Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy mục 2 “du lịch” trong bài 31 “vấn đề phát triển thương mại và du lịch” (Địa lí 12 - Cơ bản)

Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy mục 2 “du lịch” trong bài 31 “vấn đề phát triển thương mại và du lịch” (Địa lí 12 - Cơ bản)

Dạy học vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường.

 Dạy học vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học có liên hệ với nhau. Nguyên tắc dạy học này có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với người dạy và người học.

 Hiện nay xu hướng dạy học tích hợp liên môn đã được áp dụng đổi mới vào các cấp học từ Tiểu học đến THPT. Giữa môn địa lí và các môn học khác có liên quan chặt chẽ với nhau và môn địa lí có sự xuất hiện các bộ môn khoa học tự nhiên như vật lí, hóa học, sinh học. hoặc các bộ môn khoa học xã hội như văn học, lịch sử. Kiến thức tích hợp liên môn có thể hỗ trợ cho nhau, giúp kiến thức bài địa lí được mở rộng, phong phú hơn từ đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh, dễ nhớ, dễ thuộc đạt được các mục tiêu của bài học.

 Đối với bộ môn địa lí, nhất là phần xã hội thường rất dài lâu nay học sinh thường không có hứng thú và ít quan tâm, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động, hiệu quả học tập chưa cao, khó nhớ. Do đó, việc tích hợp các môn học khác vào phân môn sẽ làm cho giờ địa lí trở nên sinh động, hấp dẫn, đặc biệt là các em sẽ có hứng thú học tập hơn. Đồng thời với đối tượng là học sinh lớp 12 qua các bài học về địa lí Việt Nam sẽ giúp các em có thêm kiến thức về quê hương, đất nước mình từ đó giúp các em thêm hiểu biết và yêu quê hương. Xuất phát từ vai trò của văn thuyết minh, của dạy học tích hợp liên môn tôi chọn đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào mục 2 “Du lịch” trong bài “Vấn đề phát triển thương mại và du lịch” (Địa lí 12 - cơ bản)

 

doc 21 trang thuychi01 6551
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy mục 2 “du lịch” trong bài 31 “vấn đề phát triển thương mại và du lịch” (Địa lí 12 - Cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
ĐỀ TÀI: 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP, LIÊN MÔN VÀO DẠY MỤC 2 “DU LỊCH” TRONG BÀI 31 “VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH” (ĐỊA LÍ 12 - CƠ BẢN)
1. Mở đầu.
1.1.Lý do chọn đề tài.
Dạy học vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường. 
 	Dạy học vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học có liên hệ với nhau. Nguyên tắc dạy học này có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với người dạy và người học.
 	Hiện nay xu hướng dạy học tích hợp liên môn đã được áp dụng đổi mới vào các cấp học từ Tiểu học đến THPT. Giữa môn địa lí và các môn học khác có liên quan chặt chẽ với nhau và môn địa lí có sự xuất hiện các bộ môn khoa học tự nhiên như vật lí, hóa học, sinh học... hoặc các bộ môn khoa học xã hội như văn học, lịch sử... Kiến thức tích hợp liên môn có thể hỗ trợ cho nhau, giúp kiến thức bài địa lí được mở rộng, phong phú hơn từ đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh, dễ nhớ, dễ thuộc đạt được các mục tiêu của bài học. 
 	Đối với bộ môn địa lí, nhất là phần xã hội thường rất dài lâu nay học sinh thường không có hứng thú và ít quan tâm, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động, hiệu quả học tập chưa cao, khó nhớ. Do đó, việc tích hợp các môn học khác vào phân môn sẽ làm cho giờ địa lí trở nên sinh động, hấp dẫn, đặc biệt là các em sẽ có hứng thú học tập hơn. Đồng thời với đối tượng là học sinh lớp 12 qua các bài học về địa lí Việt Nam sẽ giúp các em có thêm kiến thức về quê hương, đất nước mình từ đó giúp các em thêm hiểu biết và yêu quê hương. Xuất phát từ vai trò của văn thuyết minh, của dạy học tích hợp liên môn tôi chọn đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào mục 2 “Du lịch” trong bài “Vấn đề phát triển thương mại và du lịch” (Địa lí 12 - cơ bản)
1.2. Mục đích nghiên cứu.
	Với những trăn trở,tìm tòi của mình, tôi thực hiện đề tài này để tìm ra phương pháp, cách thức tổ chức bài dạy tốt hơn, phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh được kiến thức và biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Và mục đích cuối cùng là để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường THPT Cẩm Thủy 1 nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.	
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
	Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu cách vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy mục II “Du lịch” trong bài 31:“ Vấn đề phát triển thương mại và du lịch” (địa lí 12 - cơ bản) Để thực hiện được đề tài, tôi chọn các lớp 12 mà tôi đang trực tiếp dạy để thực nghiệm (TN), đó là các lớp: 12A2, 12A6 và đối chứng (ĐC) đó là các lớp 12A1 và 12A5. 
 Trong khi tổ chức bài giảng tôi cũng đã áp dụng tối đa kiến thức liên môn như: Môn Lịch sử, Ngữ Văn, Sinh học, Giáo dục công dân và vận dụng phương pháp dạy học tích cực định hướng hình thành năng lực, lấy người học làm trung tâm, giúp học sinh thực sự được đặt vào các tình huống có vấn đề và có nhu cầu giải quyết, để tư duy tìm cách giải quyết và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó rút ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Trong chuyên đề này tôi sử dụng: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phươ	ng pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm. Kết hợp những lý thuyết về các phương pháp dạy học tích cực, lý thuyết về dạy học theo định hướng năng lực và thực tiễn giáo dục tại trường PT Nguyễn Mộng Tuân. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lý số liệu
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm :
 	Vấn đề dạy các bài giảng văn nói chung và các bài làm văn nói riêng ở các trường THPT đặc biệt là trường PT Nguyễn Mộng Tuân chưa thực sự chú ý đến tích hợp liên hệ với các kiến thức của bộ môn khác có liên quan trong bài học dẫn đến giờ giảng chưa phong phú, học sinh ít có hứng thú,chưa áp dụng kiến thức vào cuộc sống. Rút kinh nghiệm từ các bài dạy của đồng nghiệp và từ của chính bản thân trong những năm học trước.Khi dạy mục 2 “Du lịch” trong bài 31:“Vấn đề phát triển thương mại và du lịch” tôi vận dụng kiến thức tích hợp liên môn thì kết quả giờ dạy rất sôi nổi,hấp dẫn. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động tích cực và đạt được các mục tiêu của bài học.Vì thế điểm mới của sáng kiến này chính là vận dụng tích hợp các kiến thức của các phân môn lịch sử,ngữ văn, giáo dục công dân, sinh học vào bài dạy, sử dụng công nghệ thông tin đặc biệt lựa chọn các hình ảnh, video để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Lựa chọn bài tập liên quan đến thực tiễn về quê hương đó là du lịch biển Sầm Sơn, các làng nghề điển hiền của Thanh Hóa... để gây hứng thú cho học sinh.
2.Nội dung.
2.1. Cơ sở lý luận.
 Tích hợp là một trong xu thế dạy hiện đại, đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào các nhà trường: Trong lý luận dạy học, tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kỹ năng thuộc các môn học khác nhau dựa trên cơ sở các liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học. ( theo Nguyễn Tiến Triều – tích hợp liên môn văn- sử -địa trong dạy học ) 
 Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học địa lí ở THPT không những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến trong phần địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội cũng như các tri thức khác nhau như hiểu biết lịch sử, ngữ văn, xã hội  mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế cần khắc phục, xóa bỏ lối dạy học theo kiểu áp đặt, tách biệt trong nhà trường với cuộc sống. Cô lập giữa kiến thức và kỹ năng của các môn học vốn có liên hệ bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa mà những tình huống đó học sinh sẽ gặp sau này.
 Dạy học địa lí theo định hướng tích hợp vẫn theo quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học, tìm cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh  Do vậy việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý học sinh tích hợp, để học sinh vận dụng các tri thức và kỹ năng riêng rẽ của phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực kỹ năng tích hợp. Tổ chức thiết kế các hoạt động phức hợp để học sinh sử dụng các kiến thức trong các phân môn. Đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học, để học sinh trực tiếp tham gia vào giải quyết các vấn đề, tình huống. Việc dạy học tích hợp kiến thức giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, làm cho tiết học văn nói chung và làm văn nói riêng trở nên sinh động, hấp dẫn , đặc biệt là các em sẽ có hứng thú hơn trong giờ học. 
 	2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
 	Giáo sư Lê Thông từng đánh giá môn Địa lí giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực địa lí – một biểu hiện của năng lực khoa học, đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước; thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường tự nhiên, xã hội; khả năng định hướng nghề nghiệp; để hình thành nhân cách công dân, sẵn sàng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Trong quá trình dạy học ở trường PT Nguyễn Mộng Tuân và quá trình đi dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp trong tổ bộ môn. Tôi thấy các em không thích học phần địa lí kinh tế - xã hội do tiết học còn đơn điệu. Bản thân các giáo viên khi dạy địa lí kinh tế - xã hội cũng không chú trọng đầu tư như các bài giảng văn dẫn đến học sinh chưa khắc sâu được kiến thức khiến cho việc ghi nhớ kiến thức còn hạn chế 
 Việc tích hợp các môn học khác và những hiểu biết chung về xã hội rõ ràng là phục vụ rất tôt cho việc giảng dạy môn ngữ văn. Nhưng việc tích hợp ở đây chỉ nhằm mục đích duy nhất là phục vụ cho môn địa lí chứ không làm mất đi môn học, làm cho văn học trở nên sinh động hơn, dễ học, dễ nhớ hơn và đó cũng chính là điều mà các em học sinh và xã hội đang quan tâm.
2.3 Giải pháp đã sử dụng.
 Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi thực hiện việc giảng dạy tiết học thông qua các hoạt động dạy học và tiến trình dạy học bao gồm : 
2.3.1. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 
Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh về việc thu thập tài liệu về các danh lam thắng cảnh nổi bật của Việt Nam.
2.3.2 Triển khai bài mới : 
 Bao gồm các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, thực hành và vận dụng mở rộng.Trong mỗi một hoạt động tôi cũng trình bày luôn mục đích thực hiện, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cũng như kiến thức,kĩ năng cơ bản của từng phần 
 Hoạt động 1: Khởi động 
-Thời gian : 5 phút.
-Mục đích : Giúp học sinh kể tên các địa danh du lịch mà em biết theo từng nhóm mà giáo viên chia ra theo chủ đề từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài.
- Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận...
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV hướng dẫn cho hs chơi trò chơi : Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang bản đồ du lịch kể tên các địa danh du lịch theo chủ đề sau:
+ Các bãi biển
+ Các vườn quốc gia
+ Các làng nghề
+ Các di tích lịch sử
 Cách chơi : Trong vòng 4 phút mỗi nhóm kể tên địa danh theo chủ đề. Nhóm nào kể được nhiều địa danh nhất, nhóm đó sẽ chiến thắng 
 HS kể tên các địa danh:
+ Các bãi biển: Sầm sơn, Hải Hòa, Cửa Lò, Nha Trang...
+ Các vườn quốc gia: Bến En, Cúc Phương...
+ Các làng nghề: gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, nước mắm Ba Làng...
+ Các di tích lịch sử: Cầu Hàm Rồng, nhà tù Côn Đảo, ...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
- Thời gian : 20 phút
- Mục đích : Giúp học sinh nắm được khái niệm, các loại tài nguyên du lịch
- Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về khái niệm tài nguyên du lịch 
- GV đặt câu hỏi: Dựa vào kiến thức SGK trang 139 mục 2 em hãy nêu khái niệm tài nguyên du lịch
- HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức khái niệm tài nguyên du lịch
Phân loại tài nguyên du lịch
GV yêu cầu HS dựa vào SGK trang 140 và sơ đồ hình 31.4 chia tài nguyên làm mấy loại?
- HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức
GV yêu cầu HS dựa vào SGK và sơ đồ hình 31.4 trình bày tài nguyên du lịch tự nhiên
- HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức
GV tích hợp với kiến thức hóa học trong bài 9, Địa lí 10: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Nhũ đá được tạo thành từ CaCO3 và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khoáng. Đá vôi chưa cacbonat canxi bị hòa tan trong nước có chưa cacbonic tạo thành dung dịch CaHCO3 có phương trình phản ứng như sau:
CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3) 2
Dung dịch này chảy qua khe đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với không khí và tạp thành thạch nhũ trong các hang động với phương trình phản ứng:
Ca(HCO3) 2 → CaCO3 + H2O + CO2
Nước ta có dạng địa hình Cacxto độc đáo do nằm ở nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm quá trình phong hóa hóa học diễn ra mạnh, nguồn nước dồi dào và cấu tạo các loại đá là đá vôi
(Hình ảnh: Hang Sơn Đòong)
(Hình ảnh: Vịnh Hạ Long)
(Hình ảnh: Biển Nha Trang)
(Hình ảnh: Biển Sầm Sơn)
(Hình ảnh: Đà Lạt)
(Hình ảnh: Sapa)
GV tích hợp với kiến thức văn học lớp 12 “Người lái đò sông Đà”- Nguyễn Tuân
Từ trên tàu bay nhìn xuống “con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”.
GV tích hợp với bài hát về miền Tây nơi có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. 
“Quê tôi mênh mông mùa nước nổi 
Con nước sông tiền chảy xuống miệt Cà Mau 
Miền tây cây trái xanh muôn màu 
Anh Tư ngó bên rào nghe điệu buồn sáo câu. 
 Thương em lớn lên miền quê ấy 
Lúa xanh trên đồng bát ngát mênh mông 
Dòng sông soi bóng quê hương mình 
Nghe vọng cổ thêm chạnh lòng nhớ thương. 
 Mùa nước lên, con sống dâng đầy 
Anh Sáu giăng câu cá linh bầy theo lưới 
Điên điển bông vàng em hái tận đồng xa 
Bông súng trời mưa, trổ trắng trên đồng 
Canh chua ngoại nấu thơm ngọt dòng phù sa.
(Bài hát: Mùa Nước Nổi - Sơn Hạ) 
(Hình ảnh: Chợ nổi Cái Răng)
(Hình ảnh: Suối nước khoáng Kim Bôi – Hòa Bình)
(Hình ảnh: Vườn quốc gia Cúc Phương)
(Hình ảnh:Du lịch miệt vườn miền Tây)
(Hình ảnh:Vú sữa Lò Rèn)
(Hình ảnh:Nhãn lồng Hưng Yên)
(Hình ảnh:Bưởi Phúc Trạch)
GV tích hợp với kiến thức sinh học lớp 10 bài : Tế bào nhân thực 
Từ những thông tin trên kết hợp với kiến thức sinh học lớp 10 bài tế bào nhân thực : dung dịch trong tép bưởi chứa axits hữu cơ,Vitaminc,muối hữu cơ. Tép bưởi là không bào của tế bào thực vật có chức năng dự trữ các chất ,cân bằng áp xuất thẩm thấu 
 Gv thông tin kết quả nghiên cứu khoa học về chỉ số dinh dưỡng của tép bưởi :
100gram tép bưởi Phúc Trạch cung cấp cho cơ thể 39calo,dịch quả chiếm 84 đến 86% ,độ khô 11,4012,5%, độ axits 0,5 đến 0,7% ,độ đường 7,7 đến 8,3% VitaminC44 đến 62 mg Theo nghiên cứu của Mỹ sử dụng nước ép bưởi mỗi ngày giúp đẩy lùi nguy cơ lão hóa ,tim mạch và một vài loại ung thư .
GV yêu cầu HS dựa vào SGK trang 140 và sơ đồ hình 31.4 trình bày tài nguyên du lịch nhân văn
- HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức
GV tích hợp với kiến thức lịch sử lớp 10:
Bài 14: Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam
Quốc gia cổ Cham pa
* Hình thành  ở ven biển miền Trung  và Nam Trung Bộ:
- Nhà Hán đặt quận Nhật Nam chia thành 5 huyện (từ Hoành Sơn đến Quảng Nam); huyện Tượng Lâm xa nhất (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định).
- Cuối thế kỷ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm  giành độc lập từ tay  nhà Hán, Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
- Các vua Lâm Ấp mở rộng lãnh thổ từ  sông Gianh (Quảng Bình) đến Bình Thuận  và đổi tên nước là Cham pa.
* Kinh tế
- Nông nghiệp trồng lúa
- Nghề thủ công như  dệt, đồ trang sức, vũ khí bằng kim loại, đóng gạch và xây dựng khu Thánh địa Mỹ Sơn vào thế kỷ IV. 
* Văn hóa:
- Chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn.
- Theo đạo Hin đu và Phật Giáo.
- Ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.
(Hình ảnh:Thánh địa Mỹ Sơn)
Bài 25- Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).  Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấn  trông coi từ Ninh Bình trở ra Bắc là BắcThành, từ Bình Thuận trở vào Nam là  Gia Định Thành. Chính quyền Trung ương quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.
 Huế kết thúc sứ mệnh là thủ đô Việt Nam vào năm 1945 khi vị hoàng đế cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại thoái vị.
(Hình ảnh:Cố đô Huế)
(Hình ảnh:Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên)
GV tích hợp với kiến thức văn học dân gian lớp 10 sử dụng ca dao tục ngữ:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
(Hình ảnh:Giỗ tổ Hùng Vương)
GV tích hợp với kiến thức ngữ văn 11 giới thiệu về cảnh đẹp chùa Hương qua bài:  "Hương Sơn phong cảnh ca" của Chu Mạnh Trinh:
 Bầu trời cảnh bụt
 Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
 Kìa non non, nước nước, mây mây
 "Đệ nhất động" hỏi rằng đây có phải!
 Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
 Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
 ...
 Nhác trông lên ai khéo họa hình
 Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
 Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
 Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây?...
(Hình ảnh:Lễ hội chùa Hương)
GV tích hợp với kiến thức văn học lớp 12 bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu: 
Nhà thơ đã lồng ghép một số các làng nghề nổi tiếng
Than Phấn Mễ, thiếc Cao Bằng
Phố phường như nấm như măng giữa trời
Mái trường ngói mới đỏ tươi.
Chợ vui trăm nẻo về khơi luồng hàng
Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Ðông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
Ai về mua vại Hương Canh
Ai lên mình gửi cho anh với nàng
Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Ðịnh, lụa hàng Hà Ðông
Áo em thêu chỉ biếc hồng
Mùa xuân ngày hội lùng tùng thêm tươi
Còn non, còn nước, còn trời
Bác Hồ thêm khoẻ, cuộc đời càng vui!
(Hình ảnh:Gốm Bát Tràng)
(Hình ảnh:Lụa Vạn Phúc – Hà Đông)
 (Hình ảnh:Phở - món ăn nổi tiếng đặc trưng của Việt Nam)
(Hình ảnh: Món nem cuốn)
(Hình ảnh: Chơi bài chòi cổ ở Hội An – Quảng Nam)
Gv tích hợp với bộ môn giáo dục công dân lớp 11, bài 13: Chính sách giáo dục và đào tao, khoa học và công nghệ, văn hóa, mục 3. chính sách văn hóa
- Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước 
- Kế thừa và phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc,Nhà nước coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử ,di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước 
GV yêu cầu HS dựa vào SGK trang 142 và biểu đồ hình 31.6 trình bày tình hình phát triền ngành du lịch.
- HS trả lời.
- GV chuẩn kiến thức
GV yêu cầu HS dựa vào SGK trang 142 hãy xác định các trung tâm du lịch chủ yếu?
- HS trả lời
- GV chuẩn kiến thức
2. Du lịch
a. Tài nguyên du lịch
- Khái niệm tài nguyên du lịch: Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mạn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
- Phân loại: Có hai loại chính : 
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên
+Tài nguyên du lịch nhân văn
* Tài nguyên du lịch tự nhiên
- Địa hình: 
+ Nước ta có khoảng 200 hang động đẹp: Phong Nha Kẻ Bàng, Vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng, Tam Cốc – Bích Động...
+ Ven biển nước ta có 125 bãi biển từ Móng Cái đến Hà Tiên, nhiều bãi biển dài và đẹp. Các đảo ven bờ có tiềm năng phát triển du lịch.
- Khí hậu: do khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc – Nam và theo độ cao nên nhiều địa điểm mát mẻ quanh năm thuận lợi phát triển du lịch như Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa...
- Nguồn nước: các hồ tự nhiên, sông ngòi chằng chịt như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các thác nước, các suối nước khoáng... 
- Sinh vật: nước ta có 28 Vườn Quốc Gia, 44 khu bảo tồn thiên nhiên, 34 khu rừng văn hoá, lịch sử, môi trường là cơ sở phát triển du lịch.
Ngoài ra nước ta còn có nhiều loại cây trồng đặc sản như: vú sữa Lò Rèn, nhãn lồng Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn, bưởi Phúc Trạch...hiện nay đã được khai thác ngoài xuất khẩu còn phát triển du lịch sinh thái
* Tài nguyên du lịch nhân văn
- Di tích: nước ta có hơn 4 vạn di tích (trong đó 2,6 vạn di tích được xếp hạng)
Có 3 di sản văn hóa vật thể (Cố đô Huế (12-1993), Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn (đều được công nhận và 12-1999) và 2 di sản văn hóa phi vật thể (nhã nhạc cung đình Huế và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên)
- Lễ hội: quanh năm với nhiều lễ hội đặc sắc như chùa Hương, giỗ tổ đền Hùng, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng ...Các lễ hội diễn ra quanh năm nhưng tập trung nhiều nhất vào mùa xuân
- Tài nguyên khác như: làng nghề, ẩm thực, văn nghệ dân gian...
b. Tình hình phát triển và các trung tâm du lịch chủ yếu
* Tình hình phát triển
- Ngành du lịch nước ta ra đời vào năm 1960
- Số lượng khách du lịch và doanh thu du lịch ngày càng tăng nhanh: đến 2004 có 2,93 triệu lượt khách quốc tế và 14,5 triệu lượt khách nội địa, thu nhập 26.000 tỉ đồng.
* Các trung tâm du lịch chủ yếu
- Cả nước hình thành 3 vùng du lịch: 
+ Vùng du lịch Bắc Bộ
+ Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
+ Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Các trung tâm du lịch lớn nhất cả nước: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng, Đà Lạt , Nha Trang
Hoạt động 3: 
Tổng kết và hướng dẫn học bài: (3 phút)
*Tích hợp với âm nhạc: 
- GV cho học sinh xem bài hát "Đường về Thanh Hóa" để khắc sâu lòng tự hào quê hương và củng cố tình yêu quê hương, đất nước
- Dặn dò HS học bài cũ, làm bài tập .Chuẩn bị bài tiếp theo
2.4. Hi

Tài liệu đính kèm:

  • docvan_dung_kien_thuc_tich_hop_lien_mon_vao_day_muc_2_du_lich_t.doc