SKKN Nâng cao kiến thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh thông qua dạy học bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

SKKN Nâng cao kiến thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh thông qua dạy học bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Trong nhiều năm dạy học ở trường tôi nhận thấy tỉ lệ không nhỏ học sinh phải bỏ học giữa chừng để kết hôn. Có em mới vào học lớp 10, có em lớp 11, thậm chí có em sắp thi tốt nghiệp lớp 12. Dở dang việc học và kết hôn khi chưa đủ tuổi, lại sinh con sớm đem lại nhiều thiệt thòi cho các em. Nguyên nhân dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc đó một phần do gia đình buông lỏng quản lí, do các em chưa nhận thức đúng về tình yêu, yêu sớm, quan hệ tình dục sớm dẫn tới có thai và phải nghỉ học.

 Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 triệu nữ tuổi từ 13 đến 18 có thai, 95% trong số này tập trung ở các quốc gia có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp trong đó có Việt Nam. “Cơn bão” văn hóa phẩm đồi trụy xâm nhập vào Việt Nam nhưng giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, nhiều trẻ bước vào đời sống “chăn gối” trong độ tuổi vị thành niên.

Qua nghiên cứu cho thấy trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm dẫn đến có thai là do thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, không áp dụng hoặc áp dụng không thường xuyên các biện pháp tránh thai. Mặt khác còn do thiếu sự quan tâm và trang bị kiến thức của gia đình, nhà trường. Các phụ huynh còn khá dè dặt trong việc trao đổi với con em mình về sức khỏe sinh sản, đùn đẩy trách nhiệm cho nhà trường. Trong khi đó, chương trình học chính khóa đã quá dày nên việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên ở trường chỉ mang tính phong trào. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên đẩy trẻ vị thành niên vào thế“tự tìm hiểu”.Riêng ở Việt Nam, mỗi năm có từ 1,2 đến 1,4 triệu trường hợp nạo phá thai, trong số này có khoảng 300.000 là nữ thanh niên chưa có gia đình. So với các nước trong khu vực, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ phá thai cao nhất. Điều này không những chỉ tốn kém về kinh tế, vật chất mà còn đem lại những hậu quả nặng nề về mặt sức khoẻ, tinh thần cho trẻ vị thành niên. Hiện tượng xâm hại tình dục trong học đường ngày càng gia tăng do kiến thức hạn chế, thiếu ý thức phòng chống. Chính vì vậy, giáo dục sức khoẻ vị thành niên, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản và ý thức phòng chống các hiện tượng xâm hại tình dục đang trở nên phổ biến hiện nay, phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân và chiến lược xây dựng con người mới, xã hội mới của quốc gia.

 

doc 25 trang thuychi01 7335
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao kiến thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh thông qua dạy học bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1- Mở đầu................................................Trang 1
1.1.Lí do chọn đề tài........................ 1
1.2 Mục đích nghiên cứu................. 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu.................. 2
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm...........................................................2
2- Nội dung sáng kiến kinh nghiệm..................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận...............................3
2.2.Thực trạng của vấn đề.................................................................3
2.3. Các biện pháp tổ chức thực hiện................... 5
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm........................................................... 20 
3-  Kết luận, kiến nghị.................................... 20
3.1. Kết luận ...........................20
3.2. Kiến nghị ........................ 20
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong nhiều năm dạy học ở trường tôi nhận thấy tỉ lệ không  nhỏ học sinh phải bỏ học giữa chừng để kết hôn. Có em mới vào học lớp 10, có em lớp 11, thậm chí có em sắp thi tốt nghiệp lớp 12. Dở dang việc học và kết hôn khi chưa đủ tuổi, lại sinh con sớm đem lại nhiều thiệt thòi cho các em. Nguyên nhân dẫn tới những hệ lụy đáng tiếc đó một phần do gia đình buông lỏng quản lí, do các em chưa nhận thức đúng về tình yêu, yêu sớm, quan hệ tình dục sớm dẫn tới có thai và phải nghỉ học.
	Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 triệu nữ tuổi từ 13 đến 18 có thai, 95% trong số này tập trung ở các quốc gia có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp trong đó có Việt Nam. “Cơn bão” văn hóa phẩm đồi trụy xâm nhập vào Việt Nam nhưng giới trẻ chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về giới tính, nhiều trẻ bước vào đời sống “chăn gối” trong độ tuổi vị thành niên. 
Qua nghiên cứu cho thấy trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm dẫn đến có thai là do thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản, không áp dụng hoặc áp dụng không thường xuyên các biện pháp tránh thai. Mặt khác còn do thiếu sự quan tâm và trang bị kiến thức của gia đình, nhà trường. Các phụ huynh còn khá dè dặt trong việc trao đổi với con em mình về sức khỏe sinh sản, đùn đẩy trách nhiệm cho nhà trường. Trong khi đó, chương trình học chính khóa đã quá dày nên việc giáo dục chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên ở trường chỉ mang tính phong trào. Những nguyên nhân khách quan và chủ quan nói trên đẩy trẻ vị thành niên vào thế“tự tìm hiểu”.Riêng ở Việt Nam, mỗi năm có từ 1,2 đến 1,4 triệu trường hợp nạo phá thai, trong số này có khoảng 300.000 là nữ thanh niên chưa có gia đình. So với  các nước trong khu vực, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ phá thai cao nhất. Điều này không những chỉ tốn kém về kinh tế, vật chất mà còn đem lại những hậu quả nặng nề về mặt sức khoẻ, tinh thần cho trẻ vị thành niên. Hiện tượng xâm hại tình dục trong học đường ngày càng gia tăng do kiến thức hạn chế, thiếu ý thức phòng chống. Chính vì vậy, giáo dục sức khoẻ vị thành niên, đặc biệt là sức khoẻ sinh sản giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản và ý thức phòng chống các hiện tượng xâm hại tình dục đang trở nên phổ biến hiện nay, phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân và chiến lược xây dựng con người mới, xã hội mới của quốc gia. 
Sinh học là một trong những môn học có đầy đủ chức năng nhiệm vụ trong việc cung cấp cho học sinh các kiến thức đó. Giúp các em trang bị những kĩ năng cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân, nhận thức được hậu quả từ đó có ý thức, bản lĩnh kiềm chế, vượt qua những cám dỗ. 
	Nhận thức được tầm quan trọng vấn đề này, nhiều năm qua trong thực tiễn giảng dạy đứng lớp, ở những bài học có liên quan, tôi thường xuyên tích hợp lồng ghép các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản, về bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh, đặc biệt là học sinh nữ.
Vì thế tôi quyết định chọn đề tài "Nâng cao kiến thức giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh  thông qua dạy học bài 47 “Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người ” Sinh học 11 cơ bản nhằm góp phần phòng chống xâm hại tình dục học đường.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Sức khỏe sinh sản vị thành niên là một vấn đề rất rộng, nhiều và khó. Ở đây tôi chỉ đề cập đến một phần nhỏ của vấn đề nhằm giúp các em tăng thêm kiến thức và sự hiểu biết để ngay bản thân các em có một ý thức  bảo vệ sức khỏe và phòng tránh tốt nhất cũng như tuyên truyền cho người thân và cộng đồng xung quanh mình. Để xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh, an toàn cho bản thân và xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Vấn đề giáo dục giới tính  trong bài 47  - Sinh đẻ có kế hoạch ở người- sinh học lớp 11 THPT. 
- Học sinh lớp 11 trường THPT4 Thọ Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	Trên cơ sở vấn đề đạt ra tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng lí thuyết. 
 + Nghiên cứu tài liệu về vấn đề dạy học tích hợp.
 +  Nghiên cứu cấu trúc, nội dung bài 11.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
	Sử dụng phương pháp thống kê toán học để thống kê, xử lí, đánh giá kết quả thu được.
1.5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
 Đề tài về giáo dục sức khỏe sinh sản không mới, tuy nhiên vấn đề này chưa bao giờ là cũ, đặc biệt trong những năm qua nạn phá thai, xâm hại tình dục đang ngày càng ở mức độ báo động.
Trong sáng kiến kinh nghiệm của mình tôi muốn trọng tâm nêu ra biện pháp phòng chống như thế nào để phù hợp nhất với tâm lý lứa tuổi học đường. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
Theo Tổ chức y tế thế giới, vị thành niên nằm trong độ tuổi từ 10-19, ở một số nước vị thành niên là những người từ 13-20 hoặc từ 15-24 tuổi. Trẻ em bước vào tuổi vị thành niên bằng những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì đối với nữ được tính từ khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên (khoảng 13 -14 tuổi), còn đối với nam kể từ khi xuất tinh lần đầu tiên (khoảng 14 - 15 tuổi). Tuổi dậy thì còn tuỳ thuộc vào dân tộc (châu Á sớm hơn châu Âu), nơi sinh sống (thành thị sớm hơn nông thôn), mức sống (bây giờ sớm hơn trước đây). Các nhà Dân số học cho biết, ngày nay đối với toàn thế giới tuổi dậy thì đến sớm hơn nhiều: Nữ lên 10, nam 12 - 13, trường hợp cá biệt có thể đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường. 
Tuổi dậy thì là tuổi có khả năng sinh sản, nhưng cơ thể các em vẫn ở vào tuổi vị thành niên nghĩa là chưa chín muồi về sinh dục, chưa ổn định về mặt tâm sinh lý và chưa thể làm cha, làm mẹ được. Vì vậy chúng ta phải giáo dục sức khoẻ sinh sản, tạo điều kiện cho các em vị thành niên qua được giai đoạn khủng hoảng của tuổi dậy thì để trở thành người lớn thực sự. 
Bước vào tuổi dậy thì, tuyến yên tiết ra những lượng lớn hormone FSH
(follicle stimulating hormone) và hormone LH (lutein hormone) có tác dụng kích thích hoạt động của buồng trứng (nếu là nữ), tinh hoàn (nếu là nam). Khi nhận được lệnh của tuyến yên, buồng trứng của nữ giới tăng cường sản xuất 2 hormone là estrogen và progesteron, còn tinh hoàn của nam giới sẽ sản xuất hoocmon testosterone. Các hormone này khiến cho cơ thể có những biến đổi sinh học cả bên trong và bên ngoài thật kỳ diệu: biến đổi nhanh về vóc dáng cơ thể, cơ quan sinh dục phát triển, các đặc điểm giới tính khác như lông, râu, ngực trở nên rõ rệt, các em gái bắt đầu có kinh nguyệt, em trai có hiện tượng xuất tinh. Sự phát triển về sinh lý các em dẫn đến những biến đổi tâm lí phức tạp, xuất hiện những ham muốn mà nếu không có sự giáo dục, trang bị kiến thức sớm về sức khỏe sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
	Vì vậy tôi xây dựng đề tài này nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về sức khỏe sinh sản và có ý thức xây dựng cuộc sống khỏe mạnh cho bản thân mà cả cộng đồng. 
2.2. Thực trạng vấn đề
2.2.1. Khái quát về tình hình nạo phá thai hiện nay
Tình hình nạo phá thai trên thế giới đang rất báo động. Tổ chức WHO đã thống kê, thế giới có gần 60 triệu ca phá thai. Nhưng trong đó, có hơn 17,1 triệu ca phá thai không an toàn, tự ý dùng thuốc hoặc người hỗ trợ phái thai thiếu kĩ thuật. Ở Châu Phi có 3/4 số ca phá thai không an toàn, có không ít những trường hợp phụ nữ chết trong khi phá thai.
Thống kê từ Bệnh viện Từ Dũ, 6 tháng đầu năm 2017, bệnh viện có 14.159 ca đến bỏ thai. Trong số này, phá thai ở trẻ vị thành niên chiếm hơn 1.000 ca. Trung b́nh một ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 80 ca đến nạo, phá thai. Tại Bệnh viện Hùng Vương có 7.143 phụ nữ phá thai. Trung bình một ngày bệnh viện tiếp nhận từ 60 - 70 ca. Cứ 5 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì có 2 
người từng phá thai ít nhất một lần. Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ phá thai cao nhất thế giới.
Tình trạng giới trẻ quan hệ tình dục càng ngày càng trẻ hóa và gia tăng trong khi kiến thức về sức khỏe sinh sản còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là các chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, giới tính trong nhà trường không đủ cung cấp thông tin một cách toàn diện.
2.2.2. Hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản vị thành niên
	Vấn đề kết hôn sớm khi còn đang học, nạn phá thai vị thành niên, hậu quả của mang thai sớm đang là vấn đề rất quan trọng đối với toàn xã hội cũng như là vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục. Tuy nhiên sự hiểu biết của các em  còn rất hạn chế.  Nhiều em bị dụ dỗ quan hệ tình dục sớm, bị đe dọa nên không dám báo người thân, nhiều em nữ mang thai mà bản thân và gia đình không biết. Để lại hậu quả nặng nề thêm cho nhiều em học sinh và nhiều gia đình.
	Một mặt do nhận thức của các em còn thiếu nên dễ bị các đối tượng lợi dụng cho tiền bạc đồ ăn cộng thêm thói đua đòi bắt trước tập yêu sớm và thể hiện mình là người lớn. Nhất là học sinh THPT khi các em đang bước vào giai đoạn phát triển tâm lí phức tạp dở con nít dở người lớn. Nhiều em chưa biết trân trọng sức khỏe của chính bản thân mình cũng như không lường hết được hậu quả để lại do quan hệ tình dục sớm. Rồi những căn bệnh hiểm nghèo, những căn bệnh về đường tình dục một phần xuất phát từ xâm hại tình dục và quan hệ tình dục không an toàn.
	Để  tìm hiểu sự hiểu biết của học sinh về sức khỏe sinh sản, về sự xâm hại tình dục. Tôi đã tiến hành một bảng khảo sát ở các lớp 11 tôi dạy và thu được kết quả như sau:
TT
Nội dung
Số lượng HS
Mức độ nhận thức
Biết
Không biết
1
Cấu tạo bộ phận sinh dục
100
30%
70%
2
Các biện pháp tránh thai
100
15%
85%
3
Tình dục an toàn
100
10%
90%
4
Kế hoạch hóa gia đình
100
10%
90%
5
Hậu quả của phá thai
100
15%
85%
6
Các bệnh tật lây qua đường tình dục
100
10%
90%
7
Hậu quả của mang thai sớm
100
30%
70%
8
Hậu quả của kết hôn sớm
100
25%
75%
9
Vệ sinh phòng tránh bệnh tật
100
8%
92%
10
Các biện pháp phòng chống xâm hại tình dục
100
25%
75%
Từ  kết quả trên cho ta thấy được sự hiểu biết của học sinh đang còn thiếu, yếu. Vì thế nên tôi xây dựng đề tài này nhằm giúp các em nâng cao kiến thức cũng như  tuyên truyền cho cộng đồng xung quanh. Mục đích cuối cùng là chúng ta có một kiến thức về sinh sản thật tốt. Đừng để xảy ra những hậu quả đáng tiếc vì thiếu hiểu biết.
2.3. Các biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện
2.3.1.  Vấn đề sức khỏe sinh sản trong bài 47 “Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người ”
Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy bài 47 sinh học 11 cơ bản đã đề cập một phần về sinh sản. Nhưng với nội dung còn đơn giản và ngắn gọn, chung chung. Cụ thể là bài học mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái niệm, biện pháp, hình ảnh minh họa còn đơn giản về sinh đẻ có kế hoạch. Chính vì vậy tôi đã xây dựng một giáo án theo tinh thần đổi mới, phát huy được hoạt động học của học sinh, hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những vấn đề có liên quan đến bài học và liên hệ thực tế.
2.3.2 Giáo án vận dụng
Chương IV: Sinh Sản
 Tiết 49: Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC  
Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức
- Nắm được cấu tạo cơ quan sinh dục ở người .
- Hiểu rõ được các biện pháp tránh thai.
- Biết được các nguy cơ, hậu quả phá thai.
- Biết cách bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.
- Biết cách phòng chống xâm hại tình dục học đường.
2. Kĩ năng
- Học sinh có được các kĩ năng cơ bản như: Quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Học sinh có kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề.
3. Thái độ
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc.
- Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng và chính mình.
- Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại tình dục học đường.
4. Năng lực
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, tự học.
	- Năng lực chuyên biệt:
+ Khả năng quan sát và chỉ ra những bệnh ung thư phổ biến, các nguyên nhân chính gây ung thư.
+ Khả năng làm việc theo nhóm: Sử dụng tranh ảnh.
+ Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động qua lại giữa các nội dung trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Kế hoạch dạy học, bài giảng powerpoint 
- Máy tính, máy chiếu, tranh ảnh minh họa...
2. Học liệu
- Kiến thức từ các nguồn tư liệu: SGK, sách giáo viên, sách tham khảo, internet..., các tài liệu trong môn sinh học.
- Tham khảo tài liệu trên các trang:
+ Violet.vn - Thư viện trực tuyến.
+ news.zing.vn › Sức khỏe.
+ wwwblogsinhhoc.com. .....
3. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Cách một tuần tôi đã giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị kiến thức cho nội dung bài học 47. Tôi đã đưa trước các bài tập và tình huống, giao nhiệm vụ cho các nhóm để các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài học.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu vấn đề, thuyết trình.
- Dạy học tích cực: Hoạt động nhóm, kĩ thuật động não.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
 Ở mục I- Điều khiển sinh sản ở động vật, trong bài 47 này tôi không đưa vào trong giáo án.
A. Hoạt động khởi động
Tiết 49: Bài 47:  Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
Khởi động, tạo tình huống học tập để giới thiệu bài học
1. Mục tiêu: 
       Khởi động bài học bằng hình ảnh tư liệu có liên quan, sau đó dẫn dắt vào bài, xác định trọng tâm, yêu cầu của bài học.
2. Phương thức: 
 	- Tạo tình huống giới thiệu bài học và chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến cơ quan sinh dục ở người, biện pháp tránh thai và biện pháp bảo về sức khỏe sinh sản, sau đó yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thảo luận một số câu hỏi.
Những hình ảnh dưới đây cho biết:  
a. Chúng ta đang nói đến cấu tạo bộ phận nào trong cơ thể người? 
b. Để chủ động sinh con theo ý muốn cần có biện pháp gì ? 
c. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại tình dục ?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.  
- Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời, đánh giá hoạt động của HS và chốt ý.
3. Gợi ý sản phẩm:
 Những hình ảnh dưới đây cho biết chúng ta đang nói đến 
a. Cấu tạo cơ quan sinh dục ở người: Hình 1: Cấu tạo bên trong bộ phận sinh dục nữ, Hình 2: Cấu tạo bên trong bộ phận sinh dục nam.
b. Để chủ động sinh con theo ý muốn cần có biện pháp tránh thai: 
Hình 3: Bao cao su, Hình 4: Thuốc tránh thai.  
c. Các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng chống xâm hại tình dục: 
Hình 5:  Không yêu sớm khi còn là học sinh. Hình 6: Nói không với quan hệ tình dục. Hình 7: Hãy bảo vệ và phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em.
GV dẫn dắt vào nội dung bài học: 
 Sức khỏe sinh sản là một trong những vấn đề rất quan trọng, nó liên quan đến sự tồn vong của giống loài cũng như vấn đề tâm sinh lí. Vậy làm thế nào để chúng ta có một sức khỏe tốt nhất, một cuộc sống an toàn, khỏe mạnh cho bản thân và cộng đồng thì bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải đáp. 
                                Hình 1                                      Hình 2
​      
          Hình 3                                     Hình 4
                 Hình 5             Hình 6 Hình 7
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu về cấu tạo cơ quan sinh dục bên trong
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
1. Mục tiêu:  
Yêu cầu HS nắm và hiểu được: 
+  Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục nữ.
+  Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục nam.
2. Phương thức: 
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập :
GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến cấu tạo cơ quan sinh dục sau đó yêu cầu HS quan sát các hình ảnh và thảo luận một số câu hỏi dưới đây:
a. Cơ quan sinh dục nữ bên trong gồm những bộ phận nào?
b. Cơ quan sinh dục nam bên trong gồm những bộ phận nào?
- Tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình ảnh, lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ độc lập.
- Báo cáo sản phẩm: HS trả lời câu hỏi.  
- Nhận xét, đánh giá: GV yêu cầu HS khác nhận xét câu trả lời, đánh giá hoạt động của HS và chuẩn hóa kiến thức.
I- CẤU TẠO BÊN TRONG CƠ QUAN SINH DỤC
1.1. Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục nữ.
1.2.Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục nam.
Dự kiến sản phẩm
I- Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục.
1.1. Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục nữ.
 Gồm: Môi bé, âm đạo, tử cung, vòi trứng, buồng trứng...
1.2. Cấu tạo bên trong cơ quan sinh dục nam.
 Gồm dương vật, tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh....                                              	Hoạt động 2. Tìm hiểu về sinh đẻ có kế hoạch ở người
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
1. Mục tiêu:   
+ Học sinh hiểu được sinh đẻ có kế hoạch là gì.
+ Học sinh phân biệt được các biện pháp tránh thai và tác dụng của các biện pháp đó.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe sinh sản cũng như bảo vệ chính cuộc sống của bản thân và cộng đồng.
+  Xây dựng cho các em có ý thức đấu tranh, lên tiếng, bài trừ các hành động cố ý gây ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản con người. 
+  Giúp các em thức tỉnh, giác ngộ ra hậu quả của nạo phá thai do quan hệ tình dục sớm và một phần do thói quen sinh hoạt tình dục bừa bãi, đua đòi yêu sớm.
2. Phương thức: làm việc cặp đôi, nhóm
- Chuyển giao nhiệm vụ: Tôi chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Những nhiệm vụ này được tôi giao trước đó để học sinh có một quá trình chuẩn bị chu đáo nhất.
Nhóm 1: T́ìm hiểu sinh đẻ có kế hoạch ở người
a. Sinh đẻ có kế hoạch là ǵì?
b. V́ì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
c. Hậu quả của sinh đẻ nhiều con?
Nhóm 2: T́ìm hiểu các biện pháp tránh thai
a. Mục đích của các biện pháp tránh thai là gì?
b. Quan sát bảng 47 sgk hãy: 
- Kể tên các biện pháp tránh thai tạm thời và vĩnh viễn. 
- Cơ chế tác dụng tránh thai ?
- Hiệu quả của các biện pháp đó?
c. Kể tên các biện pháp tránh thai đang được sử dụng rộng rãi và hiệu quả tránh thai cao?
Nhóm 3: T́ìm hiểu nguyên nhân và hậu quả phá thai
a. Quan sát bảng số liệu và hình ảnh các cơ sở phá phai tại Việt Nam  em có suy nghĩ gì? 
b. Hãy kể tên các nguyên nhân phá thai khách quan và chủ quan? 
c. Hãy nêu các hậu quả do phá thai?
- Sau khi chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: 
 Cung cấp các tài liệu, các trang web liên quan cho các em tìm hiểu, hướng dẫn các em tìm kiếm, xử lí thông tin.
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: Chuẩn bị tốt nội dung các bài thuyết trình của nhóm mình trên Pown point.
* Trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ, giáo viên cần:
- Thường xuyên kiểm tra nhắc nhở và trợ giúp các em khi cần thiết.
- Hướng dẫn học sinh các kĩ năng Word, Powerpoint.
- Cung cấp các tài liệu tham khảo, các địa chỉ trang web tin cậy để các em chủ động tìm kiếm thông tin:
https://vi.wikipedia.org/wiki/kế-hoạch-hóa-gia-đình.
Công bố các tiêu chí đánh giá sản phẩm, đánh giá nhóm, từng các nhân.
CÁC NHÓM BÁO CÁO SẢN PHẨM
1. Mục tiêu: Các nhóm báo cáo sản phẩm đã được GV giao nhiệm vụ.
2. Phương thức: 
- Mỗi nhóm báo cáo tối đa trong 4 phút bằng sản phẩm Powerpoint.
- Các nhóm khác lắng nghe, sau đó các nhóm sẽ thảo luận, nhận xét, bổ sung cho mỗi sản phẩm.
- Giáo viên nhận xét, góp ý và rút kinh nghiệm cho từng nhóm.
- Giáo viên cho điểm từng nhóm và cho điểm cá nhân theo các tiêu chí đã công bố từ trước.
II- SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
2.1.Khái niệm
2.2. Các biện pháp tránh thai.
2.3. Hậu quả của phá thai
Dự kiến sản phẩm 
II.  SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
Nhóm 1: sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_kien_thuc_giao_duc_suc_khoe_sinh_san_cho_hoc_s.doc