SKKN Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy phần địa lí dân cư (chương trình Địa lý 12 – THPT)

SKKN Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy phần địa lí dân cư (chương trình Địa lý 12 – THPT)

 Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn địa lí nói chung và địa lí lớp 12 nói riêng , giáo viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy.

 Atlat Địa lí Việt Nam được xem như là “cuốn sách giáo khoa” thứ hai, mang lại hiệu quả cao, giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức, ít phải ghi nhớ một cách máy móc lại hấp dẫn cho học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học.

 Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giờ dạy không còn là vấn đề mới, nhưng cũng chưa phải phổ biến. Trên thực tế còn rất nhiều giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giờ dạy, chưa hướng dẫn học sinh hoặc chưa có phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Vì vậy học sinh chưa thấy vai trò và tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc học môn địa lí.

 Hiện nay, các kỳ thi cuối học kì, kỳ thi THPT Quốc gia của bộ môn Địa lý đều có nội dung đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức về tự nhiên, dân cư, các vấn đề kinh tế, .đáp ứng yêu cầu của đề bài.

 Cùng với Sách giáo khoa, Atlat Địa lí Việt Nam là nguồn cung cấp tri thức, thông tin tổng hợp và hệ thống hóa nội dung, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu. Atlat Địa lí Việt Nam là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng, cũng như hỗ trợ rất lớn cho các em trong các kì thi môn Địa lí. Do vậy, Atlat Địa lí Việt Nam là không thể thiếu trong giảng dạy và học tập Địa lí lớp 12 – THPT.

 Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy Phần Địa lí Dân cư” - CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12-THPT

 

docx 18 trang thuychi01 7271
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong giảng dạy phần địa lí dân cư (chương trình Địa lý 12 – THPT)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT HOẰNG HÓA 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: 
SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM TRONG 
GIẢNG DẠY PHẦN ĐỊA LÍ DÂN CƯ
(CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12 – THPT)
 Người thực hiện: Trương Thị Hoa
 Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
 Sáng kiến kinh nghiệm thuộc môn Địa lý
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC 
	 Trang
1. MỞ ĐẦU........... .....	1
1.1. Lí do chọn đề tài........	1
1.2. Mục đích nghiên cứu......	 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu................ 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................	2
2. NỘI DUNG ...	.................. 3
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.........	3
2.2. Thực trạng của vấn đề..... 	3
23. Giải pháp và tổ chức thực hiện..... 	3
2.4 Hiệu quả ........................................................................................... 14
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.... 15
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
 Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn địa lí nói chung và địa lí lớp 12 nói riêng , giáo viên đã rất chú trọng đến việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy.
 Atlat Địa lí Việt Nam được xem như là “cuốn sách giáo khoa” thứ hai, mang lại hiệu quả cao, giúp các em chủ động tiếp thu kiến thức, ít phải ghi nhớ một cách máy móc lại hấp dẫn cho học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học. 
 Việc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giờ dạy không còn là vấn đề mới, nhưng cũng chưa phải phổ biến. Trên thực tế còn rất nhiều giáo viên chưa chú trọng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giờ dạy, chưa hướng dẫn học sinh hoặc chưa có phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. Vì vậy học sinh chưa thấy vai trò và tầm quan trọng của Atlat Địa lí Việt Nam trong việc học môn địa lí.
 Hiện nay, các kỳ thi cuối học kì, kỳ thi THPT Quốc gia của bộ môn Địa lý đều có nội dung đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng Atlat Địa lí Việt Nam để khai thác kiến thức về tự nhiên, dân cư, các vấn đề kinh tế, ...đáp ứng yêu cầu của đề bài.
 Cùng với Sách giáo khoa, Atlat Địa lí Việt Nam là nguồn cung cấp tri thức, thông tin tổng hợp và hệ thống hóa nội dung, giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ học sinh tự học, tự nghiên cứu. Atlat Địa lí Việt Nam là phương tiện để học tập, rèn luyện các kĩ năng, cũng như hỗ trợ rất lớn cho các em trong các kì thi môn Địa lí. Do vậy, Atlat Địa lí Việt Nam là không thể thiếu trong giảng dạy và học tập Địa lí lớp 12 – THPT.
 Với những lí do trên, tôi đã chọn đề tài: “ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy Phần Địa lí Dân cư” - CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12-THPT
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Thực hiện đề tài “ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy Phần Địa lí Dân cư” tôi hướng tới mục đích: 
- Cần xác định cho học sinh hiểu rằng: Nếu chỉ dựa vào kiến thức đã học, nhiều kiến thức trong Atlat sẽ bị bỏ sót, đặc biệt là các kiến thức về sự phân bố cụ thể, mối quan hệ về mặt không gian lãnh thổ của các sự vật, hiện tượng địa lí,... 
- Khi sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, học sinh cần biết phân tích các biểu đồ, số liệu, ... trong các trang Atlat. Đó là các thành phần bổ trợ làm rõ nội dung của đối tượng địa lí. Các biểu đồ thể hiện trong Atlat là một kênh thông tin không thể thiếu đối với học sinh, vì bài tập kĩ năng biểu đồ là một câu bắt buộc trong đề thi của các kì thi Học sinh giỏi, kì thi THPT Quốc gia hiện nay. Nếu các em còn lúng túng với các dạng biểu đồ cần vẽ, kĩ năng thiết kế và vẽ đúng đẹp, thì dựa vào các dạng biểu đồ trong Atlat so với yêu cầu đề bài thì có thể vẽ một cách chính xác.
- Sử dụng Atlat một cách hiệu quả thì học sinh không còn khó khăn khi phải nhớ nhiều số liệu, địa danh,... vì trong Atlat có khá đầy đủ các biểu đồ, các số liệu, sự phân bố các đối tượng địa lí,... và các em học sinh được phép sử dụng trong phòng thi.
Do vậy, nếu học sinh có đủ các kĩ năng sử dụng bản đồ, Atlat thì việc học và ôn tập địa lí sẽ thuận lợi hơn rất nhiều: Nó giúp học sinh hình dung được tình hình phân bố và phát triển của các đối tượng địa lí theo không gian lãnh thổ, giảm tính trìu tượng của nội dung học tập, hạn chế phải ghi nhớ máy móc. Từ đó học sinh có thể phát triển tư duy, liên hệ tổng hợp, nắm vững kiến thức hơn, đạt kết quả cao trong các kì thi. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh khối 12 trường THPT Hoằng Hóa 3, trong đó đối với học sinh mỗi lớp mức độ khai thác kỹ năng sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam trong bài học có sự khác nhau.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 - Khảo sát tình hình kỹ năng sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam của học sinh để nắm được mức độ hiểu biết của các em về khả năng này.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát, phân tích đánh giá tình hình để lựa chọn những kỹ năng cần thiết cho học sinh, lựa chọn cách hướng dẫn phù hợp với từng đối tượng
- Trong qúa trình dạy hàng ngày, thường xuyên sử dụng các kỹ năng này và chú ý rèn luyện cho học sinh vào các giờ học, vào giờ kiểm tra bài cũ, nhất là trong các giờ thực hành.
- Kiểm tra lại kết quả và có điều chỉnh bổ sung kịp thời.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Với những yêu cầu mới của xã hội đòi hỏi giáo dục phải tạo ra những con người phát triển toàn diện không chỉ có kiến thức về văn ,toán, lí ,hóa, không chỉ biết học theo kiểu ghi nhớ máy móc mà phải có kỹ năng phân tích giải thích một vấn đề cụ thể trong các lĩnh vực nói chung và lĩnh vực địa lí nói riêng.
 Atlát Địa lý Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã có từ lâu, nhưng việc sử dụng thường xuyên vào giảng dạy và học tập bộ môn Địa lí lớp 12 ở một số nơi vẫn còn hạn chế.
 Khai thác kiến thức trong Atlát Địa lý Việt Nam đối với học sinh còn khó khăn, trìu tượng, ... Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng học tập, làm bài của các em.
 Khi học sinh có được kĩ năng tự nghiên cứu, khai thác kiến thức, thì các em còn có thể tham khảo được nhiều tài liệu, sách giáo khoa và trên mạng internet,... để phục vụ cho việc học tập tốt hơn.
Vì thế, tôi đã mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về một đề tài nhỏ, đó là: 
“ Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong giảng dạy Phần Địa lí Dân cư” 
- CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÝ 12-THPT
2.2. Thực trạng vấn đề:
 Việc sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam trong giảng dạy Địa lí lớp 12 – THPT, tôi đã và đang sử dụng thường xuyên, cùng với các Bản đồ treo tường và hình ảnh liên quan đến mỗi tiết dạy được thực hiện qua máy chiếu, đã giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, nắm được kiến thức trọng tâm, phát triển tư duy, hình thành được mối quan hệ theo không gian lãnh thổ.
 Sử dụng Atlát Địa lý Việt Nam để khai thác kiến thức của học sinh ngày càng tích cực hơn. Trong kì thi THPT Quốc gia , bộ môn Địa lí có một câu hỏi bắt buộc là dựa vào Atlat để hoàn thiện bài làm, cùng với việc được sử dụng Atlat trong phòng thi đã tạo ra động lực tập trung, say mê trong học tập, tự nghiên cứu kiến thức của các em. 
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện:
* Giải pháp 
Bước 1: Hướng dẫn nhanh cho học sinh cách xác định phương hướng trên bản đồ, phương hướng của một số đối tượng địa lí thể hiện trong Atlat trang 15 và trang 16.
Bước 2: Cách thể hiện tỉ lệ của Bản đồ, kí hiệu, chú giải, các biểu đồ,...
Bước 3: Đưa ra các câu hỏi và phương pháp làm từ dễ đến khó để khai thác kiến thức có trong Atlat về phần Địa lí dân cư nước ta.
* Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh mở Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và trang 16, kết hợp trình chiếu lên màn hình powpoint, gọi một học sinh xác định phương hướng trên bản đồ của các đối tượng địa lí. Sau đó giáo viên củng cố kiến thức.
Bước 2: Giáo viên cho học sinh tìm hiểu và giải thích: 
Tỉ lệ 1: 6 000 000 tương đương 1cm trên bản đồ có chiều dài ngoài thực tế là 60km.
Các kí hiệu được thể hiện bằng các tông màu sắc từ nhạt đến đậm (hoặc) bằng độ lớn của kí hiệu, bằng phông chữ,... Các biểu đồ hình cột, hình tháp, miền,... thể hiện các đối tượng địa lí như thế nào.
Bước 3: Đưa ra các câu hỏi, vấn đề tìm hiểu và có gợi ý hướng dẫn làm bài:
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều.
* Giáo viên gợi ý về cách thể hiện tông màu sắc từ nhạt đến đậm là thể hiện mật độ dân số tăng dần, kết hợp chú giải nhận xét sự phân bố dân cư nước ta, những nơi mật độ dân số cao, những nơi còn thưa thớt,...
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat trang 15 (giáo viên trình chiếu)
* Giáo viên củng cố: Từ Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, sự phân bố dân cư của nước ta như sau: 
 Dân số nước ta phân bố chưa hợp lí: 
a. Giữa đồng bằng với trung du miền núi: 
+ Đồng bằng dân cư tập trung đông đúc tới 75% dân số cả nước, mật độ dân số cao. Ví dụ: Đồng bằng sông Hồng phần lớn có mật độ dân số cao, từ 1001 – 2000 người/km2. Dải đất phù sa ngọt của đồng bằng sông Cửu Long và một số vùng ven biển có mật độ từ 501 – 1000 người/km2 
+ Miền núi, trung du và cao nguyên dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp hơn nhiều so với đồng bằng. 
Ví dụ: Tây Bắc và Tây Nguyên mật độ dân số chủ yếu dưới 50 người/km2 và từ 50 – 100 người/km2 . Vùng núi Bắc Trung Bộ cũng chủ yếu dưới 100 người/km2.
Như vậy, sự chênh lệch giữa vùng có mật độ cao nhất và thấp nhất rất lớn (hơn 2000 người/km2 so với dưới 50 người/km2). 
b. Ngay trong nội bộ từng lãnh thổ (khu vực, vùng) : 
- Giữa khu vực đồng bằng: 
Đồng bằng sông Hồng là vùng có mật độ cao nhất cả nước: Phần lớn lãnh thổ có mật độ cao từ 1001 – 2000 người/km2 
Đồng bằng Duyên hải miền Trung có mật độ phổ biến từ 101 – 200 người/km2 và từ 201 – 500 người/km2 
Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn mật độ dân số từ 101 – 200 người/km2 và từ 201 – 500 người/km2, phía tây tỉnh Long An và tây Kiên Giang chỉ có mật độ 50 – 100 người/km2.
- Trong nội bộ từng vùng kinh tế: 
Đồng bằng sông Hồng: vùng trung tâm, ven biển phía đông và đông nam mật độ cao trên 2000 người/km2. Rìa phía bắc , đông bắc và phía tây nam đồng bằng mật độ chỉ từ 201 – 500 người/km2. 
Đồng bằng sông Cửu Long: vùng ven sông Tiền mật độ từ 501 – 1000 người/km2 , phía tây tỉnh Long An và phía tây tỉnh Kiên Giang chỉ có mật độ từ 50 – 100 người/km2. 
Bắc Trung Bộ hoặc Duyên hải Nam Trung Bộ: dân cư tập trung đông ở dải đồng bằng ven biển phía đông (mật độ 201 – 500 người/km2), thưa thớt ở vùng núi phía tây (mật độ dưới 50 người/km2) 
c. Giữa thành thị và nông thôn: 
Căn cứ vào biểu đồ trong Atlat trang 15 có thể tính được tỉ lệ dân thành thị và nông thôn. 
Tỉ lệ dân số thành thị và nông thôn của nước ta giai đoạn 1960 – 2007
 (Đơn vị: %)
Năm
1960
1976
1979
1989
1999
2000
2005
2007
Tỉ lệ dân thành thị
15,7
24,7
19,2
20,1
23,6
24,2
26,9
27,4
Tỉ lệ dân nông thôn
84,3
75,3
80,8
79,9
76,4
75,8
73,1
72,6
 Từ đó đưa ra nhận xét: Đa số dân cư nước ta sinh sống ở khu vực nông thôn. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp, song có xu hướng tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và kiến thức đã học, trình bày tình hình phát triển dân số nước ta thời kì 1960 – 2007.
* Giáo viên gợi ý về cách trình bày 
* Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình bày qua Atlat trang 15 (giáo viên trình chiếu)
* Giáo viên củng cố: 
- Dân số nước ta đông và tăng nhanh: 
Năm 2007 dân số nước ta là 85,17 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, trong khi đó về diện tích tự nhiên chỉ đứng thứ 62.
Từ 1960 – 2007 dân số nước ta tăng gấp 2,82 lần, tăng 55 triệu người, tương đương với dân số của một nước đông dân trên thế giới.
- Tốc độ tăng dân số không đều giữa các giai đoạn: 
1960 – 1979 dân số tăng nhanh : 3,0%/năm
1979 – 1989 tăng trung bình 2,1%/năm
1989 – 2000 dân số tăng chậm hơn, nhưng vẫn còn cao : 1,7%/năm
Hiện nay, dân số tăng trung bình khoảng 1,3%/năm.
- Do kết quả của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nên tốc độ tăng dân số đã giảm đi, song trong giai đoạn 1989 – 1999 dân số nước ta vẫn tăng thêm 11,9 triệu người. Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm hơn 1 triệu người.
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, kết hợp với bảng số liệu sau: 
Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta năm 1999 và năm 2007
(Đơn vị: %)
Năm
Tổng số
Chia ra
0 -14 tuổi
15 – 59 tuổi
Từ 60 tuổi trở lên
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
1999
100,0
17,4
16,1
28,4
30,0
3,4
4,7
2007
100,0
13,2
12,3
31,8
33,3
3,8
5,6
a. So sánh hai tháp dân số của nước ta năm 1999 năm 2007.
b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân thay đổi của của 2 tháp dân số.
* Giáo viên hướng dẫn cách khai thác kiến thức: Căn cứ vào hình dạng tháp, sườn và đáy tháp, tỉ lệ tương đối của các nhóm tuổi. 
* Gọi 1 học sinh trả lời, giáo viên chốt kiến thức: 
a. So sánh hai tháp dân số:
Đặc điểm
Năm 1999
Năm 2007
Hình dạng
Hình tháp, sườn dốc, đáy rộng, nhưng bắt đầu thu hẹp ở nhóm tuổi từ 0 – 4, đỉnh hơi nhọn. 
Thu hẹp tương đối nhanh ở 3 nhóm tuổi thấp nhất (0 – 4, 5 – 9 và 10 – 14). Đỉnh mở rộng hơn, nhất là bên nữ, tỉ lệ người già tăng. Nhóm 15 – 54 nở ra khá đều
Cơ cấu dân số theo độ tuổi
- Từ 0 – 14 tuổi
- Từ 15 – 59 tuổi
- Từ 60 tuổi trở lên
100,0
33,5
58,4
8,1
100,0
25,5
65,1
9,4
Cơ cấu dân số theo giới tính
- Nam 
- Nữ
100,0
49,2
50,8
100,0
48,8
51,2
Số dân (triệu người)
76,5
85,2
b. Nhận xét và giải thích: 
- Nhận xét: 
+ Hình dạng tháp thay đổi từ mở rộng đã thu hẹp dần ở đáy
+ Cơ cấu theo tuổi thay đổi theo xu hướng già hóa: 
Tỉ lệ trẻ em giảm nhanh (từ 33,5% xuống 25,5%), giảm 8%, trung bình giảm 1%/năm
Tỉ lệ nhóm trên độ tuổi lao động cũng tăng nhưng chậm hơn (từ 8,1% lên 9,4%), tăng 1,3%
Tỉ lệ nhóm tuổi lao động tăng lên khá nhanh (từ 58,4% lên 65,1%), tăng 6,7%. 
+ Cơ cấu dân số theo giới tính tương đối cân bằng, nhưng tỉ lệ nữ vẫn nhiều hơn nam.
+ Qui mô dân số tăng thêm 8,6 triệu người, trung bình tăng 1,08 triệu người/năm.
- Giải thích: 
+ Do thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, tỉ lệ sinh giảm
+ Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe, mức sống của nhân dân được nâng lên, tỉ lệ tử giảm, tuổi thọ trung bình của dân số tăng, tỉ lệ người già ngày càng nhiều
+ Tỉ lệ nữ lớn hơn nam do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn.
+ Số dân nước ta vẫn tiếp tục được tăng lên là do qui mô dân số đông, số người trong độ tuổi sinh đẻ nhiều , nên mặc dù tỉ suất tăng dân số có giảm nhưng số dân vẫn tiếp tục tăng, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người.
Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy: 
a. Xác định các đô thị loại đặc biệt của nước ta.
b. Kể tên các đô thị có qui mô dân số trên 1 000 000 người, từ 500 001 – 1 000 000 người.
c. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
* Giáo viên gọi 1 học sinh có thể xác định nhanh được ý a và ý b câu hỏi này.
* Giáo viên hướng dẫn và cho học sinh thảo luận về ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội. 
* Nội dung củng cố: 
a. Các đô thị loại đặc biệt: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
b. Các đô thị có qui mô dân số trên 1 000 000 người: Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh
 Các đô thị có qui mô dân số từ 500 001 – 1 000 000 người: Đà Nẵng, Biên Hòa, Cần Thơ.
c. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường:
- Tích cực: 
+ Về kinh tế: 
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động (giảm tỉ lệ lao động khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ), đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thu hút đầu tư, nhất là trong xây dựng đô thị và kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Về xã hội: 
Tạo ra nhiều việc làm, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, nâng cao trình độ người lao động, tăng thu nhập cho người lao động.
Làm giảm mức sinh và gia tăng dân số tự nhiên.
+ Về môi trường: 
Mở rộng không gian đô thị
Hình thành môi trường đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện.
- Tiêu cực: 
+ Về kinh tế: Sự chưa phù hợp giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa, đô thị hóa nhanh hơn công nghiệp hóa, khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, các cơ sở kinh tế.
+ Về xã hội: Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao, khó khăn trong đào tạo lao động có chất lượng. Các vấn đề về nhà ở, trật tự an ninh đô thị phức tạp, phân hóa giàu nghèo,...
+ Về môi trường: bị ô nhiễm, rác thải, tiếng ồn, nước sạch, nước thải,...
Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy nhận xét về tỉ lệ dân thành thị nước ta trong giai đoạn 1960 – 2007. 
* Giáo viên hướng dẫn học sinh: Trước tiên tính tỉ lệ dân thành thị, sau đó mới nhận xét.
* Cho học sinh tự tính và gọi 1 hoặc 2 em nhận xét.
* Giáo viên chốt kiến thức: 
- Xử lí số liệu: 
Tỉ lệ dân thành thị của nước ta giai đoạn 1960 – 2007 (Đơn vị: %)
Năm
1960
1976
1979
1989
1999
2000
2005
2007
Tỉ lệ dân thành thị
15,7
24,7
19,2
20,1
23,6
24,2
26,9
27,4
 - Nhận xét: 
+ Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp so với thế giới và khu vực: Năm 2007 mới chỉ có 27,4% (trung bình của thế giới hơn 50%)
+ Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị còn chậm: Trong vòng 47 năm mới chỉ tăng được 11,7%.
+ Tốc độ tăng tỉ lệ dân thành thị có sự khác nhau giữa các giai đoạn: 
1960 – 1976 tăng 9,0%, trung bình tăng 0,56%/năm
1976 – 1979 giảm 5,5%
1979 – 1999 tăng chậm (0,22%/năm), nhất là giai đoạn 1979 – 1989
1999 – 2007 tốc độ tăng nhanh hơn, trung bình tăng gần 0,48%/năm.
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao dộng đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 – 2007
* Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức: Xu hướng thay đổi cơ cấu lao động, tương quan về cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế, nhận xét về tốc độ chuyển dịch.
* Củng cố của giáo viên: 
- Cơ cấu lao động có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực: Giảm tỉ lệ lao động khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
- Sự thay đổi cơ cấu lao động trong giai đoạn 1995 – 2007 như sau: 
Nông – lâm – thủy sản giảm từ 71,2% xuống còn 53,9% trong tổng số lao động đang làm việc của cả nước.
Công nghiệp – xây dựng tăng từ 11,4% lên 20% ; dịch vụ tăng từ 17,4% lên 26,1%.
- Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu diễn ra còn chậm nên tỉ lệ lao động nông – lâm – thủy sản vẫn còn chiếm tỉ lệ cao và tỉ lệ lao động công nghiệp – xây dựng, dịch vụ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. 
Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở vùng Đông Nam Bộ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vị trí, các tỉnh , thành phố vùng Đông Nam Bộ, khái quát một số nét về tự nhiên. Sau đó cho học sinh xây dựng bài, trả lời. 
* Giáo viên củng cố : 
- Khái quát: 
Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành (Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh), địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 200m.
- Đặc điểm phân bố dân cư: 
+ Đông Nam Bộ là vùng có mật độ dân số cao, cao hơn mức trung bình cả nước, mật độ phổ biến từ 2001 – 500 người/km2. 
Nguyên nhân: Do đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi (vị trí địa lí, địa hình, tài nguyên đất, sinh vật, khoáng sản,...), là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước. 
+ Trong vùng sự phân bố dân cư cũng không đều: 
Khu vực phía nam của vùng có mật độ dân số cao nhất: trên 500 người/km2, đặc biệt có bộ phận cao đến trên 2000 người/km2 (TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa,...). 
Nguyên nhân: Đây là khu vực có mức độ tập trung sản xuất công nghiệp, dịch vụ cao, cơ sở hạ tầng phát triển,...
Khu vực phía bắc của vùng có mật độ thấp hơn, từ 50 – 500 người/km2, nơi thấp nhất chỉ đạt từ 50 – 100 người/km2 (Tây Ninh, Bình Phước,...). Nguyên nhân: Đây là khu vực hoạt động kinh tế nông – lâm là chủ yếu, các ngành công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế.
Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày và giải thích đặc điểm phân bố dân cư ở Tây Nguyên.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vị trí, các tỉnh , thành phố vùng Tây Nguyên, khái quát một số nét về tự nhiên. Sau đó cho học sinh xây dựng bài, trả lời. 
* Giáo viên củng cố : 
- Khái quát: 
Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk lắk, Đắk nông, Lâm Đồng) nằm trên hệ thống cao nguyên xếp tầng rộng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_atlat_dia_li_viet_nam_trong_giang_day_phan_dia.docx