Sử dụng phương pháp grap trong dạy học chương sinh sản - Sinh học 11

Sử dụng phương pháp grap trong dạy học chương sinh sản - Sinh học 11

Ngay từ khi nước ta còn chiến tranh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, diệt giặc ngoại xâm phải đi kèm với diệt giặc đói, giặc dốt. Sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm hơn tới giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò, vị thế của ngành giáo dục càng được khẳng định rõ rệt.

 Ngành Giáo dục đã và đang có những đổi mới căn bản, toàn diện về cả nội dung và phương pháp giáo dục. Trong đó, đổi mới phương pháp phải là việc làm thường trực của mỗi giáo viên. Giáo dục hiện đại không còn là thầy giảng, trò nghe và ghi chép, giáo dục ngày nay phải là trò lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, muốn vậy trò phải biết cách hệ thống thức, tìm mối liên hệ giữa các nhóm kiến thức, xâu chuỗi chúng lại với nhau và vận dụng chúng vào thực tiễn. Để có thể hệ thống hóa kiến thức, bản thân tôi nhận thấy không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp Grap.

Phương pháp Grap là phương pháp xây dựng hệ thống sơ đồ hóa kiến thức hoặc sử dụng sơ đồ để dạy học. Grap không phải là một phương pháp dạy học mới nhưng tính hiệu quả của nó thì không ai có thể phủ nhận.

Bản thân tôi là giáo viên hiện đang trực tiếp giảng dạy ở nhà trường THPT và đã rất nhiều lần sử dụng phương pháp Grap cho bài giảng, tôi nhận thấy phương pháp này thực sự mang lại hiệu quả học tập cao.

Trong chương trình Sinh học THPT, Sinh học 11 là phần sinh học cơ thể, là phần kiến thức thực tiễn và có tính ứng dụng cao. Kiến thức trong Sinh học 11 dược chia thành 4 chương ứng với 4 dấu hiệu của sự sống. Trong đó, chương 4: Sinh sản là phần kiến thức khó, mới nhưng lại gây được nhiều hứng thú đối với học sinh.

Vì vậy, với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phương pháp Grap trong dạy học cho các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11”.

 

doc 22 trang thuychi01 8992
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng phương pháp grap trong dạy học chương sinh sản - Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT CẨM THỦY 1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP TRONG DẠY HỌC 
CHƯƠNG SINH SẢN - SINH HỌC 11 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Sinh học
THANH HÓA, NĂM 2017
THANH HOÁ NĂM 
(Font Times New Roman, cỡ 14, CapsLock)
MỤC LỤC
Phần 1. Mở đầu	1
1.1. Lí do chọn đề tài	1
1.2. Mục đích nghiên cứu	1
1.3. Đối tượng nghiên cứu	1
1.4. Phương pháp nghiên cứu	1
Phần 2. Nội dung	2
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 	2
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	2
3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm	2
3.1. Khái niệm về Grap 	2
3.1.1. Khái niệm	2
3.1.2. Phân loại	2
3.1.3. Vai trò của grap trong dạy và học	3
3.1.4. Các bước lập grap	4
3.2. Nội dung chương trình chương 4: Sinh sản – Sinh học 11	4
3.3. Xây dựng các grap sử dụng trong dạy học chương Sinh sản – Sinh học 11 	5
 Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật 	6
 Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật	8
 Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật	10
 Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật	12
 Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản	14
 Grap tổng hợp	15
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm	17
Phần 3. Kết luận và kiến nghị	19
3.1. Kết luận	19
3.2. Kiến nghị	19
Tài liệu tham khảo	20
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Ngay từ khi nước ta còn chiến tranh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, diệt giặc ngoại xâm phải đi kèm với diệt giặc đói, giặc dốt. Sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà nước ta càng quan tâm hơn tới giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò, vị thế của ngành giáo dục càng được khẳng định rõ rệt.
 Ngành Giáo dục đã và đang có những đổi mới căn bản, toàn diện về cả nội dung và phương pháp giáo dục. Trong đó, đổi mới phương pháp phải là việc làm thường trực của mỗi giáo viên. Giáo dục hiện đại không còn là thầy giảng, trò nghe và ghi chép, giáo dục ngày nay phải là trò lĩnh hội, chiếm lĩnh tri thức, muốn vậy trò phải biết cách hệ thống thức, tìm mối liên hệ giữa các nhóm kiến thức, xâu chuỗi chúng lại với nhau và vận dụng chúng vào thực tiễn. Để có thể hệ thống hóa kiến thức, bản thân tôi nhận thấy không phương pháp nào hiệu quả bằng phương pháp Grap.
Phương pháp Grap là phương pháp xây dựng hệ thống sơ đồ hóa kiến thức hoặc sử dụng sơ đồ để dạy học. Grap không phải là một phương pháp dạy học mới nhưng tính hiệu quả của nó thì không ai có thể phủ nhận.
Bản thân tôi là giáo viên hiện đang trực tiếp giảng dạy ở nhà trường THPT và đã rất nhiều lần sử dụng phương pháp Grap cho bài giảng, tôi nhận thấy phương pháp này thực sự mang lại hiệu quả học tập cao.
Trong chương trình Sinh học THPT, Sinh học 11 là phần sinh học cơ thể, là phần kiến thức thực tiễn và có tính ứng dụng cao. Kiến thức trong Sinh học 11 dược chia thành 4 chương ứng với 4 dấu hiệu của sự sống. Trong đó, chương 4: Sinh sản là phần kiến thức khó, mới nhưng lại gây được nhiều hứng thú đối với học sinh.
Vì vậy, với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phương pháp Grap trong dạy học cho các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được các grap sử dụng trong việc giảng dạy, ôn tập kiến thức chương 4: Sinh sản trong chương trình Sinh học 11 - THPT
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình xây dựng và sử dụng Grap trong dạy học chương : Sinh sản – Sinh học 11.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên nền tảng là nghiên cứu sách giáo khoa Sinh học 11 để xây dựng cơ sở lý thuyết từ đó xây dựng các Grap trong dạy học.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Trên cơ sở các Grap đã xây dựng được, thông qua các buổi học, các buổi ôn tập và các bài kiểm tra để đánh giá khả năng tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập.
- Phương pháp thống kê toán học đề so sánh kết quả nhóm đối chứng và nhóm thí nghiệm.
PHẦN 2. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Chương trình Sinh học 11 là Sinh học cá thể tập trung và 4 dấu hiệu của sự sống là: trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng – phát triển và sinh sản, 4 dấu hiệu này được chia thành 4 chương, trong đó chương Sinh sản thuộc phần kiến thức về khái niệm và quá trình [1, 2]. Giáo viên cần giúp học sinh nắm chắc và có cái nhìn khái quát về sinh sản ở thực vật và động vật. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp Grap để dạy học sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và mang lại hiệu quả học tập cao.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Khi chưa áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, khi giảng dạy chương 4: Sinh sản, giáo viên thường sử dụng phương pháp thuyết trình và giải thích, do đó giáo viên phải làm việc nhiều nhưng học sinh bị thụ động trong tiếp nhận tri thức nên khó hiểu rõ bản chất, khó phân biệt các khái niệm, quá trình và khó nhớ kiến thức, vì vậy khả năng vận dụng cũng bị hạn chế [6].
3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3.1. Khái quát về Grap
3.1.1. Khái niệm
Grap được định nghĩa là đồ thị, biểu đồ gồm có một đường hoặc nhiều đường biểu thị sự biến thiên của các đại lượng (theo từ điển Anh – Việt). Grap có thể được biểu diễn dưới dạng sơ đồ, biểu đồ quan hệ hoặc bảng. Cùng một grap hoặc một đơn vị kiến thức có thể có những cách thể hiện khác nhau, nhưng phải đảm bảo là chỉ rõ được mối quan hệ của các đơn vị kiến thức, các khái niệm, quá trình tạo nên các đỉnh của grap đó.
Mỗi grap phải đầy đủ 2 thành phần: tập hợp các đỉnh và tập hợp các cung, trong đó các cung nối 2 đỉnh có mối quan hệ với nhau.
3.1.2. Phân loại
Có nhiều cách phân loại grap tùy vào kiến thức và mục đích sử dụng.
a. Theo mục đích lý luận dạy học: gồm có các kiểu grap sau:
+ Grap dùng để nghiên cứu tài liệu mới.
+ Grap dùng để củng cố, hoàn thiện tri thức.
+ Grap dùng để kiểm tra, đánh giá. 
b. Theo kí hiệu sơ đồ ta có các loại grap sau:
+ Hình vẽ lược đồ.
+ Sơ đồ nội dung.
- Mô hình hóa – Cấu trúc hóa.
- Đồ thị.
- Sơ đồ lưới.
- Sơ đồ chu trình.
- Sơ đồ phân nhánh.
c. Dựa theo nội dung diễn đạt:
+ Grap cấu tạo, giải phẫu, hình thái.
+ Grap cơ chế, quá trình.
+ Grap thể hiện mối quan hệ.
d. Dựa trên kiến thức sinh học.
+ Grap về khái niệm sinh học.
+ Grap về quá trình sinh học.
+ Grap về quy luật sinh học.
e. Dựa theo mục đích sử dụng grap
+ Grap rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp.
+ Grap rèn luyện kỹ năng so sánh.
+ Grap rèn luyện kỹ năng khái quát hóa, trừu tượng hóa.
+ Grap rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa.
f. Dựa theo mức độ hoàn thiện của grap:
+ Grap đầy đủ.
+ Grap thiếu (grap khuyết).
+ Grap câm.
g. Dựa theo mối quan hệ của các đỉnh trong grap:
+ Grap có định hướng.
+ Grap vô định hướng.
3.1.3. Vai trò của grap trong dạy và học
a. Đối với học sinh: Grap là phương pháp khai thác thông tin hiệu quả và phát huy được năng lực nhận thức của học sinh. Phương pháp grap vừa cụ thể, trực quan, chi tiết lại vừa có tính khái quát và hệ thống cao. Trong Sinh học, grap là hình thức diễn đạt tối ưu mối liên quan giữa các yếu tố cấu trúc, các hiện tượng, quá trình, quy luật sinh học, do đó, grap giúp học sinh phát triển các thao tác tư duy cơ bản như: phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống hóa từ đó hình thành kỹ năng, năng lực tự học cho học sinh.
Mặt khác, phương pháp grap còn giúp học sinh phát huy các kỹ năng mềm, giúp trí tuệ linh hoạt, học sinh có khả năng giải quyết các tình huống có vấn đề một cách nhanh chóng, chính xác, phân biệt được các khái niệm, hiện tượng, quá trình tương tự nhau và tìm được mối quan hệ giữa các đơn vị kiến thức.
b. Đối với giáo viên: Việc xây dựng các grap và sử dụng một cách hợp lý grap trong dạy học sẽ giúp quá trình dạy học đạt kết quả cao, đạt được tất cả các mục tiêu dạy học và hoàn thành nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức. Nhờ việc sử dụng linh hoạt grap trong bài giảng, giáo viên có thể khái quát, tổng hợp kiến thức hoặc so sánh các phần nội dung kiến thức tương đương, tránh hiện tượng đọc chép, lặp lại kiến thức sách giáo khoa, từ đó học sinh chủ động trong việc tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. Ngôn ngữ grap trực quan, chi tiết, nhưng vẫn có tính khái quát, trừu tượng và hệ thống. Do đó, giáo viên vừa có thể phân tích đối tượng nhận thức thành các yếu tố cấu thành, vừa tổng hợp, hệ thống hóa các sự kiện, các yếu tố cấu thành đó thành một thể thống nhất,thuận lợi cho việc khái quát hóa để hình thành khái niệm khoa học.
3.1.4. Các bước lập grap: Tùy theo từng loại grap mà có các bước tiến hành lập grap khác nhau, tuy nhiên trong dạy học, grap thường được sử dụng nhiều nhất là grap nội dung và các bước lập grap nội dung cũng là các bước cơ bản của việc xây dựng một grap:
+ Bước 1: Xác định các đỉnh của grap.
Giáo viên cần chọn các nội dung kiến thức, khái niệm cơ bản nhất làm đỉnh của các grap. Việc bố trí các đỉnh phải đảm bảo tính khoa học, phản ánh được logic phát triển của kiến thức, dễ hiểu và có tính trực quan cao.
+ Bước 2: Thiết lập các cung.
Cung là đường nối giữa các đỉnh, có thể là các đoạn thẳng hoặc mũi tên để biểu diễn mối liên hệ giữa nội dung các đỉnh với nhau, đồng thời phản ánh logic phát triển của kiến thức.
+ Bước 3: Hoàn thiện grap
Dựa vào nội dung kiến thức, loại grap và mục đích sử dụng mà giáo viên hoàn thiện grap để sử dụng.
3.2. Nội dung chương trình chương 4: Sinh sản – Sinh học 11
Chương Sinh sản – Sinh học 11 gồm 7 bài, được chia thành 2 phần: Phần A. Sinh sản ở thực vật và phần B. Sinh sản ở động vật.
Phần A. Sinh sản ở thực vật có 3 bài (trong đó có 1 bài thực hành), gồm các bài: Sinh sản vô tính ở thực vật, sinh sản hữu tính ở thực vật và Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép.
Phần B. Sinh sản ở động vật có 4 bài: Sinh sản vô tính ở động vật, Sinh sản hữu tính ở động vật, Cơ chế điều hòa sinh sản, Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
Cụ thể, chương Sinh sản cung cấp các khái niệm, quá trình và quy luật sinh học sau [3, 4, 5, 6, 7]:
Bài
Nội dung
Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật
- Khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật
- Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật: sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng
- Các phương pháp nhân giống vô tính: giâm, chiết, ghép và nuôi cấy mô, tế bào thực vật.
- Ứng dụng trong nông nghiệp
Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật
- Khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật
- Đặc điểm của sinh sản hữu tính ở thực vật
- Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
- Quá trình thụ phấn và thụ tinh
- Quá trình hình thành hạt và quả
- Ứng dụng trong nông nghiệp
Bài 43.Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật
- Khái niệm sinh sản vô tính ở động vật
- Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật: Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh
- Ứng dụng: Nuôi mô sống, ghép mô tách rời vào cơ thể, nhân bản vô tính.
Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật
- Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật.
- Các hình thức thụ tinh trong sinh sản hữu tính:
+ Tự thụ tinh – tự phối
+ Thụ tinh chéo – giao phối
- Các hình thức sinh sản: Đẻ trứng, đẻ trứng thai và đẻ con
Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản 
- Tác động của hocmon đối với quá trình sinh tinh và sinh trứng
- Ảnh hưởng của hệ thần kinh và môi trường
Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- Điều khiển sinh sản ở động vật: Về số con, giới tính của con, nuôi cấy phôi, thụ tinh nhân tạo
- Sinh đẻ kế hoạch ở người.
3.3. Xây dựng các grap sử dụng trong dạy học chương Sinh sản - Sinh học 11
3.3.1.Khi xây dựng các grap trong dạy học cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học: Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau tạo thành một thể thống nhất, vì vậy khi giải quyết tốt mối quan hệ này, quá trình dạy học sẽ đạt hiệu quả cao.
+ Nguyên tắc thống nhất giữa toàn thể và bộ phận: thực chất là xác định chính xác các đỉnh và mối quan hệ giữa các đỉnh đảm bảo tính cấu trúc của kiến thức.
+ Nguyên tắc thống nhất giữa tính cụ thể và tính trừu tượng từ đó hình thành tư duy hệ thống, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
+ Nguyên tắc thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò nhằm phát huy cao độ tính tự giác, tính tích cực, khả năng tự học, tự lĩnh hội tri thức của học sinh.
3.3.2. Xây dựng các grap sử dụng cho hoạt động dạy học chương Sinh sản – Sinh học 11 
BÀI 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT
Grap 1: Các kiến thức cơ bản về sinh sản vô tính ở thực vật
Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái
Khái niệm
+ Con cái giống nhau và giống hệt mẹ
+ Cơ chế: quá trình nguyên phân và tính toàn năng của tế bào
Sinh sản vô tính ở thực vật
Đặc điểm
Sinh sản bằng bào tử: Cơ thể mới được tạo thành từ bào tử
Các hình thức
Sinh sản sinh dưỡng: Cơ thể mới được hình thành từ một phần cơ thể ban đầu
Nhân giống vô tính bằng giâm, chiết, ghép
Ứng dụng
Nuôi cấy mô, tế bào thực vật
Grap 2 : Quá trình sinh sản vô tính ở cây Rêu
Tinh trùng (n)
Túi tinh (n)
Thể giao tử
(cây Rêu – n)
Hợp tử (2n)
Trứng (n)
Túi noãn (n)
 Nguyên phân
Thể bào tử (2n)
Bào tử (n)
 Giảm phân
Grap 3 : Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật
Cây ban đầu (2n)
Lấy một phần cơ quan sinh dưỡng của cây ban đầu 
 Nguyên phân
Cây trưởng thành (2n)
Cây con (2n)
 Sinh trưởng, phát triển
Grap 4 : Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật
Nội dung
Sinh sản bằng bào tử
Sinh sản sinh dưỡng
Đại diện
Rêu, dương xỉ
Mía, sắn, lá bỏng, ...
Bản chất
Cây con phát triển từ bào tử
Cây con phát triển từ cơ quan sinh dưỡng của mẹ
Hiện tượng xen kẽ thế hệ
Có sự xen kẽ thế hệ
Không có sự xen kẽ thế hệ
Cơ chế
Thể bào tử Túi bào tử
Cá thể mới Bào tử
Cây mẹ Một phần cơ thể
Cây con
Bộ NST của cá thể
Bộ NST là : n
Bộ NST là : 2n
Ý nghĩa
Số lượng cá thể tạo ra nhiều, có khả năng phát tán rộng nhờ gió, nhờ nước
Số lượng cá thể tạo ra ít, khả năng phát tán kém
Grap 5 : Phân biệt các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật
Nội dung
Giâm, chiết, ghép
Nuôi cấy mô, tế bào
Tính phổ biến
Phổ biến hơn
Ít phổ biến
Kỹ thuật
Kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện
Kỹ thuật cao, đòi hỏi máy móc và tranh thiết bị hiện đại
Hiện tượng xen kẽ thế hệ
Có sự xen kẽ thế hệ
Không có sự xen kẽ thế hệ
Số lượng cây con
Tạo ra số lượng ít cây con
Tạo ra số lượng lớn cây con
Chât lượng cây con
Cây con có tính trạng giống cây mẹ, cây con có thể mang mầm bệnh từ cây mẹ và môi trường
Cây con có tính trạng giống cây mẹ và hoàn toàn sạch bệnh
Khả năng phát triển từ cây mẹ
Phát triển từ thân, cành của một cây mẹ hoàn chỉnh
Có thể tạo ra từ 1 mẫu mô của cá thể mẹ
Bài 42 : SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT
Grap 6: Các kiến thức cơ bản về sinh sản hữu tính ở thực vật
Là hình thức sinh sản trong đó có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cá thể mới
Khái niệm
+ Có sự trao đổi, tái tổ hợp lại vật chất di truyền
+ Gắn liền với quá trình giảm phân và thụ tinh
+ Tăng khả năng thích nghi và tính đa dạng ở thế hệ sau
Đặc điểm
Sinh sản vô tính ở thực vật
Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
Quá trình
	Quá trình thụ phấn và thụ tinh
Quá trình hình thành quả và hạt
Grap 7 : Quá trình hình thành hạt phấn
Tế bào sinh phấn (2n)
Bao phấn
Nhị
 Giảm phân
 tiểu bào tử (n)
 tiểu bào tử (n)
 tiểu bào tử (n)
 tiểu bào tử (n)
 Nguyên phân 1 lần
Hạt phấn: 1 nhân sinh sản (n)
 1 nhân sinh ống phấn (n)
Grap 8 : Quá trình hình thành túi phôi
Nhụy
Noãn (2n)
 Giảm phân
 Đại bào tử (n)
 3 thể cực (n) bị tiêu biến
 Nguyên phân 3lần
Túi phôi: 3 tế bào đối cực
 2 tế bào kèm
 1 tế bào trứng (n)
 1 nhân lưỡng bội (2n)
Grap 9 : Quá trình thụ tinh kép ở thực vật hạt kín
Túi phôi
Hạt phấn
3 tế bào đối cực
(n + n + n)
1 nhân
sinh sản (n)
1 nhân sinh 
ống phấn (n)
2 tế bào kèm
(n + n)
 Nguyên Phân
Nhân lưỡng bội (2n)
Trứng (n)
Tinh tử (n)
Tinh tử (n)
Hợp tử (2n)
Nội nhũ tam bội (3n)
Bài 44 : SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Grap 10: Các kiến thức cơ bản về sinh sản vô tính ở động vật
Là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, từ 1 cá thể tạo ra nhiều cá thể mới giống hệt cá thể ban đâu
Khái niệm
Cơ chế
Quá trình nguyên phân của tế bào
Phân đôi: Cơ thể ban đầu phân chia nhân và phân chia chất nguyên sinh tạo thành 2 cơ thể mới.
Các hình thức
Sinh sản vô tính ở động vật
Nảy chồi: Một phần cơ thể ban đầu lớn nhanh hơn những phần lân cận để trở thành cơ thể mới.
Phân mảnh: Cá thể ban đầu phân thành 2 hay nhiều mảnh gần bằng nhau, mỗi mảnh phát triển thành cơ thể mới.
Trinh sinh (trinh sản): Tế bào trứng không thụ tinh vẫn có thể phát triển thành cơ thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n)
Nuôi mô sống
Ứng dụng
Ghép mô tách rời vào cơ thể 
Nhân bản vô tính 
Grap 11: Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
Hình thức
Đại diện
Đặc điểm
Phân đôi
Động vật đơn bào và giun dẹp
+ Sự phân chia có thể diễn ra theo chiều dọc, chiều ngang hoặc nhiều chiều.
+ Cơ thể mẹ tự co thắt ở giữa rồi tách thành hai phần giống nhau, mỗi phần hình thành cơ thể mới.
+ Sự phân đôi tế bào bao gồm cả chất nguyên sinh và nhân (nhân của cá thể con giữ nguyên bộ NST như cá thể mẹ).
Nảy chồi
Bọt biển và ruột khoang
+ Một phần nhỏ cơ thể mẹ lớn nhanh hơn những vùng lân cận để trở thành cơ thể mới.
+ Cá thể con sẽ tách ra khỏi cơ thể mẹ sống độc lập hay bám vào cơ thể mẹ và tiếp tục sống.
Phân mảnh
Bọt biển và giun dẹp
Cá thể ban đầu có thể phân thành 2 hay nhiều mảnh gần bằng nhau, mỗi mảnh phát triển thành cá thể mới.
Trinh sinh
Chân đốt (ong, kiến, rệp)
+ Tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
+ Sinh sản trinh sinh thường xen kẽ với sinh sản hữu tính
Bài 45 : SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Grap 12: Các kiến thức cơ bản về sinh sản hữu tính ở động vật
Là hình thức sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cá thể mới
Khái niệm
Sự kết hợp của 3 quá trình giảm phân, thụ tinh và nguyên phân 
Cơ sở
Giảm phân hình thành giao tử: giao tử đực là tinh trùng (n), giao tử cái là trứng (n).
Thụ tinh: Tinh trùng (n) + Trứng (n) .
 Hợp tử (2n)
Các giai đoạn
Sinh sản vô tính ở động vật
Phát triển phôi tạo thành cá thể mới
Tự thụ tinh – tự phối: một cá thể có thể tạo ra cả giao tử đực và giao tử cái, các giao tử này thụ tinh với nhau để hình thành hợp tử.
Các hình thức thụ tinh
+ Thụ tinh chéo - giao phối: Cá thể đực tạo ra tinh trùng, cá thể cái tạo ra trứng, hai loại giao tử này kết hợp với nhau tạo thành hợp tử.
+ Có 2 hình thức là: thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
Đẻ trứng 
Các hình thức sinh sản
Đẻ trứng thai (noãn thai sinh) 
Đẻ con (thai sinh)
Grap 13: Quá trình hình thành tinh trùng
4 tinh trùng (n) đều có khả năng thụ tinh
Tế bào sinh dục đực vào thời kì chín (2n)
4 tế bào (n)
 Giảm phân	
3 thể cực (n) bị tiêu biến
Grap 14: Quá trình hình thành trứng
4 tế bào (n)
Tế bào sinh dục cái vào thời kì chín (2n)
 Giảm phân	
1 trứng (n) có khả năng thụ tinh
Grap 15: Phân biệt các hình thức thụ tinh
Tự thụ tinh – Tự phối
Thụ tinh chéo – Giao phối
+ Cùng một cá thể tạo ra cả tinh trùng và trứng, trứng và tinh trùng thụ tinh với nhau tạo thành cá thể mới.
+ Không có sự tái tổ hợp vật chất di truyền
+ Con thường xuất hiện kiểu gen đồng hợp
+ Cá thể đực tạo ra tinh trùng, cá thể cái tạo ra trứng, trứng thụ tinh với tinh trùng tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
+ Có sự tái tổ hợp lại vật chất di truyền.
+ Đời con đa dạng và có tính thích nghi cao
Thụ tinh trong
Thụ tinh ngoài
+ Quá trình thụ tinh diễn ra bên trong cơ thể cái, không phụ thuộc tác nhân môi trường
+ Hiệu suất thụ tinh cao
+ Hiệu suất sinh sản cao
+ Quá trình thụ tinh diễn ra ở ngoài môi trường nên chịu ảnh hưởng của môi trường
+ Hiệu suất thụ tinh thấp
+ Hiệu suất sinh sản thấp
Bài 46 : CƠ CHẾ ĐIỀU HÒ

Tài liệu đính kèm:

  • docsu_dung_phuong_phap_grap_trong_day_hoc_chuong_sinh_san_sinh.doc
  • docphụ lục.doc