Tích hợp tư liệu văn học vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1884

Tích hợp tư liệu văn học vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1884

 Lịch sử là một môn khoa học có đặc trưng riêng biệt, nghiên cứu về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, hiện không còn tồn tại nguyên vẹn trong thực tiễn, ngoài những dấu vết chứng minh một quá khứ có thực đã tồn tại. Do đó, nhận thức lịch sử chủ yếu không phải nhận thức bằng con đường trực tiếp hoặc tiến hành bằng thí nghiệm như các môn học khác mà phải thông qua nhiều các nguồn tư liệu khác nhau. Nói đến lịch sử là nói đến tính cụ thể và duy nhất.

 Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1884, là thời kì quan trọng: đó là quá trình thực dân Pháp mở đầu xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bùng nổ. Giai cấp phong kiến và triều đình Huế từ chống đỡ yếu ớt đi đến nhân nhượng đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp để bảo vệ quyền lợi ích kỉ của mình. Với hiệp ước Pa-tơ -nốt Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập dần dần trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Trái ngược với thái độ của triều đình Nguyễn nhân dân ta đã đứng lên phản kháng mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh được kết hợp bởi nhiều hình thức khác nhau, từ khởi nghĩa vũ trang đến sử dụng văn thơ làm ngòi bút chống Pháp. Tất cả đều thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất và truyền thống đấu tranh kiên cường của con người, dân tộc Việt Nam.

 Để giúp học sinh tìm hiểu rõ hơn bức tranh xã hội Việt Nam giai đoạn này ,chúng ta cần phải kết hợp nhiều các phương pháp dạy học khác nhau. Một trong những phương pháp quan trọng đó là tích hợp, liên môn.

 Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho các em những kiến thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong tiến trình phát triển của loài người. Vì vậy, kiến thức lịch sử không chỉ liên quan tới khoa học xã hội mà còn liên quan tới khoa học tự nhiên. Kiến thức của các môn học bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ kiến thức lịch sử.

 

doc 24 trang thuychi01 9130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích hợp tư liệu văn học vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1884", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1Mở đầu.2
1.1. Lí di chọn đề tài.....2
1.2. Mục đích nghiên cứu..2
1.3.Đối tượng nghiên cứu..3
1.4.Phương pháp nghiên cứu.3
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm4
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...4
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.4
2.3.Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề5
2.3.1.Trong giờ nội khóa...6
2.3.2.Trong giờ ngoại khóa.10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm12
2.4.1.Phương pháp tiến hành thực nghiệm..12
2.4.2. Kết quả thực nghiệm.15
3. Kết luận và kiến nghị..17
3.1. Kết luận17
3.2. Kiến nghị..17
Tài liệu tham khảo..19
Phụ lục.20
1.MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài.
 Lịch sử là một môn khoa học có đặc trưng riêng biệt, nghiên cứu về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, hiện không còn tồn tại nguyên vẹn trong thực tiễn, ngoài những dấu vết chứng minh một quá khứ có thực đã tồn tại. Do đó, nhận thức lịch sử chủ yếu không phải nhận thức bằng con đường trực tiếp hoặc tiến hành bằng thí nghiệm như các môn học khác mà phải thông qua nhiều các nguồn tư liệu khác nhau. Nói đến lịch sử là nói đến tính cụ thể và duy nhất.
 Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1884, là thời kì quan trọng: đó là quá trình thực dân Pháp mở đầu xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam bùng nổ. Giai cấp phong kiến và triều đình Huế từ chống đỡ yếu ớt đi đến nhân nhượng đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp để bảo vệ quyền lợi ích kỉ của mình. Với hiệp ước Pa-tơ -nốt Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập dần dần trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng tháng Tám năm 1945. Trái ngược với thái độ của triều đình Nguyễn nhân dân ta đã đứng lên phản kháng mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh được kết hợp bởi nhiều hình thức khác nhau, từ khởi nghĩa vũ trang đến sử dụng văn thơ làm ngòi bút chống Pháp. Tất cả đều thể hiện tinh thần yêu nước bất khuất và truyền thống đấu tranh kiên cường của con người, dân tộc Việt Nam.
 Để giúp học sinh tìm hiểu rõ hơn bức tranh xã hội Việt Nam giai đoạn này ,chúng ta cần phải kết hợp nhiều các phương pháp dạy học khác nhau. Một trong những phương pháp quan trọng đó là tích hợp, liên môn.
 Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thông nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho các em những kiến thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong tiến trình phát triển của loài người. Vì vậy, kiến thức lịch sử không chỉ liên quan tới khoa học xã hội mà còn liên quan tới khoa học tự nhiên. Kiến thức của các môn học bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ kiến thức lịch sử.
 Với mong muốn tạo cho học sinh hứng thú học tập môn Lịch sử đồng thời kích thích các em khám phá, tìm hiểu về cội nguồn dân tộc. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một phương pháp nhỏ với đề tài: “Tích hợp tư liệu văn học vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1884” đề góp phần làm nổi bật nội dung của bài học.
Mục đích nghiên cứu.
 Đề tài góp phần giúp học sinh nắm chắc nội dung kiến thức Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1884 đồng thời tạo hứng thú cho môn học, sử dụng tư liệu văn học để khắc phục tình trạng khô cứng trong dạy học lịch sử. Thông qua đó kết hợp hình thức dạy học liên môn để tạo nên sự gắn kết, bổ trợ kiến thức giữa các môn học với nhau.
Đối tượng nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh lớp 8 Trường THCS Thọ Ngọc-Triệu Sơn-Thanh Hóa
Phương pháp nghiên cứu
-Nghiên cứu các nguồn tài liệu kinh điển, các nghị quyết, văn kiện Đảng, các tài liệu giáo dục, văn họcvà các bài viết liên quan đến đề tài.
-Nghiên cứu thực tế: Giảng dạy, quan sát, điều tra thực tế, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. 
2.NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng tỏ rằng, con người cùng với nhân cách của nó là động lực của mọi sự tiến hóa xã hội, đồng thời cũng là một nhân tố quan trọng trực tiếp hay gián tiếp kìm hãm tạm thời sự phát triển xã hội. Dân tộc Việt Nam không chỉ có lịch sử lâu đời, anh dũng, sáng tạo trong lao động sản xuất, bảo vệ tổ quốc và tiến bộ xã hội mà còn có nhiều kinh nghiệm trong giáo dục truyền thống cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bộ môn Lịch sử không chỉ cung cấp cho học sinh những hiểu biết sâu sắc về nhân loại, về dân tộc mình từ buổi bình minh đến nay mà còn góp phần hình thành nhân cách, giáo dục tình cảm, phẩm chất đạo đức và năng lực nhận thức cho học sinh.
 Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau song các nhà giáo dục lịch sử và sử học đều công nhận rằng trong thời đại cách mạng khoa học kĩ thuật rất sôi động này, bộ môn lịch sử ở trường phổ thông không những vẫn giữa nguyên mà còn tăng thêm vị trí, ý nghĩa của nó trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Nhà sử học Pasu to (Nga) đã khẳng định “Muốn đào tạo con người phù hợp với thời đại chúng ta, cần phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử..”
 Lịch sử luôn diễn ra sôi động và phức tạp, sự nhận thức lịch sử vì thế cũng không giản đơn. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1884, có nhiều biến động sâu sắc nhất là sự xâm nhập rồi xâm lược nước ta của thực dân Pháp. Sự chống cự yếu ớt của triều đình Nguyễn đối lập với sự đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân ta đã tạo nên bức tranh xã hội nhiều màu sắc.
 Đề tài “Tích hợp tư liệu văn học vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1884” lớp 8 THCS, giúp các em hiểu, nhận thức một cách sâu sắc về lịch sử dân tộc ta trong thời kì Pháp xâm nhập và hoàn thành quá trình xâm lược cũng như quá trình đấu tranh của nhân dân ta. Từ đó các em sẽ rút ra được những quy luật, bài học cần thiết, quan trọng trong quá trình vận động đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như bảo vệ Tổ quốc.
2. 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Lịch sử nói riêng đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Công cuộc cải cách giáo dục đang được triển khai ở nước ta đòi hỏi tiến hành đồng thời cải cách về hệ thống giáo dục, về nội dung và phương pháp dạy học. Trên thực tế, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa được chú trọng nhiều, chưa có hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là việc nghiên cứu, giảng dạy bồi dưỡng về phương phương pháp dạy học lịch sử chưa tốt, chưa cập nhật tình hình nghiên cứu với môn học và yêu cầu của trường phổ thông. Đó là việc sử dụng tài liệu dạy học, tham khảo còn hạn chế, áp dụng phương pháp dạy học truyền thống “Thầy đọc, trò ghi” nên không phát huy được tính tích cực của học sinh dẫn đến bài học khô khan, học sinh học nhưng không hiểu được bản chất của vấn đề.
 Từ thực tiễn công tác tại trường THCS Thọ Ngọc hơn 10 năm qua, tôi nhận thấy rằng, hiện nay tình trạng học sinh không hiểu rõ về lịch sử dân tộc còn khá phổ biến. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin ngày nay các em hiểu, sử dung Facebook, Zalo thành thạo hơn so với việc các em đọc sách. Vì thế dẫn đến nhiều học sinh nắm rõ con người, sự nghiệp, thậm chí cả những Scandan của các ca sĩ, diễn viên, cầu thủ hay các hot girl, hot boy hơn cả các nhân vật anh hùng trong lịch sử dân tộc. Từ thực tế ấy đã tác động sâu sắc đến suy nghĩ của tác giả. Từ đó thôi thúc tác giả cần phải tìm ra một phương pháp dạy học thích hợp để thực hiện vào bài học nhằm đưa các em quay về với Lịch sử dân tộc. Để từ đó truyền vào các em lòng đam mê, nhiệt huyết, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất các thế hệ cha anh trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc cũng như xây dựng đất nước, đồng thời giáo dục cho các em- những chủ nhân tương lai của đất nước lòng yêu quê hương, yêu Tổ quốc.
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
 Nguồn tư liệu văn học rất phong phú, nó vừa thuận lợi nhưng cũng vừa là khó khăn đối với giáo viên. Vì giữa rất nhiều tài liệu ấy cần phải xác định được nguồn tài liệu nào thích hợp với mục đích và nội dung bài học.
 Sử dụng nguồn tài liệu văn học cần phải nêu bật được những giá trị lịch sử của nó. Để làm được điều này chúng ta cần phải lựa chọn nguồn tư liệu văn học cần khai thác.
 Khi tích hợp tư liệu văn học vào giảng dạy lịch sử nói chung theo tôi cần lưu ý một số điểm sau:
Xác định được ý nghĩa của việc tích hợp tư liệu văn học nhằm cụ thể hóa nội dung lịch sử dân tộc trong dạy học lịch sử.
Xác định được vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của phần kiến thức giảng dạy.
* Về vị trí, mục tiêu: Giai đoạn 1858-1884, có vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Kiến thức về giai đoạn này được dạy trong 4 tiết thuộc chương I- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, với 2 bài:
 + Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.
 + Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)
 Giai đoạn này gồm nhiều sự kiện, diễn biến quan trọng: đó là quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, thái độ chống cự yếu ớt đi đến đầu hàng của triều đình Nguyễn và cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
 Nắm vững kiến thức giai đoạn 1858-1884 tạo cơ sở để học sinh tiếp thu những kiến thức về lịch sử dân tộc từ 1884 đến nay được tốt hơn. Đồng thời qua đó giáo dục tình cảm, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, niềm tin cho các thế hệ học sinh.
 *Nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam từ 1858-1884.
+Nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta, quá trình xâm lược của thực dân Pháp.
 +Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta. Thái độ và trách nhiệm của triều đình Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
 Để sử dụng nguồn tư liệu văn học nhằm cụ thể hóa một số sự kiện trong dạy học Lịch sử chúng ta cần phải tuân thủ những yêu cầu chung của phương pháp sử dụng tài liệu tham khảo. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Tôi xin đề xuất một số phương pháp tích hợp tư liệu văn học cho bài giảng nội khóa và ngoại khóa như sau.
2.3.1 Trong giờ nội khóa.
 Có thể nói hoạt động nội khóa là hoạt động chủ yếu trong dạy học lịch sử. Nó phải đạt được mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh. Bởi thế trong quá trình tích hợp tư liệu văn học vào dạy học lịch sử thì nội dung của tư liệu cũng phải đáp ứng được những yêu cầu trên.
 Đối với bài “Cuộc kháng chiến từ năm 1858-1873” khi dạy mục 2.Chiến sự ở Gia Định năm 1859, để làm sáng tỏ hơn sự kiện ngày 17-2-1859, giáo viên có thể tích hợp tư liệu văn học qua bài “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiều.
“ Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất tổ đàn chim ráo rác bay
Bến Nghé của tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây
Hỡi trang dẹp loạn dày đâu vắng
Nở để dân đen mắc nạn này”
 Thông qua nội dung của bài thơ giáo viên phân tích để thấy được nổi đau thương của dân tộc, lòng căm thù lên tội ác quân Pháp xâm lược và thể hiện lòng thương xót nhân dân. Bài thơ là một tác phầm văn chương bất tử - nó trở thành nhân chứng lịch sử về tội ác của giặc Pháp trong những ngày đầu chúng xâm lược nước ta. Như vậy, với việc tích hợp tư liệu văn học vào bài giảng sẽ giúp các em có được cảm xúc và cái nhìn thực tế sâu sắc hơn về sự kiện này.
 Cũng theo tiến trình bài học, trong phần II. Mục 1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. Khi giáo viên cho học sinh ghi nhớ sự kiện Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng trên sông Vàm Cỏ, giáo viên minh họa thêm bằng 2 câu thơ,
“Sông Nhật Tảo lửa hồng rực cháy tiếng vang trời đất
Đồn Kiên Giang lưởi kiếm tuốt ra, quỷ thần sợ khóc.”
 Với việc tích hợp tư liệu vào sự kiện sẽ giúp các em hiểu lịch sử một cách “mềm mại” hơn. Qua đó chúng ta có thể phân tích sâu hơn về bối cảnh cụ thể của lịch sử dân tộc.
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể kết hợp các câu nhận định, đánh giá của các nhà sử học đương thời. Ví dụ như khi nói về cuộc khởi nghĩa của Trương Định. Chúng ta có thể đưa ra nhận định của giáo sư Trần Văn Giàu trong tác phầm “Chống xâm lăng” đã viết: “Trương Định thật sự là một vị anh hùng xuất chúng, xuất chúng nhất nhì trong cuộc khởi nghĩa Nam Kì”. Khi giáo viên dạy đến sự kiện này có thể kể đôi nét về con người, sự nghiệp của Trương Định. Ông nổi tiếng với câu nói: “Chúng tôi lấy lau làm cờ, chặt tầm vông làm vũ khí. Dứt khoát không bao giờ ngừng chống bọn giặc cướp nước”. Thông qua những hình ảnh văn học có thể giúp học sinh cảm nhận và hiểu lịch sử bằng cái nhìn đa chiều. Từ đó học sinh có thể khái quát, đánh giá sự kiện lịch sử một cách khách quan nhất. Chốt lại cuối cùng học sinh có thể rút ra được về cuộc khởi nghĩa Trương Định. Tuy chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn từ năm 1858-1864 nhưng đã trở thành điểm son ngời sáng trong lịch sử dựng nước, giữ nước và chống ngoại xâm của dân tộc ta. Trương Định trở thành người thủ lĩnh vĩ đại của nghĩa quân chống giặc Pháp xâm lược và cuộc khởi nghĩa Trương Định trở thành cuộc đấu tranh tiêu biểu có ảnh hưởng và ý nghĩa to lớn trong giai đoạn đầu của phong trào chống Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì ở nửa cuối thế kỉ XIX.
 Ở mục 2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Giáo viên dẫn dắt và chuyển ý: sau khi sáu tỉnh Nam Kì rơi vào tay Pháp, nhân dân Nam Kì đã nổi dậy đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau, từ khởi nghĩa vũ trang đến dùng văn thơ để chiến đấu. Với tấm gương tiều biểu như Nguyễn Đình Chiểu với bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
“Cui cút làm ăn,
Lo toan nghèo khó,
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung,
Chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng họ.
Việc cuốc, việc cày, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó”
 Qua đoạn thơ trên giáo viên phân tích để học sinh thấy được. Phong trào kháng chiến ở Nam Bộ kéo dài hơn 20 năm đã chứng minh hùng hồn tinh thần chiến đấu oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ và rõ ràng đây là một phong trào bắt nguồn từ lòng căm thù vô hạn của quần chúng nhân dân đối với giặc ngoại xâm, nguyện hi sinh tất cả và chiến đấu đến cùng để cứu nước, cứu dân. Và chúng ta thấy khi Tổ quốc lâm nguy, những người dân bình thường giàu lòng yêu nước ghét giặc đã sẵn sàng hành động không chút do dự, với khí thế dũng cảm phi thường:
“ Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi
Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gỗ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;
Gươm đeo bằng lưỡi dao phay, cũng chém dớt đầu quan hai nọ.
Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không;
Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có
Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma-ní hồn kinh!
Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”
 Từ đây giáo viên có thể gợi ý để học sinh nhận thức được rằng: các văn thân, sĩ phu hồi đó đã sống cùng nhân dân nên họ hiểu được nổi khổ của nhân dân vì thế họ có tinh thần chống xâm lược mạnh mẽ.
 Cuối cùng, vì bị triều đình cố tình bỏ rơi hay tìm cách ngăn trở phá hoại, các cuộc khởi nghĩa đều lần lượt thất bại. Nhưng phong trào đấu tranh vũ trang yêu nước chống Pháp trong nhân dân miền Nam không bao giờ dập tắt, bất chấp muôn vàn thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù. Với câu nói của Nguyễn Trung Trực hiên ngang trả lời giặc Pháp khi chúng tìm cách dụ dỗ, mua chuộc ông: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” một lần nữa khẳng định điều này.
 Khi dạy bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884). Trong phần 1. “Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì.” Giáo viên hướng dẫn để học sinh tìm hiểu về âm mưu của thực dân Pháp khi đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất đồng thời phân tích để học sinh thấy được chính sách bóc lột tàn bạo của Pháp đối với nhân nhân ta. Trong khi triều đình Nguyễn vẫn thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. Vì thế đời sống của nhân dân vô cùng cơ cực. Được thể hiện qua bài vè dưới thời vua Tự Đức.
“Cơm thì nỏ (chẳng) có
Rau cháo cũng không
Đất nhà trắng xóa ngoài đồng
..
Quạ kêu vang bốn phía
Xác đầy nghĩa địa
Thây thối bên cầu
Trời ảm đạm u sầu
Cảnh hoang tàn đói rét
Dân nghèo cũng kiệt”
 Từ việc phân tích những tư liệu văn học sẽ giúp cho học sinh hiểu sâu sắc hơn về bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Qua đó giúp học sinh khôi phục lại bức tranh lịch sử một cách chân thực nhất. Trong qúa trình dạy học lịch sử, ngoài cung cấp sự kiện, môn học này còn đáp ứng yêu cầu về giáo dục, giáo dưỡng. ví dụ, khi ta dạy sự kiện Pháp đánh thành Hà Nội ngày 20-11-1873, sau khi thành mất, Nguyễn Tri Phương bị thương, bị giặc bắt, mặc dù Pháp dụ dỗ bằng nhiều hình thức nhưng ông đã trả lời khảng khái: “Bây giờ nếu ta chỉ gắng lây lất mà sống sao bằng thung dung chết vì việc nghĩa”. Qua câu nói của ông, học sinh sẽ thấy được tấm lòng kiên trung của một vị trung thần. Ông xứng đáng được nhân dân và lịch sử kính trọng. Chính bởi thế, tại đền thờ ông, đã có hai câu đối được nhân dân viết nên:
“Kìa thành quách, kìa non sông, trăm trận phong trần còn thước đất
Là trời sao, là sông núi, mười năm tâm sự với trời xanh” 
 Cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn luôn sôi sục không ngừng. Thực dân Pháp càng đẫy mạnh xâm lược, nhân dân ta càng quyết chí đấu tranh. Khi thực dân Pháp đánh Bắc kì lần 2. Nhân dân cả nước đã nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là ở Nghệ An-Hà Tĩnh.
“Vận trời chả biết làm sao
Ra về dàn trận đánh đao với Triều
Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”
 Thông qua đoạn thơ trên giáo viên bổ sung thêm một số tư liệu về hai nhân vật Trần Tấn-Đặng Như Mai đã lãnh đạo nhân dân đánh chiếm được tỉnh lị Hà Tĩnh cùng nhiều phủ huyện thuộc 2 tỉnh, và đang tìm đường phát triển mạnh mẽ ra các tỉnh phía Bắc và vào các tỉnh phía Nam. Nhưng triều đình đã dồn lực lượng dập tắt tàn nhẫn cuộc khởi nghĩa vào cuối năm 1784.
 Vào năm 1882, khi Pháp đánh Bắc Kì lần 2, Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu đến cùng. Giáo viên cung cấp thêm tư liệu để học sinh thấy được tấm gương hi sinh của ông, Ông đã tự vẫn để bào toàn khí tiết với câu nói nổi tiếng: “Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, xin nguyện theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng”. Sau đó giáo viên sử dụng thêm một số tư liệu văn học để học sinh tự nhận xét, đánh giá về con người Hoàng Diệu:
 Tôn Thất Thuyết ca ngợi ông :
 “Nhất tử thành danh, tự cổ anh hùng phi sở nguyện
Bình sanh trung nghĩa, đương niên đại cuộc khởi vô tâm”
Tạm dịch: 
“Một chết đã thành danh, đâu phải anh hùng từng nguyện trước
Bình sanh trung nghĩa, đương trường đại cuộc tất lưu tâm
2.3.2. Trong giờ ngoại khóa.
 Hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học. Nó có tác dụng hỗ trợ cho các bài nội khóa. Với nội dung của bài học trên, chúng ta có thể lựa chọn một số hình thức ngoại khóa sau.
a. Trò chơi lịch sử.
 -Trò chơi lịch sử là một hình thức ngoại khóa khóa gọn nhẹ, dễ tổ chức mà hấp dẫn học sinh. Đây không chỉ là một việc giải trí, mà đòi hỏi người tham dự phải phát huy được năng lực, tư duy, trí thông minh để giải quyết vấn đề đặt ra.
 - Với nội dung “Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1884” giáo viên có thể cho học sinh thi đố bằng trò chơi lịch sử như: “Thi đố kiến thức về lịch sử”, “ giải ô chữ”, “Lập niên biểu”.....
 Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi để học sinh trả lời trong phần “Thi đố kiến thức lịch sử” để học sinh có thể tìm ra các nhân vật lịch sử thời kì này. 
“Đố ai đánh trống phất cờ
Giữa thành Hà Nội trong giờ nguy nan
Rồi khi lúc trẻ, ngói tan
Mượn dây oan nghiệt giải oan anh hùng- Là ai?-Hoàng Diệu
Hay: “Quyết tâm rửa sạch quân thù
 Ô hô cặp mắt công phu lỡ làng”- Là ai?-Nguyễn Đình Chiều
 “Ai đem Nhật Tảo ghi vào sử xanh”- Là ai?-Nguyễn Trung Trực
Với những dạng câu đố thế này học sinh vừa thấy thích thú khám phá đồng thời khi giải được các em sẽ khắc sâu hơn kiến thức mà mình đã học. 
b. Đọc sách lịch sử.
 Đây là một hình thức có hiệu quả cung cấp thêm kiến thức cho học sinh trong giờ nội khóa. Nó góp phần rèn luyện cho học sinh về mặt tư tưởng, phẩm chất, đạo đức, kĩ năng, thói quen hứng thú và phương pháp làm việc với sách. Là hình thức đơn giản, dễ làm, song lại có hiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
 Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc sách lịch sử, sư

Tài liệu đính kèm:

  • doctich_hop_tu_lieu_van_hoc_vao_day_hoc_lich_su_viet_nam_giai_d.doc
  • doc1. Bia.doc
  • doc4. DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN.doc
  • doc5. PHỤ LỤC SKKN.doc