Vận dụng thi pháp học vào dạy học một số tác phẩm truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 trong chương trình Ngữ văn 12 tại trường THPT Thạch Thành 4
GS. Trần Đình Sử cho rằng: “Thi pháp học đem lại những phạm trù mới, những đề tài mới cho nghiên cứu văn học, như con người, không gian, thời gian, trần thuật, điểm nhìn, đối thoại, giễu nhại, mỉa mai. mở rộng các cánh cửa tiếp cận văn bản”. Việc vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu, đổi mới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường hiện nay là hết sức cần thiết. Nó góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường. Phương pháp dạy học tích cực, hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính chủ động, tích cực của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy. Đồng thời “Xem tác phẩm như một sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là một phép phản ánh đơn giản. Nhằm khám phá vẻ đẹp của văn chương nghệ thuật, bằng những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của tác phẩm đem đến cho người đọc những giá trị đích thực” (Nguyễn Thị Dư Khánh).
Việc tuyển chọn và đưa vào chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 2 (cả chương trình Chuẩn và chương trình Nâng cao) các văn bản truyện ngắn Việt Nam sau 1975 là một việc làm đúng đắn và sáng suốt. Những đổi mới về phương diện đề tài, quan niệm nghệ thuật về con người, không thời gian nghệ thuật, kết cấu, giọng điệu. là điểm kích thích, mời gọi sự háo hức cho người học. Điều này đem đến nhiều thuận lợi cho giáo viên khi dạy học. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, vẫn tồn tại không ít khó khăn nhất định. Bởi chương trình Ngữ văn THPT hiện nay nhiều tác phẩm mới - đặc biệt là truyện ngắn trong thời kì đổi mới được đưa vào giảng dạy có nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Vì thế bản thân giáo viên còn khá lúng túng trong việc vận dụng thi pháp cũng như việc tìm ra phương pháp thích hợp để tổ chức quá trình cảm thụ, tiếp nhận cho học sinh.
PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài GS. Trần Đình Sử cho rằng: “Thi pháp học đem lại những phạm trù mới, những đề tài mới cho nghiên cứu văn học, như con người, không gian, thời gian, trần thuật, điểm nhìn, đối thoại, giễu nhại, mỉa mai... mở rộng các cánh cửa tiếp cận văn bản”. Việc vận dụng thi pháp học vào nghiên cứu, đổi mới dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường hiện nay là hết sức cần thiết. Nó góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường. Phương pháp dạy học tích cực, hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính chủ động, tích cực của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy. Đồng thời “Xem tác phẩm như một sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là một phép phản ánh đơn giản. Nhằm khám phá vẻ đẹp của văn chương nghệ thuật, bằng những nét đặc sắc và phong cách nghệ thuật của tác phẩm đem đến cho người đọc những giá trị đích thực” (Nguyễn Thị Dư Khánh). Việc tuyển chọn và đưa vào chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập 2 (cả chương trình Chuẩn và chương trình Nâng cao) các văn bản truyện ngắn Việt Nam sau 1975 là một việc làm đúng đắn và sáng suốt. Những đổi mới về phương diện đề tài, quan niệm nghệ thuật về con người, không thời gian nghệ thuật, kết cấu, giọng điệu... là điểm kích thích, mời gọi sự háo hức cho người học. Điều này đem đến nhiều thuận lợi cho giáo viên khi dạy học. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi, vẫn tồn tại không ít khó khăn nhất định. Bởi chương trình Ngữ văn THPT hiện nay nhiều tác phẩm mới - đặc biệt là truyện ngắn trong thời kì đổi mới được đưa vào giảng dạy có nhiều hướng tiếp cận khác nhau. Vì thế bản thân giáo viên còn khá lúng túng trong việc vận dụng thi pháp cũng như việc tìm ra phương pháp thích hợp để tổ chức quá trình cảm thụ, tiếp nhận cho học sinh. Do yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học văn nhằm hướng tới việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính chủ động, tích cực của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy. Vậy nên, tiếp cận như thế nào về một số tác phẩm truyện ngắn thuộc giai đoạn văn học Việt Nam sau 1975? Làm thế nào để tháo gỡ những vướng mắc trong cách tiếp cận, giảng dạy để có thể cuốn hút học sinh cùng say mê tìm hiểu các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học này? Đó là những điều chúng tôi vô cùng trăn trở. Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Thạch Thành IV, khi Vận dụng thi pháp học vào dạy học một số tác phẩm truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 chúng tôi nhận thấy đây là cách làm hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm nhà trường. Vì vậy tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra cách tiếp cận mới, tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy môm Ngữ văn. Nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn tại trường THPT Thạch Thành 4. 3. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi đi sâu nghiên cứu hiệu quả của việc vận dụng Thi pháp học vào dạy học một số tác phẩm truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 trong chương trình Ngữ văn 12 tại trường THPT Thạch Thành 4. 4. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: nghiên cứu tài liệu, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn lớp 12, nghiên cứu văn bản, tài liệu về một số truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975 trong chương trình. Nghiên cứu các tài liệu về Thi Pháp học, Ngiên cứu các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực trong môn Ngữ văn. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: quan sát quá trình học tập của học sinh các lớp 12A1, 12A2,12A3,12A4 trường THPT Thạch Thành 4. - Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh, xử lí số liệu để thấy rõ hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lí luận. 1.1. Lịch sử vấn đề thi pháp học: Thi pháp học có từ thời Arixtốt và được phát triển, dưới nhiều dạng thức khác nhau, nhưng vì có cả một thời gian dài hằng bao thế kỷ bị bỏ quên mà có lúc người ta cảm thấy xa lạ với nó, mãi đến thế kỷ XIX nó mới được giới học giả quan tâm trở lại và Vôxôlốpxki được xem là người tiên phong mở ra một hướng mới cho thi pháp. Vào tận những năm 20 của thế kỷ XX thì thi pháp học mới phát triển lại một cách mạnh mẽ ở Liên Xô với những tên tuổi lẫy lừng như Vichto Sôlốpxki, V.Êykhonbam và dần tới những năm 60 thì thi pháp học mới thực sự ảnh hưởng sâu rộng trong giới văn học Phương Tây. Ở Việt Nam, với những công trình nghiên cứu của PGS. Tiến sỹ Trần Đình Sử như Thi pháp thơ Tố Hữu ( 1987), Những thế giới nghệ thuật thơ ( 1995),Thi pháp Truyện Kiều ( 2002)đã làm chấn động giới nghiên cứu, tạo nên một cơn sốt nghiên cứu thi pháp học cho đến tận ngày nay. Nếu xưa nay chúng ta quen với cách khám phá các tác phẩm nghệ thuật theo lối truyền thống như giới thiệu, cảm nhận, đánh giá, phân tích các yếu tố nghệ thuật riêng lẻ thì ở thi pháp học hiện đại có cái nhìn và cách khám phá hoàn chỉnh, cụ thể và cách tiếp cận văn chương với quy luật phổ quát hơn dưới sự tổ chức hình thức mang tính nội dung của sáng tác văn học. Nếu nói rằng văn học là một hình thái ý thức xã hội, tác phẩm văn học là một hiện tượng ngôn ngữ, thì thi pháp là một hệ thống nghệ thuật của một hiện tượng văn học và thi pháp học là bộ môn khoa học nghiên cứu về hệ thống nghệ thuật đó. Chính vì vậy đối tượng của thi pháp học không phải là hình thức mang tính cấu trúc, quan điểm ngôn ngữ mà là hình thức mang tính nội dung. Tức là cuộc sống được ý thức và sự tự ý thức về cuộc sống thông qua hình thức nghệ thuật. Vì vậy khi khám phá tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp ta sẽ thấy rằng hình thức nghệ thuật luôn gắn với tính hệ thống, tính quan niệm và tính chất tinh thần. Hoàn toàn không mang tính riêng lẻ. Cũng chính vì vậy mà tác phẩm văn học được soi rọi sẽ hiện hữu khả năng phản ánh đời sống của một hình thức nghệ thuật ở từng góc độ thẩm mỹ của nó. Từ đó nâng cao khả năng cảm thụ cho người đọc với tác phẩm văn học được khám phá. Chúng ta đã biết bản chất của văn học là phản ánh đời sống bằng hình tượng, chính vì vậy mà hình tượng nghệ thuật là linh hồn của tác phẩm văn học nghệ thuật. Nghệ thuật khẳng định vẻ đẹp tâm hồn con người, do đó nghiên cứu tác phẩm văn học là nghiên cứu thế giới tinh thần do con người sáng tạo ra và đó cũng chính là hình thức tồn tại của tác phẩm nghệ thuật. Cho nên khi nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc độ thi pháp sẽ giúp chúng ta tránh được và hạn chế được việc chia tách tác phẩm theo cấu trúc văn bản để nghiên cứu mà phải nhìn một cách vừa cụ thể vừa tổng quát về hình tượng nghệ thuật ở từng mảng của nó , chẳng hạn như quan niệm nghệ thuật về con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, màu sắc nghệ thuật, hình tượng tác giả trong tác phẩm 1.2. Khái niệm thi pháp học. Hiện nay, có nhiều cách hiểu về Thi pháp học. Nhưng trong nhà trường, nên có một cách hiểu thống nhất vì học sinh phải học chung một sách giáo khoa, thi chung một đề, một đáp án. Có thể hiểu, thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính, không chú trọng đến những vấn đề nằm ngoài văn bản như. Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian – thời gian, kết cấu – cốt truyện – điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại Nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính quan niệm” (Trần Đình Sử). Phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp hình thức. Chúng ta hiểu, “Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mỹ của nó” (Nguyễn Văn Dân). Dạy Văn theo hướng thi pháp học nghĩa là nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm. 1.3. Những phạm trù quan trọng của thi pháp học a. Một trong những phạm trù quan trọng hàng đầu của Thi pháp học là thể loại. Trong các công trình Thi pháp học của mình, Bakhtin rất quan tâm tới “phong cách học thể loại”(3). Trong giờ giảng văn, cần chú ý đến thể loại vì nó chi phối tất cả các yếu tố còn lại của hình thức tác phẩm. Mỗi thể loại có một đặc điểm riêng và yêu cầu phân tích theo một phương pháp riêng. Không phải ngẫu nhiên mà sách giáo khoa thường sắp xếp tác phẩm theo thể loại. Chẳng hạn, trong sách Ngữ văn 11, nâng cao, tập 1, học sinh được học và đọc thêm liền mạch các tác phẩm truyện như: Hai đứa trẻ, Cha con nghĩa nặng, Chữ người tử tù, Vi hành, Số đỏ, Việc làng, Chí Phèo, Tinh thần thể dục, Đời thừa đi kèm với bài “Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn”. Mỗi khi dạy tới một thể loại, sách giáo khoa thường nêu chú thích về đặc trưng của thể loại đó. Có một số thể loại có thể nói lướt qua nhưng cũng có thể loại cần phải học kỹ lưỡng tại lớp. b. Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm. Thi pháp học xem xét nhân vật ở ba khía cạnh: tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật miêu tả nhân vật. Khi phân tích tính cách nhân vật, cần lưu ý đến kiểu nhân vật để có cách phân tích cho phù hợp. Chẳng hạn, phân tích truyện ngắn hiện đại thì cần chú ý đến kiểu nhân vật tính cách. Phần quan niệm nghệ thuật về con người thường ít được đặt thành mục riêng mà chỉ nói lướt qua ở phần tiểu dẫn, chủ đề hoặc kết luận. Vì trong thực tế, không phải tác phẩm nào cũng thể hiện rõ nét nội dung này. Nhưng đối với những tác phẩm thể hiện khá rõ quan niệm nghệ thuật về con người thì cần phải đặt nó thành mục riêng, như: truyện ngắn Nam Cao, Một người Hà Nội, Chiếc thuyền ngoài xa Nên lưu ý rằng, quan niệm về con người ở đây toát ra từ văn bản nghệ thuật chứ không phải áp đặt từ bên ngoài. Mặc dù biết rằng, quan niệm của tác giả về con người trong tác phẩm và ở ngoài đời có thể không thống nhất nhau. Nhưng tôn trọng tính nghệ thuật khách quan, chúng ta vẫn căn cứ vào văn bản là chính. Muốn biết được tính cách nhân vật và quan niệm về con người, cần phải phân tích nghệ thuật thể hiện nhân vật. Đó là căn cứ vào lai lịch, nghề nghiệp, hình dáng, hành động, nội tâm, ngôn ngữ nhân vật, cách xưng hô và đánh giá của tác giả và các nhân vật khác về nhân vật đó, mối quan hệ của nhân vật với mọi người và môi trường xung quanh, đồ vật mà nhân vật thường sử dụng, sở thích của nhân vật Căn cứ vào các yếu tố này mà suy ra tính cách nhân vật và triết lý nhân sinh cũng như tài nghệ tác giả. c. không chỉ có nhân vật mà còn có không gian, thời gian. Thi pháp học chỉ chú ý những chi tiết không gian, thời gian nào có ý nghĩa, góp phần thể hiện cuộc sống con người, chúng vừa mang tính quan niệm lại vừa như một thủ pháp nghệ thuật (lấy cảnh tả tình). Không gian và thời gian thường gắn liền với nhau, chi phối, cộng hưởng lẫn nhau tạo ra một “thế giới mang tính quan niệm”. Cần chú ý đặc điểm của chúng trong mỗi thể loại, mỗi giai đoạn văn học, mỗi tác giả, tác phẩm. Nó có thể được phân tích ở tầm bao quát nhưng cũng có thể được phân tích ở các chi tiết nhỏ. Như lối mở đầu quen thuộc trong văn học dân gian: “Ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ”, “Chiều chiều”. Hình tượng con đường rộng mở trong thơ Tố Hữu hay cổng nhà luôn khép kín của Hoàng (Đôi mắt). Không gian nghệ thuật gồm có: không gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý, không gian kể chuyện. Thời gian nghệ thuật gồm có: thời gian được trần thuật (hình tượng thời gian) và thời gian trần thuật (thời gian kể chuyện). Tìm hiểu hình tượng thời gian, cần quan tâm ý nghĩa của các thời: quá khứ, hiện tại, tương lai, độ đo thời gian của các nhân vậtTìm hiểu thời gian trần thuật, cần lưu ý các cấp độ thời gian như: trật tự kể với trật tự thời gian sự kiện, thời lưu (độ dài các sự kiện được tính bằng câu), tần xuất (số lần lặp lại). Và các thủ pháp thời gian như: trì hoãn, gián cách, đảo tuyến, chêm xen, hoán vị, đồng hiện, bỏ lửng, che giấu, đón trước d. Trong văn học có nhiều loại kết cấu: không gian – thời gian – điểm nhìn – nhân vật – chi tiết – ngôn từ nhưng quan trọng hơn cả là kết cấu cốt truyện. Lâu nay, trong giờ giảng văn, thầy và trò thường có thao tác tìm hiểu bố cục tác phẩm để dễ phân tích. Bố cục tác phẩm có khi đã nằm ngay trong kết cấu thể loại, như các phần đề - thực - luận – kết trong thơ Đường. Kết cấu của thể loại hịch, cáo mang tính nghệ thuật cao, bản thân của bố cục đã mang tính hùng biện. Đó là tính nội dung của hình thức nghệ thuật. Những tác phẩm kể chuyện theo trật tự tuyến tính thì tìm bố cục rất dễ. Nhưng nhiều truyện hiện đại thường theo lối trần thuật phi tuyến tính, đa tuyến nên chia bố cục không dễ dàng. Chẳng hạn, truyện Chí Phèo không thể chia đoạn theo thời gian trần thuật được mà phải chia theo hình tượng nhân vật: Chí Phèo – Bá Kiến, rồi trong Chí Phèo lại chia theo thời gian sự kiện: lúc còn lương thiện – lúc bị lưu manh hóa – lúc ý thức phục thiện. Ngoài ra, cần phải cho thấy dụng ý của tác giả khi đảo lộn thứ tự sự kiện. Chú ý khai thác các chi tiết đắt có vai trò quan trọng trong việc tạo tình huống truyện như chi tiết bát cháo hành. Trong Vợ nhặt, chi tiết nhặt vợ là ngẫu nhiên mà làm thành chủ đề tác phẩm. e. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của Thi pháp học. Không phải ngẫu nhiên mà những người khởi xướng Thi pháp học là những nhà ngôn ngữ học. R. Jakobson chủ trương đi tìm “chất văn” đích thực của ngôn ngữ thơ ca. Còn V. Shkolovski chú trọng thủ pháp “lạ hóa”, nhòe nghĩa của nghệ thuật ngôn từ(4). Ngôn ngữ văn học có tính tổ chức cao, giàu hình ảnh, đa nghĩa và mang dấu ấn riêng của tác giả. Khi phân tích ngôn ngữ văn xuôi cần chú ý cách sử dụng các kiểu câu, chủ thể phát ngôn, cách xưng hô, giọng điệu kể, sự cá thể hóa ngôn ngữ của nhân vật và tác giả f. Điểm nhìn còn được gọi là điểm quan sát, vị trí người kể chuyện, nhãn quan, cách nhìn đời. Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, có câu hỏi: “Đoạn trích Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào ?”. Trong tác phẩm này có hai điểm nhìn của tác giả và nhân vật, nhiều khi đan xen, khó tách biệt rạch ròi. Điểm nhìn có thể làm thành kết cấu và chủ đề của tác phẩm như truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. g. Thi pháp học cũng nghiên cứu cả hình tượng tác giả. Người xưa nói: “Văn như kỳ nhân”, xem văn là biết được người, đọc tác phẩm là biết ngay tác giả. Nhà văn có thể xuất hiện trong tác phẩm qua cách xưng “tôi” hoặc có thể ẩn mình. Để biết phong cách của nhà văn, có thể căn cứ vào ngôn ngữ trần thuật, cách xưng hô, giọng điệu, cảm hứng đề tài, không gian – thời gian sự kiện, cách bố cục và cách sử dụng các chi tiết trong tác phẩm Nhà văn trong tác phẩm có thể không đồng nhất với nhà văn ở ngoài đời. Để khách quan, ta cần bám vào văn bản là chính. Trên đây là các thành tố tạo nên cấu trúc tác phẩm văn học. Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng phân tích đầy đủ các yếu tố trên mà chỉ chú trọng những yếu tố nào quan trọng, đặc sắc, thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật của tác giả. 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. Thi pháp học là một vấn đề lớn, rất cần thiết trong việc nghiên cứu cũng như giảng dạy văn học trong nhà trường. Nó giúp chúng ta khám phá một cách chính xác các cấu trúc hình thức mang tính nội dung của tác phẩm văn học, phục vụ cho việc tìm hiểu nội dung tác phẩm một cách đích thực, hoàn toàn không có sự gán ghép hoặc cảm nhận thiếu cơ sở. Bên cạnh đó nó còn giúp chúng ta hiểu đủ, hiểu đúng các tác phẩm văn chương trong quá trình phát triển tư duy nghệ thuật, đánh giá đúng tư duy nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn chương và hình tượng tác giả. Nhưng không sa vào hình thức chủ nghĩa. Việc dạy học Văn theo tinh thần Thi pháp học là xu hướng chung của thế giới. Ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều điều kiện tốt để thực hiện điều này. Chúng ta đã có nhiều nhà Thi pháp học. Sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành chứa đựng rất nhiều tri thức về Thi pháp học. Các đề thi và đáp án môn Văn gần đây đã yêu cầu học sinh chú trọng phân tích hình thức nghệ thuật. Nhưng những vấn đề nói trên chỉ nằm ở dạng lý thuyết. Thi pháp học có biến thành thực tiễn sinh động hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự vận dụng tích cực của thầy và trò trong giờ giảng văn. Vận dụng thi pháp học vào giảng dạy tác phẩm truyện sau năn 75 trong các nhà trường còn hạn chế do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt đây là những tác phẩm mới khiến nhiều giáo viên còn lúng túng khi tiếp cận và tìm cách truyền thụ cho học sinh. Vận dụng thi pháp học vào giảng dạy các tác phẩm này lại khó khăn hơn. Tuy nhiên đây là cách làm mới khoa học, hiệu quả, nếu áp dụng thành công chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 3.Các giải pháp tiến hành. 3. 1. Nghiên cứu bối cảnh diễn ra công cuộc đổi mới Văn học sau 1975 Với thắng lợi mùa xuân năm 1975, đất nước ta khép lại trang sử chiến tranh, bước sang một trang mới - bảo vệ, xây dựng và phát triển non sông đất nước trong bối cảnh hoà bình. Trong thời đại mới, đất nước có những biến chuyển sâu sắc trên mọi phương diện. Trước hết, phải kể đến sự chuyển biến về hoàn cảnh xã hội với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng do tác động của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bên cạnh đó, việc giao lưu, hội nhập đa phương với thế giới bên ngoài cũng được rộng mở. Những biến chuyển này đã làm thay đổi sâu sắc ý thức xã hội với sự trỗi dậy của tinh thần dân chủ, từ đó nảy sinh nhu cầu nhận thức lại các vấn đề của cuộc sống. Nhiều chuẩn mực mặc nhiên đã được thừa nhận trước đây mất dần đi tính chất tuyệt đối và được nhận thức lại, trở nên linh hoạt uyển chuyển hơn. Trước trạng thái tâm lí xã hội mới, nhu cầu mới của thời đại, văn học cũng bước vào hành trình đổi mới. Tuy nhiên, công cuộc đổi mới văn học không chỉ được khơi dậy từ những tác động bên ngoài mà còn xuất phát từ quy luật nội tại của văn học với nhu cầu tự khẳng định, tự làm mới mình. Công cuộc đổi mới văn học được mở ra với người “mở đường tinh anh và tài hoa nhất” - Nguyễn Minh Châu , ngay sau đó là đóng góp cách tân của hàng loạt cây bút đầy trăn trở và khát khao đổi mới như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Thanh Thảo, Thu Bồn, Hoàng Cầm, Lê Đạt Các nhà văn, nhà thơ đã mang đến cho văn học giai đoạn này những quan niệm sáng tác mới cùng những thể nghiệm mới trong hình thức thể hiện của tác phẩm văn chương. Bằng những thể nghiệm, tìm tòi trên cả sáng tác và lí luận, phê bình văn học Việt Nam sau 1975 đã từng bước hình thành những đặc trưng mới, hoàn thiện diện mạo của một giai đoạn văn học mới so với các thời kì văn học trước đó. Đặt trong tiến trình phát triển chung của lịch sử văn học nước nhà và trong bối cảnh riêng của những năm sau 1975 có thể thấy tình hình văn học Việt Nam sau 1975 rất phong phú, đa dạng song cũng khá phức tạp và đầy biến động. 3.2. Nhận diện nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THPT- Phần truyện ngắn VN sau năm 1975 a. Chương trình Chuẩn: - Đọc chính: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, thời gian dạy 2 tiết. - Đọc thêm: Một người Hà Nội của Nguyễn Khải và Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, thời gian dạy 2 tiết. b. Chương trình Nâng cao: - Đọc chính: + Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, thời gian dạy 2 tiết. + Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, thời gian dạy 3 tiết. - Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, thời gian dạy 1 tiết. 3.3. Hướng dẫn học sinh vận dụng thi pháp học vào dạy học truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975. Trong khuôn khổ một sáng kiến kinh nghiệm, chúng tôi chỉ đề cập đến hai truyện ngắn Việt Nam sau năm 1975. Đó là truyện Chiếc thuyền ngoài xa, và truyện Một người Hà Nội. a. Hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm truyện ngắn sau năm 1975 gắn với đặc trưng thể loại và cảm hứng sáng tác. Giá trị của một truyện ngắn chính là sức chứa những ý tưởng lớn trong một “kích cỡ nhỏ” của tác phẩm. Một trong những tiền đề quan trọng làm nên thành tựu của văn học Việt Nam đó là hiện thực cách mạng khơi nguồn cho sự sáng tạo và là cảm hứng chủ đạo của nhiều tác phẩm văn chương. Truyện ngắn từ sau năm 1975 đã phản ánh rất rõ sự thay đổi của hiện thực cuộc sống, rõ nét nhất trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... Nhận thức được điều này, khi tìm hiểu, tiếp cận truyệ
Tài liệu đính kèm:
- van_dung_thi_phap_hoc_vao_day_hoc_mot_so_tac_pham_truyen_nga.docx
- bìa skkn nộp.doc
- MỤC LỤC SKKN.doc