Vận dụng năng lực tiếng Việt của học sinh trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại ở lớp 12

Vận dụng năng lực tiếng Việt của học sinh trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại ở lớp 12

Dạy học theo quan điểm tích hợp đã và đang là vấn đề mang tính thời sự trong nhà trường phổ thông hiện nay. Theo Từ điển tiếng Anh, từ intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau theo một tiêu chí nào đó, đạt mục đích nhất định. Nói cách khác, tích hợp là sự kết hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Tích hợp trong dạy học được dựa trên những định hướng cụ thể: tích hợp nhiều kỹ năng trong một môn học

Đối với môn Ngữ văn, quan điểm tích hợp không chỉ đơn thuần là sự tích hợp ngữ với văn – hai nội dung khoa học cơ bản, vừa cung cấp năng lực khoa học, giáo dục tư tưởng, mà còn là môn học công cụ, có mục tiêu thực tiễn là đào tạo năng lực nghe, nói, đọc, viết cho HS. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của môn Ngữ văn là hình thành và rèn luyện cho HS năng lực đọc hiểu văn bản văn học: từ hiểu câu chữ đến hiểu hình tượng, từ hiểu hình tượng đến cách năm bắt, khái quát tư tưởng tác phẩm, đặc trưng thể loại, giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử ”[6; tr 4]. Muốn có năng lực đọc hiểu văn bản, cần phải có năng lực về tiếng Việt, phải trau dồi vốn từ, nắm vững các loại phong cách biểu đạt Đây chính là “chìa khóa’’ để GV hướng dẫn HS tiếp cận tác phẩm văn học bằng con đường khoa học, chính xác và hợp lý nhất.

Chính vì thế, vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học Ngữ văn nói chung, phân tích tác phẩm văn học nói riêng là yêu cầu có tính nguyên tắc, vừa cụ thể hóa quan điểm tích hợp trong dạy học, vừa thể hiện được năng lực đọc hiểu văn bản của cả GV và HS. Vận dụng phương pháp và kiến thức ngôn ngữ học hiện đại - một phương diện của văn học, đưa ngôn ngữ vào nghiên cứu và giảng dạy không chỉ có ý nghĩa lí luận và thực tiễn đối với bản thân ngôn ngữ mà còn với cả văn học, góp phần khắc phục tình trạng dạy học, phân tích văn học theo lối suy diễn, thiếu căn cứ ngôn ngữ còn rất phổ biến hiện nay trong nhà trường phổ thông.

1.1.2. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù quan điểm tích hợp đã áp dụng trong dạy học Ngữ văn, trở thành nguyên tắc chi phối đến việc lựa chọn cách thức, biện pháp, phương pháp đọc hiểu văn bản nhưng thực vẫn còn nhiều bất cập.

 

docx 17 trang thuychi01 15063
Bạn đang xem tài liệu "Vận dụng năng lực tiếng Việt của học sinh trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại ở lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1. Dạy học theo quan điểm tích hợp đã và đang là vấn đề mang tính thời sự trong nhà trường phổ thông hiện nay. Theo Từ điển tiếng Anh, từ intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau theo một tiêu chí nào đó, đạt mục đích nhất định. Nói cách khác, tích hợp là sự kết hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Tích hợp trong dạy học được dựa trên những định hướng cụ thể: tích hợp nhiều kỹ năng trong một môn học
Đối với môn Ngữ văn, quan điểm tích hợp không chỉ đơn thuần là sự tích hợp ngữ với văn – hai nội dung khoa học cơ bản, vừa cung cấp năng lực khoa học, giáo dục tư tưởng, mà còn là môn học công cụ, có mục tiêu thực tiễn là đào tạo năng lực nghe, nói, đọc, viết cho HS. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của môn Ngữ văn là hình thành và rèn luyện cho HS năng lực đọc hiểu văn bản văn học: từ hiểu câu chữ đến hiểu hình tượng, từ hiểu hình tượng đến cách năm bắt, khái quát tư tưởng tác phẩm, đặc trưng thể loại, giá trị thẩm mỹ, giá trị lịch sử”[6; tr 4]. Muốn có năng lực đọc hiểu văn bản, cần phải có năng lực về tiếng Việt, phải trau dồi vốn từ, nắm vững các loại phong cách biểu đạt Đây chính là “chìa khóa’’ để GV hướng dẫn HS tiếp cận tác phẩm văn học bằng con đường khoa học, chính xác và hợp lý nhất.
Chính vì thế, vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học Ngữ văn nói chung, phân tích tác phẩm văn học nói riêng là yêu cầu có tính nguyên tắc, vừa cụ thể hóa quan điểm tích hợp trong dạy học, vừa thể hiện được năng lực đọc hiểu văn bản của cả GV và HS. Vận dụng phương pháp và kiến thức ngôn ngữ học hiện đại - một phương diện của văn học, đưa ngôn ngữ vào nghiên cứu và giảng dạy không chỉ có ý nghĩa lí luận và thực tiễn đối với bản thân ngôn ngữ mà còn với cả văn học, góp phần khắc phục tình trạng dạy học, phân tích văn học theo lối suy diễn, thiếu căn cứ ngôn ngữ còn rất phổ biến hiện nay trong nhà trường phổ thông.
1.1.2. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù quan điểm tích hợp đã áp dụng trong dạy học Ngữ văn, trở thành nguyên tắc chi phối đến việc lựa chọn cách thức, biện pháp, phương pháp đọc hiểu văn bản nhưng thực vẫn còn nhiều bất cập. 
- Một phần lớn các trường phổ thông vẫn tập trung chủ yếu dạy Văn, xem nhẹ phần tiếng Việt và Làm văn. Vấn đề này một phần là do quan điểm chỉ đạo, do cách dạy của GV, một phần khác là do việc ra đề thi (từ đề kiểm tra học kì, đề thi Tốt nghiệp đến đề thi Đại hoc, Cao đẳng). Chính vì thế, cách thức tiếp cận văn bản đọc hiểu còn chưa mang tính khoa học. Một bộ phận khác lại có xu hướng tích hợp năng lực tiếng Việt trong dạy học tác phẩm văn học mang tính khiên cưỡng, áp đặt, khiến giờ dạy Văn trở nên khô cứng, gò bó, không thể hiện được đặc trưng phân môn. 
- Về phía HS, do cách dạy, do thực tế ra đề nên các em không biết cách vận dụng những năng lực tiếng Việt vào bài làm văn, khiến bài văn rơi vào những xu hướng khác nhau: hoặc là diễn xuôi tác phẩm, hoặc là sa vào kể lể... Điều đó được phản ánh trong bài làm văn của HS tại các kì thi Tốt nghiệp phổ thông, hoặc thi Đại học, Cao đẳng.
Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài Vận dụng năng lực tiếng Việt của HS trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại ở lớp 12 vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn, góp phần khắc phục những tồn tại trên, đồng thời cũng giúp cho GV và HS có cơ sở khoa học khi tiếp cận các tác phẩm văn học nói chung, các tác phẩm truyện nói riêng. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm hướng tới thực hiện mục đích nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại cho HS lớp 12.
- Lựa chọn, xây dựng các biện pháp, cách thức vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học các phẩm truyện hiện dại theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: 
Các năng lực tiếng Việt và việc vận dụng các năng lực này trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại cho HS lớp 12
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai một cách khoa học và hệ thống những nhiệm vụ đã nêu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
+ Phân tích và tổng hợp lý thuyết
+ Phương pháp so sánh đối chiếu
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : 
 + Phương pháp điều tra và khảo sát
 + Phương pháp thống kê
 + Phương pháp thực nghiệm 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiến của việc vận dụng năng lực tiếng Việt cho học sinh trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại ở lớp 12
2.1.1. Cơ sở lý luận của việc vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại
 2.1.1.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tác phẩm văn học
Giữa ngôn ngữ và tác phẩm văn hoc có mối quan hệ hữu cơ: ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật còn văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. 
Ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ trong tác phẩm chương) có những đặc điểm riêng, liên quan đến chức năng thẩm mỹ. Vì thế, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương có những đặc điểm riêng : ngôn ngữ nghệ thuật mang tính hình tượng, ngôn ngữ nghệ thuật mang tính truyền cảm, ngôn ngữ nghệ thuật mang tính cá thể hóa, ngôn ngữ nghệ thuật mang tính hàm súc, ngôn ngữ nghệ thuật mang tính hệ thống và ngôn ngữ nghệ thuật mang tính đa phong cách 
 2.1.1.2. Đặc điểm của tác phẩm truyện 
Ở mỗi thể loại văn học có những đặc trưng riêng. Khác với thơ ca in đậm dấu ấn chủ quan hay nói cách khác là bộc lộ cảm xúc của cái tôi (bản ngã), “truyện phản ánh đời sống mang tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện (trần thuật) nào đó” [8, tr 135]. 
- Truyện phản ánh diễn biến đời sống qua cốt truyện. Đó là một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố được tổ chức, sắp xếp một cách hợp lí, logic nhằm phục vụ cho ý đồ tư tưởng nghệ thuật của tác giả.
	- Trong diễn biến cốt truyện, các nhân vật được hình thành, hoạt động, quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình. 
	- Diễn biến cốt truyện và sự hoạt động trong truyện không bị hạn chế về không gian, thời gian.
	- Truyện sử dụng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ngôn ngữ của người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm; lời kể khi bên ngoài, khi nhập vào nhân vật. 
- Trong văn học dân gian và văn học trung đại, truyện có nhiều kiểu loại. Văn học hiện đại cũng vậy có truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài 
2.1.1.3. Quan niệm về năng lực, năng lực tiếng Việt 
2.1.1.3.1. Năng lực
Khái niệm năng lực thường có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Mỗi lĩnh vực chuyên môn có một quan niệm khác nhau về khái niệm này. Nhưng tựu trung, năng lực được hiểu là: 1) Sự nắm vững tri thức; 2) Sự thuần thục kỹ năng, kỹ xảo. 
 Nói đến năng lực của con người không thể không nói dến năng lực ngôn ngữ “năng lực ngôn ngữ của cá nhân đòi hỏi phải có: vốn ngôn ngữ (đơn vị ngôn ngữ, các quy tắc kết hợp các đơn vị ngôn ngữ) và kỹ năng sử dụng vốn ngôn ngữ ấy trong việc tạo lập VB (nói, viết) và tiếp nhận VB (nghe, đọc). Năng lực ngôn ngữ phát triển nhờ quá trình rèn luyện ngôn ngữ, trong đó không chỉ tri thức ngôn ngữ được hình thành, phát triển mà tư duy và các kỹ năng sử dụng vốn ngôn ngữ cũng được củng cố, hoàn thiện và nâng cao“ 
2.1.1.3.2. Năng lực tiếng Việt
Việc hình thành và phát triển cho HS năng lực giao tiếp ngôn ngữ là một mục tiêu quan trọng cũng là mục tiêu thế mạnh mang tính đặc thù của môn học.
 Năng lực tiếng Việt được hiểu khá linh hoạt và tương đối rộng. Tuy nhiên, dựa trên đặc trưng của phân môn Ngữ văn, có thể khái quát năng lực tiếng Việt ở một số nội dung sau: 
- Tri thức và kỹ năng sử dụng những vấn đề về ngữ âm tiếng Việt
- Tri thức và kỹ năng sử dụng từ ngữ tiếng Việt
- Tri thức và kỹ năng sử dụng các vấn đề liên quan đến ngữ pháp tiếng Việt
- Tri thức và kỹ năng sử dụng các vấn đề liên quan đến phong cách tiếng Việt.
2.11.4. Quan điểm tích hợp trong dạy học ở trường phổ thông hiện nay.
2.1.1.4.1. Tính tích hợp (đặc điểm về nội dung)
Tích hợp trong Ngữ văn được hiểu là sự kết nối tri thức và kĩ năng giữa ba phần Văn học – Tiếng Việt – Làm văn trong từng phần, từng vấn đề, từng bài học cụ thể. Mục đích chính của tích hợp trong Ngữ văn là hình thành bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và hình thành cho HS năng lực phân tích, bình giá, cảm thụ văn học một cách chủ động, sáng tạo.Tích hợp trong dạy học văn có hai trục chính: tích hợp ngang và tích hợp dọc.
Như vậy, chúng ta cần phải hiểu là tích hợp là sự hoà nhập, sự kết hợp một cách hữu cơ và có hệ thống. Đây không chỉ là quan điểm, nguyên tắc và phương pháp trong dạy học hiện nay, mà còn là quan điểm trong biên soạn CT và SGK. Vì thế, hình thức này đã tạo được tính liên thông và kiến thức, đồng thời thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học của GV và HS.
2.1.1.4.2. Tính tích cực (đặc điểm về phương pháp)
Đây là vấn đề quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Ở mỗi giờ học đều hướng đến phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó GV đóng vai trò người tổ chức hoạt động của HS; mỗi HS đều được hoạt động, đều được bộc lộ hết mình và được phát triển.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
2.2.1. Thống kê, phân loại các tác phẩm truyện hiện đại trong CT, SGK Ngữ văn 12
Trong CT Ngữ văn 12 có 8 tác phẩm trữ tình và 15 tác phẩm tự sự. Trong số đó, có 5 tác phẩm truyện hiện đại là : Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài; Vợ nhặt – Kim Lân; Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành; Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi; Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu. Sự thống kê này cho chúng ta thấy được ý nghĩa quan trọng của các tác phẩm truyện hiện đại.
Nội dung truyện hiện đại trong CT Ngữ văn 12 bám sát các mốc lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Thông qua các tác phẩm này, HS không chỉ rèn luyện được các tri thức đọc - hiểu tác phẩm mà còn nắm bắt được bức tranh hiện thực sống động đa chiều về lịch sử, xã hội Việt Nam cũng như nền văn học dân tộc qua các chặng đường phát triển.
2.2.2. Cách vận dụng năng lực tiếng Việt trong dạy học tác phẩm truyện hiện đại
2.2.2.1. Cách dạy của GV
- Ưu điểm
+ Nhìn chung, GV đã hiểu được vai trò, ý nghĩa của sự tích hợp tri thức về tiếng Việt trong đọc hiểu văn bản. 
+ 80% số GV trả lời phỏng vấn đều khẳng định vai trò của việc rèn luyện kỹ năng vận dụng năng lực tiếng Việt trong đọc hiểu tác phẩm văn học, đặc biệt là truyện hiện đại trong CT, SGK Ngữ văn 12. 
+ Các phương pháp, biện pháp như: phương pháp giao tiếp, phương pháp giảng bình, phương pháp gợi mởđã được các GV vận dụng.
+ Một số GV có kinh nghiệm đã bước đầu có ý thức vận dụng tri thức tiếng Việt trong dạy học các tác phẩm truyện hiện đại ở các phương diện chính: ngữ âm, từ ngữ, phong cách
- Nhược điểm:
+ Một số GV quan niệm về năng lực tiếng Việt còn chung chung, chưa chỉ ra được các cấp độ tiếng Việt cần vận dụng như: ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách
+ Một số GV tích hợp, vận dụng năng lực tiếng Việt còn mang tính khiên cưỡng, áp đặt. 
+ Các tri thức về tiếng Việt của GV nhìn chung còn sơ sài. Hơn nữa, các tri thức về lý luận văn học của GV cũng chưa cụ thể.
2.2.2.2. Cách lĩnh hội của HS
- Thực trạng chung ở các trường PT hiện nay là tâm lý “ngại” học Văn của HS. Việc học Văn với các em không phải xuất phát từ sự yêu thích, sự đam mê mà chỉ đơn thuần là phục vụ cho việc thi Tốt nghiệp, thi Đại học. 
- Đa số HS đều tuyệt đối hóa ba phân môn: Đọc văn, tiếng Việt và Làm văn. Chính vì thế, khi đọc hiểu các tác phẩm truyện hiện đại, các em đều trình bày cách hiểu theo lối suy diễn, lan man. Kiến thức về tiếng Việt hầu như không được sử dụng trong việc cảm nhận, phân tích tác phẩm văn học.
Ví dụ:
Khi hướng dẫn HS đọc hiểu truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu), cụ thể là phân tích nhan đề tác phẩm, HS không hiểu được nội hàm khái niệm: thế nào là nghĩa thực và nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa. Chính vì thế, việc lĩnh hội tác phẩm gặp nhiều khó khăn, hoặc, các em sa vào kể lể, trình bày lan man
- Năng lực tiếng Việt vốn có trong tiềm thức của các em, một phần khác là do từ quá trình học tập, giao tiếp. Tuy nhiên, năng lực tiếng Việt mà các em có còn chưa mang tính hệ thống, sự vận dụng còn khiên cưỡng, Đó là việc sử dụng từ ngữ, cách ngắt nhịp, gieo vần, cách sử dụng thanh điệu, cách sử dụng các kiểu câu, các biện pháp tu từ, các phong cách chức năng ngôn ngữ 
Ví dụ: 
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
 Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
(Nguyễn Duy – Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
	Xác định hai biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên ?
Khi tiếp cận với bài tập này HS lớp 12 đều rất mơ hồ khi xác định biện pháp tu từ. Thay vì trả lời hai biện pháp tu từ của bốn câu thơ trên là lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ “Bao giờ cho tới”) và nhân hóa (trong câu “Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm”) thì các em lại trả lời: biện pháp liệt kê, lặp từ 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm 
2.3.1. Vận dụng năng lực tiếng Việt trong hoạt động đọc, tìm hiểu chung về ngữ cảnh
- Vận dụng năng lực tiếng Việt trong hoạt động đọc 
 Để tiếp cận với tác phẩm văn chương, HS cần phải trải qua hoạt động đầu tiên, hoạt động có tính bắt buộc: đọc. Muốn thực hiện tốt hoạt động này, trước hết, các em phải có năng lực tiếng Việt, năng lực ngôn ngữ tri giác đối tượng, hiểu, cảm về đối tượng.
- Vận dụng năng lực tiếng Việt trong hoạt động tìm hiểu về ngữ cảnh
 “Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó một đơn vị ngôn ngữ sử dụng hay tạo ra, đồng thời là căn cứ để tiếp nhận và lĩnh hội được thấu đáo đơn vị hay sản phẩm ngôn ngữ ấy” [14; tr 208].
Ngữ cảnh có vai trò quan trọng đối với cả quá trình sản sinh lời nói và quá trình lĩnh hội lời nói. Đối với một tác phẩm văn học, cần phải nắm vững tri thức cơ bản về tác phẩm để quá trình lĩnh hội được thấu đáo hơn.
Do yêu cầu về mặt thời gian, các tác phẩm truyện hiện đại trong CT Ngữ văn 12 thường chỉ được trích học những đoạn tiêu biểu. Vì vậy cần phải nắm được những tri thức cơ bản về tác phẩm, nếu không HS sẽ khó có được cái nhìn tổng thể trong mối liên hệ với toàn bộ tác phẩm.
2.3.2. Vận dụng năng lực tiếng Việt trong hoạt động tóm tắt cốt truyện
Hoạt động tóm tắt cốt truyện của tác phẩm mang ý nghĩa quan trọng, làm tiền đề để HS lĩnh hội tác phẩm có hiệu quả. Muốn thực hiện tốt hoạt động này, HS phải huy động năng lực về tiếng Việt, lựa chọn cách diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn; lựa chọn cách trình bày (nói hoặc viết) theo yêu cầu của GV.
Tóm tắt tác phẩm giúp cho việc lĩnh hội văn bản trở nên thuận lợi hơn. Mặt khác, qua hoạt động tóm tắt, HS cũng được nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ và rèn luyện tư duy. HS phải huy động tri thức và kỹ năng về tiếng Việt để tóm lược nội dung cốt truyện, phục vụ trực tiếp cho việc tiếp cận tác phẩm.
Có thể tóm tắt cốt truyện theo trình tự diễn biến của câu chuyện. Điều đó có nghĩa là những gì xảy ra trong tác phẩm, khi tóm tắt, phải tuân thủ theo trình tự ấy. Có thể lược bỏ bớt những sự việc, những chi tiết vụn vặt, tập trung vào những sự việc, chi tiết tiêu biểu.
Chẳng hạn, khi tóm tắt truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa", GV cần định hướng để HS thực hiện hoạt động này dựa trên hai khoảng thời gian, tương ứng với hai tình huống, đồng thời cũng là tương ứng với diễn biến câu chuyện: một buổi sáng tinh mơ, khi con thuyền đi đánh cá thu trở về và một bức tranh đời sống dữ dằn - người đàn ông đánh vợ; câu chuyện về người đàn bà hàng chài với Phùng và Đẩu ở tòa án huyện. 
2.2.3. Vận dụng năng lực sử dụng các đơn vị của tiếng Việt trong hoạt động phân tích tác phẩm
a. Vận dụng năng lực sử dụng kiến thức về hoạt động giao tiếp trong dạy học các tác phẩm truyện hiện đại 
Họat động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong xã hội. Giao tiếp có ở mọi nơi, mọi lúc, có thể ở dạng lời nói nhưng cũng có khi tồn tại ở dạng viết. Giao tiếp cũng có thể được tiến hành bằng nhiều phương tiện “ngôn ngữ” khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất cả được gọi là các hành vi siêu ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ tình cảm, thái độ, quan hệ để tổ chức hoạt động xã hội.
Hoạt động giao tiếp có hai quá trình: quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện. Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.
Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn diễn ra trong quan hệ tương tác với nhau. Trong khi giao tiếp, người nói (viết) có thể vừa là người tạo lập nhưng cũng lại vừa là người tiếp nhận lời nói (văn bản) bởi các vai giao tiếp luôn luôn thay đổi. Chính vì vậy khi xem xét các quá trình giao tiếp, chúng ta phải đặc biệt chú ý tới các tình huống giao tiếp cụ thể khác nhau. 
Liên quan đến hoạt động giao tiếp là hàng loạt các nhân tố: vai giao tiếp, mục đích giao tiếp, ngữ cảnh, phương tiện giao tiếp Với mục đích vận dụng năng lực tiếng Việt cho HS trong quá trình tiếp cận, lĩnh hội tác phẩm truyện hiện đại, chúng tôi chỉ tập trung vào các vấn đề liên quan đến hàm ý và cách phân tích nghĩa hàm ý trong một số tình huống tiêu biểu. 
Quan niệm về nghĩa hàm ý trong tác phẩm văn học
Nghĩa tường minh là nghĩa được xác định căn cứ theo câu chữ của phát ngôn. Ở đây, nghĩa của phát ngôn được xét theo quan hệ trực tiếp với mẫu câu và từ ngữ. Mọi phát ngôn đều có nghĩa tường minh. Nhìn chung, nghĩa tường minh có các vai trò sau: trực tiếp biểu thị thông tin về đối tượng được đề cập tới trong phát ngôn; không trực tiếp biểu thị thông tin về đối tượng được đề cập mà chỉ là căn cứ để suy ra nghĩa hàm ý.
Nghĩa hàm ý là phần thông báo được đưa ra trong lời nói nhưng lại không được nói ra bằng câu và từ ngữ trong lời nói. Người nói là người truyền đạt hàm ý và người nghe hiểu hàm ý bằng suy đoán. Ngôn ngữ học “quan tâm đến những ý nghĩa hàm ẩn nào đó mà người nói có ý định thông báo cho người đối thoại biết mặc dù vì một lí do nào đó không nói ra một cách tường minh” (Đại cương về ngôn ngưc học – Đỗ Hữu Châu). Như vậy, nghĩa hàm ý mặc dù không được nói ra từ câu chữ nhưng lại có giá trị thông báo. 
Nghĩa hàm ý có hai đặc tính nổi bật:
+ Hàm ý có thể giải đoán được: người nghe có năng lực mới có thể đoán được hàm ý trong lời nói chứa hàm ý.
+ Hàm ý có thể chối bỏ được: Người nói luôn có thể chối bỏ được rằng họ không thông báo hàm ý nào đó trong lời nói của mình, nghĩa là người nói có thể không chịu trách nhiệm về hàm ý chứa trong lời nói của chính họ.
 Những vấn đề chung về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong giao tiếp có vai trò quan trọng trong việc đọc hiểu các tác phẩm văn chương. Khi đọc bất cứ một câu văn, một câu thơ, hoặc một đoạn văn, đoạn thơ, hoặc một tác phẩm văn chương, cần chú ý trả lời hai câu hỏi: Nói cái gì? Nói như thế có ý nghĩa gì?
Khi trả lời câu hỏi “Nói cái gì?”là thuộc về nghĩa tường minh. Còn trả lời câu hỏi “Nói như thế có ý nghĩa gì?” nghĩa là chúng ta đã phân tích, lý giải được nghĩa hàm ẩn của câu thơ, đoạn thơ hay của tác phẩm văn chương đó. 
Ở câu hỏi: “Nói cái gì?”, cần phải hiểu theo nghĩa khái quát. Bởi, “nói” có thể là miêu tả, tự sự... Miêu tả có thể tả người, tả cảnh, tả tâm trạng. Còn tự sự là kể người, kể việc... Tất cả những nội dung trên đều được thể hiện trực tiếp trên câu chữ của tác phẩm văn chương. Như thế cũng có nghĩa là người đọc đã tìm được nghĩa tường minh của tác phẩm.
Ở câu hỏi “Nói như thế có ý nghĩa gì?” thì “ý” được hiểu là ý tưởng hay tình cảm mà người viết muốn gửi gắm qua nội dung tác phẩm. Người đọc, tuỳ thuộc vào năng lực nhận thức riêng của từng cá nhân có thể khám phá được ý tưởng hay tình cảm đó qua các từ ngữ, các mẫu câu kết hợp với tình huống giao tiếp. Quá trình “giải mã” được câu hỏi trên chính là khi người 

Tài liệu đính kèm:

  • docxvan_dung_nang_luc_tieng_viet_cua_hoc_sinh_trong_day_hoc_tac.docx
  • docx1. Bia SKKN-Trinh Thi Hao.docx
  • docx2. Bang quy uoc-Trinh Thi Hao.docx
  • docx3. Phu luc-Trinh Thi Hao.docx
  • docx4. Muc Luc va Tai lieu tham khao-Trinh Thi Hao.docx