SKKN Xây dựng Hệ thống kiểm tra trực tuyến trong mạng nội bộ
- Với Hệ thống IGiveTest này năm học 2016-2017 tôi đã phát triển trên website của nhà trường đã đáp ứng tốt yêu cầu của việc kiểm tra cũng như luyện tập trực tuyến của học sinh, tuy nhiên đã gặp phải một số nhược điểm sau:
+ Hệ thống có thể bị mất kết nối internet trong khi học sinh làm bài nếu đường truyền mạng yếu
+ Không phải trường nào cũng có website riêng để áp dụng.
Và chúng ta biết rằng trong giáo dục học, việc đánh giá học sinh nhằm các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, kỉ xảo, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình.
- Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi em học sinh và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài - Với Hệ thống IGiveTest này năm học 2016-2017 tôi đã phát triển trên website của nhà trường đã đáp ứng tốt yêu cầu của việc kiểm tra cũng như luyện tập trực tuyến của học sinh, tuy nhiên đã gặp phải một số nhược điểm sau: + Hệ thống có thể bị mất kết nối internet trong khi học sinh làm bài nếu đường truyền mạng yếu + Không phải trường nào cũng có website riêng để áp dụng. Và chúng ta biết rằng trong giáo dục học, việc đánh giá học sinh nhằm các mục đích sau: - Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kĩ năng, kỉ xảo, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình. - Công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi em học sinh và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn. - Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Như vậy việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm: Nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh. Tạo điều kiện nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên. Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện thông qua việc kiểm tra và thi theo những yêu cầu chặt chẽ. Vì thế kiểm tra và đánh giá là hai việc luôn đi kèm với nhau tuy rằng không phải mọi việc kiểm tra đều nhằm mục đích đánh giá. Và để đánh giá kết quả học tập của học sinh thì phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan có rất nhiều ưu điểm như: - Trong một thời gian ngắn kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể. - Nội dung kiến thức kiểm tra “rộng” có tác dụng chống lại khuynh hướng học tủ, học lệch. - Tuy việc biên soạn câu hỏi tốn thời gian, song việc chấm bài nhanh chóng và chính xác. - Gây hứng thú và tích cực học tập cho học sinh. - Giúp học sinh phát triển kỹ năng nhận biết, hiểu, ứng dụng, phân tích. - Hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng nhìn bài hay trao đổi bài. - Mặt khác kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến có thêm nhiều ưu điểm như: thời gian làm bài chính xác, sau khi làm bài xong các em có thể biết ngay kết quả, các em có có thể xem được chi tiết bài mình đã làm và chỗ sai, chỗ đúng, từ đó để có phản hồi ngược để học sinh có thể điều chỉnh hiểu biết của mình. Hơn thế nữa với các điều kiện của trường và của học sinh như hiện tại: - Trường có một hệ thống máy vi tính lớn có kết nối mạng. - Trường có nhiều thầy cô có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, các thầy cô đều có những ngân hàng đề trắc nghiệm lớn và có chất lượng cao. - Vì vậy năm học 2016-2017, tôi đưa ra đề tài “Xây dựng Hệ thống kiểm tra trực tuyến trong mạng nội bộ”. Tầm quan trọng của đề tài: Đề tài đã tạo được hệ thống quản lý kiểm tra trực tuyến trên mạng nội bộ của trường tại địa chỉ: 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống kiểm tra trực tuyến cho học sinh bằng công cụ IGiveTest trên mạng nội bộ của trường tại địa chỉ: 192.168.1.9/kttructuyen. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Thực hiện trên hệ thống mạng nội bộ của trường THPT Nông Cống I và có thể áp dụng cho bộ môn Tin học cũng như các bộ môn khác của Trường THPT Nông Cống I. Ngoài ra có thể áp dụng cho tất cả các bộ môn của trường cũng như có thể dùng để bình bầu hay lấy ý kiến giáo viên trong hội đồng về một vấn đề nào đó. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Cài đặt phần mềm Vertrigo. - Cài đặt IGiveTest trên hệ thống mạng nội bộ của trường. - Thử nghiệm thực tế thông qua các bài kiểm tra ngắn và các bài luyện tập. - Rút kinh nghiệm. - Phổ biến, áp dụng nhân rộng. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận Tính năng của hệ thống quản lý kiểm tra IGive Test Hệ thống I Give Test có thể đáp ứng các loại câu hỏi sau: - Loại câu hỏi “Đúng – Sai”. - Loại câu hỏi có nhiều lựa chọn. - Loại câu điền khuyết (hay là có câu trả lời ngắn). - Loại câu hỏi có nhiều đáp án. - Loại câu hỏi trả lời bằng bài luận. Vậy I Give Test có thể đáp ứng hầu hết các loại câu hỏi của bài trắc nghiệm trừ loại câu hỏi hép đôi, và nó có bổ sung thêm 2 loại câu hỏi nữa là câu hỏi có nhiều đáp án và câu hỏi trả lời bằng bài luận. Hệ thống I Give Test có các tính năng sau: - Tạo ngân hàng đề kiểm tra theo từng chủ đề. - Tạo bài kiểm tra bằng cách lấy các câu hỏi từ ngân hàng. - Tạo ra nhiều bài kiểm tra cho nhiều học sinh làm bài cùng lúc và có tráo câu hỏi, câu trả lời. - Giáo viên bảng thống kê kết quả của học sinh chi tiết. - Học sinh sau khi làm bài có kết quả ngay lập tức. - Học sinh có bảng báo cáo lưu lại kết quả thi để có thể xem về sau. Yêu cầu hệ thống Chỉ cần PHP 4.1.2 trở lên cùng với những công cụ phổ biến để quản lý cơ sở dữ liệu (MySQL, PostgreSQL, MSSQL Server hoặc Oracle). Hệ thống có thể được cài đặt trên các hệ điều hành sau: GNU / Linux (RedHat 6.x/7.x, 2.x/3.x Debian,... Windows 95/98/NT/2000/XP. Solaris 8.0. FreeBSD 4.x. Hệ thống hỗ trợ hầu hết các công cụ quản lý cơ sở dữ liệu: MySQL 3.22.32 trở lên. PostgreSQL 7.1.3 trở lên. MSSQL Server 2000 trở lên. Oracle 8 trở lên. Đối với quản lý và làm việc với một trang web I Give Test, chúng ta sẽ cần Internet Explorer 5.5 trở lên, FireFox 1.0 trở lên, Mozilla 1.3 trở lên hoặc Google Chrome để đảm bảo công việc phù hợp các trình biên tập. Với những yêu cầu trên đây thì tất cả các máy vi tính của trường đều đáp ứng và chạy được hệ thống trên. 2.2. Cơ sở thực tiễn Hiện tại không những ở trường ta mà các trường khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng vậy, việc đưa bài kiểm tra trắc nghiệm lên mạng để học sinh có thể làm và luyện tập trực tuyến là rất ít. Việc kiểm tra đánh giá tốn rất nhiều thời gian để Thầy cô chấm bài cho học sinh. Học sinh làm bài xong thì luôn mong có được ngay kết quả kiểm tra của mình, nhưng với các phương pháp kiểm tra truyền thống trên giấy thì phải mất một thời gian ít nhất là một vài ngày sau để thầy cô chấm bài xong thì học sinh mới có kết quả. 2.3. Các giải pháp để xây dựng hệ thống kiểm tra trực tuyến trên mạng nội bộ 2.3.1. Cài đặt Vertrigo trên máy chủ Tải phần mềm Vertrigo bản mới nhất là Vertrigo 2.29 tại địa chỉ: Cài đặt: Nhấp đúp vào file Vertrigo_229.exe vừa tải về Chọn Next Chọn I Agree để đồng ý với điều khoản sử dụng của Vesrtrigo Nhấp vào để chọn cả VertrigoServ và Desktop Shortcut để cài đặt cả hai thành phần này. Nhấp Next Chọn thư mục cài đặt Vertrigo xong nhấp Next Chọn vị trí để đặt Vertrogo trên Start menu xong nhấp Install Vertrigo đang được cài đặt. Nhấp chọn Run VertrigoSerrv 2.29 rồi nhấp Finish. Nhấp vào Hide this window and start server. Vậy tới đây chúng ta đã tạo xong máy chủ. 2.3.2. Tạo cơ sở dữ liệu (CSDL) cho Hệ thống kiểm tra trực tuyến trên máy chủ. Nhấp vào biểu tượng sau trên khay đồng hồ. Chọn Localhost page Nhấp vào PhpMyAdmin để vào trang quản lý cơ sở dữ liệu Chương trình yêu cầu điền vào thông tin đăng nhập chúng ta điền username: root; password: vertrigo. Điền tên CSDL : Kttructuyen như trên, xong nhấp vào nút Create. Tới bước trên là ta đã tạo xong CSDL kttructuyen. 2.3.3. Cài đặt IGiveTest trên máy chủ Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Vertrigo trên khay đồng hồ à Chọn www folder. Bước 2: Tạo thư mục kttructuyen trong thư mục www này Bước 3: Giải nén toàn bộ Bộ cài đặt Igivetest vào thư mục kttructuyen. Bước 4: Mở 1 trình duyệt web gõ vào địa chỉ sau: Nhấp vào nút tiếp Nhấp vào nút Đồng Ý Điền các thông tin yêu cầu trên rồi nhấp vào nút tiếp Thiết lập các thông tin như trên rồi nhấp vào nút tiếp Tới đây coi như bước cài đặt IgiveTest đã thành công. Nhấp vào nút tiếp. Kéo tới cuối trang này chúng ta thấy thông báo như trên: Nhấp vào Đi đến trang nhà (Home page). Và chúng ta nhớ sử dụng thông tin đăng nhập lần đầu: username: admin; password: admin để đăng nhập như sau: Và kết quả như sau: Tới đây chúng ta đã có một hệ thống kiển tra trực tuyến rồi. Công việc còn lại là quản lý hệ thống này chúng ta hiểu trong phần 4. 2.3.4. Các bước để tạo bài kiểm tra, làm bài kiểm tra, quản lý bài kiểm tra Đối với giáo viên: Bước 1. Tạo bài kiểm tra B1.1 Sau khi đã có user name và password thì giáo viên có thể đăng nhập vào hệ thống và tạo bài kiểm tra cho học sinh qua địa chỉ 192.168.1.9/KTtructuyen. H1.1 Màn hình đăng nhập H1.2 Màn hình sau khi đăng nhập B1.2 Tạo đề tài: Nhấp vào nút Ngân hàng đề B1.2.1 Tạo đề tài mới: nhấp vào nút để tạo đề tài mới. B1.2.2 Sau khi điền xong 2 thông tin trong bảng à nhấp vào nút Cập nhật B1.3 Tạo câu hỏi B1.3.1 Nhấp vào Ngân hàng đề à nhấp vào nút để tạo câu hỏi mới. B1.3.2 Sau khi điền xong các thông tin: Loại câu hỏi, đề tài câu hỏi, số đáp án, nội dung câu hỏi, các đáp án, các phản hồi, xáo câu trả lời, giá trị điểm của câu à nhấp vào nút Cập nhật hoặc nút Cập nhật / tạo câu hỏi mới B1.4 Tạo bài kiểm tra từ ngân hàng đề B1.4.1 Nhấp vào nút Quản lý bài kiểm B1.4.2 Nhấp vào nút để tạo bài kiểm tra mới. B1.4.3 Sau khi điền các thông tin: Đề tài kiểm tra, Tên bài kiểm tra, mã bài kiểm tra, Mô tả ngắn về bài kiểm tra, các hướng dẫn làm bài kiểm tra, ngày giờ bắt đầu, kết thúc, thời gian làm bài,... như dưới đây à Nhấp vào nút Cập nhật / chuyển qua câu hỏi H1.3 Màn hình tạo bài kiểm tra B1.4.4 Đưa các câu hỏi từ ngân hàng đề vào đề kiểm tra: Sau khi Nhấp vào nút Cập nhật/ chuyển qua câu hỏi ta được giao diện như sau: H1.4 Màn hình đưa câu hỏi vào bài kiểm tra Tại đây ta sẽ chọn vào các câu hỏi trong Ngân hàng đề à Nhấp vào nút để đưa các câu hỏi đã chọn vào bài kiểm tra à Kết quả H1.5 Màn hình sau khi đưa câu hỏi vào bài kiểm tra Đến đây ta đã tạo xong bài kiểm tra. Và bài kiểm tra sẽ chính thức được mở khi đến đúng thời gian đã hẹn. Bước 2: Quản lý kết quả bài kiểm tra Để giáo viên xem kết quả kiểm tra của học sinh trong từng bài kiểm tra à Nhấp vào nút Quản lý báo cáo. H2.1 Màn hình quản lý báo cáo Đối với học sinh Bước 1: Đăng kí tài khoản để làm làm bài kiểm tra B1.1 truy cập vào Hệ thống kiểm tra trực tuyến của trường tại địa chỉ: 192.168.1.9/kttructuyen B1.2 Đăng kí thành viên trong hộp thoại sau: H3.1 Màn hình đăng kí thành viên Điền các thông tin yêu cầu trong hộp thoại sau: H3.2 Màn hình các thong tin dung để đăng kí thành viên à Nhấp vào nút Đăng kí. Sau khi nhấp vào nút đăng kí thì màn hình sẽ chuyển sang màn hình làm bài kiểm tra. H3.3 Màn hình chọn bài kiểm tra để làm Học sinh sẽ chọn một bài kiểm tra bằng cách nhấp vào tên bài kiểm tra đó. Sau đó màn hình sẽ hiển thị 1 số thông tin về bài kiểm tra trước khi học sinh bắt đầu làm bài. Và bắt đầu làm bài: H3.4 Màn hình chi tiết bài kiểm tra Khi trả lời xong một câu thì thường sẽ có phản hồi từ hệ thống là đáp án đó đúng hay sai và giải thích nguyên nhân (nếu trong đề có nêu). Khi học sinh làm bài xong thì hệ thống sẽ trả về kết quả kiểm tra của học sinh ngay lập tức và học sinh có thể xem lại kết quả làm từng câu của mình. H3.5. Màn hình thông báo kết quả kiểm tra Bước 2: Quản lý thông tin các bài kiểm tra. Để xem thông tin các bài kiểm tra của mình đã làm và kết quả các bài đó chúng ta làm theo các bước sau: B2.1 Nhấp vào nút Quản lý báo cáo H3.6 Màn hình xem lại kết quả sau khi kiểm tra Để xem lại chi tiết từng câu mình làm chúng ta có thể nhấp vào một trong ba nút sau: 2.4. Hiệu quả của giải pháp - Tính đơn giản, thân thiện dễ sử dụng Hệ thống kiểm tra trên có giao diện đơn giản, thân thiện nên rất dễ sử dụng và có thể triển khai tới nhiều đối tượng học sinh khác nhau. - Tính hiệu quả Tính hiệu quả của phương pháp kiểm tra trắc nghiệm đã được chứng minh bằng việc các môn Lý, Hóa, Sinh, Ngoại ngữ đã được sử dụng hình thức thi trắc nghiệm trong các kì thi quốc gia như: Tốt nghiệp, Đại học,... Nay kết hợp với giải pháp kiểm tra trực tuyến này thì hiệu quả của phương pháp ngày càng được nâng cao như học sinh có thể biết ngay kết quả làm bài của mình. Với các kì thi tập trung tại trường: Với hệ thống các phòng máy của trường có sẵn đủ để đáp ứng kì thi. Với các bài kiểm tra không tập trung: với sự phát triển của CNTT trong những năm gần đây không những học sinh có thể làm bài trên trường mà học sinh còn có thể về nhà luyện tập hay thi thử trên chính hệ thống này. - Tính kinh tế Với giải pháp này và điều kiện cơ sở vật chất sẵn có của trường thì chúng ta không tốn tiền, tốn công in ấn đề thi, và cũng dễ dàng sửa khi có sai sót. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Việc kiểm tra, đánh giá học sinh có các tác dụng đối với học sinh phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học tập. Củng cố và phát triển trí tuệ cho các em. Giáo dục cho học sinh một số phẩm chất đạo đức nhất định Việc kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ giúp cho người giáo viên những “thông tin ngược”, từ đó có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp. Với giải pháp trên ít nhiều cũng mang lại cho bản thân tôi cũng như các thầy cô trong nhóm Tin học của trường những thuận lợi trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh để từ đó có những biện pháp kịp thời trong việc dạy học môn Tin học của mình. 3.2. Đề xuất, kiến nghị Nhà trường có kế hoạch phổ biến rộng rãi cho giáo viên và học sinh được biết để có thể sử dụng Hệ thống trên một cách hiệu quả nhất. Xác định của Thủ trưởng đơn vị Thanh hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN do mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Nguyễn Thị Đào TÀI LIỆU THAM KHẢO Give Test.com Hướng dẫn chi tiết cách tạo bài kiểm tra và các thông số khác. diễn đàn nói về IGiveTest. diễn đàn nói về IGiveTest. PHẦN PHỤ LỤC Địa chỉ download phần mềm I Give Test: Địa chỉ download phần mềm Vertrigo DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD&ĐT XẾP LOẠI Họ và tên: Nguyễn Thị Đào Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Nông cống 1. TT Tên đề tài SKKN Cấp đánh giá xếp loại Kết quả đánh giá xếp loại Năm học đánh giá xếp loại
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_he_thong_kiem_tra_truc_tuyen_trong_mang_noi_bo.doc