Sử dụng bài tập thực nghiệm có hình vẽ để nâng cao hiệu quả dạy học chương V nhóm Halogen (sgk – 10CB)
Để đào tạo một con người năng động và sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội cần đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học. Trên thực tế, trong các tiết dạy học giáo viên chủ yếu vẫn sử dụng theo phương pháp phổ biến là độc thoại năng nề về lí thuyết, xem nhẹ về thực hành. Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực còn ít, nên khả năng chủ động của học sinh còn hạn chế. Trong quá trình tìm kiếm các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh nhiều giáo viên đã sử dụng sơ đồ, hình vẽ như một công cụ hỗ trợ hiệu quả khi dạy học. Bài tập hóa học có sử dụng sơ đồ, hình vẽ là một trong những công cụ góp phần hình thành, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát triển tự duy độc lập cho học sinh, đó cũng là một công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu môn học.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học đặc thù của bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học ở trường THPT nên tôi đã chọn vấn đề “SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM CÓ HÌNH VẼ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHƯƠNG V NHÓM HALOGEN (SGK – 10CB)” làm đề tài nguyên cứu.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT THƯỜNG XUÂN 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM CÓ HÌNH VẼ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHƯƠNG V NHÓM HALOGEN (SGK – 10CB) Người thực hiện: Lê Thị Minh Huệ Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh vực: Hóa học. THANH HOÁ NĂM 2018 I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Để đào tạo một con người năng động và sáng tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế -xã hội cần đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người học. Trên thực tế, trong các tiết dạy học giáo viên chủ yếu vẫn sử dụng theo phương pháp phổ biến là độc thoại năng nề về lí thuyết, xem nhẹ về thực hành. Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực còn ít, nên khả năng chủ động của học sinh còn hạn chế. Trong quá trình tìm kiếm các phương pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh nhiều giáo viên đã sử dụng sơ đồ, hình vẽ như một công cụ hỗ trợ hiệu quả khi dạy học. Bài tập hóa học có sử dụng sơ đồ, hình vẽ là một trong những công cụ góp phần hình thành, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát triển tự duy độc lập cho học sinh, đó cũng là một công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu môn học. Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học đặc thù của bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy – học ở trường THPT nên tôi đã chọn vấn đề “SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC NGHIỆM CÓ HÌNH VẼ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC CHƯƠNG V NHÓM HALOGEN (SGK – 10CB)” làm đề tài nguyên cứu. 2. Mục đích nguyên cứu, - Đề xuất việc sử dụng thêm một số bài tập có sử dụng hình vẽ trong các tiết dạy bài mới, các tiết luyện tập, các tiết thực hành ở chương V: Nhóm Halogen – SGK Hóa học 10 cơ bản nhằm tạo sự hứng thú và phát huy tính tự giác, tích cực trong học tập của học sinh. - Bản thân có cơ hội nguyên cứu, tìm hiểu và vận dụng ý tưởng đó vào công tác giảng dạy của bản thân sau này. 3. Đối tượng nguyên cứu. -Bài tập thực nghiệm liên quan đến kiến thức chương Halogen (SGK, Hóa học 10CB). - Các hình vẽ có thể sử dụng để xây dựng bài tập thực nghiệm chương Halogen 4. Phương pháp nguyên cứu - Trên cơ sở nắm vững lí thuyết trọng tâm chương V: Nhóm Halogen (SGK – Hóa học 10CB) và nguyên cứu các bài tập, các câu hỏi xuất hiện trong đề thi THPT quốc gia một số năm gần đây, đề thi chọn HSG cấp tỉnh có liên quan đến kiến thức về chương V: Nhóm Halogen (SGK – Hóa học 10CB). - Đề xuất việc sử dụng một số bài tập có sử dụng hình vẽ trong dạy học bài mới, bài luyện tập, bài thực hành ở chương V (SGK – Hóa học 10CB). - Tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng học sinh. - Tiến hành kiểm tra, thu thập và xử lí số liệu để rút ra tính khả thi về hiệu quả của đề tài. 5. Những điểm mới của sang kiến kinh nghiệm. - Xây dựng được một số các bài tập thực nghiệm có sử dụng hình vẽ ở chương nhóm halogen (SGK – Hóa học 10CB) nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức của chương, rèn luyện kĩ năng thực hành và kĩ năng giải quyết các bài tập thực nghiệm liên quan đến chương Halogen. - Dự đoán được các khó khăn và vướng mắc của học sinh khi giải quyết các bài tập thực nghiệm liên quan đến kiến thức chương Halogen. II. NỘI DUNG SKKN 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 1.1. Khái niệm bài tập Hóa học: Chủ yếu được sử dụng theo quan niệm: Bài tập Hóa học gồm bài toán hay câu hỏi, là phương tiện cực kỳ quan trọng để phát triển tư duy học sinh. Người ta thường lựa chọn những bài toán và câu hỏi đưa vào một bài tập là có tính toán đến một mục đích dạy học nhất định, là nắm vững hay hoàn thiện một dạng tri thức hay kỹ năng nào đó. Việc hoàn thành và phát triển kỹ năng giải các bài toán Hóa học cho phép thực hiện những mối liên hệ qua lại giữa các tri thức thuộc cùng một trình độ của cùng một năm học và thuộc những trình độ khác nhau của những năm học khác nhau cũng như giữa tri thức và kỹ năng. 1.2. Tác dụng của bài tập Hóa học a. Tác dụng trí dục - Bài tập hóa học giúp học sinh hiểu sâu, hiểu chính xác và biết vận dụng các kiến thức đã học. - Bài tập hóa học đào sâu, mở rộng sự hiểu biết cho học sinh một cách phong phú, sinh động mà không làm nặng nề thêm lượng kiến thức đã qui định trong chương trình sách giáo khoa. - Bài tập hóa học có tác dụng củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên và hệ thống hóa các kiến thức đã học. - Bài tập hóa học giúp học sinh thương xuyên được rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết về hóa học. - Bài tập hóa học tạo điều kiện phát triển tư duy vì khi giải bài tập hóa học, học sinh phải sử dụng thường xuyên những thao tác như: phân tích, tổng hợp, so sánh b. Tác dụng đức dục: Bài tập hóa học có tác dụng giáo dục đạo đức tư tưởng vì khi giải bài tập hóa học, học sinh được rèn luyện về tính kiên nhẫn, tính trung thực trong lao động học tập, tính độc lập, sáng tạo khi xử trí các vấn đề xảy ra. Mặt khác, việc tự mình giải các bài tập hóa học còn giúp cho học sinh rèn luyện tinh thần kỉ luật, biết tự kiềm chế, có cách suy nghĩ và trình bày chính xác, khoa học, nâng cao lòng yêu thích bộ môn hóa học. c. Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp Những vấn đề thực tế, những số liệu kĩ thuật của sản xuất hóa học được thể hiện trong nội dung của bài tập hóa học giúp học sinh hiểu kĩ hơn các nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp như nguyên tắc ngược dòng, tận dụng nhiệt phản ứng nhờ bộ phận trao đổi nhiệt, nguyên tắc chu trình kín, tăng diện tích tiếp xúc, gắn kiến thức lí thuyết mà học sinh học được trong nhà trường với thực tế sản xuất gây cho học sinh nhiều hứng thú, có tác dụng hướng nghiệp mà không làm cho chương trình chính khóa thêm nặng nề hơn. 1.3. Phân loại bài tập hóa học: Có nhiều cách để phân loại bài tập Hóa học, sau đây tôi chỉ xin giới thiệu một số cách phân loại phổ biến hay dùng: - Dựa vào tính chất của bài tập: có thể chia ra bài tập định tính và bài tập định lượng. - Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập: có thể chia ra bài tập lí thuyết và bài tập thực nghiệm. - Dựa vào mức độ đơn giản hay phức tạp: có thể chia ra bài tập cơ bản và bài tập tổng hợp. Nếu dựa vào đồng thời cả ba cơ sở phân loại trên đây thì bài tập hóa học ở trường phổ thông chủ yếu gồm các loại sau đây: Bài tập định tính: bài tập lí thuyết, bài tập thực nghiệm. Bài tập định lượng: bài toán hóa học, bài tập thực nghiệm định lượng. Bài tập tổng hợp (có nội dung chứa các loại bài tập trên). 1.4. Sử dụng bài tập có hình vẽ trong dạy học hóa học. Giáo viên có thể sử dụng hình vẽ để xây dựng dạng bài tập lí thuyết, bài tập thực nghiệm hay bài tập tổng hợp và sử dụng các dạng bài tập này để tổ chức hoạt động học tập, giúp học sinh phát triển năng lực quan sát, tư duy khái quát, khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức, . Tùy theo mục đích đặt ra mà giáo viên có thể đưa bà tập có sử dụng hình vẽ theo các cách sau: - Sử dụng hình vẽ có đủ nội dung, thông tin để xây dựng nên bài tập và tổ chức cho học sinh quan sát hiểu nội dung kiến thức, kĩ năng cần thu nhận. - Sử dụng hình vẽ chưa đủ nội dung, thông tin để xây dựng nên bài tập và tổ chức cho học sinh bổ sung các nội dung còn khuyết, nhờ đó giáo viên có thể giúp học sinh ôn tập, kiểm tra kiến thức, kĩ năng thực hành; kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức khái quát. - Sử dụng hình vẽ để tổ chức cho học sinh đề xuất, thiết kế, cải tiến dụng cụ thí nghiệm, thiết lập sơ đồ sản xuất, điều chế các chất 2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. a. Thực trạng về chương trình. Hệ thống bài tập thực nghiệm trong SGK lớp 10 nói riêng và chương trình THPT nói chung còn rất ít, đặc biệt bài tập bằng hình vẽ mô phỏng chỉ xuất hiện trong bài mới ở phần điều chế và một số ít trong bài thực hành. Giáo viên muốn xây dựng được những dạng bài này thì cần có kiến thức về tin học, hiểu biết về các phần mềm dạy học như: Crocodile Chemistry, nên nhiều giáo viên thấy khó khăn sử dụng bài tập bằng hình vẽ. b.Thực trạng về giáo viên Các bài tập có sử dụng hình vẽ thường được các giáo viên ít để ý, thậm chí ngay cả những hình vẽ có sẵn trong sách giáo nhiều giáo viên cũng chưa sử dụng hết được vai trò của nó. Bởi lẽ, trong các đề thi THPT Quốc gia, đề thi học sinh giỏi các câu hỏi có chứa đựng nội dung thông tin liên quan tới hình vẽ được sử dụng ít nên giáo viên thấy loại bài tập này không giúp gì nhiều cho học sinh trong các kì thi. c. Thực trạng về học sinh. Trường THPT Thường Xuân 2 nằm trên địa bàn xã Luận Thành – huyện Thường Xuân, là một trong những huyện thuộc khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Với trên 80% học sinh học trong trường là con em các dân tộc (Thái, Mường), điều kiện kinh tế gia đình còn khó khăn, nhà ở cách xa trường, đường đi đến trường không thuận lợi (phải qua suối,qua khe, nhiều dốc cao), nhiều em phải ra thị trấn ở trọ, thiếu sự quan tâm, kèm cặp của gia đình điều đó ảnh hưởng xấu việc học tập của các em. Đối tượng học sinh tại trường THPT Thường Xuân 2 nhìn chung nhận thức còn chậm so với học sinh ở nhiều trường lân cận như: Cầm Bá Thước, Lê Lợi, Lê Lai, Lê Hoàn, ... . Điểm đầu vào đa số còn thấp, một số học sinh còn chưa biết viết đúng công thức hóa học, chưa tự hoàn thành được một phương trình hóa học, việc sử dụng một số biểu thức hóa học đơn giản để tính số mol, tính khối lượng, ... chưa thành thạo nên việc áp dụng lí thuyết để giải quyết một số bài tập hóa học còn đang gặp một số vấn đề khó khăn. Mặt khác, kĩ năng thực hành thí nghiệm của các em còn rất kém nên các em thấy nhiều khó khăn vướng mắc khi giả quyết các bài tập mang tính thực nghiệm, các em chưa tích cực và ít có hứng thú đối với bộ môn Hóa học. 3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài. 3.1. Nội dung. a. Sử dụng hình vẽ có đủ nội dung, thông tin để xây dựng bài tập. Với loại bài tập này học sinh chỉ cần quan sát kĩ thông tin có sẵn trên hình vẽ và kết hợp với những kiến thức đã được học thì sẽ trả lời được những câu hỏi đặt ra. Thông qua dạng bài tập này giáo viên có thể củng cố kiến thức cho học sinh, đồng thời rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải quyết các bài tập thực nghiệm. Bài tập 1: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. Bông tẩm xút Dd H2SO4 đặc (Bình 3) Dd NaCl bão hòa (Bình 2) Bình 1 Hãy quan sát hình vẽ và cho biết: a. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế khí clo ta có thể sử dụng hóa chất nào? Viết phương trình hóa học minh họa cho phản ứng xảy ra. b. Khí clo sau khi ra khỏi bình (1) thường có lẫn tạp chất gì? c. Vai trò của dd NaCl bão hòa và dd H2SO4 đặc trong quá trình trên là gì? d. Vai trò của bông tẩm xút? Phạm vi sử dụng: Có thể sử dụng - Bài 22: Clo (SGK Hóa học 10 CB) – truyền thụ kiến thức mới phần điều chế, thu khí clo trong phòng thí nghiệm. Mục đích - Học sinh nắm nguyên tắc điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm. - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, thao tác tiến hành thí nghiệm. - Nắm được vai trò của tứng hóa chất và dụng cụ trong quá trình điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Kết quả Dự đoán khó khăn, vướng mắc học sinh sẽ gặp phải: HS có thể gặp một số khó khăn khi trả lời các câu hỏi a, b, c vì không nắm được: - Dung dịch HCl đặc dễ bay hơi. - Sản phẩm của phản ứng giữa HCl đặc và MnO2 có hơi nước. Không trả lời được khí clo sinh ra có lẫn tạp chất gì? - Biết được vai trò của H2SO4 là loại bỏ hơi nước, nhưng không biết được vai trò của NaCl (bão hòa) là để loại bỏ tạp chất NaCl. -Biết Cl2 là một chất khí độc, nhưng chưa dự đoán được vai trò của NaOH. Tổ chức hoạt động - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ ( gồm 4 - 5 HS). - GV giao bài tập cho HS dưới dạng phiếu học tập. - HS phân công, thảo luận, trình bày kết quả vào phiếu học tập trong thời gian 3 phút. - Đại diện của 1 nhóm HS trình bày kết quả, các nhóm còn lại theo dõi để nhận xét và bổ sung. - GV nhận xét và đánh giá kết quả đúng sai. a. Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách cho axit clohiđric đặc tác dụng với các chất oxi hóa mạnh như manganđioxit rắn (MnO2), kali pemanganat rắn (KMnO4), VD: 4HClđặc + MnO2 MnCl2 + Cl2 +2H2O. b. Khí clo sau khi ra khỏi bình 1 thường có lẫn tạp chất khí hiđroclorua và hơi nước. c. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa là loại tạp chất khí hiđroclorua, của H2SO4 đặc là loại tạp chất hơi nước. d. Vai trò của bông tẩm xút là ngăn không cho khí clo (khí độc) thoát ra gây ôi nhiễm môi trường xung quanh và gây nguy hiểm cho người tiến hành thí nghiệm. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O Bài tập 2: Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm về mức độ hoạt động hoá học giữa clo, brom, iot. Hãy quan sát hình vẽ và cho biết: a. Hiện tượng xảy trong ống thủy tinh nằm ngang và trong ống nghiệm chứa dung dịch hồ tinh bột? b. Nhận xét và rút ra kết luận về tính oxi hóa của clo, brom, iot? c. Vai trò của dung dịch NaOH đặc trong thí nghiệm trên? Phạm vi sử dụng: Có thể sử dụng: - Bài 25: Flo – brom - iot (SGK Hóa học 10 CB) - nhằm củng cố kiến thức. - Bài 28: Bài thực hành số 3 (SGK Hóa học 10 CB) – xem như là bài tập vận dụng sau khi tiến hành các thí nghiệm thực hành. Mục đích - Học sinh nắm được tính chất hóa học chung của các đơn chất Halogen là tính oxi hóa mạnh và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot. - Nắm được vấn đề: Halogen có tính oxi hóa mạnh hơn có khả năng đẩy halogen có tính oxi yếu hơn ra khỏi muối. - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, thao tác tiến hành thí nghiệm. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Kết quả GV cần lưu ý cho học sinh các vấn đề - Iot dễ bị thăng hoa khi đun nóng. - Iot tác dụng với hồ tinh bột tạo ra hợp chất có màu xanh đặc trưng. - Các đơn chất halogen đều độc, tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch NaOH. Dự đoán khó khăn, vướng mắc của học sinh: Đây là một hình vẽ phức tạp gồm nhiều thí nghiệm kết hợp với nhau nên nếu học sinh không nắm được phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và tính chất của các đơn chất halogen (halogen có tính oxi hóa mạnh đẩy halogen có tính oxi hóa yếu hơn ra khỏi dd muối). Tổ chức hoạt động - Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ ( gồm 3 - 4 học sinh). - Giáo viên giao bài tập cho học sinh dưới dạng phiếu học tập. - Học sinh thảo luận và trình bày kết quả vào phiếu học tập trong thời gian 3 phút. - Giáo viên yêu cầu đại diện của 1 nhóm học sinh trình bày kết quả, các nhóm còn lại theo dõi để nhận xét và bổ sung. - Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả đúng sai. a. Sau một thời gian ngắn, ở đoạn thứ nhất của ống hình trụ xuất hiện màu vàng lục của khí clo, đoạn thứ hai có màu nâu của brom, đoạn thứ ba có màu tím của iot. Dung dịch trong ống nghiệm 2 xuất hiện màu xanh do iot đã làm xanh hồ tinh bột. PTHH: 2KMnO4 +16 HCl2KCl +2MnCl2 +5Cl2+8H2O Cl2 + 2KBr 2KCl + Br2 Br2 + 2KI 2KBr + I2 b. Tính oxi hóa: Cl2 > Br2 > I2. c. Vai trò của NaOH đặc là dùng để ngăn các Halogen còn dư thoát ra gây nguy hiểm cho người tiến hành thí nghiệm. Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O b. Sử dụng hình vẽ chưa đủ nội dung, thông tin để xây dựng bài tập. Với loại bài tập này đòi hỏi học sinh không những có kĩ năng quan sát hình, nắm vững kiến thức có trong SGK mà còn phải có kĩ năng phân tích, suy luận vấn đề. Qua loại bài tập này không những giúp giáo viên kiểm tra được kiến thức cho học sinh, mà còn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thực hành, rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức một cách khái quát. Bài tập 3: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm Bông tẩm xút a. Xác định các chất A, B, C, D trong hình vẽ trên? b. Hãy nêu các quá trình xảy ra trong hai ống nghiệm? Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có). c. Nêu hiện tượng quan sát được khi nhỏ dung dịch D lên giấy quì tím? Phạm vi sử dụng - Bài 23: Hiđroclorua, axit clohiđric và muối clorua (SGK Hóa học 10 CB) – sau khi học sinh tìm hiểu phương pháp điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm (theo phương pháp sunfat). Mục đích - Học sinh nắm được phương pháp điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm (phương pháp sunfat). - Học sinh nắm được khí HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric có tính axit và dung dịch sẽ làm quì tím hóa đỏ. - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hóa học. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Kết quả Dự đoán khó khăn, vướng mắc học sinh: - Dựa vào kiến thức đã được giới thiệu trong SGK học sinh có thể dự đoán được các chất A, B, C, D nhưng các em có thể chưa chú ý vào trạn thái để dự đoán các chất. - Chưa biết được vai trò của bong tẩm dung dịch NaOH. Tổ chức hoạt động - Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (gồm 3 – 4 HS). - Giáo viên giao bài tập dưới dạng phiếu học tập. - Học sinh thảo luận và trình bày kết quả vào phiếu học tập trong vòng 3 phút. - Đại diện học sinh báo cáo kết quả trước lớp. - Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. - Giáo viên tổng kết, nhận xét và đánh giá kết quả. a. A là NaCl (tinh thể), B là dd H2SO4 đặc, C là khí hiđroclorua và D là dung dịch HCl. b. - Trong ống nghiệm 1: NaCl tác dụng với H2SO4 đặc tùy theo nhiệt độ tiến hành thí nghiệm, có thể xảy theo các phương trình: H2SO4đặc + NaCl NaHSO4 + HCl H2SO4đặc+2NaCl Na2SO4 + 2HCl - Trong ống nghiệm 2: xảy ra quá trình hòa tan khí hiđroclorua trong nước thành axit clohiđric. c. Quì tím thì giấy quì hóa đỏ, do khí hiđroclorua tan trong nước tạo thành dung dịch axit HCl, có tính axit mạnh. Bài tập 4: Hãy điền chú thích vào hai hình vẽ mô tả thí nghiệm về tính tẩy màu của clo ẩm và giải thích các chú thích trên? Giấy quì khô Giấy quì ẩm Hình 1 Hình 2 Phạm vi sử dụng - Bài 22: Clo (SGK – Hóa học 10CB): truyền thụ kiến thức mới phần tính chất hóa học của clo: clo tác dụng với H2O tạo thành nước clo có tính tẩy màu. - Bài 27: Bài thực hành số 2 (SGK – Hóa học 10CB). Mục đích - Học sinh nắm được kiến thức: khí clo tan ít trong nước, và khi tam trong nước tác dụng một phần với nước, tạo thành nước clo. - Học sinh giải thích vì sao nước clo có tính tẩy màu. - Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, kĩ năng quan sát, phân tích. Phân tích, tổ chức hoạt động và kết quả Phân tích và tổ chức hoạt động Kết quả Dự đoán khó khăn, vướng mắc học sinh có thể: - Học sinh có thể không nắm được tính tẩy màu của khí Cl2 là do hi clo tan trong nước sẽ phản ứng một phần với nước theo phản ứng: Trong phân tử HClO nguyên tố clo có số oxi hóa +1 HClO có tính oxi hóa mạnh nước clo có tính oxi hóa mạnh tẩy màu tím của giấy quì. Điều kiện để thí nghiệm thành công là: Phải có hơi nước các em không biết nên điền chất nào vào hình cho phù hợp. Tổ chức hoạt động - Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (gồm 3 – 4 HS). - Giáo viên giao bài tập dưới dạng phiếu học tập. - Học sinh thảo luận và trình bày kết quả vào phiếu học tập trong vòng 3 phút. - Đại diện học sinh báo cáo kết quả trước lớp. - Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến. - Bước 7: Giáo viên nhận xét, đánh giá và xác nhận lại kết quả đúng. Điền chú thích: Hình 1: (1) Khí Clo ẩm. (2)H2O. Hình 2: (3) Khí Clo khô. (4) H2SO4 đậm đặc. Giải thích: Hình 1: Thí nghiệm sử dụng giấy quì khô (1) phải là khí Cl2 ẩm (2) là H2O Hình 2: Thí nghiệm sử dụng giấy quì ướt (3) là khí Cl2 khô (4) H2SO4 đặc có tác dụng hút ẩm. c. Sử dụng hình vẽ có sự lắp ghép chưa hợp lí. Với loại bài tập này, đòi hỏi học sinh không những có khả năng vận dụng kiến thức tốt, mà còn có kĩ năng thực hành thí nghiệm hóa học tốt để có thể phát hiện vấn đề sai khi lắp ghép các dụng cụ thí nghiệm. qua loại bài tập này giáo viên không những rèn luyện kiến thức cho học sinh, mà còn rèn luyện thêm cho các em kĩ năng thực hành thí nghiệm. Bài tập 5: Hình vẽ sau mô tả cách loại bỏ khí HCl ra khỏi hỗn hợp khí gồm HCl và Cl2. Hãy chỉ ra điểm sai trong hình vẽ và hoàn chỉnh lại cho đúng? Dung dịch NaCl bão hòa Phạm vi sử dụng - Bài 26: Luyện tập nhóm Halogen (SGK – Hóa học 10 C
Tài liệu đính kèm:
- su_dung_bai_tap_thuc_nghiem_co_hinh_ve_de_nang_cao_hieu_qua.doc