SKKN Gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV (Lịch sử 10)

SKKN Gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV (Lịch sử 10)

Khi bàn về vai trò của giáo dục lịch sử nhà văn Nga Trécnexếpxki đã viết: “Có thể không biết không cảm thấy say mê học tập môn Toán, tiếng Hy Lạp và La Tinh, Hóa học.Có thể không biết hàng ngàn môn khoa học khác, nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà không yêu thích môn Lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ”.

Ngày nay trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển như vũ bão, xu thế quốc tế hóa đang là xu thế chủ đạo trên thế giới, việc giáo dục Lịch sử càng được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa nhằm giữ vững bản sắc dân tộc, không hòa tan vào thế giới.

Trong những năm gần đây, dạy và học Lịch sử đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội, đặc biệt khi Bộ giáo dục và Đào tạo có chủ trương tích hợp môn Lịch sử với môn Giáo dục công dân và Giáo dục quốc phòng- an ninh thành một môn học Công dân với Tổ Quốc thì dư luận xã hội phản đối và Quốc hội đã phải lên tiếng về vai trò của việc dạy và học môn Lịch sử trong tình hình hiện nay. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi- những giáo viên dạy bộ môn Lịch sử luôn luôn trăn trở về việc dạy của mình : Làm sao để nâng cao chất lượng dạy-học lịch sử, làm sao để học sinh yêu thích môn Lịch sử và học môn Lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn.

Phương pháp dạy học theo mô hình, sơ đồ thuộc nhóm phương pháp dạy học trực quan. Sử dụng phương pháp này phối hợp với phương pháp thuyết trình hoặc vấn đáp sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc và vận dụng tri thức một cách có

 

doc 20 trang thuychi01 7334
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X - XV (Lịch sử 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
3
1.Lí do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu
3
3. Đối tượng nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4
1.Cơ sở lí luận
4
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
5
3.Giải pháp và tổ chức thực hiện
5
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
 18
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19
1.Kết luận
19
2. Kiến nghị
20
D. Tài liệu tham khảo
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Khi bàn về vai trò của giáo dục lịch sử nhà văn Nga Trécnexếpxki đã viết: “Có thể không biết không cảm thấy say mê học tập môn Toán, tiếng Hy Lạp và La Tinh, Hóa học...Có thể không biết hàng ngàn môn khoa học khác, nhưng dù sao đã là người có giáo dục mà không yêu thích môn Lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ”. 
Ngày nay trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển như vũ bão, xu thế quốc tế hóa đang là xu thế chủ đạo trên thế giới, việc giáo dục Lịch sử càng được quan tâm đẩy mạnh hơn nữa nhằm giữ vững bản sắc dân tộc, không hòa tan vào thế giới..
Trong những năm gần đây, dạy và học Lịch sử đang thu hút sự quan tâm chú ý của toàn xã hội, đặc biệt khi Bộ giáo dục và Đào tạo có chủ trương tích hợp môn Lịch sử với môn Giáo dục công dân và Giáo dục quốc phòng- an ninh thành một môn học Công dân với Tổ Quốc thì dư luận xã hội phản đối và Quốc hội đã phải lên tiếng về vai trò của việc dạy và học môn Lịch sử trong tình hình hiện nay. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi- những giáo viên dạy bộ môn Lịch sử luôn luôn trăn trở về việc dạy của mình : Làm sao để nâng cao chất lượng dạy-học lịch sử, làm sao để học sinh yêu thích môn Lịch sử và học môn Lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn.
Phương pháp dạy học theo mô hình, sơ đồ thuộc nhóm phương pháp dạy học trực quan. Sử dụng phương pháp này phối hợp với phương pháp thuyết trình hoặc vấn đáp sẽ giúp học sinh hiểu sâu sắc và vận dụng tri thức một cách có hiệu quả.
Sử dụng sơ đồ kiến thức kết hợp hình ảnh trực quan sinh động là hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập phù hợp tính đặc thù đối với môn học  và phù hợp đối tượng học sinh hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu.
Những kiến thức lịch sử thế giới, lịch sử dân tộc từ cổ chí kim đều có tác động không chỉ đến trí tuệ mà cả trái tim học sinh. Những con người thực, việc thực trong quá khứ sẽ khơi dậy trong học sinh những tư tưởng, tình cảm đúng đắn, mà những tư tưởng, tình cảm này là hành trang tối cần thiết cho thế hệ trẻ trong điều kiện mở cửa, hội nhập với thế giới. Song muốn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử trong việc giáo dục học sinh cần phải nâng cao hiệu quả bài học. Muốn nâng cao hiệu quả bài học người thầy phải biết nêu ra một số vấn đề có tính hấp dẫn trong nội dung học tập và khêu gợi hứng thú học tập của học sinh, khiến họ khát khao muốn biết, kích thích tính tích cực học tập của các em. 
Thực tiễn hiện nay đã đặt ra vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm. Học sinh phải chủ động tham gia vào quá trình lĩnh hội kiến thức mới. Kết quả dạy học sẽ cao hơn nữa nếu giáo viên cho phép học sinh tiếp cận tài liệu, kiến thức dưới dạng sơ đồ, mô hình. Ngược lại, việc học tập sẽ gặp khó khăn khi giáo viên chỉ đơn thuần thuyết trình chứ không kết hợp giảng dạy với tài liệu, mô hình, biểu đồ hoặc tranh ảnh
 	Vì vậy, tôi xin trình bày một số vấn đề về: “gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV.( Lịch sử 10)”. 
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một giờ dạy học có hiệu quả tốt hơn, học sinh lĩnh hội kiến thức tự giác, chủ động, ngày càng yêu thích môn học.
3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh khối lớp 10 trường THPT Vĩnh Lộc năm học 2015-2016
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp sưu tầm tài liệu, tranh ảnh, sơ đồ phục vụ bài giảng
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, điều tra, khảo sát thực tế
II. NỘI DUNG SANG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận.
 “Lịch sử như một câu chuyện dài với nhiều sự kiện, nhiều chương, hồi được liên kết logic với nhau theo trật tự thời gian và luôn có mối quan hệ nhân quả. Lịch sử đem lại cho chúng ta những suy ngẫm rất quý giá về cuộc sống. Nếu hiểu được điều ấy và biết học Sử một cách có phương pháp, các em học sinh sẽ không còn thấy đây là một môn học khô khan nữa”. (TS. Nguyễn Quang Liệu - giảng viên Khoa Lịch sử, Trường ĐHKHXH&NV). Vì vậy, việc học tập lịch sử cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường, nhất là ở nhà trường THPT nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức, chính trị cho học sinh. Dạy Lịch sử tốt sẽ giúp các em say mê với dân tộc, say mê và tự hào về những giá trị truyền thống của dân tộc.
Điều quan trọng nhất trong nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, phát triển trí thông minh, sáng tạo của các em. Hiện nay trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bài,... nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở trên lớp nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minh của học sinh nói chung được xem là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại. 
Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng có nhiều đồ dùng trực quan với các cách sử dụng khác nhau, nhưng đều có tác dụng nâng cao hiệu quả bài học. Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử là một phương pháp trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, một vấn đề lịch sử, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử giúp cho học sinh ghi nhớ và hiểu bài nhanh chóng, lâu bền hơn, góp phần làm cho bài giảng một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.
2.Thực trạng của vấn đề.
Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy, động não, không có bài tập thực hành,... Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn Lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là  « môn phụ », môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sưc nhiều dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường. Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
Mặt khác, một phần không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn Lịch sử là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, chưa hệ thống được kiến thức để dễ nhớ, dễ hiểu bằng cách sử dụng sơ đồ trong dạy học lịch sử có kết hợp với hình ảnh trực quan sinh động.
Tình trạng phổ biến hiện nay ở các trường phổ thông là đa số học sinh học bài còn rất thụ động, học bài theo kiểu học thuộc lòng, học vẹt, quên kiến thức rất nhanh chóng, không đọng lại được gì. Nhiều học sinh nhớ kiến thức một cách mơ hồ, đọc tủ một vấn đề nào đó từ đầu đến cuối, nhưng yêu cầu trình bày một đoạn nhỏ trong vấn đề đó thì tỏ ra lúng túng vì các em quen học vẹt, đọc liền mạch, mà không nhớ được bao quát của vấn đề. Vì vậy, việc giúp các em nhớ được kiến thức nhanh và lâu là một việc làm quan trọng.
Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử vẫn còn nhiều bất cập như: Chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình. Chương trình còn nặng về lí thuyết, trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều sự kiện làm cho học sinh ít hứng thú học Lịch sử vì khó nhớ, khó thuộc.
Qua nhiều năm giảng dạy Lịch sử, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn và đạt kết quả cao hơn. Một trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện gây hứng thú học tập cho học sinh là sử dụng các sơ đồ kiến thức, kết hợp với các hình ảnh trực quan sinh động. Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã lựa chọn đề tài nhỏ về đổi mới phương pháp dạy học: “gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV( Lịch sử 10)”. 
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
               Đề tài “gây hứng thú học tập và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh qua sử dụng hình ảnh trực quan và sơ đồ dạy học trong bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X-XV.( Lịch sử 10)”, được tôi thể hiện như sau: 
Trước hết, tôi trình chiếu cho học sinh quan sát sơ đồ tóm tắt nội dung bài học.
Quan sát sơ đồ trên, học sinh sẽ nắm được nội dung chính của bài học bao gồm 4 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta ở thế kỉ X-XV, cũng như người lãnh đạo của từng cuộc kháng chiến
Sau đó tôi phát phiếu học tập cho từng tổ, nhóm để làm việc trong tiết học
 Phiếu học tập
Và đi vào từng mục cụ thể:
MỤC I. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG.
Mục 1. Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê:
Tôi lần lượt cho các em quan sát các hình ảnh kết, lược đồ sau để các em vừa quan sát, làm việc với hình ảnh, lược đồ, vừa hoàn thành phiếu học tập.
 Thái hậu Dương Vân Nga trao Long bào cho Lê Hoàn ( Ảnh minh họa)
Với hình ảnh này tôi đặt câu hỏi: Vì sao Thái hậu Dương Vân Nga lại trao Long bào cho Lê Hoàn?
HS quan sát hình ảnh, dựa vào SGK dễ dàng trả lời: Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp khó khăn (Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bi ám sát, người nối ngôi là Đinh Toàn còn nhỏ tuổi), quân Tống sang xâm lược nước ta. Trước tình hình đó, Thái hậu họ Dương và triều đình nhà Đinh tôn Lê Hoàn làm vua lãnh đạo kháng chiến.
Lược đồ kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê 981
Với lược đồ này tôi đặt câu hỏi: Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã tổ chức kháng chiến như thế nào? Kết quả?
Tôi hướng dẫn HS trình bày trên lược đồ với các ý cơ bản sau:
- Đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường thủy, bộ ồ ạt tiến vào xâm lược nước ta. Quân thủy tiến vào theo cửa sông Bạch Đằng. Quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn.
- Vua Lê trực tiếp chỉ huy binh thuyền ra chống giặc ở sông Bạch Đằng. Ông cho quân cắm cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn chặn chiến thuyền địch. Cuối cùng quân thủy bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta cũng chặn đánh quân Tống quyết liệt ở Chi Lăng (Lạng Sơn), buộc chúng phải rút quân. Thừa thắng, quân ta truy kích tiêu diệt địch. Quân giặc chết đến quá nửa. Tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
 	Từ diễn biến, kết quả, học sinh tự rút ra nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử.
HS hoàn thành phiếu học tập, trình bày và nhận xét nhanh. Sau đó tôi phản hồi thông tin phiếu học tập để các em đối chiếu, tự chỉnh sữa:
Dựa vào sơ đồ trên, yêu cầu một học sinh diễn đạt toàn bộ nội dung cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê trước lớp để các bạn khác cùng theo dõi và nắm bài
Mục 2. Kháng chiến chống Tống thời Lý.
Cách làm tương tự mục 1.
Học sinh sẽ hoàn thành phiếu học tập bằng việc làm việc với các hình ảnh và lược đồ sau:
Quân Tống âm mưu xâm lược nước ta
	Qua hình ảnh trên, HS sẽ thấy được âm mưu xâm lược nước ta của quân Tống: vào những năm 70 của thế kỉ XI, nhà Tống đang gặp những khó khăn. Trong nước, nông dân nổi dậy đấu tranh, phía Bắc hai nước Liêu và Hạ uy hiếp. Theo lời khuyên của Vương An Thạch, vua Tống cho tập trung quân ở một số nơi giáp với Đại Việt, chuẩn bị cuộc xâm lược. 
Sơ đồ nhà Lý tổ chức kháng chiến
	Trước âm mưu và hành động xâm lược của quân Tống, nhà Lý đã tổ chức kháng chiến qua 2 giai đoạn:
 HS quan sát lược đồ trình bày được: Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã kết hợp quân đội của triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người tập kích sang đất Tống, đánh tan các đạo quân của nhà Tống ở các cứ điểm Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu rồi rút về nước.
	 GV giúp HS nhận thức đúng về hành động đem quân đánh sang Tống của Lý Thường Kiệt không phải là hành động xâm lược mà là hành động tự vệ.
	 Tôi hướng dẫn học sinh tường thuật trận chiến bên bờ sông Như Nguyệt, đọc bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt. Ý nghĩa của bài thơ, tác dụng của việc đọc vào ban đêm trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát (Hai vị tường của Triệu Quang Phục).
Với việc quan sát hình ảnh, làm việc với lược đồ và SGK, học sinh sẽ lần lượt hoàn thành các ý của phiếu học tập và trình bày
Sau đó tôi phản hồi thông tin phiếu học tập:
Kết thúc mục này, tôi cho HS quan sát sơ đồ về nghệ thuật đánh giặc của Lý Thường Kiệt để củng cố và khắc sâu kiến thức.
Mục II. Các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên ở thế kỉ XIII.
Cách làm tương tự mục I.
HS quan sát, làm việc với các hình ảnh và lược đồ để hoàn thành phiếu học tập. 
	Từ hình ảnh trên, tôi tóm tắt về sự phát triển của Đế quốc Mông – Nguyên, từ việc quân Mông Cổ xâm lược Nam Tống và làm chủ Trung Quốc rộng lớn, lập nên nhà Nguyên là một thế lực hung bạo chinh chiến khắp Á, Âu. Từ năm 1258 – 1288, quân Mông - Nguyên 3 lần xâm lược nước ta. Giặc rất mạnh và hung bạo.
Tôi hướng dẫn HS trình bày trên lược đồ nêu được các ý chính (đặc biệt nêu bật được chiến thắng tiêu biểu ở Đông Bộ Đầu)
- Quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt theo một đội hình cắt khúc và đều là bộ binh. Đội quân đi đầu được chia làm 2 cánh: một cánh tiến dọc sông Thao và một cánh tiến dọc sông Chảy.
- Tháng 1-1258, Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy 3 vạn quân Mông Cổ theo sông Thao  tiến xuống Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên.
- Trước thế giặc mạnh, quân ta rút  về Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng .
- Giặc tiến vào Thăng Long, ta thực hiện “vườn không nhà trống”, chúng tàn phá Thăng Long và cướp bóc ở các làng xung quanh.
 - Lúc này vua Trần Thái Tông hỏi ý kiến của Thái Sư Trần Thủ Độ, ông đã khẳng khái trả lời:“Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
- Ở Thăng Long một tháng, chúng hết lương thực, nắm  thời  cơ đó, quân ta đã phản công ở Đông Bộ Đầu, địch bị đánh bật khỏi Thăng Long chạy đến Quy Hóa bị Hà Bổng đánh tan, quân Mông Cổ chạy thẳng về nước. Kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi trong vòng nửa tháng, âm mưu xâm lược Đại Việt  của kẻ thù bị chặn lại.
	Học sinh dựa vào lược đồ trình bày được các ý sau:(đặc biệt là các thắng lợi tiêu biểu)
- Chiến tranh Mông – Nguyên, Đại Việt lần 2 là cuộc chiến tranh giữa Đại Nguyên và Đại Việt diễn ra trên lãnh thổ Đại Việt từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 (dương lịch).
- Cuối tháng 1-1285,  Thoát Hoan đem 50 vạn quân tràn  vào nước ta.
- Sau  khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới, thế giặc mạnh, Trần Hưng Đạo rút quân  về Vạn Kiếp. Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có  nên hàng không? Và được trả lời:“Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”.
- Quân ta  từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long, quân ta rút về Thiên Trường.
- Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi :“Có muốn làm vương đất Băc không ?”, ông trả lời :“Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.
 -Tháng  5- 1285, Trần Hưng Đạo  phản công. Quân ta đánh bại quân giặc khắp nơi với các chiến thắng tiêu biểu Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, thừa thắng ta giải phóng Thăng Long.
 -Thoát Hoan rút quân khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết. 
	Như vậy là cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt dưới sự lãnh đạo của hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông đã toàn thắng, thể hiện "Hào khí Đông A" của Đại Việt thời ấy.
Lược đồ diễn biến  cuôc kháng chiến lần thứ ba  chống quân Nguyên
(1287-1288)
	Học sinh trình bày trên lược đồ các ý chính:
- Hai lần bị thất bại, Hốt Tất Liệt xâm lược nước ta lần thứ ba để trả thù, chứng tỏ uy thế của nước lớn. 
- Tháng 12/1287, nửa triệu quân xâm lược tràn vào nước ta:
+Thoát Hoan chỉ huy 30 vạn quân bộ đánh vào Lạng Sơn, Vạn Kiếp và xây dựng căn cứ vững chắc để đánh  lâu dài với ta .
+ 600 chiến thuyền lớn do Ô Mã Nhi  theo đường biển, hộ tống đoàn thuyền lương của Trương văn Hổ và hội quân với  Thoát Hoan ở Vạn Kiếp, nhưng đã bỏ lại đoàn thuyền lương, liền bị quân Trần Khánh Dư tiêu diệt.
- Đợi mãi không thấy đoàn thuyền lương, 1-1288, Thoát Hoan tiến xuống Thăng Long, nhưng bị động, hết lương thực, tinh thần binh lính hoang mang tuyệt vọng.
- Đầu tháng 4 /1288, Ô Mã Nhi cho quân rút về nước theo hướng sông Bạch Đằng. Khi nước triều lên, ta cho thuyền nhẹ  ra khiêu chiến rồi vờ thua chạy, dụ địch vào trận địa mai phục của ta.
- Khi nước rút, từ 2 bờ sông  thuyền nhỏ của ta đổ ra đánh, bị đánh bất ngờ, giặc rút nhanh ra cửa biển, thuyền giặc đâm vào bãi cọc nhọn, bị vỡ và đắm.Hoảng sợ, địch bỏ chạy lên bờ bị quân ta tiêu diệt, Ô Mã Nhi bị bắt.
-Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi. Cùng lúc này Thoát Hoan phải liều mạng rút chạy về nước. Quân Nguyên từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt 
Làm việc với hình ảnh, lược đồ và SGK, học sinh sẽ lần lượt hoàn thành các ý của phiếu học tập và trình bày.
Sau đó tôi phản hồi thông tin phiếu học tập:
Mục III. Phong trào đấu tranh chống quân xâm lược Minh và khởi nghĩa Lam Sơn
	Trước hết tôi dẫn dắt: ở cuối thế kỷ XIV, nhà Trần suy vong. Năm 1400, nhà Hồ thành lập. Cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly chưa đạt kết quả thì quân Minh sang xâm lược nước ta. Nhà Hồ tổ chức kháng chiến nhưng thất bại. Năm 1407 nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Minh.
	Tôi lần lượt trình chiếu các hình ảnh và lược đồ sau:
Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo
Với hình ảnh này tôi đặt câu hỏi: Dựa vào tác phẩm bình Ngô Đại cáo hãy nêu những tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta
HS thảo luận nhóm, vận dụng kiến thức môn văn học trả lời: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ/ Nặng thuế khóa sạch không đầm núi/...Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa/ Nặng nề những nỗi phu phen/ Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng/ Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc/,...
Tôi kết luận: Chính sách bạo ngược của Nhà Minh tất yếu làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân ta tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ năm 1418 do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo.
	Tiếp theo, tôi trình chiếu lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn:
	HS dựa vào lược đồ trên có thể ghi nhớ nhanh được tiểu sử sơ lược của Lê Lợi – lãnh tụ thiên tài cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và hai thắng lợi tiêu biểu, quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa (đã được tôi đánh dấu)
Tôi khắc sâu hơn cho các em 2 chiến thắng tiêu biểu:
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động  cuối 1426 .
- Tháng 10- 1426, Vương Thông đem 5 vạn viện binh  kéo vào Đông Quan và mở cuộc phản công, đánh vào chủ lực ta để giành thế chủ động  .
- Quân ta phục binh sẵn ở Tốt Động và Chúc Động, quân địch lọt vào trận địa bị dồn xuống cánh đồng lầy lội, ta tiêu diệt  5 vạn quân giặc, bắt sống 1 vạn tên, Vương Thông chạy về Đông Quan.Ta giành thế chủ động vây Đông Quan, và giải phóng nhiều châu, huyện; quân Minh bị động, một mặt xin  giả hòa, một mặt xin thêm viện binh .
2. Trận Chi Lăng – Xương Giang (10- 1427) :
- Tháng 10-1427, 15 vạn viện binh  gồm đạo quân chủ lực do Liễu Thăng  từ Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, đạo quân thứ hai do Mộc Thạch chỉ huy từ Vân Nam tiến vào Lê Hoa .
- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định “vây thành diệt viện”, tập trung diệt viện binh Liễu Thăng trước. Ngày 8-10-1427, ta phục kích ở Chi Lăng, Liễu Thăng bị chém .
- Vương Thông  nghe tin bại trận, vô cùng khiếp đảm xin hòa và nhận mở hội thề ở Đông Quan (10-12-1427), sau đó rút quân về nước.
   Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng.
Với cách học như trên, học sinh vừa được quan sát, chủ động làm việc, vừa ghi nhớ kiến thức và hoàn thành phiếu học tập để khắc sâu kiến thức. 
Tôi phản hồi thông tin phiếu học tập của các em :
Phần củng cố, bài tập, tôi yêu cầu học sinh từ nội dung bài học lập sơ đồ về những đặc điểm cơ bản của truyền thống đánh giặc, giữ nước của dân tộc Việt

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_gay_hung_thu_hoc_tap_va_ren_luyen_ki_nang_tu_duy_cho_ho.doc