SKKN Rèn luyện kĩ năng biện luận tìm công thức hóa học cho học sinh lớp 8, 9 trường THCS Cao Thịnh- Ngọc Lặc

SKKN Rèn luyện kĩ năng biện luận tìm công thức hóa học cho học sinh lớp 8, 9 trường THCS Cao Thịnh- Ngọc Lặc

Giải toán biện luận xác định công thức hoá học trong trường trung học cơ sở là một trong những nội dung tương đối khó với học sinh đặc biệt với học sinh lớp 8 mới làm quen với môn hóa học.

Dạy và học Hóa học ở các trường hiện nay bên cạnh nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà còn cần nâng cao chất lượng học sinh mũi nhọn bởi vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được coi trọng . Đây là một nhiệm vụ không phải trường nào cũng có thể thực hiện tốt được bởi: do môn học mới đối với bậc trung học cơ sở nên kiến thức kỹ năng của học sinh còn nhiều chỗ khuyết, học sinh chưa thực sự tự giác học tập, có nhiều học sinh còn hạn chế môn toán cũng phần nào ảnh hưởng tới kĩ năng làm bài môn hóa học, một bộ phận giáo viên chưa có kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc dạy học sinh giỏi, vẫn còn số ít giáo viên chưa tâm huyết với nghề cảm thấy công việc bồi dưỡng học sinh giỏi quá mất nhiều thời gian, một số nhà trường chưa động viên các giáo viên tham gia bồi dưỡng kịp thời

 

doc 19 trang thuychi01 6020
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng biện luận tìm công thức hóa học cho học sinh lớp 8, 9 trường THCS Cao Thịnh- Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu	
1.1. Lí do chọn đề tài.
Giải toán biện luận xác định công thức hoá học trong trường trung học cơ sở là một trong những nội dung tương đối khó với học sinh đặc biệt với học sinh lớp 8 mới làm quen với môn hóa học.
Dạy và học Hóa học ở các trường hiện nay bên cạnh nhiệm vụ nâng cao chất lượng đại trà còn cần nâng cao chất lượng học sinh mũi nhọn bởi vậy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được coi trọng . Đây là một nhiệm vụ không phải trường nào cũng có thể thực hiện tốt được bởi: do môn học mới đối với bậc trung học cơ sở nên kiến thức kỹ năng của học sinh còn nhiều chỗ khuyết, học sinh chưa thực sự tự giác học tập, có nhiều học sinh còn hạn chế môn toán cũng phần nào ảnh hưởng tới kĩ năng làm bài môn hóa học, một bộ phận giáo viên chưa có kinh nghiệm để đảm nhiệm công việc dạy học sinh giỏi, vẫn còn số ít giáo viên chưa tâm huyết với nghề cảm thấy công việc bồi dưỡng học sinh giỏi quá mất nhiều thời gian, một số nhà trường chưa động viên các giáo viên tham gia bồi dưỡng kịp thời
 Bên cạnh đó bộ môn Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, ngoài những kiến thức trong sách giáo khoa giáo viên giúp học sinh tiếp nhận kiến thức, học sinh còn phải có kĩ năng để giải thích các hiện tượng có trong tự nhiên, có kĩ năng toán học để giải các bài toán Hóa học, kĩ năng vận dụng linh hoạt các kiến thức đã biết vào cuộc sống. Dựa vào các bài học học sinh được thực nghiệm bằng các thí nghiệm từ đó có thể nhận biết được các hiện tượng xảy ra, để làm các dạng toán liên quan đến phương trình hóa học. Trong các dạng bài tập Hóa học ở chương trình THCS học sinh bỡ ngỡ với dạng bài tìm công thức hóa học. Để giúp cho học sinh tự tin hơn khi học tốt môn hóa học tôi đã tìm tòi nghiên cứu tham khảo tư liệu và các đồng nghiệp áp dụng vào đề tài“ Rèn luyện kĩ năng biện luận tìm công thức hóa học cho học sinh lớp 8,9 trường THCS Cao Thịnh- Ngọc Lặc ” Nhằm giúp cho các em học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp, có khả năng tự làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập đối với học sinh trung bình với những dạng bài ở mức vừa phải và luyện kĩ năng làm bài cho học sinh khá giỏi đặc biệt là ôn luyện đội tuyển để tham gia các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh từ đó học sinh có kinh nghiệm trong việc giải bài toán biện luận nói chung và bài toán lập công thức hóa học nói riêng đối với học sinh trường THCS Cao Thịnh khi gặp các bài toán dạng này.
Trong các đề thi học sinh giỏi, bài tập biện luận chiếm phần không nhỏ. Tuy nhiên đây cũng là phần mà học sinh gặp nhiều khó khăn nhất trong việc định dạng và xác định cách giải vì vậy tôi đã chọ đề tài nghiên cứu này để giúp học sinh hoàn thiện hơn khi làm bài trong bộ môn Hóa học.
Bản thân tôi đã chia bài toán biện luận tìm công thức Hóa học theo các dạng:
Dạng 1: Biện luận theo ẩn số trong giải phương trình
Dạng 2 : Biện luận theo trường hợp
Dạng 3: Biện luận so sánh
Dạng 4: Biện luận theo trị số trung bình
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống cơ sở lý luận và phân dạng, luyện kĩ năng giải các bài toán biện luận xác định công thức hoá học trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn hoá học lớp 8,9.
	Bản thân tôi đã tham gia trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm tôi nhận thấy kĩ năng làm bài của học sinh còn nhiều lúng túng, chưa tự tin chắc chắn với bài giải của mình khi gặp dạng bài biện luận xác định công thức hóa học
	Với những lý do trên tôi đã tìm tòi nghiên cứu, tham khảo tư liệu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn luyện kĩ năng biện luận tìm công thức hóa học cho học sinh lớp 8,9 trường THCS Cao Thịnh- Ngọc Lặc ”. Từ nhiều năm vận dụng sáng kiến kinh nghiệm các thế hệ học sinh giỏi đã tự tin hơn và giải quyết có hiệu quả khi gặp những bài tập loại này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Một số dạng bài toán biện luận xác định công thức hoá học trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn hoá học lớp 8, 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Sử dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm, thu thập thông tin, xử lí số liệu, điều tra khảo sát thực tế, tổng kết kinh nghiệm sư phạm, v.v.. .
	Tham khảo các tài liệu đã được biên soạn và phân tích hệ thống các dạng bài toán hoá học theo nội dung đã đề ra.
	Trên cơ sở đó tôi đã trình bày các dạng bài toán biện luận xác định công thức hoá học, đã sưu tầm và nghiên cứu để nâng cao khả năng, trí tuệ của học sinh, góp phần nâng cao và duy trì chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn hoá học lớp 8,9.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
 Trong các bài tập hoá học, loại toán tìm công thức hóa học là rất phong phú và đa dạng. Về nguyên tắc để xác định một nguyên tố hóa học là nguyên tố nào thì phải tìm bằng được nguyên tử khối của nguyên tố đó. Từ đó xác định được công thức phân tử đúng của các hợp chất. Phân loại bài toán là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác bồi dưỡng vì nó là cẩm nang giúp học sinh tìm ra được hướng giải một cách dễ dàng, hạn chế tối đa những sai lầm trong quá trình giải bài tập, đồng thời phát triển được tìm lực trí tuệ cho học sinh. Trong phạm đề tài này tôi xin trình bày kinh nghiệm bồi dưỡng một số dạng bài tập biện luận tìm công thức hóa học. Nội dung đề tài được sắp xếp theo các dạng, mỗi dạng có nêu nguyên tắc áp dụng và các ví dụ minh hoạ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Bộ môn hóa học với nhiều khái niệm trừu tương ở chương trình lớp 8, cùng với kĩ năng toán của các em có phần hạn chế, bên cạnh hơn 87% các em là gia đình nông thôn gia đình chưa quan tâm đến việc học của các con em mình, chính vì vậy không chỉ môn hóa học các môn học khác cũng đang gặp khó khăn trong việc hợp tác của các em trong học tập. Đặc biệt khi học sinh gặp dạng bài tập lập công thức hóa học, học sinh rất lúng túng, mặc dù có làm nhưng thường làm dưới hình thức đối phó và cho ra một kết quả sai.
 Để khắc phục tình trạng trên bản thân tôi ngay từ khi học sinh tiếp xúc với bộ môn hóa học thay vì cách dạy truyền thống, tôi thay đổi phương pháp dạy học, tạo tinh thần thi đua nhau học tập, học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm thực hành, ra các câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh và tạo khả năng tự tin cho học sinh để các em có khả năng trình bày được nội dung của giáo viên đề ra, động viên, uốn nắn các em kịp thời. Bên cạnh đó, bản thân tôi cần thường xuyên trao đổi với các giáo viên chủ nhiệm, trao đổi trực tiếp với phụ huynh về quá trình học của từng học sinh, đặc biệt là các học sinh các biệt.Tạo không khí thoải mái trong giờ học nhưng vẫn dữ được nội quy chung của lớp, giờ học không quá gò bó từ đó học sinh không ngại học và dần yêu thích môn học. Khi đến với phần kiến thức tìm công thức hóa học với nội dung khó này dựa theo năng lực nhận thức của từng học sinh bản thân tôi đều chia nhóm học sinh, các nhóm sẽ có trình độ nhận thức khác nhau sẽ có các câu hỏi phù hợp với từng nhóm học sinh, tạo cho các em cảm nhận bản thân mình đã làm được các bài tập mà cô giáo đã giao cho, từ đó giáo viên dần nâng cao dần kiến thức của từng học sinh, đặc biệt tìm ra các em có tố chất môn hóa học, bồi dưỡng các em tham gia các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh.
2. 3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các biện pháp đã tiến hành giải quyết vấn đề:
2.3.1.1. Sơ đồ định hướng giải bài toán biện luận tìm công thức hoá học
 Gồm 5 bước cơ bản:
B1: Đặt công thức tổng quát cho chất cần tìm, đặt các ẩn số nếu cần (số mol, M, hóa trị )
B2: Chuyển đổi các dữ kiện thành số mol ( nếu được )
B3: Viết tất cả các phương trình phản ứng có thể xảy ra
B4: Thiết lập các phương trình toán hoặc bất phương trình liên lạc giữa các ẩn số với các dữ kiện đã biết.
B5: Biện luận, chọn kết quả phù hợp.
 Luyện dạng theo các bước:
- Giới thiệu bài tập mẫu và hướng dẫn giải.
- Rút ra nguyên tắc và phương pháp áp dụng.
- Học sinh tự luyện và nâng cao.
 Tuỳ độ khó mỗi dạng, trình độ của các học sinh tôi có thể hoán đổi thứ tự của bước 1 và 2.
 Sau đây là một số dạng bài tập biện luận, cách nhận dạng, kinh nghiệm giải quyết đã được tôi thực hiện và đúc kết từ thực tế. Trong giới hạn của SKKN, tôi chỉ nêu 4 dạng thường gặp như đã nêu trên mà hiện nay tôi đang thử nghiệm và thấy có hiệu quả.
2.3.2. Các dạng bài tập biện luận tìm công thức hoá học thường gặp
2.3.2.1. Dạng 1: Biện luận theo ẩn số trong giải phương trình
2.3.2.1.1. Nguyên tắc áp dụng:
 GV cần cho học sinh nắm được một số nguyên tắc và phương pháp giải quyết dạng bài tập này như sau:
- Khi giải các bài toán tìm công thức hoá học bằng phương pháp đại số, nếu số ẩn chưa biết nhiều hơn số phương trình toán học thiết lập được thì phải biện luận. Dạng này thường gặp trong các trường hợp không biết nguyên tử khối và hóa trị của nguyên tố, hoặc tìm chỉ số nguyên tử các bon trong phân tử hợp chất hữu cơ 
- Phương pháp biện luận: 
 + Nắm chắc các điều kiện về chỉ số và hoá trị 
 + Thường căn cứ vào đầu bài để lập các phương trình toán 2 ẩn: y = f(x), chọn 1 ẩn làm biến số ( thường chọn ẩn có giới hạn hẹp hơn. Ví dụ hóa trị, chỉ số  ), còn ẩn kia được xem là hàm số. Sau đó lập bảng biến thiên để chọn cặp giá trị hợp lí.
 ( Khi biện luận theo hóa trị của kim loại trong oxit cần phải chú ý đến hóa trị của kim loại Fe).
2.3.2.1.2. Các ví dụ : 
 Ví dụ 1 : 
 Nguyên tố A có thể tạo 2 loại oxit mà trong mỗi oxit hàm lượng % của A là 40% và 50% . Xác định A ?
 Giáo viên cho học sinh đọc đề và hiểu đề : A ở mỗi hợp chất có một hóa trị khác nhau, hướng dẫn học sinh đặt công thức oxit
Công thức 2 oxit có dạng AxOy và AzOt với hóa trị trong 2 oxit là và 
Ta có = và = A= = 8. và A= . 
Biện luận hóa trị thấy thỏa mãn hai cặp nghiệm
 = 4 và = 6 đều cho A = 32 ( S : Lưu huỳnh)
 Ví dụ 2: Hòa tan một kim loại chưa biết hóa trị trong 500ml dung dịch HCl thì thấy thoát ra 11,2 lít H2 (ĐKTC). Phải trung hòa axit dư bằng 100ml dung dịch Ca(OH)2 1M. Sau đó cô cạn dung dịch thu được thì thấy còn lại 55,6 gam muối khan. Tìm CM của dung dịch axit đã dùng; xác định tên của kim loại đã tham gia phản ứng.
* Gợi ý học sinh:
	Cặp ẩn cần biện luận là nguyên tử khối R và hóa trị x 
55,6 gam là khối lượng của hỗn hợp 2 muối RClx và CaCl2 
* Giải : Giả sử kim loại là R có hóa trị là x (1£ x £ 3, x Z)
= 0,1´ 1 = 0,1 mol
 	= 11,2 : 22,4 = 0,5 mol
Các phương trình phản ứng: 
2R	+	2xHCl	® 	2RClx 	+	xH2 ­	(1)
1/x (mol)	1(mol)	1/x(mol)	0,5(mol)
Ca(OH)2 	+ 2HCl	 ® CaCl2	+	2H2O 	(2)
 0,1(mol) 0,2(mol)	 0,1(mol)
 Từ các phương trình phản ứng (1) và (2) suy ra:
nHCl = 1 + 0,2 = 1,2 (mol )
Nồng độ M của dung dịch HCl :	CM = 1,2 : 0,5 = 2,4 (M)
Theo các phương trình phản ứng ta có: 
Ta có : 	 ×( R + 35,5x ) = 44,5 Þ 	R	= 	9x 
x
	1	2	3
R
	9	 18	27
Vậy kim loại thoả mãn đầu bài là nhôm Al ( 27, hóa trị III )
 Ví dụ 3: Khi làm nguội 1026,4 gam dung dịch bão hòa R2SO4.nH2O ( trong đó R là kim loại kiềm và n nguyên, thỏa điều kiện 7< n < 12 ) từ 8000C xuống 1000C thì có 395,4 gam tinh thể R2SO4.nH2O tách ra khỏi dung dịch.Tìm công thức phân tử của hiđrat nói trên. Biết độ tan của R2SO4 ở 8000C và 100 0C lần lượt là 28,3 gam và 9 gam. 
* Gợi ý HS Khi kết tinh ngậm nước thì khối lượng chất tan khi tụt nhiệt độ xuống 1000C có thay đổi hay không?, khối lượng nước có thay đổi hay không so với ở nhiệt độ 8000C lập biểu thức toán : số mol hiđrat = số mol muối khan. Lưu ý HS : do phần rắn kết tinh có ngậm nước nên lượng nước thay đổi. 
* Giải: 
 Ở 8000C trong 128,3 gam dung dịch bão hóa có 28,3g R2SO4 và 100g H2O
 1026,4 gam dung dịch bão hóa có 226,4 g R2SO4 và 800g H2O 
 Ở 100 C: Khối lượng dung dịch : 1026,4 - 395,4 = 631 gam
 S(R2SO4 ) = 9 gam, nên suy ra:
 109 gam dung dịch bão hòa có chứa 9 gam R2SO4
 vậy 631 gam dung dịch bão hòa có khối lượng R2SO4 là : = 52,1(g) Khối lượng R2SO4 khan có trong phần hiđrat bị tách ra :
 226,4 – 52,1 = 174,3 gam 
Vì số mol hiđrat = số mol muối khan nên : = 
Đề cho R là kim loại kiềm , 7 < n <12 ta có bảng biện luận: n nguyên ( n : 8, 9. 10, 11 . Kết quả phù hợp là n = 10 , kim loại là Na → công thức hiđrat là Na2SO4.10H2O
 Ví dụ 4: Xác định công thức phân tử của một oxit bazơ tạo bởi nguyên tố M, biết tỉ lệ số phần khối lượng của X và nguyên tố oxi là 7: 3 . 
 Xác định oxit trên.
* O xit baz ơ tạo bởi nguyên tố M vậy M là kim loại hay phi kim ?
* GV: hướng dẫn học sinh cách đặt CTPT của oxit là MxOy
Theo đề ta có
 = => M= = n. Đặt n = , với n là hóa trị của nguyên tố M trong MxOy . ĐK: n €N*, n≤3
n = 
1
2
3
A
56
Loại
Loại
Chọn
Loại
CTHH của oxit cần tìm: Fe2O3
2.3.2.2. Dạng 2: Biện luận theo trường hợp
2.3.2.2.1. Nguyên tắc áp dụng:
- Đây là dạng bài tập thường gặp chất ban đầu hoặc chất sản phẩm chưa xác định cụ thể tính chất hóa học (chưa biết thuộc nhóm chức nào, Kim loại hoạt động hay kém hoạt động, muối trung hòa hay muối axit ) hoặc chưa biết phản ứng đã hoàn toàn chưa. Vì vậy cần phải xét từng khả năng xảy ra đối với chất tham gia hoặc các trường hợp có thể xảy ra đối với các sản phẩm.
- Phương pháp biện luận:
+ Chia ra làm 2 loại nhỏ: biện luận các khả năng xảy ra đối với chất tham gia và biện luận các khả năng đối với chất sản phẩm.
+ Phải nắm chắc các trường hợp có thể xảy ra trong quá trình phản ứng. Giải bài toán theo nhiều trường hợp và chọn ra các kết quả phù hợp.
2.3.2.2.2 Các ví dụ:
  Ví dụ 1: Hỗn hợp A gồm CuO và một oxit của kim loại hóa trị II (không đổi) có tỉ lệ mol 1: 2. Cho khí H2 dư đi qua 2,4 gam hỗn hợp A nung nóng thì thu được hỗn hợp rắn B. Để hòa tan hết rắn B cần dùng đúng 80 ml dung dịch HNO3 1,25M và thu được khí NO duy nhất.
Xác định công thức hóa học của oxit kim loại. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
* Gợi ý học sinh: Đọc đề và nghiên cứu đề bài.
Giáo viên: Gợi ý để học sinh thấy được RO có thể bị khử hoặc không bị khử bởi H2 tuỳ vào độ hoạt động của kim loại R.
Học sinh: Phát hiện nếu R đứng trước Zn thì RO không bị khử Þ rắn B gồm: Cu, RO
Nếu R đứng sau Al trong dãy hoạt động kim loại thì RO bị khử Þ hỗn hợp rắn B gồm : Cu và kim loại R.
* Giải: Đặt công thức tổng quát của oxit kim loại là RO.
Gọi a, 2a lần lượt là số mol CuO và RO có trong 2,4 gam hỗn hợp A
Vì H2 chỉ khử được những oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên có 2 khả năng xảy ra:
- R là kim loại đứng sau Al :
Các phương trình phản ứng xảy ra: 
 CuO + H2 Cu + 	H2O
 a	 a 
RO	+	H2	 	 R 	+ 	H2O
	2a 	 	 2a 
3Cu	+ 8HNO3 	® 3Cu(NO3)2 + 	2NO ­ + 4H2O
a	 	
3R	+ 8HNO3 	® 3R(NO3)2 + 	2NO ­ + 4H2O
 2a	 
Theo đề bài:	
Không nhận Ca vì kết quả trái với giả thiết R đứng sau Al
- Vậy R phải là kim loại đứng trước Zn
CuO	+	H2	® 	 Cu 	+ 	H2O
 a	 	 a 
3Cu	+ 8HNO3 	® 3Cu(NO3)2 + 2NO ­ 	+ 4H2O
a	 	 
RO	+ 2HNO3 	® R(NO3)2	 +	2H2O
 2a	 4a 
Theo đề bài : 
Trường hợp này thoả mãn với giả thiết nên oxit là: MgO.
 Ví dụ 2: Khi cho a (mol ) một kim loại R tan vừa hết trong dung dịch chứa a (mol ) H2SO4 thì thu được 1,56 gam muối và một khí A. Hấp thụ hoàn toàn khí A vào trong 45ml dd NaOH 0,2M thì thấy tạo thành 0,608 gam muối. Hãy xác định kim loại đã dùng.
* Gợi ý học sinh:
Giáo viên: Cho học sinh biết H2SO4 chưa rõ nồng độ và nhiệt độ nên khí A không rõ là khí nào. Kim loại không rõ hóa trị; muối tạo thành sau phản ứng với NaOH chưa rõ là muối gì. Vì vậy cần phải biện luận theo từng trường hợp đối với khí A và muối Natri.
Học sinh: Nêu các trường hợp xảy ra cho khí A : SO2, H2S (không thể là H2 vì khí A tác dụng được với NaOH) và viết các phương trình phản ứng dạng tổng quát, chọn phản ứng đúng để số mol axit bằng số mol kim loại.
Giáo viên: Lưu ý với học sinh khi biện luận xác định muối tạo thành là muối trung hòa hay muối axit mà không biết tỉ số mol cặp chất tham gia ta có thể giả sử phản ứng tạo ra 2 muối. Nếu muối nào không tạo thành thì có ẩn số bằng 0 hoặc một giá trị vô lý.
* Giải: Gọi n là hóa trị của kim loại R .
Vì chưa rõ nồng độ của H2SO4 nên có thể xảy ra 3 phản ứng:
2R	+	nH2SO4 ® R2 (SO4 )n 	+	nH2 ­	 (1)
 	2R	+	2nH2SO4 ® R2 (SO4 )n 	+	nSO2 	­ + 2nH2O	 (2)
	2R	+	5nH2SO4 ® 4R2 (SO4 )n 	+	nH2S 	­ + 4nH2O	 (3)
Khí A tác dụng được với NaOH nên không thể là H2 ® Phản ứng (1) không phù hợp.
Vì số mol R = số mol H2SO4 = a , nên :
Nếu xảy ra ( 2) thì : 2n = 2 Þ n =1 ( hợp lý )
Nếu xảy ra ( 3) thì : 5n = 2 Þ n = ( vô lý )
Vậy kim loại R hóa trị I và khí A là SO2
2R	+	2H2SO4 ® R2 SO4 	+	SO2 	­ + 2H2O	(4)	
a 	 a	
Giả sử SO2 tác dụng với NaOH tạo ra 2 muối NaHSO3 , Na2SO3
SO2	+	NaOH	® NaHSO3	 (5)
 Đặt : x (mol)	 x	x
SO2	+	2NaOH	® Na2SO3 	+	H2O (6)
y (mol)	 2y	y
Theo đề ta có : 	
Giải hệ phương trình được 
Vậy giả thiết phản ứng tạo 2 muối là đúng.
Ta có: số mol R2SO4 = số mol SO2 = x+y = 0,005 (mol)
Khối lượng của R2SO4 : (2R+ 96)×0,005 = 1,56
Þ 	R = 108 .	Vậy kim loại đã dùng là Ag.
2.3.2.3. Dạng 3: Biện luận so sánh
2,3.2.3.1. Nguyên tắc áp dụng:
a)Nguyên tắc áp dụng:
Phương pháp này được áp dụng trong các bài toán xác định tên nguyên tố, xác định lượng chất dư...mà các dữ kiện đề cho thiếu hoặc các số liệu về lượng chất đề cho đã vượt quá, hoặc chưa đạt đến một con số nào đó...
b)Phương pháp biện luận:
-Lập các bất đẳng thức kép có chứa ẩn số (thường là nguyên tử khối). Từ bất đẳng thức này tìm được các giá trị chặn trên và chặn dưới của ẩn để xác định một giá trị hợp lý.
-Cần lưu ý một số điểm hỗ trợ việc tìm giới hạn thường gặp:
+Hỗn hợp 2 chất A và B( với MA>MB), có số mol lần lượt là a,b. 
Tổng khối lượng là m thì: 0 < a, b < nhỗn hợp = a + b ; 
+Trong các oxit: R2Om thì : 1 £ m, nguyên dương £ 7
+Trong các hợp chất khí của phi kim với hiđro RHn thì:
 1 £ n, nguyên dương £ 4
- Phương pháp này được áp dụng trong các bài toán xác định tên nguyên tố mà các dữ kiện đề cho thiếu hoặc các số liệu về lượng chất đề cho đã vượt quá, hoặc chưa đạt đến một con số nào đó.
2.3.2.3.2. Các ví dụ :
 Ví dụ 1: Hòa tan 8,7 gam một hỗn hợp gồm K và một kim loại M thuộc phân nhóm chính nhóm II trong dung dịch HCl dư thì thấy có 5,6 lít H2 
(ĐKTC). Hòa tan riêng 9 gam kim loại M trong dung dịch HCl dư thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 11 lít (ĐKTC). Hãy xác định kim loại M.
* Gợi ý học sinh:
Giáo viên yêu cầu học sinh lập phương trình tổng khối lượng của hỗn hợp và phương trình tổng số mol H2. Từ đó biến đổi thành biểu thức chỉ chứa 2 ẩn là số mol (b) và nguyên tử khối M. Biện luận tìm giá trị chặn trên của M.
Từ phản ứng riêng của M với HCl Þ bất đẳng thức về Þ giá trị chặn dưới của M 
Chọn M cho phù hợp với chặn trên và chặn dưới
* Giải:Đặt a, b lần lượt là số mol của mỗi kim loại K, M trong hỗn hợp
Thí nghiệm 1:
2K	+	2HCl	®	2KCl	+	H2 ­
a	a/2 
M	+	2HCl	®	MCl2 	+ 	H2 ­
b	b 
Þ số mol H2 = 
Thí nghiệm 2:
M	+	2HCl	 ®	MCl2 	+ 	H2 ­
 ® 	
Theo đề bài: 	Þ M > 18,3	(1)
 Mặt khác: Þ b = 
Vì 0 < b < 0,25 nên suy ra ta có : < 0,25 Þ M < 34,8	(2)
Từ (1) và ( 2) ta suy ra kim loại phù hợp là Mg 
 Ví dụ 2: Có một hỗn hợp gồm 2 kim loại A và B có tỉ lệ khối lượng nguyên tử 8:9. Biết khối lượng nguyên tử của A, B đều không quá 30 đvC. Tìm 2 kim loại 
* Gợi ý học sinh:
Thông thường học sinh hay làm “mò mẫn” sẽ tìm ra Mg và Al nhưng phương pháp trình bày khó mà chặt chẽ, vì vậy giáo viên cần hướng dẫn các em cách chuyển một tỉ số thành 2 phương trình toán :	Nếu MA : MB = 8 : 9 thìÞ 
*Giải: Theo đề tỉ số nguyên tử khối của 2 kim loại là 
nên Þ 
Vì A, B đều có khối lượng nguyên tử không quá 30 đvC nên : 9n £ 30 Þ n £ 3 
 Ta có bảng biện luận sau :
n
	1	2	3
A
	8	16	24
B
	9	18	27
Suy ra hai kim loại là Mg và Al
2.3.2.4. Dạng 4: Biện luận theo trị số trung bình	
2.3.2.4.1. Nguyên tắc áp dụng:
+ Phương pháp trung bình trong hóa vô cơ
 Phương pháp này còn gọi là phương pháp chuyển bài toán hỗn hợp nhiều chất thành bài toán một chất tương đương.
* Phạm vi áp dụng :thường dùng để giải bài toán xác định thành phần hỗn hợp có kết hợp tìm công thức phân tử chất thành phần 
* Đặc điểm bài toán : cho hỗn hợp nhiều chất cùng tác dụng với một chất khác mà phương trình phản ứng có dạng tương tự nhau về sản phẩm, tỷ lệ hệ số trước các công thức trong phản ứng, hiệu suất phản ứng.Chẳng hạn, bài toán hỗn hợp nh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_luyen_ki_nang_bien_luan_tim_cong_thuc_hoa_hoc_cho_h.doc