền đạt kiến thức cho trẻ gặp nhiều khó khăn như hiện nay là cần tích cực tìm tòi các biện pháp giúp trẻ và gia đình trong việc học của trẻ. 	 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: 
 	Trường Mầm non Bình Minh thuộc xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, là trường Mầm non nông thôn, nhà trường có diện tích đất là 9672m2, Hiện nay, nhà trường có tổng số là 16 lớp với hơn 500 trẻ.Trường có nhiều cây xanh, cây cảnh có khu vui chơi rộng rãi, thoáng mát, có vườn rau sạch do cô và trẻ chăm sóc hàng ngày. Với một không gian rộng thoáng như vậy tập thể CBGVNV đã chung tay đoàn kết xây dựng môi trường sáng- xanh – sạch đẹp góp phần hình thành nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ.
 	Trường có tổng số 55 cán bộ giáo viên nhân viên. Trong đó giáo viên đứng lớp là 34 cô (trong đó có 02 cô nghỉ thai sản).Trong quá trình thực hiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau.
1. Thuận lợi : 
 - Trường luôn được đón nhận sự quan tâm của các cấp lãnh đạo UBND của Huyện Gia Lâm, của địa phương. Đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.
- Ban giám hiệu luôn đoàn kết, nhất trí cao trong công tác.
- PGD – ĐT đã tổ chức tập huấn, kiến tập các tiết dạy ứng dụng phương pháp tiên tiến cho CBQL và giáo viên cốt cán
- Trường có đội ngũ giáo viên trẻ trung, tâm huyết với nghề, ham học hỏi, tích cực, chủ động cập nhật phương pháp, hình thức mới qua tập huấn, Internetđể áp dụng có chọn lọc vào công việc giảng dạy trong nhà trường.
- Nguồn tài nguyên trên Internet rất phong phú nên có thể tham khảo sưu tầm để minh họa cho bài học thêm hấp dẫn, thú vị.
- Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện hiện đại được đầu tư đáp ứng yêu cầu giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.
- Bản thân thường xuyên được dự những buổi kiến tập, có tinh thần học hỏi tự trau dồi kinh nghiệm cho bản thân.
- Nhà trường luôn làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với Ban đại diện CMHS, phụ huynh học sinh để triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các kiến thức, kỹ năng CSGD trẻ. Giáo viên phụ trách các nhóm lớp luôn thường xuyên, tích cực, chủ động trao đổi thông tin với CMHS qua các kênh zalo, fb và tương tác qua các buổi qua zoom về sự phát triển của trẻ để có biện pháp phối hợp cùng CMHS để thực hiện công tác CSGD trẻ một cách phù hợp, hiệu quả.
2. Khó Khăn: 
- Đội ngũ giáo viên trẻ, kỹ năng giao tiếp chưa chủ động tự tin, kỹ năng tổ chức các hoạt động chuyên môn còn hạn chế. 
- Số giáo viên, nhân viên trong độ tuổi sinh đẻ còn nhiều, vừa đi làm vừa đi học nâng cao trình độ chuyên môn nên ít nhiều ảnh hưởng đến chăm sóc giáo dục trẻ. 
- Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ, một số giáo viên mới ra trường thiếu kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nghệ thuật lên lớp còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm xử lý tình huống sư phạm chưa nhanh nhẹn. 
- Một số đồng chí giáo viên cập nhật công nghệ thông tin còn chậm, chưa chịu khó học hỏi, trau dồi nên trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Chất lượng video của một số giáo viên chưa đạt nên phải sửa đi sửa lại nhiều lần.
- Một số đồng chí chưa mạnh dạn nêu ra ý kiến của mình, trình bày những biện pháp, những đổi mới trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ 
- Kế hoạch dạy học của một số giáo viên còn mang tính hình thức, sơ sài chưa khoa học.
- Sự chuẩn bị cho từng hoạt động chưa chu đáo nên kết quả của một số hoạt động chưa cao.
- Một số giáo viên chưa có sự đầu tư về chiều sâu cho từng hoạt động, sự sáng tạo về hình thức tổ chức còn hạn chế.
- Xử lý giải quyết công việc chưa nhanh, thiếu hiệu quả, chưa thuyết phục ở một bộ phận cán bộ giáo viên.
- Bộ phận tổ chuyên môn hoạt động còn chưa đạt hiệu suất cao, nhiều tháng phải tổ chức họp qua zoom nên sự hợp tác giữa tổ với khối đôi lúc còn lỏng lẻo, thiếu tính khoa học và chặt chẽ. 
- Một số phụ huynh còn lúng túng khi tiếp cận các bài học do cô gửi nên hướng dẫn con chưa đầy đủ. Phụ huynh còn chưa có nhiều thời gian để hỗ trợ con trong việc tương tác với các bài học của cô.
- Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, để thực hiện tốt nhiệm vụ bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nói chung và ứng dụng được phương pháp giáo dục tiên tiến nói riêng, tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên khi trẻ nghi dịch tại nhà.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, lựa chọn các nội dung truyền đạt phù hợp với từng lứa tuổi.
 Năm học 2021-2022 là năm học đặc biệt, các trường học trong cả nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, làm thay đổi nhiều hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đòi hỏi các nhà trường phải có các giải pháp phù hợp, chuyển trạng thái hoạt động một cách linh hoạt, phù hợp với trạng thái bình thường mới. Từ đầu năm học đến nay, trường mầm non Bình Minh vẫn duy trì tốt tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ qua liên lạc với gia đình, với người thân, với những người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau (nhóm zalo, viber, Messenger) để trao đổi chia sẻ, nắm bắt tình hình sức khỏe cũng như hỗ trợ phụ huynh kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ khi trẻ ở nhà. Để trẻ tiếp thu được những kiến thức, kỹ năng phù hợp tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục linh hoạt ứng phó diễn biến dịch bệnh COVID -19. Lựa chọn các nội dung giáo dục cốt lõi, các kiến thức kỹ năng cần thiết theo từng độ tuổi. Riêng đối với trẻ 5 tuổi, ưu tiên các hoạt động giáo dục trẻ đạt những kiến thức kỹ năng cần thiết như kỹ năng học đọc, học viết, kỹ năng tự phục vụ đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục mầm non khi kết thúc năm học sẵn sàng vào học lớp 1. Cụ thể như sau. (H1) 
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY OFLINE KHỐI MẪU GIÁO LỚN THÁNG 9/2021
TUẦN
THỨ 2
HD KỸ NĂNG
THỨ 3
THỂ DỤC
KHÁM PHÁ
THỨ 4
TOÁN
THỨ 5
TẠO HÌNH
THỨ 6
LQCC
TUẦN 1
Từ 6/9à10/9
Đăng bài tuyên truyền về CSND
Tải trên youtobe về hướng dẫn dinh dưỡng
KN: Cách rửa tay bằng xà phòng
Tải trên youtobe 
Rèn trẻ kỹ năng cầm bút và cách ngồi tô
KN: Cách chuyển vật thể bằng đũa
TUẦN 2
Từ 13/9à17/9
Cách cắt móng tay
Trứng nổi trứng chìm
Tập đếm và nhận biết chữ số từ 1 đến 5
Rèn trẻ vẽ các nét tạo thành bức tranh
LQ nét thẳng, ngang, xiên
TUẦN 3
Từ 20/9à24/9
Cách bóc vỏ trứng
Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi ném bóng vào rổ
Nhận biết khối vuông, chữ nhật
Vẽ con vật từ số đếm
LQ nét móc ngược, xuôi, móc 2 đầu
TUẦN 4
 Từ 27/9à01/10
Cách vắt nước cam
Điện thoại bóng bay
Trò chơi với số và lượng từ 1 đến 5
Tạo hình từ các hình cơ bản
L Q nét cong phải, còn trái
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY OFLINE KHỐI MẪU GIÁO NHỠ THÁNG 9/2021
TUẦN
THỨ 2
HD KỸ NĂNG 
THỨ 3
KHÁM PHÁ
THỂ DỤC
THỨ 4
VĂN HỌC
TOÁN
THỨ 5
TẠO HÌNH
THỨ 6
ÂM NHẠC
TUẦN 1
Từ 6/9à10/9
Đăng bài tuyên truyền về CSND
Tải trên youtobe về hướng dẫn dinh dưỡng
 KN: Dạy trẻ cách gập quần áo
 Hướng dẫn dinh dưỡng cho cha mẹ trẻ
KN: Cách mở và cài khuy áo
TUẦN 2
Từ 13/9à17/9
Cách đóng, mở cửa ra vào
KP: Chìm và nổi
Trò chơi với số đếm từ 1 đến 5
Tô nét và tô màu quả táo
Dạy hát: Đêm trung thu
TUẦN 3
Từ 20/9à24/9
Dạy trẻ một số kỹ năng trong khi ăn và sau khi ăn
Hướng dẫn trẻ chơi trò chơi “ Bắt cua bỏ giỏ”
Thơ: Trăng sáng
Vẽ ông mặt trời
Dạy trẻ VĐTN
 “ Cháu đi mẫu giáo”
TUẦN 4
 Từ 27/9à01/10
Hướng dẫn trẻ kỹ năng lau bàn
KP: Hạt tiêu chạy trốn
NBPB hình vuông, chữ nhật
Tô nét và tô màu chiếc ô
Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY OFLINE CỦA KHỐI MẪU GIÁO BÉ THÁNG 9/2021
TUẦN
THỨ 2
HD KỸ NĂNG
THỨ 3
THỂ DỤC
TOÁN
THỨ 4
 TẠO HÌNH
THỨ 5
VĂN HỌC
THỨ 6
KP
ÂM NHẠC
TUẦN 1
Từ 6/9à10/9
Đăng bài tuyên truyền về CSND
Tải trên youtobe về hướng dẫn dinh dưỡng
KN: Cách xì mũi
Hướng dẫn dinh dưỡng cho cha mẹ trẻ
KN: Cách đánh răng
TUẦN 2
Từ 13/9à17/9
Hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng cách
Nhận biết 1 và nhiều
Dạy trẻ kỹ năng cầm bút và cách ngồi tô. 
Dạy trẻ cách mở sách truyện. 
Rèn trẻ chơi 1 số trò chơi âm nhạc
TUẦN 3
Từ 20/9à24/9
Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang
Đi theo hiệu lệnh
- trò chơi chi chành chành
Tô màu quả
Thơ: Cô dạy
Quả cam, quả chuối.
TUẦN 4
 Từ 27/9à01/10
Hướng dẫn trẻ cách lau mặt
Dạy trẻ đếm 1-2
Dấu tay kì diệu
Truyện: Chú thỏ tinh khôn

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_boi_duong_chuyen_mon_cho.doc