Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm trong chương trình Hóa học 10

Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm trong chương trình Hóa học 10

Đối với bộ môn Hóa học, thí nghiệm có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan và duy vật biện chứng, củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động: cẩn thận, cần cù, ngăn nắp, linh hoạt. Trong quá trình dạy học môn Hóa học, tôi nhận thấy bài tập thực nghiệm hóa học có vai trò rất quan trọng: vừa củng cố lí thuyết vừa rèn luyện kĩ năng kĩ xảo thực hành. Muốn giải đúng loại bài tập này, học sinh cần phải nắm vững lí thuyết, biết cách phân tích thí nghiệm và có kĩ năng thực hành thí nghiệm. Thông qua việc giải bài tập thực nghiệm, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập.

Trong các kì thi đại học, cao đẳng 2014 và THPT quốc gia 2015 vừa qua, thường xuất hiện dạng bài tập mang tính thực nghiệm như: hình vẽ điều chế các chất khí, cách thu khí, tính chất hóa học của chất,. mặc dù đây là dạng bài tập dễ, nhưng do tính mới mẻ lại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu nên nhiều học sinh vẫn mất điểm trong loại câu hỏi này.

Để dạng bài tập này không còn mang tính trừu tượng khó hiểu, gần gũi hơn với học sinh và lôi cuốn học sinh khi học, tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm trong chương trình Hóa học 10 THPT”, góp phần củng cố kiến thức cho các em, đặc biệt rất cần thiết đối với học sinh ôn thi THPT quốc gia sắp tới.

Với những lí do trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài này, với hi vọng đề tài sẽ là hành trang giúp cho các em học sinh tự tin hơn, yêu thích môn Hóa học hơn.

 

doc 18 trang thuychi01 13235
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm trong chương trình Hóa học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10
Người thực hiện: Tạ Thu Nguyệt
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2016
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đối với bộ môn Hóa học, thí nghiệm có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới quan và duy vật biện chứng, củng cố niềm tin khoa học của học sinh, giúp hình thành những đức tính tốt của người lao động: cẩn thận, cần cù, ngăn nắp, linh hoạt... Trong quá trình dạy học môn Hóa học, tôi nhận thấy bài tập thực nghiệm hóa học có vai trò rất quan trọng: vừa củng cố lí thuyết vừa rèn luyện kĩ năng kĩ xảo thực hành. Muốn giải đúng loại bài tập này, học sinh cần phải nắm vững lí thuyết, biết cách phân tích thí nghiệm và có kĩ năng thực hành thí nghiệm. Thông qua việc giải bài tập thực nghiệm, giúp học sinh rèn luyện tính tích cực, trí thông minh, sáng tạo, bồi dưỡng hứng thú trong học tập. 
Trong các kì thi đại học, cao đẳng 2014 và THPT quốc gia 2015 vừa qua, thường xuất hiện dạng bài tập mang tính thực nghiệm như: hình vẽ điều chế các chất khí, cách thu khí, tính chất hóa học của chất,... mặc dù đây là dạng bài tập dễ, nhưng do tính mới mẻ lại chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu nên nhiều học sinh vẫn mất điểm trong loại câu hỏi này.
Để dạng bài tập này không còn mang tính trừu tượng khó hiểu, gần gũi hơn với học sinh và lôi cuốn học sinh khi học, tôi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm trong chương trình Hóa học 10 THPT”, góp phần củng cố kiến thức cho các em, đặc biệt rất cần thiết đối với học sinh ôn thi THPT quốc gia sắp tới. 
Với những lí do trên đã thôi thúc tôi nghiên cứu đề tài này, với hi vọng đề tài sẽ là hành trang giúp cho các em học sinh tự tin hơn, yêu thích môn Hóa học hơn.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Nhiều học sinh khi học môn hóa học, thường chỉ học lí thuyết về tính chất vật lí, các phương trình phản ứng liên quan đến tính chất hóa học, cách điều chế của chất mà bỏ qua những hình vẽ minh họa trong sách giáo khoa. Do đó tôi chọn đề tài trên là nhằm giúp học sinh của mình hiểu được bản chất cách tiến hành thí nghiệm mang tính thực tiễn cao, từ đó học sinh có thể hiểu rõ cách lắp thí nghiệm hợp lí nhằm các mục đích: an toàn, hiệu quả, tiết kiệm, chống ô nhiễm môi trường. Mặt khác, bài tập thực nghiệm lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học. Đó là mục đích thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm trên.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 - Các bài tập hóa học thực nghiệm trong chương trình Hóa học 10 THPT.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết trong sách giáo khoa và các tài liệu khác có liên quan.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, nghiên cứu tình hình thực tiễn học tập của học sinh để nắm được mức độ nhận thức của học sinh về dạng bài tập thực nghiệm này.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
PHẦN B: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Khoa học tự nhiên luôn đề cao vai trò của kết quả thực nghiệm, bởi nó mang tới sự chính xác và niềm tin khoa học. Đối với bộ môn Hóa học, thí nghiệm có vai trò hết sức to lớn, bởi lẽ, giai đoạn các em thực hành được coi là bước trung gian để giúp các em có thể chuyển hóa những kiến thức lí thuyết đã học đến gần hơn với thực tế. Tuy nhiên, qua thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy rằng: không phải tiết học nào có thí nghiệm cũng đều được thực hiện trên lớp, một tiết học chỉ có 45 phút mà phải nghiên cứu rất nhiều vấn đề liên quan như vị trí, cấu hình electron, tính chất vật lí, tính chất hóa học, phương pháp điều chế thì việc tiến hành lắp ráp thí nghiệm để nghiên cứu tính chất của một chất hay điều chế chất đó bị hạn chế. Do đó, bài tập dạng thực nghiệm có hình vẽ minh họa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố bài học, giúp học sinh dễ dàng tưởng tượng ra cách tiến hành thí nghiệm cho dù giáo viên và học sinh chưa kịp tiến hành thí nghiệm trên tiết học đó. Việc biên soạn dạng bài tập mang tính thực nghiệm là hết sức cần thiết giúp hoàn thiện các năng lực nhận thức của học sinh.
II. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THỰC NGHIỆM TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Thực trạng về giáo viên :
Do dạng bài tập này còn mới mẻ, chưa có nhiều tài liệu đi sâu nên nhiều giáo viên chưa kịp cho học sinh rèn luyện, trải nghiệm.
Thực trạng về học sinh :
- Đối với học sinh khối 12 đang chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia sắp tới, khi gặp dạng bài tập này thường lúng túng một phần vì đã học từ lớp 10 nên quên kiến thức, phần khác chưa được tiếp xúc thường xuyên, do đó các em thường bị mất điểm dạng bài tập này trong các kì thi thử vừa qua.
- Đối với học sinh khối 10, 11 kĩ năng phân tích thí nghiệm còn rất nhiều hạn chế, nhiều em còn chưa hiểu rõ vai trò của các thiết bị, hóa chất thí nghiệm, nên việc làm bài tập trắc nghiệm thực nghiệm sẽ giúp các em hiểu sâu hơn về bản chất của thí nghiệm hóa học.
III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10 THPT
Câu 1: Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm:
Khí Cl2 sinh ra thường lẫn hơi nước và hiđro clorua. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
A. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaNO3
B. Dung dịch NaCl bão hòa và dung dịch H2SO4 đặc
C. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3 
D. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc
Phân tích thí nghiệm:
Phương trình điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm:
 MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O
- Do khí clo tan được trong nước nên ta không thu khí clo bằng phương pháp đẩy nước mà thu bằng phương pháp đẩy không khí để ngửa bình (do Cl2 không tác dụng với oxi và Cl2 nặng hơn không khí).
- Khí HCl và H2O lẫn trong quá trình điều chế vì dd HCl dùng là dung dịch đậm đặc, dễ bay hơi nên tách ra khỏi dung dịch tạo khí HCl lẫn vào sản phẩm. Khi đun nóng, H2O bay hơi một phần tạo hơi H2O, nên sản phẩm ngoài Cl2 còn có HCl và H2O.
- Tại sao bình 1 lại dùng dd NaCl bão hòa mà không dùng dd khác: vì độ háo nước của HCl >NaCl > Cl2. Khi dẫn hỗn hợp sản phẩm vào dd NaCl bão hòa thì HCl hòa tan làm tăng nồng độ Cl- tạo kết tinh NaCl.xH2O, làm giảm khả năng hòa tan của Cl2.
- Vai trò của bình 2 đựng dung dịch H2SO4 đặc: giữ lại hơi nước còn lại ở bình 1 để thu được khí clo khô.
- Vai trò của bông tẩm NaOH: ta phải dùng bông để đậy miệng ống mà không dùng nút cao su để khí clo sinh ra đẩy hết không khí trong bình ra ngoài, bông tẩm NaOH để ngăn khí Cl2 thoát ra ngoài không khí gây ô nhiễm môi trường (có thể thay bằng nước vôi trong)
Nhận xét: đáp án B đúng
Câu 2: Cho hình vẽ mô tả sự điều chế clo trong phòng thí nghiệm dưới đây:
Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Không thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch NaCl.
B. Có thể thay MnO2 bằng KMnO4 hoặc KClO3
C. Dung dịch H2SO4  đặc có vai trò hút nước, có thể thay H2SO4 bằng CaO.
D. Khí Clo thu được trong bình nón là khí Clo khô.
Phân tích: từ phân tích thí nghiệm ở câu 1, ta dễ dàng nhận thấy:
Không thể thay H2SO4 bằng CaO vì CaO có khả năng tác dụng với khí clo theo phương trình: CaO + Cl2 ® CaOCl2
Chọn đáp án C
KClO3
dd HCl đặc
Câu 3: Cho thí nghiệm sau:
Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm bên là 
A. Có khí màu vàng sinh ra, đồng thời có kết tủa
B. Chỉ có khí màu vàng thoát ra
C. Chất rắn KClO3 tan dần
D. Cả B và C
Phân tích thí nghiệm :
Đây là thí nghiệm điều chế một lượng nhỏ khí Cl2 trong phòng thí nghiệm để học sinh quan sát hiện tượng, xảy ra phản ứng sau :
 KClO3 + 6HCl (đ) ® KCl + 3Cl2 + 3H2O
Hiện tượng : có khí màu vàng lục mùi xốc thoát ra, lượng KClO3 tan dần
Chọn đáp án : D
Câu 4: 
Trong thí nghiệm ở hình bên người ta dẫn khí clo mới điều chế từ MnO2 rắn và dung dịch axit HCl đặc. Trong ống hình trụ có đặt một miếng giấy màu. Hiện tượng gì xảy ra với giấy màu khi lần lượt :
a) Đóng khóa K 	b) Mở khóa K
A. a) Mất màu 	b) Không mất màu
B. a) Không mất màu 	b) Mất màu
C. a) Mất màu 	b) Mất màu 
D. a) Không mất màu 	b) Không mất màu
Phân tích thí nghiệm : hình vẽ trên muốn học sinh phân biệt được tính tẩy màu của khí clo ẩm và khí clo khô.
- Khi đóng khóa K, khí clo vừa mới được điều chế có lẫn hơi nước được dẫn vào dung dịch H2SO4 đặc để hút nước, chỉ còn lại khí clo khô đi qua ống nghiệm có mẩu giấy màu, khí clo khô không có khả năng làm mất màu của giấy.
- Khi mở khóa K, lúc này cả khí clo và hơi nước đều đi qua mẩu giấy màu, ta có khí clo ẩm sẽ xảy ra phản ứng sau : 
Vì sinh ra axit HClO có tính tẩy màu nên làm mất màu mẩu giấy.
Đáp án đúng : B
Giáo viên có thể củng cố bài tập này trong khi dạy bài ‘‘Clo’’ – Hóa học 10
Câu 5: Cho sơ đồ điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm như sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sơ đồ trên không thể dùng để điều chế HBr, HI.
B. Để thu được HCl người ta đun nóng dung dịch hỗn hợp NaCl và H2SO4 loãng.
C. Không được sử dụng H2SO4 đặc vì nếu dùng H2SO4 đặc thì sản phẩm tạo thành là Cl2.
D. Để xử lý HCl thoát ra gây ô nhiễm môi trường, ta dùng bông tẩm dung dịch NaNO3.
Phân tích:
Phương pháp sunfat là cho muối halogenua kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng để điều chế hiđrohalogenua dựa vào tính dễ bay hơi của hiđrohalogenua. Phương pháp này chỉ áp dụng để điều chế HF, HCl, không điều chế được HBr và HI vì axit H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh còn HBr, HI trong dung dịch là những chất khử, do đó áp dụng phương pháp sunfat sẽ không thu được HBr và HI mà thu được Br2, I2
Các phương trình phản ứng:
CaF2 + H2SO4 đặc, nóng ® CaSO4 + 2HF­
NaCl (tt) + H2SO4 đặc, nóng ® NaHSO4 + HCl­
2NaCl (tt) + H2SO4 đặc, nóng ® Na2SO4 + 2HCl­
NaBr + H2SO4 đặc, nóng ® NaHSO4 + 2HBr
2HBr + H2SO4 đặc, nóng ® SO2 + Br2 + 2H2O
NaI + H2SO4 đặc, nóng ® NaHSO4 + 2HI
8HI + H2SO4 đặc, nóng ® H2S + 4I2 + 4H2O
Đáp án A đúng
Đáp án B sai vì phải dùng H2SO4 đặc
Đáp án C sai vì sản phẩm tạo thành là HCl
Đáp án D sai vì ta dùng bông tẩm dung dịch kiềm như NaOH, Ca(OH)2 để hấp thụ HCl, ngăn HCl thoát ra ngoài gây ô nhiễm môi trường
Câu 6: Cho sơ đồ điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm:
Phản ứng xảy ra:
 NaCl + H2SO4 NaHSO4 + HCl (1)
2NaCl + H2SO4 Na2SO4 +2HCl (2)
Phát biểu nào sau đây sai:
A. Phản ứng thứ nhất xảy ra ở nhiệt độ không quá 250o C
B. Phản ứng thứ hai xảy ra ở nhiệt độ cao hơn 400o C
C. HCl là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi dung dịch muối
D. HCl sinh ra sau phản ứng ở dạng khí được hòa tan vào nước cất ta được dung dịch axit clohiđric
Phân tích: 
Phản ứng xảy ra được là do HCl sinh ra đang ở trạng thái khí không có khả năng tác dụng trở lại với dung dịch H2SO4 đặc. 
Chọn đáp án C.
Câu 7: Khí hidro clorua là chất khí tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohidric. Trong thí nghiệm thử tính tan của khí hidroclorua trong nước, có hiện tượng nước phun mạnh vào bình chứa khí như hình vẽ mô tả dưới đây.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng đó là
A. Do khí HCl tác dụng với nước kéo nước vào bình.
B. Do HCl tan mạnh làm giảm áp suất trong bình.
C. Do trong bình chứa khí HCl ban đầu không có nước.
D.Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng
Phân tích thí nghiệm: Lấy một bình thủy tinh trong suốt nạp đầy khí HCl, đậy bình bằng nút cao su có một ống thủy tinh vuốt nhọn xuyên qua. Nhúng một đầu ống thủy tinh vào cốc thủy tinh chứa nước có pha vài giọt dung dịch quỳ tím. Một lát sau, nước trong cốc theo ống phun vào bình thành những tia nước mầu đỏ. Do khí hidroclorua tan rất nhiều trong nước làm áp suất trong bình giảm và nước bị hút vào bình. Quỳ tím bị chuyển thành màu đỏ là do dung dịch HCl có tính axit.
Đáp án đúng: B
Câu 8: 
Cho TN về tính tan của khi HCl như hình vẽ bên, trong bình ban đầu chứa khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước là
A. Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ
B. Nước phun vào bình và chuyển sang màu xanh
C. Nước phun vào bình và vẫn có màu tím
D. Nước phun vào bình và chuyển thành không màu.
Đáp án đúng: A
Câu 9: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch X trong phòng thí nghiệm
Trong điều kiện thích hợp, dung dịch X có thể phản ứng được với mấy chất trong số các chất sau: Na2CO3, Fe3O4, NaHCO3, K2O, Cu, Al, Al(OH)3, dung dịch AgNO3?
	A. 6.	B. 7.	C. 9.	D. 8.
dd X
Phân tích: Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm điều chế khí HCl, dung dịch X thu được là dung dịch HCl, có thể tác dụng được với các chất sau: Na2CO3, Fe3O4, NaHCO3, K2O, Al, Al(OH)3, dung dịch AgNO3
Phương trình phản ứng:
Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + CO2 + H2O
Fe3O4 + 8HCl ® FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
NaHCO3 + HCl ® NaCl + CO2 +H2O
K2O + 2HCl ® 2KCl + H2O
	2Al + 6HCl ® 2AlCl3 + 3H2
Al(OH)3 + 3HCl ® AlCl3 + 3H2O
AgNO3 + HCl ® AgCl + HNO3
Đáp án đúng: B
Câu 10: 
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế và thu khí oxi như hình vẽ dưới đây vì oxi:
A. nặng hơn không khí.
B. nhẹ hơn không khí.
C. rất ít tan trong nước.
D. nhẹ hơn nước.
Phân tích: Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách nhiệt phân những hợp chất giàu oxi, kém bền với nhiệt như KMnO4, KClO3, H2O2
ở thí nghiệm trên xảy ra phương trình phản ứng:
Người ta thu khí O2 bằng phương pháp đẩy nước sẽ tinh khiết hơn do khí oxi tan rất ít trong nước
Đáp án đúng: C
Câu 11: 
Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X. Khí Y là
A. HCl 
B. Cl2
C. O2	
D. NH3	 	B. Cl2	C. O2	D. NH3	
Phân tích:
Điều chế khí Y bằng cách nhiệt phân chất rắn X, thu khí Y bằng phương pháp đẩy nước, khí đó phải tan ít trong nước, khí Y chỉ có thể là oxi. Chất rắn X là KMnO4
Phương trình phản ứng: 
	2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Đáp án đúng: C
Câu 12: Cho hình vẽ thu khí như sau:
Những khí nào trong số các khí H2, N2, NH3 , Cl2, CO2, HCl, SO2, H2S có thể thu được theo cách trên?
A. H2, NH3, N2, HCl, CO2.                     
B. H2, N2, NH3, CO2.
C. Cl2, H2S, SO2, CO2, HCl.             
D. Tất cả đáp án trên.
Phân tích:
Đây là hình vẽ giúp HS phân biệt được cách thu khí bằng phương pháp đẩy không khí đặt ngửa bình, với cách này dùng để thu khí nặng hơn không khí và không có khả năng tác dụng với oxi không khí ở điều kiện thường.
Đáp án đúng: C
Câu 13: 
Cho hình vẽ bên về cách thu khí bằng phương pháp đẩy nước, có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây:
A. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S	
B. O2, N2, H2, CO2
C. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2	
D. NH3, O2, N2, HCl, CO2
Phân tích: Phương pháp đẩy nước được dùng để thu chất khí tan ít trong nước
Đáp án A loại vì có khí HCl tan nhiều trong nước
Đáp án C, D loại vì chứa khí HCl và NH3 tan nhiều trong nước
Chọn đáp án B
Câu 14 : Các chất khí X, Y, Z, T được điều chế trong phòng thí nghiệm và được thu theo nguyên tắc theo các hình vẽ dưới đây:
Nhận xét nào sau đây là sai?
A. khí T là oxi	B. khí X là clo
C. khí Y là cacbonic	D. khí Z là hidro clorua
Phân tích: 
Đáp án A: khí T thu bằng phương pháp đẩy nước nên T phải ít tan trong nước, T là oxi thỏa mãn
Đáp án B: khí X được thu bằng phương pháp đẩy không khí (đặt ngửa bình), khí X phải không tác dụng với oxi không khí ở điều kiện thường và nặng hơn không khí, X là clo thỏa mãn.
Đáp án D: tương tự cách thu khí X, Z là HCl thỏa mãn
Đáp án C: khí Y được thu bằng phương pháp đẩy không khi (đặt úp bình), khí Y phải nhẹ hơn không khí, Y là CO2 không thỏa mãn
Chọn đáp án C
Câu 15: Trong phòng thí nghiệm, khí C được điều chế bằng bộ dụng cụ như hình vẽ:
Khí C có thể là dãy các khí nào sau đây?
A. N2O, CO, H2, H2S.	B. NO, CO2, C2H6, Cl2.	
C. NO2, Cl2, CO2, SO2.	D. N2, CO2, SO2, NH3.
Phân tích thí nghiệm:
Khí C được thu bằng phương pháp đẩy không khí, đặt ngửa bình nên khí C phải nặng hơn không khí và không tác dụng được với oxi không khí
Loại đáp án A do chứa khí H2 và CO nhẹ hơn không khí
Loại đáp án B vì chứa khí NO nhẹ hơn không khí và phản ứng được với O2
Loại đáp án D vì chứa khí NH3 và N2 nhẹ hơn không khí
Chọn đáp án đúng: C
Thật vậy: ta có thể viết được phương trình phản ứng điều chế các khí C như sau:
Cu + 4HNO3 (đặc) ® Cu(NO3)2 + 2NO2 ­ + 2H2O
KClO3 + 6HCl ® KCl + 3Cl2 ­ + 3H2O
CaCO3 + HCl ® CaCl2 + CO2 ­ + H2O
Na2SO3 + 2HCl ® 2NaCl + SO2 ­+ H2O
Câu 16: Để pha loãng H2SO4 đặc, cách làm nào sau đây đúng:
A. cách 1. 	B. cách 2. 	C. cách 3. 	D. cách 1 và 2.
Phân tích thí nghiệm: đây là bài tập giúp học sinh hiểu được quá trình pha loãng dung dịch H2SO4. H2SO4 đặc hút nước rất mạnh, khi gặp nước quá trình solvat hóa xảy ra, tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn: H2SO4 + H2O ® H2SO4.H2O + 19 Kcal 
Axit sunfuric đặc là chất lỏng sánh giống như dầu và nặng hơn nước, nếu ta cho nước vào axit, nước sẽ nổi lên trên bề mặt, xảy ra quá trình solvat hóa làm nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.
Ngược lại, khi cho axit H2SO4 đặc vào nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch, quá trình solvat hóa xảy ra làm nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm nước sôi lên một cách nhanh chóng. Trong quá trình đổ từ từ axit vào nước, ta lấy đũa thủy tinh khuấy đều để nhiệt lượng phân tán đều hơn, không gây vỡ bình thủy tinh.
Đáp án đúng: A
Giáo viên có thể kết hợp bài tập này trong bài “Axit sunfuric” – Hóa học 10
Câu 17: 
Cho hình vẽ bên mô tả thí nghiệm pha loãng dung dịch axit X bằng cách rót từ từ dung dịch axit đặc vào nước. X là axit:
HCl 
HNO3
H3PO4
H2SO4
Đáp án đúng: D
Dung dịch X
Chất Y
Lưới amiăng
Bông tẩm 
dd Z
SO2
¦
Câu 18: 
Sơ đồ sau mô tả cách điều chế khí SO2 trong phòng thí nghiệm. Các chất X, Y, Z lần lượt là 
A. HCl, CaSO3, NH3.
B. H2SO4, Na2CO3, KOH.
C. H2SO4, Na2SO3, NaOH.
D. Na2SO3, NaOH, HCl.
Phân tích:
Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch axit H2SO4 với muối Na2SO3
                  Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + SO2↑
Thu khí SO2 bằng phương pháp đẩy không khí (đặt ngửa bình)
Khí SO2 là khí độc, mùi hắc, hít phải khí này sẽ gây viêm đường hô hấp nên để hạn chế khí SO2 thoát ra ngoài, ta dùng bông tẩm dung dịch bazơ như KOH, NaOH, Ca(OH)2...
Đáp án đúng: B
Câu 19: Quan sát sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ sau.
Hiện tượng quan sát ở bình eclen chứa dung dịch Br2 là
A. Có kết tủa xuất hiện
B. Dung dịch Br2 không bị nhạt mất màu.
C. Dung dịch Br2 bị nhạt mất màu
D. Vừa có kết tủa vừa làm nhạt màu dung dịch Br2.
Phân tích:
Hình vẽ trên mô tả thí nghiệm điều chế khí SO2 theo phương trình:
                  Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4+ H2O + SO2↑
Khi cho SO2 thể hiện tính khử, đi qua dung dịch nước Br2 có tính oxi hóa mạnh, làm cho nước Br2 bị nhạt màu dần do xảy ra phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau:
	SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Vậy đáp án đúng: C
Câu 20: Cho thí nghiệm như hình vẽ sau. 
Các chất A, B, C lần lượt là: 
A.CO; Fe2O3; Ca(OH)2
B. H2; S; CuS 
C. H2; S; CuSO4 	
D. NH3; CuO; H2S 
Phân tích: Với bài tập này, ta sẽ phân tích lần lượt từng đáp án
Đáp án A sẽ xảy ra phản ứng sau:
	CO + Fe2O3 CO2 + Fe
	CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3¯ + H2O
Kết tủa sinh ra có màu trắng, không thỏa mãn với đề
Đáp án B loại vì CuS là chất không tan, không thể là dung dịch C
Đáp án C xảy ra phản ứng sau:
	H2 + S H2S
	H2S + CuSO4 → CuS¯ + H2SO4
CuS là chất kết tủa màu đen, thỏa mãn đề bài
Đáp án D sai vì khí N2 sinh ra không phản ứng với dung dịch H2S
Chọn đáp án: C
Câu 21: Có 4 ống nghiệm cùng thể tích, mỗi ống đựng một trong bốn khí sau (không theo thứ tự): O2, H2S, SO2, và HCl. Lật úp từng ống nghiệm và nhúng vào các chậu nước thì kết quả thu được như các hình vẽ dưới đây:
Vậy các bình a, b, c, và d lần lượt chứa các khí 
A. O2, H2S, HCl, và SO2	B. H2S, HCl, O2, và SO2	
C. HCl, SO2, O2, và H2S	D. SO2, HCl, O2, và H2S
Phân tích: thí nghiệm trên mô tả về tính tan của khí trong nước ở điều kiện thường:
- khí O2: tan ít trong nước (100 ml nước ở 20OC và 1 atm hòa tan được 3,1 ml khí oxi. Độ tan S = 0,0043 g/100 g H2O)
- khí H2S: tan trong nước với độ tan ở 20OC và 1 atm là S = 0,38 g/100 g H2O
- khí SO2: tan nhiều trong nước (1 thể tích nước ở 20oC hòa tan được 40 thể tích SO2)
- khí HCl: tan nhiều trong nước: ở 0oC, 1 thể tích H2O hòa tan được gần 500 thể tích khí HCl.
Từ số liệu trên, ta thấy: nếu khí nào tan tốt trong nước

Tài liệu đính kèm:

  • docxay_dung_he_thong_bai_tap_thuc_nghiem_trong_chuong_trinh_hoa.doc