SKKN Giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 10 qua đó góp phần hình thành văn hóa ứng xử học đường cho học sinh trường THPT Nông Cống 1

SKKN Giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 10 qua đó góp phần hình thành văn hóa ứng xử học đường cho học sinh trường THPT Nông Cống 1

Mục tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân để đạt được mục tiêu đó nội dung và phương pháp giảng dạy có nhiều thay đổi theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

 Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục của các nhà trường hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong thực tế giảng dạy, khi xây dựng chương trình, nội dung dạy học giáo viên đều phải xác định ba mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học, giáo viên đều nhận thức sâu sắc điều này, nhưng thời gian có hạn mà nội dung kiến thức thì nhiều nên giáo viên thường có xu hướng cung cấp kiến thức mà ít quan tâm đến rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng bạo lực học đường gia tăng, thái độ sống của một bộ phận giới trẻ thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn của người khác. Ngôn ngữ giao tiếp, thái độ hành vi thiếu văn minh lịch sự không phù hợp với môi trường học đường. Tôi đã từng chứng kiến các học sinh khác trêu chọc một học sinh khuyết tật dạng vận động mà tôi đang chủ nhiệm, các em nhạo dáng đi khó nhọc của bạn và cười “ồ” khoái chí hoặc trong lớp có bạn thuộc hộ nghèo nhận quà “ Tết vì người nghèo” do nhà trường trao tặng nhiều bạn bắt bạn đó phải khao, nói “ nghèo thích thật tự nhiên lại có tiền tiêu” tôi băn khoăn tự nghĩ “ tại sao những giá trị đạo đức mà các em được dạy từ rất bé như tôn trọng người khuyết tật, không nhạo báng, trêu đùa và biết giúp đỡ bạn khi cần thiết, biết đồng cảm, chia sẻ khó khăn với người nghèo lại không giúp các em biết điều chỉnh hành vi của mình, phải chăng các em mới chỉ quan tâm đến niềm vui của mình mà không biết niềm vui ấy đã đem lại nỗi buồn, sự mặc cảm, tự ti cho người khác làm xấu đi hình ảnh của một thế hệ trẻ đang được đào tạo, giáo dục trong môi trường thân thiện. tích cực” hay tại chúng tôi – giáo viên mới chỉ quan tâm đến giáo dục kiến thức chưa đặt cao việc giáo dục, hình thành thái độ kỹ năng sống cho học sinh trong cộng đồng.

 

doc 18 trang thuychi01 5362
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 10 qua đó góp phần hình thành văn hóa ứng xử học đường cho học sinh trường THPT Nông Cống 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	 Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.2
I. Lý do chọn đề tài...2
II Mục đích nghiên cứu3
III. Đối tượng nghiên cứu.3
IV. Phương pháp nghiên cứu3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lí luận của đề tài.4
1. Vai trò của bộ môn GDCD trong việc giảng dạy kỹ năng sống..4
2. Khái niệm kỹ năng sống và các kỹ năng sống cơ bản.4
II. Cơ sở thực tiễn của đề tài6
1. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Nông Cống 16
2. Kết quả khảo sát mức độ nhận biết của học sinh về vấn đề kỹ năng sống.7
II. Các giải pháp đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong giảng dạy môn
 GDCD lớp 10
1. Nghiên cứu giáo án..8
2. Các giai đoạn tiến hành giáo dục kỹ năng sống..10
3. Xây dựng không gian học tập..14
4. Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường16
C. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ...17
I. Kết quả đạt được..17
II. Đề xuất , kiến nghị..19
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài.
	Mục tiêu của giáo dục phổ thông ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân để đạt được mục tiêu đó nội dung và phương pháp giảng dạy có nhiều thay đổi theo hướng chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
	 Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giáo dục của các nhà trường hiện nay còn xem trọng việc dạy chữ, chưa chú trọng đúng mức dạy làm người, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Trong thực tế giảng dạy, khi xây dựng chương trình, nội dung dạy học giáo viên đều phải xác định ba mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học, giáo viên đều nhận thức sâu sắc điều này, nhưng thời gian có hạn mà nội dung kiến thức thì nhiều nên giáo viên thường có xu hướng cung cấp kiến thức mà ít quan tâm đến rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng bạo lực học đường gia tăng, thái độ sống của một bộ phận giới trẻ thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn của người khác. Ngôn ngữ giao tiếp, thái độ hành vi thiếu văn minh lịch sự không phù hợp với môi trường học đường. Tôi đã từng chứng kiến các học sinh khác trêu chọc một học sinh khuyết tật dạng vận động mà tôi đang chủ nhiệm, các em nhạo dáng đi khó nhọc của bạn và cười “ồ” khoái chí hoặc trong lớp có bạn thuộc hộ nghèo nhận quà “ Tết vì người nghèo” do nhà trường trao tặng nhiều bạn bắt bạn đó phải khao, nói “ nghèo thích thật tự nhiên lại có tiền tiêu” tôi băn khoăn tự nghĩ “ tại sao những giá trị đạo đức mà các em được dạy từ rất bé như tôn trọng người khuyết tật, không nhạo báng, trêu đùa và biết giúp đỡ bạn khi cần thiết, biết đồng cảm, chia sẻ khó khăn với người nghèo lại không giúp các em biết điều chỉnh hành vi của mình, phải chăng các em mới chỉ quan tâm đến niềm vui của mình mà không biết niềm vui ấy đã đem lại nỗi buồn, sự mặc cảm, tự ti cho người khác làm xấu đi hình ảnh của một thế hệ trẻ đang được đào tạo, giáo dục trong môi trường thân thiện. tích cực” hay tại chúng tôi – giáo viên mới chỉ quan tâm đến giáo dục kiến thức chưa đặt cao việc giáo dục, hình thành thái độ kỹ năng sống cho học sinh trong cộng đồng.
	Với những trăn trở đó, tôi đã đặt ra cho mình một mục tiêu: trong mỗi tiết dạy ngoài kiến thức cơ bản cần đảm bảo thì cần trang bị cho học sinh một kỹ năng sống nho nhỏ phù hợp với lứa tuổi và nội dung bài học. Kỹ năng tôi chọn để lồng ghép vào trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 10 là: kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn . với một mong muốn từ kiến thức đã học chuyển thành hành động cụ thể trong thực tiễn qua đó góp phần hình thành văn hóa ứng xử học đường để đối với học sinh “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. 
	Trên đây chính là những lý do để tôi quyết định chọn đề tài: “Giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 10 qua đó góp phần hình thành văn hóa ứng xử học đường cho học sinh trường THPT Nông Cống 1”.
	Đây là những kinh nghiệm tôi đúc kết được trong quá trình giảng dạy và đã đem lại cho học sinh một bầu không khí học tập hào hứng và phần nào đã có những chuyển biến tích cực trong hành vi ứng xử hàng ngày của các em. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô để sáng kiến này được hoàn thiện hơn.
II. Mục đích nghiên cứu.
	Giúp cho học sinh hiểu được một số kỹ năng sống cơ bản trong cuộc sống thường ngày, từ đó hình thành thái độ, thói quen sống văn hóa, giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường. Đồng thời trang bị cho các em một số biện pháp ứng phó trong các trường hợp cần thiết để bảo vệ bản thân.
	Qua việc giáo dục kỹ năng tự nhận thức bản thân để các em biết đánh giá đúng bản thân mình, không mặc cảm, tự ti, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.	
	Được chia sẻ với đồng nghiệp về việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong bộ môn Giáo dục công dân.
III. Đối tượng nghiên cứu.
	Đề tài được áp dụng đối với học sinh khối 10 trường THPT Nông Cống 1 trong năm học 2016 – 2017.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
	- Phương pháp thống kê
	- Phương pháp điều tra, khảo sát và xử lý thu thập thông tin.
	- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lý luận của đề tài.
1. Vai trò của bộ môn GDCD trong việc giảng dạy kỹ năng sống.
	Giáo dục kỹ năng sống là một nội dung quan trọng được thể hiện một cách có hệ thống trong các nhà trường. Giáo dục kỹ năng sống giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng, phòng ngừa hành vi có hại cho thể chất, tinh thần. Giáo dục kỹ năng sống giúp các em có cách ứng phó với những thử thách của cuộc sống.
	Môn GDCD có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh, là môn có nhiều khả năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, điều đó thể hiện: 
- Nhiệm vụ, nội dung của môn GDCD chứa đựng nhiều yếu tố giáo dục kỹ năng sống. Phương pháp giảng dạy phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi người học trên cơ sở nhận thức các vấn đề cuộc sống.
- Một trong những đặc điểm của môn GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung giáo dục, trong đó có tích hợp các vấn đề xã hội như: giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống tham nhũng, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật
- Đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong giảng dạy giúp học sinh có những kiến thức thiết thực để sống an toàn lành mạnh. Do đó, học sinh sẽ có hứng thú học tập, yêu quí bộ môn trả lại vị trí xứng đáng cho môn GDCD trong nhận thức của người học.
2. Khái niệm kỹ năng sống và các kỹ năng sống cơ bản.
	Theo tổ chức UNESCO kỹ năng sống có 4 trụ cột cơ bản: [4]
	 	- Học để biết (learning to know)
	- Học để khẳng định bản thân (learning to be ).
	- Học để chung sống (learning to live together)
	- Học để làm việc (learning to do).
	Như vậy chúng ta có thể hiểu kỹ năng sống là: kỹ năng học tập, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kỹ năng làm việc. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Và đưa giáo dục kỹ năng sống trong nhà trường là con đường ngắn nhất, khoa học nhất, hiệu quả nhất để hoàn thành quá trình: nhận thức – hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Theo quan điểm của tôi, để học sinh THPT từng bước hoàn thiện nhân cách của mình, có hành vi ứng xử thân thiện trong nhà trường, cộng đồng thì các em cần được trang bị những kỹ năng cơ bản, cần thiết như sau:
  * Kỹ năng năng tự nhận thức. [1. trang 112]
Tự nhận thức là tự mình nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Kỹ năng tự nhận thức là khả năng con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì, kể cả nhận ra lúc bản thân đang cảm thấy căng thẳng.
Tự nhận thức là một kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với người khác cũng như để có thể cảm thông được với người khác. Ngoài ra, có hiểu đúng về mình, con người mới có thể có những quyết định, những sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với khả năng của bản thân, với điều kiện thực tế và yêu cầu xã hội. Ngược lại, đánh giá không đúng về bản thân có thể dẫn con người đến những hạn chế, sai lầm, thất bại trong cuộc sống và trong giao tiếp với người khác. Để tự nhận thức đúng về bản thân cần phải được trải nghiệm qua thực tế, đặc biệt là giao tiếp với người khác.
 * Kỹ năng ứng phó với căng thẳng.[2. trang 183]
Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳng cho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng  như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng.
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng rất quan  trọng, giúp con người:
- Biết suy nghĩ và ứng phó một cách  tích cực khi căng thẳng.
-Duy trì được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân.
-Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.
 * Kỹ năng giao tiếp [3]
 Kỹ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng  thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn cần thiết.
Kỹ năng giao tiếp giúp con người biết đánh giá tình huống giao tiếp và điều chỉnh cách giao tiếp một cách phù hợp, hiệu quả, cởi mở bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc nhưng không làm hại gây tổn thương cho người khác. Kỹ năng này giúp chúng ta có mối quan hệ tích cực với người khác, bao gồm biết  gìn giữ mối quan hệ tích cực với các thành viên trong gia đình- nguồn hỗ trợ quan trọng cho mỗi chúng ta, đồng thời biết cách xây dựng mối quan hệ với bạn bè mới và đây là yếu tố rất quan trọng đối với niềm vui cuộc sống. Kỹ năng này cũng giúp kết thúc các mối quan hệ khi cần thiết một cách xây dựng.
 * Kỹ năng hợp tác. [1. trang 92]
Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. Kỹ năng hợp tác là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiêu quả với những thành viên khác trong nhóm.
Có kỹ năng hợp tác là một yêu cầu quan trọng đối với người công dân trong một xã hội hiện đại, bởi vì:
- Mỗi người đều có những điểm  mạnh và hạn chế riêng. Sự hợp tác trong công việc giúp mọi người hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo nên sức mạnh trí tuệ, tinh thần và thể chất, vượt qua khó khăn, đem lại chất lượng và hiệu quả cao hơn cho công việc chung.
- Trong xã hội hiện đại, lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đều phụ thuộc vào nhau, ràng buộc lẫn nhau; mỗi người như một cái chi tiết của một cỗ máy lớn, phải vận hành đồng bộ, nhịp nhàng, không  thể hành động đơn lẻ.
- Kỹ năng hợp tác còn giúp cá nhân sống hài hòa và tránh xung đột trong quan hệ với người khác.
 * Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn.[2. trang 171]
Mâu thuẫn là những xung đột, tranh cãi, bất đồng, bất bình với một hay nhiều người về một vấn đề nào đó.
Có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn. Mỗi người sẽ có cách giải quyết mâu  thuẫn riêng tùy thuộc vào vốn hiểu biết, quan niệm, văn hóa và cách ứng xử cũng như khả năng phân tích tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn.
Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với  thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình.
Yêu cầu trước hết của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn là phải luôn kiềm chế cảm xúc, tránh bị kích động, nóng vội, giữ bình tĩnh trước mọi sự việc để tìm ra nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn cũng như tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
 *Kỹ năng kiểm soát cảm xúc [2. trang 147]
Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình hống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và đối với người khác thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một các phù hợp. 
Một người biết kiểm soát cảm xúc thì sẽ góp phần giảm căng thẳng giúp giao tiếp và thương lượng hiệu quả hơn, giải quyết mâu thuẫn một cách hài hòa và mang tính xây dựng hơn, giúp ra quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn.
II. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1. Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT Nông Cống 1.
	Bắt đầu từ năm học 2010 -2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhận thấy đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn Ban giám hiệu và Đoàn trường THPT Nông Cống 1 đã quan tâm sát sao và chỉ đạo: kỹ năng sống phải được giáo dục mọi nơi, mọi lúc khi có điều kiện, cơ hội phù hợp với nhiều phương thức tổ chức như: thông qua dạy học bộ môn; qua chủ đề tự chọn; hoạt động ngoài giờ lên lớp; hoạt động trải nghiệm; qua giáo dục truyền thống nhà trường Chỉ đạo là thế nhưng việc giáo dục kỹ năng sống qua các bộ môn là gần như không có, bởi lẽ lượng kiến thức cần dạy của các bộ môn là quá lớn không có thời gian để đưa vào dạy. Hoạt động bề nổi của Đoàn trường mang tính chất thời vụ, giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò lớn trong việc điều chỉnh hành vi của học sinh nhưng cách điều chỉnh hành vi của học sinh nghiêng về xử phạt. Tất cả những điều này làm cho hiệu quả giảng dạy kỹ năng sống chưa được như mong muốn, tình trạng học sinh thiếu hiểu biết về kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua các hành vi ứng xử không phù hợp trong cộng đồng, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: học sinh nam hút thuốc khi vừa ra khỏi cổng trường, bỏ học tham gia các cuộc chơi vô bổ. Học sinh nữ đi học lại nhuộm tóc, đánh son môi, mặc sai đồng phục, không tuân thủ luật giao thông Đặc biệt là việc chửi bậy, nhiều khi vừa trống tan giáo viên chưa bước ra khỏi lớp các em đã văng tục, chửi thề, trêu chọc bạn khuyết tật
2. Kết quả khảo sát mức độ nhận biết của học sinh về vấn đề kỹ năng sống.
	Bản thân tôi khi quyết định sẽ đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong giảng dạy đã tiến hành một cuộc khảo sát nho nhỏ với 156 học sinh ở 4 lớp dạy ( 10A4,10A5, 10A6, 10A7) trong đó có 2 lớp đối chứng là 10A6, 10A7 và 2 lớp thực nghiệm là 10A4, 10A5 nhằm đánh giá nhận thức của học sinh về khái niệm kỹ năng sống và một số kỹ năng sống cơ bản. 
	* Kiểm tra nhận thức của học sinh về khái niệm kỹ năng sống.
Kết quả khảo sát cho thấy: số học sinh có ý kiến đúng về khái niệm kỹ năng sống là 47/ 156 chiếm 30.2 % ; số còn lại chọn nội dung tương tự nhưng không phải kỹ năng sống là 109 chiếm 69.8 % qua đó nhận thấy đa phần học sinh chưa có nhận thức đúng về kỹ năng sống.
	* Kiểm tra về sự tiếp cận thông tin liên quan đến các kỹ năng sống cơ bản.
Kết quả thu được có 58/ 156 học sinh tiếp cận thông tin về các kỹ năng sống ở mức độ thỉnh thoảng chiếm 37.2% . Có 73 học sinh ( 46.8% ) chưa bao giờ tự mình tìm hiểu các kỹ năng sống cơ bản. Có 25 học sinh ( 16% ) thường xuyên tìm hiểu các kỹ năng sống trên Internet, đặc biệt là những học sinh này lại là thành viên của ban cán sự các lớp.
	* Kiểm tra sự hiểu biết của học sinh về một số kỹ năng sống cơ bản.
Kết quả là: Có 27 học sinh ( 17.3% ) đã đọc, đã tìm hiểu một số kỹ năng sống cơ bản như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng lắng nghe tích cực.. nhưng cũng có tới 97 ( 62.2%) học sinh chưa bao giờ nghe đến các kỹ năng: ứng phó căng thẳng, tự nhận thức bản thân, kiểm soát cảm xúc bản thân
	Kết quả khảo sát ở 2 lớp đối chứng với chủ đề Kỹ năng sống
TT
Lớp
Sỹ số
Mức độ nhận biết về khái niệm kỹ năng sống
Mức độ tiếp cận thông tin liên quan đến kỹ năng sống
Mức độ hiểu biết về một số kỹ năng sống cơ bản
Đầy đủ
Chưa đầy đủ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Tốt
Trung bình
1
A6
38
5-13,2
33-86,8%
12-31,6%
26-68,4%
4-10,5%
34-89,5%
2
A7
40
4-10%
36-90%
14-35%
26-65%
4-10%
36-90%
Tổng
78
9-11,5%
69-88,5%
26-33%
52-67%
8-10,3%
70-89,7%
	Từ kết quả trên cho thấy, sự tiếp cận thông tin về kỹ năng sống của học sinh còn rất hạn chế. Phần lớn các em cần phải có sự trợ giúp mới có thể thực hiện tốt các kỹ năng sống cơ bản. Có những kỹ năng sống học sinh được tiếp nhận thông tin ở mức thường xuyên (kỹ năng giao tiếp) nhưng không có học sinh nào được giáo viên đánh giá thực hiện kỹ năng này một cách thuần thục. Những kỹ năng khác (kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng lắng nghe tích cực) học sinh còn lúng túng khi thực hiện.
	Xuất phát từ thực trạng đó, năm học 2016 – 2017 tôi đã đưa giáo dục kỹ năng sống vào một số bài học của chương trình GDCD lớp 10 kết quả thu được là khá khả quan. Học sinh hào hứng hơn với tiết học, tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức, tự tin thể hiện hiểu biết của bản thân. Quan trọng hơn là hành vi ứng xử của các em trở nên văn minh, thân thiện phù hợp với lứa tuổi, với môi trường học đường. Bản thân tôi thấy mình gắn bó hơn với bộ môn GDCD, thấy môn mình dạy mang “hơi thở cuộc sống”. Yêu nghề, yêu trường, khẳng định bản thân đối với đồng nghiệp.
II. Các giải pháp đưa giáo dục kỹ năng sống vào trong giảng dạy môn GDCD lớp 10.
 1. Nghiên cứu giáo án.
	Khi chuẩn bị giáo án lồng ghép kỹ năng sống trong môn Giáo dục công dân tôi quan tâm đến các vấn đề sau: Kỹ năng sống được lồng ghép giáo dục trong từng hoạt động của tiết học có phù hợp không? Các phương pháp, kĩ thuật dạy học có thích hợp không cho từng bài học?
	Trong mỗi tình huống xảy ra có nhiều kĩ năng sống, nhưng khi soạn giáo án tôi chỉ thể hiện một số kĩ năng nổi trội. Thêm nữa, nội dung giáo dục kĩ năng sống phải phù hợp với lứa tuổi. Tôi cho rằng dạy kỹ năng sống không phải chỉ lồng ghép, tích hợp kỹ năng sống trong môn học mà là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kỹ năng sống trong quá trình học tập. Do vậy, tôi luôn đưa kỹ năng sống vào bài học một cách vừa phải và phải đổi mới phương pháp dạy học nếu không đổi mới phương pháp dạy học sẽ không dạy được kỹ năng sống.
	Để hình thành kỹ năng sống cho học sinh giáo viên không chỉ đơn giản là lồng ghép nhiều bài tập tình huống, trò chơi, câu hỏivào trong nội dung giảng dạy mà quan trọng hơn là sự thảo luận sau khi các tình huống, trò chơi được đưa ra nhằm hướng tới một mục đích là học sinh được rèn luyện những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi được thực hành trong thực tiễn. Tạo hướng thú và chú ý cho học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi theo hướng tích cực. 
	Sau khi nghiên cứu kỹ nội dung các bài học tôi đã hình thành được một số địa chỉ tích hợp dạy kỹ năng sống như sau:
Bài
Địa chỉ tích hợp
Kỹ năng sống cần giảng dạy
Phương pháp giảng dạy
Thời gian dạy kỹ năng sống
Quan niệm về đạo đức
Mục 2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.
a.Đối với cá nhân
- khái niệm kỹ năng sống.
- vai trò của kỹ năng sống đối với sự hoàn thiện nhân cách con người.
- thuyết trình, trao đổi giữa giáo viên và học sinh dưới dạng trắc nghiệm
- nghiên cứu tình huống dưới dạng một câu chuyện ngắn viết có chọn lọc nhằm tạo ra một tình huống thật để chứng minh cho một vấn đề.
- 3 phút.
- 7 phút.
Một số phạm trù cơ bản 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_ky_nang_song_trong_chuong_trinh_giang_day_mon.doc