Sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường THPT

Sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường THPT

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

( Lịch sử nước ta – Hồ Chí Minh)

 Hai câu thơ của Bác Hồ cho thấy tầm quan trọng của giáo dục lịch sử dân tộc. Học lịch sử để biết, để hiểu, để thấm nhuần đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Song thực tế hiện nay là học sinh rất học lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc. Phải chăng vì môn Lịch sử quá khó, khô khan, không hấp dẫn với học sinh.

Bởi vậy, việc làm sống dậy những sự kiện lịch sử, phục dựng lại bức tranh quá khứ một cách sinh động là yêu cầu quan trọng trong dạy học lịch sử để học sinh có biểu tượng lịch sử chân thực, chính xác, từ đó tích cực tư duy để chiếm lĩnh tri thức.

 Vấn đề là làm thế nào để bài giảng lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn?

Có nhiều biện pháp mà giáo viên có thể thực hiện như: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tài liệu tham khảo, trong đó có sử dụng tài liệu văn học dân gian.

 Tài liệu văn học nói chung và tài liệu văn học dân gian nói riêng có khả năng hàm chứa nội dung lịch sử tự nhiên và sâu sắc. Nó không chỉ có giá trị như những tài liệu lịch sử mà còn phản ánh bản chất của từng sự kiện lịch sử cụ thể.

 

doc 17 trang thuychi01 13615
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Lịch sử ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1. MỞ ĐẦU.
Lí do chọn đề tài.
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
( Lịch sử nước ta – Hồ Chí Minh)
 Hai câu thơ của Bác Hồ cho thấy tầm quan trọng của giáo dục lịch sử dân tộc. Học lịch sử để biết, để hiểu, để thấm nhuần đạo lý “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Song thực tế hiện nay là học sinh rất học lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc. Phải chăng vì môn Lịch sử quá khó, khô khan, không hấp dẫn với học sinh.
Bởi vậy, việc làm sống dậy những sự kiện lịch sử, phục dựng lại bức tranh quá khứ một cách sinh động là yêu cầu quan trọng trong dạy học lịch sử để học sinh có biểu tượng lịch sử chân thực, chính xác, từ đó tích cực tư duy để chiếm lĩnh tri thức.
 Vấn đề là làm thế nào để bài giảng lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn?
Có nhiều biện pháp mà giáo viên có thể thực hiện như: Sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng tài liệu tham khảo, trong đó có sử dụng tài liệu văn học dân gian.
 Tài liệu văn học nói chung và tài liệu văn học dân gian nói riêng có khả năng hàm chứa nội dung lịch sử tự nhiên và sâu sắc. Nó không chỉ có giá trị như những tài liệu lịch sử mà còn phản ánh bản chất của từng sự kiện lịch sử cụ thể.
Văn học dân gian là một mặt biểu hiện độc đáo và sức sống mãnh liệt của dân tộc ta. Nó là tấm gương phản ánh một cách trung thành hơn cả đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc ta ngày trước.Do đó văn học dân gian trở thành tài liệu quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó có ý nghĩa trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh quá khứ một cách sinh động, giúp người học có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, góp phần hình thành khái niệm, rút ra quy luật, bài học lịch sử.
 Khai thác nguồn tài liệu phong phú của văn học dân gian trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT sẽ góp phần làm cho bức tranh lịch sử dân tộc có hồn hơn, sinh động, thân quen hơn trong hành trình về nguồn của dân tộc.
Vấn đề này đã được đề cập đến trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” của Giáo sư Phan Ngọc Liên chủ biên và “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT” của PGS – TS Nguyễn Thi Côi. Các tác giả đã trình bày khá rõ vai trò to lớn của việc sử dụng tài liệu văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng trong dạy học lịch sử, song chưa nêu ra phương pháp cụ thể.
 Trong thực tế công tác tại trường THPT tôi đã áp dụng, đúc kết, rút kinh nghiệm, từ đó đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về vấn đề “ Sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường THPT” với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm trong việc góp phần nâng cao chất lượng môn học.
1.2. Mục đích của Sáng kiến kinh nghiệm.
 Lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử chống ngoại xâm quật cường, lịch sử vươn lên xây dựng một nền kinh tế tự chủ, nền văn hóa đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc. ...Tất cả các mặt hoạt động đó của xã hội nước ta đều được phản ánh và gửi gắm trong các câu ca dao tục ngữ, chuyện cổ tích, truyền thuyết... Vì vậy khai thác yếu tố lịch sử trong văn học dân gian làm cho việc học lịch sử dễ đi vào lòng người.
 	Nếu giáo viên sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử một cách hợp lí, sẽ làm cho sự kiện, nhân vật lịch sử trở nên sinh động hấp dẫn gần gũi với học sinh, lịch sử sẽ bớt khô khan, bởi vì nó trở thành hơi thở, nhịp sống thường ngà của dân tộc, từ đó chất lượng dạy học sẽ được cải thiện.
Kết quả của Sáng kiến kinh nghiệm sẽ góp phần nâng cao trình độ lý luận dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử, ý nghĩa của phương pháp dạy học tích hợp, liên môn.
 Việc sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử cũng góp phần hỗ trợ nhiều cho học sinh trong việc học môn văn học. Hiểu hơn hoàn cảnh ra đời và nội dung lịch sử trong các tác phẩm văn học để có những cản nhận thực hơn về các tác phẩm văn học. Góp phần nuôi dưỡng tâm hồn học sinh, đáp ứng nhu cầu giáo dục và giáo dưỡng trong trường THPT.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Trong phạm vi sáng kiến này tôi chỉ đề xuất một vài biện pháp kèm theo ví dụ cụ thể về việc sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử lớp 10 như: dùng câu hỏi gợi mở, tường thuật, miêu tả, tạo biểu tượng lịch sử, hướng dẫn tự học ở nhà ...
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm. Kết hợp những lý luận về các phương pháp dạy học tích cực, lý luận về dạy học theo định hướng năng lực và thực tiễn giáo dục tại trường THPT Cẩm Thủy 1. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Phần 2: NỘI DUNG.
. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Văn học dân gian và mối quan hệ của nó với lịch sử dân tộc.
 Văn học dân gian là một thành tố quan trọng của văn hóa dân gian. Văn học dân gian còn gọi là văn học truyền miệng. Đó là những sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân từ đời này sang đời khác.
 Văn học dân gian là sản phẩm tinh thần của quần chúng nhân dân, nảy sinh trong quá trình lao động và đấu tranh. Nó mang những đặc trưng riêng như: Tính tập thể, tính truyền miệng và gắn với sinh hoạt xã hội. Văn học dan gian là nguồn tư liệu phong phú ghi lại một cách chân thực, mộc mạc cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta, nó góp phần tạo dựng bức tranh lịch sử nên thực tế nó là nguồn tài liệu quan trọng trong dạy học lịch sử.Văn học dân gian ra đời sớm và rất phong phú gồm nhiều thể l như: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, sử thi, ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ, câu đố, hò vè, dân ca.... Mỗi thể loại chứa những nội dung lịch sử nhất định.
* Thần Thoại: Là những chuyện kể có yếu tố hoang đường về các vị thần, con người, loài vật mang tính chất thần kì, là sản phẩm của trí tưởng tượng, hồn nhiên bay bổng của người xưa sáng tạo ra để giải thích thế giới tự nhiên và đời sống xã hội như: Thần Trụ Trời, Thần Mưa, Thần Sấm Sét, Thần Nông, Nữ Oa, Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thạch Sanh, Thánh Gióng ...
 Đằng sau tấm màn hoang đường là những nội dung hiện thực lịch sử, nên thần thoại trở thành nguồn tài liệu quan trọng, hấp dẫn trong dạy học lịch sử, nhất là chương trình lịch sử lớp 10, phần Lịch sử Việt Nam thời nguyên thủy, cổ đại, trung đại.
* Sử Thi: Là những áng thơ tự sự hoặc văn xuôi ca ngợi những thành tựu có tính chất toàn dân và có ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng. Có hai loại sử thi: Sử thi thần thoại và Sử Thi anh hùng, với các sủ thi tiêu biểu như: Đẻ đất đẻ nước của người Mường, Bài ca Đăm San của người Ê đê, Xinh Nhã của người Gia Rai.
 Sử thi cũng có những chi tiết hoang đường, nhiều chi tiết thần thánh hóa như thần thoại song cốt lõi của nó vẫn phản ánh hiện thực lịch sử như phản ánh lịch sử tìm đất, tìm nước xây dựng bản làng, phản ánh phong tục tập quán của các dân tộc.
* Truyền Thuyết: Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử và những biến cố lịch sử quan trọng. Chuỗi truyền thuyết quan trọng về thời Hồng Bàng như: Con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh- Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mi Châu- Trọng Thủy... Truyền thuyết phản ánh lịch sử thời phong kiến như Yết Kiêu, TRần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, TRạng TRình, truyền thuyết chàng Lía ...
 Truyền thuyết cũng mang nhiều yếu tố li kì, huyền bí nhưng :hường có một cái lõi là sự thuwch lịch sử mà dân ta qua nhiều thế hệ đã lí tưởng gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng với thơ và mộng”
	* Truyện cười: Là những truyện kể ngắn gọn có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, lấy tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để mua vui, giải trí hoặc châm biếm,đả kích những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện thời kì suy vong của xã hội phong kiến như: Trạng Quỳnh, TRạng Lợn, Ba Giai –Tú Xuất... thể loại này giáo viên có thể sử dụng khi dạy thời kì Vua Lê, Chúa TRịnh.
	* Tục ngữ: Gồm những câu ca ngắn gọn, có vần điệu, có hính ảnh, dễ nhớ, dễ truyền có chức năng đúc kết kinh nghiệm, tri thức trong lao động sản xuất, con người và xã hội. Qua các câu tục ngữ có thể biết được về đời sống, tập quán, văn hóa, suy nghĩ, ước mơ , các nhân vật lịch sử ...như: Ăn lông ở lỗ, năm ba cha mẹ, Lê Lai – Lê Lợi, Lê-Trịnh, Hội Gióng, Hội Dâu, Hội Đề Hùng...
 Tục ngữ là lời ăn tiến nói hành ngày của nhân dân rất dễ thuộc lại cho biết phần nào về lịch sử dân tộc nên có thể sử dụng trong dạy học lịch sử.
	* Ca dao: Là những câu hát dân gian biểu hiện tư tưởng tình cảm tâm trạng bằng thơ lục bát là chủ yếu. Tuy nhiên cũng có một nhóm ca dao lịch sử phản ánh những nhân vật, sự kiện lịch sử như Bà Triệu, Vua Tự Đức ...
	Ca dao lịch sử phần lớn phản ánh quan điểm đúng đắn của nhân dân về các biến cố lịch sử, cho nên cung cấp cho người đời sau những tài liệu quý về lịch sử.
	*Câu đố: Là những sáng tác dân gian miêu tả, tường thuật đặc điểm của sự vật bằn hình thức nói ngược để rèn luyện óc quan sát, thử tài suy đoán của người ta. Có những câu đố mà vật đố là vấn đề xã hội như vấn đề sưu thuế “Không vay mà trả”, vấn đề đút lót “ Vai mang bị lạc kè kè – chữ nhất không biết chữ phê huyện làm”
	Sử dụng câu đố trong các giờ ngoại khóa lịch sử là gợi ý hợp lí cho giáo viên.
	* Vè: Là những sáng tác văn vần, được biểu diễn dưới hình thức nói hoặc kể, chủ yếu nhằm phản ánh kịp thời, hiệu quả những câu chuyện về người thực, việc thực ở địa phương. Vè phát triển mạnh trong các thế kỉ XVIII, XIX, XX.
Có hai loại vè: Vè thế sự và vè lịch sử.
 	Vè thế sự là nguồn tư liệu phong phú về đời sống nhân dân như: Vè đi ở, vè giữ trâu, vè sưu thuế, vè thời Tự Đức ...
 Vè lịch sử lấy đề tài từ sự kiện lịch sử hòa quyện với nhân vật lịch sử cùng sự hư cấu thần kì như: Vè chàng Lía, vè về khởi nghĩa Tây Sơn, vè vợ ba Cai Vàng, vè thất thủ kinh đô năm 1883 ...
2.1.2: Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử.
 Sử dụng tài liệu văn học dân gian có ý nghĩa lớn đối với học sinh về cả giáo dục lẫn giáo dưỡng. Nó là cái nôi tuổi thơ của mỗi người, với sự gần gũi, thân thương của nguồn tài liệu này, khiến cho việc học lịch sử trở nên dễ nhớ, dễ hiểu và hấp dẫn hơn.
 Đối với học sinh, gần như em nào cũng có ít nhiều vốn kiến thức nhất định về văn học dân gian, khi giáo viên khéo léo khai thác trong các bài học lịch sử sẽ kích thích sự hứng thú trong tư duy học sinh, thậm chí sẽ tạo ra những xúc cảm lịch sử, khiến việc học trở nên hiệu quả.
 Không những vậy, sử dụng tài liệu văn học dân gian góp phần phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh, phát triển ý thức dân tộc, ý thức cội nguồn trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.
2.2. Thực trạng của việc sử dụng Tài liệu văn học dân gian trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
 Qua quá trình công tác, tôi nhận thấy rằng đa phần học sinh không thích học môn Lịch sử, không nắm được các nội dung cơ bản của lịch sử, đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam. Các em cho rằng môn Lịch sử khó, nặng về nhớ nhân vật, sự kiện ...
 Ngay bản thân giáo viên cũng không ít người bi quan chán nản khi môn Lịch sử không được học sinh, gia đình, xã hội coi trọng.
 Tuy nhiên vẫn có không ít những giáo viên tâm huyết luôn tìm tòi các biện pháp dạy học mới làm sinh động bộ môn lịch sử. Khi được hỏi các thầy cô dạy sử đều cho biết có sử dụng các loại tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử nhất là tài liệu văn học dân gian. Tuy nhiên, các thầy cô cho biết đa phần sử dụng mang tính chất minh họa là chính vì thời gian giảng dạy ít, bài dài, công việc bận rộn không có điều kiện để nghiên cứu, sưu tầm tài liệu văn học dân gian. Đa số các thầy cô sử dụng vốn văn học dân gian có sẵn của mình và áp dụng vào bài khi cần thiết. Tất nhiên, một số thầy cô cũng hơi lạm dụng tài liệu này, sử dụng với dung lượng quá nhiều trong một bài giảng làm mất đi ý nghĩa của giờ học lịch sử.
2.3. Các biện pháp sử dụng tài liệu văn học dân gian trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT.
2.3.1. Sử dụng tài liệu văn học dân gian kết hợp nêu câu hỏi gợi mở.
 Bản thân tài liệu văn học dân gian chưa thể đưa đến suy nghĩ tích cực trong nhận thức, tư duy của học sinh nếu như giáo viên không gợi mở bằng những câu hỏi. Đơn giản học sinh biết câu chuyện truyền thuyết, thần thoại, câu ca dao, hò vè dân gian nhưng chưa hiểu nội dung lịch sử được phản ánh trong đó. Nếu giáo viên không gợi mở cho học sinh thì những tài liệu đó chỉ là những tác phẩm văn học dân gian thuần túy. Câu hỏi của giáo viên cần xoáy vào những chi tiết của văn học dân gian liên quan đến nội dung lịch sử đang học trong bài, để học sinh có thể phát hiện ra các sự kiện, vấn đề lịch sử chứ không hỏi lan man toàn bộ tác phẩ văn học dân gian.
 Chẳng hạn khi dạy bài 14 “Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam” , giáo viên có thể sử dụng truyền thuyết Thánh Gióng, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi “Việc Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một áo giáp sắt và một cái nón sắt cho ta biết sự tiến bộ trong công cụ lao động của ông cha ta thời bấy giờ như thế nào ?” trả lời câu hỏi này, học sinh sẽ nắm được vào thời văn hóa Đông Sơn, nhân dân ta đã bắt đầu biết dung đồ sắt bên cạnh đồ đồng thau đã trở nên phổ biến. Nhờ đó, kinh tế nông nghiệp đùng cày có sử dụng sức kéo của trâu bò đã khá phát triển, các nghề thủ công trong đó có rèn sắt cũng xuất hiện. Sự tiến bộ trong công cụ lao động là tiền đề cơ bản đưa đến sự tiến bộ về kinh tế, tạo sự chuyển biến về xã hội và hình thành nhà nước.
 Cũng vẫn truyền thuyết Thánh Gióng, giáo viên có thể hỏi “Việc sứ giả tìm người tài giúp nước và việc cậu bé Gióng 3 tuổi bỗng vươn vai thành người khổng lồ đánh giặc cứu nước phản ánh thực tế gì ở nước ta” ? Học sinh tư duy và hiểu được ngay từ buổi đầu nhân dân ta đã phải đấu tranh chống ngoại xâm. Yêu cầu chống ngoại xâm đã gắn kết các bộ lạc trên đất nước ta đưa đến sự ra đời sớm của nước Văn Lang (thế kỷ VII TCN). Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Chi tiết dân làng Phù Đồng góp cơm, góp gạo nuôi Gióng cho thấy tinh thần đoàn kết, nhất trí của toàn dân ta trong công cuộc bảo vệ đất nước.
 Cũng vẫn bài này giáo viên còn có thể sử dụng truyền thuyết Sơn tinh – Thủy tinh với câu hỏi gợi mở “Việc Sơn Tinh dùng phép lạ, bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi ngăn dòng nước của Thủy Tinh cho thấy công việc gì của ông cha ta thời đó” ? Trả lời câu hỏi này học sinh hiểu được đó là công việc trị thủy, làm thủy lợi, công cuộc chinh phục thiên nhiên của ông cha ta để bảo vệ sản xuất, bảo vệ mùa màng. Chính yêu cầu trị thủy đó khiến mọi người phải liên kết với nhau chặt chẽ. Nhà nước Văn Lang do đó mà xuất hiện.
 Khi tìm hiểu tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, giáo viên có thể gợi mở cho học sinh bằng câu hỏi “Đứng dầu nhà nước Văn Lang là ai, được nhắc đến trong những câu chuyện truyền thuyết nào”. Học sinh trả lợi câu hỏi sẽ biết được đứng đầu nhà nước Văn Lang là các vua Hùng, có tất cả 18 đời vua Hùng, được phản ánh trong truyền thuyết Bánh Chưng Bánh Dày, Sơn Tinh Thủy Tinh.
Để học sinh hiểu được sự phát triển của nhà nước Âu Lạc so với Văn Lang, giáo viên có thể sử dụng truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy với câu hỏi “An Dương Vương được thần Kim Quy giúp xây thành Cổ Loa như thế nào, có hình dáng gì ? Việc các nhà khảo cổ tìm thấy hàng vạn mũi tên bằng đồng ở thành Cổ Loa và dấu tích của thành Cổ Loa hiện nay ở Đông Anh (Hà Nội) cho thấy sự lớn mạnh của nhà nước Âu Lạc hiện nay như thế nào ?”. Học sinh dễ dàng biết được Triệu Đà đã dùng kế cầu hôn, tìm cách đánh cắp bí mật quân sự nước ta rồi đem quân xâm lược. Đó là bài học xương máu về vấn đề cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.
 Khi tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc, giáo viên cũng có thể gợi mở cho học sinh bằng những câu hỏi “Qua truyền thuyết Bánh chưng bánh dày, sự tích Trầu cau, Dưa hấu, truyền thuyết Thánh Gióng, em thấy người Việt cổ ăn gì ? Có phong tục tập quán gì ?” Trả lời các câu hỏi, học sinh rút ra được người Việc cổ ăn cơm, thức ăn có rau quả, thịt cá, có phong tục làm bánh chưng, bánh dày ngày tết, tục ăn trầu, tục thờ cúng tổ tiên và người có công với nước. Giáo viên gợi mở cho học sinh câu thơ:
“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
“Mồng Bảy hội Khám
Mồng Tám hội Dâu
Mồng Chín đâu dâu cũng về hội Gióng”
 Sau đó giáo viên hỏi “Những câu ca dao trên phản ánh thực tế gì về đời sống tinh thần chủ nhân dân ta”. Hs dễ dang thấy được đời sống tinh thần phong phú và đạo lý” Uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
 Một ví dụ khác, khi dạy bài 26, mục 1 GV sử dụng câu ca dao” Con ơi mẹ bảo con này, cướp đêm là giặc cướp ngày là quan.” Hs từ đó thấy được xã hội nước ta dưới triều Nguyễn đang lên cơn sốt một cách trầm trọng với tệ tham quan ô lại, bọnđịa chủ, cường hào đục khoét, ức hiếp nhân dân. “Quan” đối với “giặc”, “cướp ngày” đối với “cướp đêm”. Nghệ thuật đối đã đặt ngang hàng bọn quan lại phong kiến với bọn giặc cướp. Đời sống nhân dân túng quẫn, cực khổ, mâu thuẫn xã hội gay gắt. Đây là nguyên nhân làm bùng nổ hàng trăm cuộc khởi nghĩa của nhân dân và binh lính chống lại nhà Nguyễn.
 Nói tóm lại, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi gợi mở, hướng dẫn học sinh khai thác tài liệu văn học dân gian để phát hiện, tìm kiếm nội dung lịch sử được phản ánh trong đó. Có như vậy học sinh mới tích cực học tập, nắm chắc hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức.
2.3.2. Sử dụng tài liệu văn học dân gian kết hợp với tường thuật và miêu tả.
 Lịch sử cần sống động như nó đã tồn tại. Muốn vậy, khi tường thuật, miêu tả sự kiện , nhân vật lịch sử, giáo viên cần phải có cách trình bày sao cho hấp dẫn, tránh việc liệt kê những con số, địa danh khô khan nhàm chán. Giáo viên có thể xen một đoạn ca dao, tục ngữ, hò vè cho sự kiện đang học làm cho nội dung bài học trở nên phong phú, giờ học sinh động.
 Bài 16: Khi tường thuật khởi nghĩa Hai Bà Trưng, giáo viên sử dụng một đoạn trong bài “Thiên nam ngữ lục” – áng sử ca dân gian thế kỷ XIX.
“Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước Nam”.
 Học sinh sẽ cảm nhận được khí thế hừng hực của nghĩa quân, bước chân dũng mãnh của từng đoàn voi chiến, ghi nhớ những địa danh, nhân vật lịch sử. Đây là đoạn rất quen thuộc, nếu giáo viên yêu cầu học sinh đọc để trình bày về khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chắc chắn có nhiều em đọc được và khi đó các em rất hứng thú.
 Ví dụ khác, khi dạy bài 26, để miêu tả sinh động bức tranh ảm đạm của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX, giáo viên có thể đọc một đoạn trong bài “Vè cái thời Tự Đức”:“ Từ ngày Tự Đức lên ngôi
Cơm chẳng đầy nồi, trẻ khóc như di”.
 Giáo viên cũng có thể sử dụng tài liệu văn học dân gian bài 14, trước khi miêu tả nhằm thu hút sự chú ý của học sinh. Chẳng hạn trước khi miêu tả thành Cổ Loa, giáo viên có thể đọc đoạn ca dao sau:
“Ai về đến huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa hình ốc khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây”.
2.3.3. Sử dụng tài liệu văn học dân gian để minh họa, tạo biểu tượng lịch sử, khái quát thời kỳ lịch sử, nêu khái niệm, rút quy luật, bài học lịch sử.
 Bài 16: Để cụ thể hóa về nguyên nhân, mục tiêu của khởi nghĩa Hai Bà Trưng, giáo viên có thể sử dụng 4 câu trong bài diễn ca “Thiên Nam ngữ lục”:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”
 Để học sinh thấy được lòng tôn kính, sự ủng hộ của nhân dân ta với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô (248), giáo viên có thể sử dụng câu ca dao:
“Ru con con ngủ cho ngoan
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng”.
 Nói về khởi nghĩa của Mau Thúc Loan, ở Nghệ An còn truyền lại một bài hát chầu văn kể tội bọn đô hộ nhà Đường, vạch rõ nỗi thống khổ của nhân dân, quan lại, quân lính nhà Đường về làng đánh đập dân, vơ vét tơ lụa, tiền thóc, bắt dân cống vải, bắt phu:
“Nhớ khi nội

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_tai_lieu_van_hoc_dan_gian_trong_day_hoc_lich_su_viet.doc
  • docBIA VÀ MUC LUC SKKN LICH SU-THPT.doc
  • docPHU LUC SKKN LICH SU-THPT.doc