SKKN Tiếp cận truyện cổ tích Tấm Cám từ góc độ giáo dục và văn hóa

SKKN Tiếp cận truyện cổ tích Tấm Cám từ góc độ giáo dục và văn hóa

“Chim có tổ, người có tông”, thiết tha với cội nguồn, với những giá trị truyền thống tốt đẹp là một trong những nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Mỗi năm tới ngày Quốc giỗ, mỗi người dân Việt lại nghe văng vẳng lời ca dao trong tâm thức: “dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” Ngay những Việt kiều sinh ra hoặc từ bé thơ được lớn lên tại ngoại quốc, trong kí ức chưa kịp lưu dấu vết về đất Việt, khi biết đến gốc gác, từ trong dòng máu chảy sâu xa là câu hỏi khắc khoải về cội nguồn, dân tộc. Một “John đi tìm Hùng” xuyên suốt dải đất hình chữ S với chiếc ví rỗng và một con tim tha thiết được hiểu về con người, dân tộc cùng dòng máu chảy trong huyết quản, một phó thủ tướng Đức, muốn con cái biết về quê hương, sẵn sàng trở về Gắn bó với cội nguồn, hiểu biết văn hóa dân tộc, thấm nhuần đạo lí truyền thống là gốc rễ, nền tảng tinh thần của con người Việt Nam.

 Trong thời đại hiện nay, trước cơn lốc thị trường, nhiều giá trị nhân văn có nguy cơ xói mòn, mai một, sợi dây liên hệ với những giá trị đạo lí, văn hóa truyền thống ngày càng lơi lỏng, đạo đức xuống cấp gây ra biết bao hệ lụy, tác động tiêu cực tới môi trường giáo dục học sinh (HS), thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “xót ruột khi đạo đức xuống cấp” cũng đã khẳng định: “Đạo đức là nền tảng tinh thần. Càng kinh tế thị trường, càng cần phải quan tâm giữ gìn văn hóa, đó là bản chất của XHCN” ( Theo VnExpress). Là một giáo viên (GV) dạy Văn, “Văn học là nhân học”, cùng dồng nghiệp gánh trọng trách “ trồng người”, tôi càng ý thức hơn hết vai trò quan trọng của việc giáo dục các em hiểu biết về những giá trị văn hóa, đạo lí truyền thống. Giáo dục những hiểu biết hữu ích ấy, GV sẽ góp phần khơi dậy ở mỗi em ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị đẹp, trở thành nền tảng tinh thần giúp các em hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh vững vàng, trở thành người có ích, tích cực sống cống hiến, dựng xây đất nước quê hương văn minh, giàu đẹp Trong hoạt động dạy học cùng với HS, tôi nhận thấy việc hướng các em tiếp cận, khám phá văn bản từ góc độ giáo dục đạo đức, đạo lí truyền thống và văn hóa thật sự hữu ích.Vì vậy tôi xin mạnh dạn viết SKKN mang tên “Tiếp cận truyện cổ tích Tấm Cám từ góc độ giáo dục và văn hóa”.

 

docx 29 trang thuychi01 10223
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tiếp cận truyện cổ tích Tấm Cám từ góc độ giáo dục và văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 2 
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
PHẦN II: NỘI DUNG 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN 
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 4 
Thực trạng của học sinh 4
Thực trạng của giáo viên 4
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 5
Chuẩn bị: 5
Thực hiện: 5
Truyện cổ tích Tấm Cám trong sự tương quan so sánh với các 5 bản kể cùng mô tip
Hoàn cảnh Tấm sống trong sự đối xử bất bình đẳng trong 6
gia đình 
Cô Tấm-trong mối quan hệ tốt đẹp mang hồn dân tộc 14 
Chặng đường đấu tranh giành lại hạnh phúc của Tấm 20
HIỆU QUẢ CỦA SKKN 22 
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 23 1. Kết luận 23 2.Kiến nghị 24 
PHẦN I: MỞ ĐẦU 	
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
 	“Chim có tổ, người có tông”, thiết tha với cội nguồn, với những giá trị truyền thống tốt đẹp là một trong những nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam. Mỗi năm tới ngày Quốc giỗ, mỗi người dân Việt lại nghe văng vẳng lời ca dao trong tâm thức: “dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”Ngay những Việt kiều sinh ra hoặc từ bé thơ được lớn lên tại ngoại quốc, trong kí ức chưa kịp lưu dấu vết về đất Việt, khi biết đến gốc gác, từ trong dòng máu chảy sâu xa là câu hỏi khắc khoải về cội nguồn, dân tộc. Một “John đi tìm Hùng” xuyên suốt dải đất hình chữ S với chiếc ví rỗng và một con tim tha thiết được hiểu về con người, dân tộc cùng dòng máu chảy trong huyết quản, một phó thủ tướng Đức, muốn con cái biết về quê hương, sẵn sàng trở vềGắn bó với cội nguồn, hiểu biết văn hóa dân tộc, thấm nhuần đạo lí truyền thống là gốc rễ, nền tảng tinh thần của con người Việt Nam.
 Trong thời đại hiện nay, trước cơn lốc thị trường, nhiều giá trị nhân văn có nguy cơ xói mòn, mai một, sợi dây liên hệ với những giá trị đạo lí, văn hóa truyền thống ngày càng lơi lỏng, đạo đức xuống cấp gây ra biết bao hệ lụy, tác động tiêu cực tới môi trường giáo dục học sinh (HS), thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng “xót ruột khi đạo đức xuống cấp” cũng đã khẳng định: “Đạo đức là nền tảng tinh thần. Càng kinh tế thị trường, càng cần phải quan tâm giữ gìn văn hóa, đó là bản chất của XHCN” ( Theo VnExpress). Là một giáo viên (GV) dạy Văn, “Văn học là nhân học”, cùng dồng nghiệp gánh trọng trách “ trồng người”, tôi càng ý thức hơn hết vai trò quan trọng của việc giáo dục các em hiểu biết về những giá trị văn hóa, đạo lí truyền thống. Giáo dục những hiểu biết hữu ích ấy, GV sẽ góp phần khơi dậy ở mỗi em ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị đẹp, trở thành nền tảng tinh thần giúp các em hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh vững vàng, trở thành người có ích, tích cực sống cống hiến, dựng xây đất nước quê hương văn minh, giàu đẹpTrong hoạt động dạy học cùng với HS, tôi nhận thấy việc hướng các em tiếp cận, khám phá văn bản từ góc độ giáo dục đạo đức, đạo lí truyền thống và văn hóa thật sự hữu ích.Vì vậy tôi xin mạnh dạn viết SKKN mang tên “Tiếp cận truyện cổ tích Tấm Cám từ góc độ giáo dục và văn hóa”.
 Qua nội dung của đề tài này tôi mong muốn góp phần đổi mới như góp phần tạo hứng thú môn học, khắc sâu kiến thức, phát huy tính tự giác, độc lập và sáng tạo của học sinh bằng cách gắn học tập với văn hóa truyền thống, gắn với cuộc sống hàng ngày, luôn ý thức rút ra bài học nhận thức và hành động một cách thiết thực góp phần hoàn thiện nhân cách, gắn kết thế giới học đường với thế giới xung quanh làm cho quá trình học có ý nghĩa hơn. 
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
 Truyện cổ tích Tấm Cám là một trong những truyện dân gian tiêu biểu nhất trong kho tàng văn học Việt Nam, được tuyển chọn vào chương trình SGK Ngữ Văn 10. Đại đa số giờ đọc hiểu tác phẩm, hoạt động của thầy trò khám phá nội dung thường xoay quanh cuộc xung đột trong gia đình phụ quyền thời cổ, xung đột Thiện-Ác, triết lí nhân sinh: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Trong khi đó, xét trong kho tàng cổ tích Việt Nam, Tấm Cám lưu giữ hồn Việt hơn cả: cô Tấm chăm chỉ, hiếu thuận, hiền lành, thơm thảo trong đời thường, bản lĩnh, dũng cảm, ngoan cường trong tranh đấuMột không gian mộc mạc, thanh bình, công việc đồng áng quanh năm, xay thóc giã gạo, mùa xuân có hội hè đình đám, có hàng cau, ao bèo, có vườn cây chim hót, vòm cây xanh mát mắc võng trưa hè, có cây thị cho quả thơm nức để ngửi chứ không nỡ ăn, có miếng trầu cánh phượng in dấu ấn tay khéo người têm, có quán bà lão hàng nước lỡ độ đường lữ khách ghé chân, có tình vợ chồng nên duyên, thủy chung son sắtTấm Cám có tinh thần coi trọng nghĩa tình, có ý chí đấu tranh cho hạnh phúc, cho quyền sống, có những bài học đấu tranh, về giá trị sống rất nhân văn, nhân bản, rất đỗi qúy giá, cao đẹp. 
 Vì vậy, khai thác truyện cổ tích từ góc độ giáo dục và văn hóa sẽ giúp các em mở rộng phạm vi liên hệ, rút ra nhiều bài học hữu ích. Việc khai thác đạo lí truyền thống, đạo làm người, môi trường văn hóa đậm chất Việt giúp các em phần nào nhận thức giá trị đạo lí, bản sắc, tinh thần Việt tỏa sáng, tâm hồn Việt hồn hậu nhưng cũng rất thông minh, tài hoa, sắc sảo, biết mình biết ta, nhân nhượng nhưng biết trả thù, biết đấu tranh giành lại quyền sống,đấu tranh vì chính nghĩa, công bằng, các em sẽ nhận thấy giá trị văn học là vô giá, thấy văn học dân gian lâu đời nhưng luôn gắn liền với cuộc sống hôm nay.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
 -HS khối 10
 -Đọc –hiểu tác phẩm văn học dân gian Tấm Cám
 -Các vấn đề, tài liệu văn hóa, văn học liên quan và các bài học trong lịch sử, thực tế. 
 -Tiết tự chọn về Tấm Cám – Sách Ngữ Văn 10, tập 1, Nhà XBGD.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Phương pháp: - Nghiên cứu lý luận chung.
 - Khảo sát điều tra từ thực tế dạy và học.
- Nghiên cứu thực tiễn. 
Cách thực hiện: - Trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo ý kiến giáo viên cùng bộ môn và các giáo viên các bộ môn xã hội khác, thao giảng rút kinh nghiệm, kiểm tra HS, lấy phiếu thăm dò ý kiến
 PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:	
 Luật giáo dục điều 24.2 đã ghi: “PP GDPT phải phát huy tính tích cực, tự giác , chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh”
 Thể loại truyện cổ tích đã từng gắn với HS từ tuổi thơ, các em cảm thấy rất quen thuộc. Những kết thúc có hậu, ở hiền gặp lành đặt trong xã hội ngày nay vẫn còn tồn tại nhiều nghịch lí khiến các em có thể xem cổ tích chỉ mãi là giấc mơ. Làm thế nào để giờ dạy tác phẩm cổ tích khiến các em thấy không quen thuộc đến nhàm chán, không cảm thấy triết lí nhân sinh đẹp đẽ xa vời? Làm thế nào thực sự giúp các em thấy được mình đang được học văn hóa, học giá trị làm người, để đáp ứng mục tiêu của luật giáo dục “vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui , hứng thú cho học sinh”? Vì vậy, tôi thiết nghĩ, tiếp cận một tác phẩm từ góc độ văn hóa sẽ đáp ứng phần nào mục tiêu giáo dục, giúp HS vừa tiếp thu kiến thức cơ bản, vừa khám phá những giá trị văn hóa tinh thần hữu ích, giúp các em bồi dưỡng tâm hồn, rút ra những bài học thực tiễn, đúng như một nhà nghiên cứu đã nói: “học Văn làm cho tâm hồn mỗi con người phong phú, thanh cao và yêu đời hơn, người học Văn sẽ ý thức được và không bao giờ là người thô lỗ cục cằn”.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1.Thực trạng của học sinh:
 Chán Văn là tâm lí chung của đa phần HS. Đây không chỉ là vấn đề đau đầu ở giáo dục Việt Nam, mà đã và đang là nỗi lo của thế giới. Thời đại công nghệ, chỉ cần một cái điện thoại thông minh, các em đã tưởng mình có cả thế giới trong tay. Mải mê với thế giới ảo, thu mình vào chiếc điện thoại, cuốn mình vào cơn lốc thị trường, hối hả với cuộc mưu sinh, chạy đua với mục tiêu kinh tế, chính trị con người chẳng còn mấy sự quan tâm chia sẻ, họ cô đơn ngay trong thế giới đông đúc xung quanh mình. Để từ đó, một câu hỏi đặt ra nhức nhối: Ai giết con chim nhạn?( Ai đã và đang giết đi sự tử tế, đạo đức của con người?) vẫn chưa thể có câu trả lời thỏa đáng. Điều đó, giúp nhiều quốc gia, nhiều nghành giáo dục nhận thấy tấm quan trọng của “văn học là nhân học” đối với việc hồi sinh tâm hồn nhân loại. 
 Trong nhà trường,việc cố gắng tìm ra giải pháp giúp HS nhận thấy học Văn thực sự là nhân học, giúp các em nhận thức sâu sắc mối quan hệ gắn bó giữa văn bản và cuộc sống gần gũi, cội nguồn của văn học chính là cuộc sống, quay lại phục vụ cuộc sống, các em thấy giờ học bổ ích, thấy hạnh phúc khi học Văn đang là nhiệm vụ của mỗi GV.
2. Thực trạng của giáo viên:
 Trước thực trạng HS thờ ơ với môn Văn, nhiều GV cũng phần nào suy giảm nhiệt huyết trước mỗi giờ dạy. Tuy nhiên, là GV, suy giảm cũng chỉ là những phút mêt mỏi, yếu lòng. Còn lại, cả đời làm nhà giáo, hầu như ai cũng đau đáu với sự nghiệp trồng người. “Người thầy không chỉ dạy học trò bằng những công thức, những câu, những từ có sẵn mà phải dạy bằng tất cả tâm hồn”( Lê Duẩn).Vì vậy việc cố gắng học hỏi, tiếp thu, tìm tòi, sáng tạo những sáng kiến trong giảng dạy là điều GV luôn nỗ lực thực hiện. Và “Tiếp cận truyện cổ tích Tấm Cám từ góc độ giáo dục và văn hóa” được xem là một sự cố gắng nhỏ trong việc tìm giải pháp thiết thực cho thực tế dạy Văn và học Văn của bản thân tôi. 
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 
 1. Chuẩn bị:
-Chuẩn bị của GV: 
+ Đọc tài liệu tham khảo, sưu tầm những bài thơ đề tài cổ tích Tấm Cám , xem một số thể loại kịch, phim chuyển thể từ tác phẩm, chuẩn bị đề cương đọc hiểu, chuẩn bị câu hỏi tình huống, chuẩn bị phiếu trắc nghiệm, hoặc tự luận( thời gian 5-10 phút) sau giờ học. 
-Chuẩn bị của HS: 
 + HS soạn bài, trả lời các câu hỏi SGK.
 +HS tìm các tài liệu liên quan đến tác phẩm, nhất là các kiến thức văn hóa đời sống, khích lệ các em tìm đọc ,xem các vở kịch, phim chuyển thể từ Tấm Cám, sáng tác thơ về đề tài Tấm Cám, hát lời kịch hoặc ngâm thơ... 
 + Dặn dò HS rút ra những bài học nhận thức và hành động, làm bài tập ứng dụng, biến kiến thức thành văn hóa sống thực tế cho chính mình.
 2. Thực hiện:
a.Truyện cổ tích Tấm Cám trong sự tương quan so sánh với các bản kể cùng mô tip: 
 GV: Hãy trình bày hiểu biết của anh/ chị về các bản kể cùng mô tip với truyện cổ Tấm Cám.
 HS trình bày một số bản kể của các dân tộc trong nước và nước ngoài tiêu biểu, kể một câu chuyện tiêu biểu: Ví dụ: Ở Bắc Bộ cũng có một số bản kể, ở Nam Bộ có bản kể khác một số chi tiết, một số bản kể của các dân tộc miền núi, các bản kể ở một số nước ngoài: Căm-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp Có thể nói trên thế giới rất nhiều bản kể chuyện người con riêng kiểu Tấm Cám. Năm 1893, nữ sĩ Ro-an-phơ Cốc-xơ (người Anh) đã viết một cuốn sách giới thiệu ba trăm bốn mươi lăm bản kể. Đến năm 1958, Mê-lê-tin-xki(người Nga) đã tập hợp hơn năm trăm dị bản kiểu truyện này, và lần đầu tiên mới đưa vào hai bản kể Việt Nam.Như vậy chỉ tính riêng môtip Tấm Cám ở Việt Nam,số lượng không phải là ít.
 GV: Hãy kể một hai bản kể ở nước ngoài mà anh/chị thấy có nhiều điểm tương đồng.
 HS có thể kể câu chuyện Nàng Diệp Hạn (Trung Quốc), Cô bé Lọ Lem (Pháp). 
 Truyện Nàng Diệp Hạn: có một cô gái tên là Diệp Hạn, bố mẹ chết phải ở với dì ghẻ. Một hôm bắt được con cá quý, nàng nuôi ở chậu, rồi thả xuống ao, cá mỗi ngày một lớn. Cá chỉ nổi lên khi nào thấy bóng Diệp Hạn trên bờ. Mụ dì ghẻ bắt Diệp Hạn đi gánh nước xa, lấy áo của nàng lừa cá, rồi bắt cá ăn thịt. Mất cá, Diệp Hạn khóc lóc đem xương cá đi chôn cất. Nhờ đó cô có quần áo đẹp và giày vàng. Diệp Hạn đi xem hội, đánh rơi giày, có người bắt được bán cho vua Đà Hãn. Vua cho dân ướm giày và lấy Diệp Hạn. Mẹ con mụ dì ghẻ bị trời đánh. Dân thương hại chon cất và có miếu thờ.
 Truyện Cô bé Lọ Lem: (còn gọi là truyện Cô Tro Bếp hay Chiếc hài cườm pha lê)
Lọ Lem mồ côi mẹ, phải ở với dì ghẻ. Người dì ghẻ bát con riêng làm việc nặng nhọc, suốt ngày rách rưới, đen đủi. Tuy vậy, nàng Lọ Lem rất đẹp. Hoàng tử mở dạ hội. Lọ Lem được một nàng tiên gõ gậy vào một quả bí hóa thành một cỗ xe, biến sáu con chuột nhắt thành sáu con ngựa và một con chuột cống thành một bác xà ích. Còn Lọ Lem lộng lẫy như một nàng công chúa. Đến dạ hội, hoàng tử rất vừa lòng. Vào nửa đêm, nàng vội về đánh rơi một chiếc giày cườm pha lê. Hoàng tử truyền mọi người ướm giày. Hai cô chị ướm không được, còn Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử lấy nàng làm vợ, còn hai cô chị gả cho hai viên quan to. 
 GV: Qua so sánh có thể thấy bản kể mà chúng ta chọn giảng đã trải qua một sự lựa chọn tinh vi và mang tính dân tộc sâu sắc. Điều đó thể hiện qua một số nghiên cứu cho rằng: “Truyện Tấm Cám của chúng ta có ba chặng rành mạch trong chi tiết:
 1. Sự xung đột gia đình tập trung xung quanh chi tiết con bống và đôi giày.
 2. Sự biến hóa của Tấm xung quanh chi tiết con vàng anh và quả thị.
 3. Sự báo thù của Tấm và cái chết đáng kiếp của mẹ con dì ghẻ.
Ở một số bản kể khác, các chi tiết không được phong phú như thế.Có truyện chỉ có một hoặc hai chặng cuối.Một số truyện cho con người biến thành bò, thành hổ... rõ ràng là không lí thú bằng.
 Có một số truyện ở phần kết thúc lại thuyết minh cho giáo lí đạo Phật hoặc đề cao vương quyền không phù hợp với nội dung cơ bản của sáng tác dân gian.”(Theo Giảng văn, tập I, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1982)
 b. Hoàn cảnh Tấm sống trong sự đối xử bất bình đẳng trong gia đình:
 GV: Qua tìm hiểu, hoàn cảnh sống Tấm trước khi trở thành hoàng hậu hiện lên
như thế nào? Tấm bị mẹ ghẻ đối xử ra sao?
 HS: Thảo luận, trình bày
 Mở đầu là một không gian gia đình, hoàn cảnh éo le, Tấm mất mẹ từ bé, cha chết Tấm phải ở với dì ghẻ và Cám, em cùng cha khác mẹ. Dì ghẻ là người cay nghiệt,Tấm đã phải làm quần quật suốt ngày.Cám được nuông chiều, ăn trắng mặc trơn, suốt ngày rong chơi. “Nhân vật mồ côi thường xuất hiện trong cổ tích: Thạch Sanh, Sọ Dừa...đều có tuổi thơ côi cút. Nhưng, cô Tấm lại là phận gái. Cái khổ, cái cực lại nhân lên gấp bội” (Học tốt Ngữ văn 10 Nâng cao). Phụ nữ nghèo trong xã hội “trọng nam khinh nữ” chịu trăm điều đắng cay, bị đối xử bất công, ăn đói mặc rét, bị khinh rẻ, coi thường.Tấm không chỉ nghèo, cô lại côi cút. Tuổi ngây thơ không cha không mẹ không người bảo bọc, chở che,Tấm như cái gai trong mắt mụ dì ghẻ. Trong mắt mẹ Cám, Tấm chỉ là “mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre, mụ luôn tìm cách bóc lột sức lao động và đày ải Tấm cả về vật chất lẫn tình thần.
 GV: Vậy ngay ở chặng đầu, tác giả dân gian đã phản ánh hiện tượng nhức nhối nào trong xã hội xưa? Thái độ của nhân dân trước hiện thực đó?
 HS: Ngay ở chặng đầu ,trong phạm vi gia đình, những hành động đối xử bất công, ngon ngọt lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa, giết bống, trộn thóc gạo buộc Tấm nhặt không cho Tấm được đi chơi hội, bĩu môi khinh Tấm “mảnh chĩnh”... nhân dân đã xây dựng một mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng, lên án kiểu mẹ ghẻ cay nghiệt đối xử bất công, cay độc đối với con chồng, dù không chủ đích là trọng tâm của nội dung nhưng cũng khiến nhân tình đau đáu về hiện tượng như đã thành quy luật nghiệt ngã:
 “ Mấy đời bánh đúc có xương,
 Mấy đời dì ghẻ có thương con chồng”,
 và cảnh mồ côi mồ cút luôn đáng thương, xót xa:
 “Còn cha gót đỏ như son. 
 Một mai cha chết gót con như bùn”.
 “Còn mẹ ăn cơm với cá,
 Chết mẹ liếm lá ngoài đường.” 
 GV: Nhân dân nhận xét mụ dì ghẻ là người như thế nào? Mụ tiêu biểu cho tuyến nhân vật nào trong truyện, vì sao?
 HS: Xã hội phong kiến cho phép “làm trai năm thê bảy thiếp” nên không tránh khỏi mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng phức tạp, oan trái. Ngay trong phần mở đầu nhận định: “ dì ghẻ là người cay nghiệt” nhân dân đã giới thiệu đến với độc giả một con người đại diện cho tuyến nhân vật phản diện, tiêu biểu cho cái Ác. Mụ dì ghẻ ấy hội tụ đủ bản chất của kẻ tàn độc, xảo quyệt, gian ác, mưu mô, vô nhân tính. Đối xử bất công với Tấm, bề ngoài mụ dùng lời ngon ngọt, bên trong khinh bỉ, suốt ngày tìm cách bóc lột sức lao động, tước đoạt mọi niềm vui nhỏ nhoi của Tấm, dùng Tấm như công cụ lao động, đối xử với Tấm như súc vật, sẵn sàng xuống tay tước đoạt mạng sống của Tấm, cướp đoạt hạnh phúc của Tấm, liên tiếp lún sâu gây những chuỗi tội ác liên tiếp không chút chùn tay...Cũng chính mụ, đưa đường dẫn lối cho Cám trở nên ác độc. Ích kỉ hại nhân, hại ngay cả con đẻ của mình, tội ác của mụ không thể dung tha.
 GV: Ngày nay, luật pháp quy định hôn nhân “một vợ một chồng” nhưng do tan vỡ, li hôn, tái hôn, do bi kịch góa chồng góa vợ nên không ít gia đình có mối quan hệ mẹ kế con chồng, cha dượng con riêng và cũng từ đó nhiều bi kịch xảy ra từ những mối quan hệ phức tạp này ...Liên hệ với truyện Tấm Cám, trình bày suy nghĩ của em về những mối quan hệ đó trong thời đại hôm nay?
 HS: Thời đại hôm nay không ít gia đình có mối quan hệ mẹ ghẻ con chồng, cha dượng con riêng...Trên những trang mạng, chỉ cần tra từ khóa: “Mẹ kế bạo hành, giết con chồng”, “Bố dượng con riêng” sẽ hiện ra biết bao kết quả, biết bao bi kịch thảm khốc, biết bao đứa trẻ vô tội là nạn nhân khốn khổ giữa đời thực. Có biết bao vụ án từ gia đình, “gieo gió gặt bão, ác giả ác báo”,những kẻ ác đã phải cúi đầu nhận tội, trả giá. Kết thúc bi thảm của mẹ con Cám đã cho thấy nhân dân không bao giờ chấp nhận dung túng cho kẻ tội đồ...
 GV: Qua đó, em rút ra cho mình bài học gì?
 HS: Trong mối quan hệ gia đình phức tạp, xung đột là chuyện khó tránh khỏi. Nhưng trong ứng xử nào cũng cần: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” (Trịnh Công Sơn). Yêu thương cho đi sẽ nhận lấy yêu thương về. “Ai tặng kẻ khác bông hồng, tay người đó sẽ phảng phất mùi thơm”. Nếu đã chấp nhận hoàn cảnh sống mẹ kế con chồng, đòi hỏi ta phải thực sự chân thành, bao dung độ lượng, hi sinh, nhân ái, vị tha...
 GV: Sống trong hoàn cảnh tội nghiệp, Tấm luôn là cô Tấm như thế nào? Nhân dân gửi gắm điều gì qua hình tượng cô Tấm?
 HS: Sống trong hoàn cảnh tội nghiệp nhưng Tấm luôn ngoan hiền, chăm chỉ, đẹp nết, đẹp người . Những phẩm chất cao đẹp giúp cô tự vươn lên trong cuộc sống, cô luôn chăm chỉ, siêng năng, tần tảo ,dịu dàng, với những tình cảm chan hòa, những ước mơ, khát vọng chính đáng nuôi dưỡng tâm hồn yêu đơi thiết tha. Bị đày đọa trong cảnh thiếu thốn nghiệt ngã, cô gái vẫn không thôi ao ước có được yếm đỏ, niềm vui bầu bạn với bống, ao ước được đi lễ hội...Môi trường thử thách tôi luyện cô Tấm từ yếu đuối thụ động sau này trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh, khảng khái, kiên cường. Xinh đẹp,siêng năng, thảo hiền, đảm đang, khéo léo, đẹp người đẹp nết khiến cô được chồng thủy chung, hết mực yêu thương.Tấm trở thành nhân vật lí tưởng, người lao động hội tụ những phẩm chất cao quý nhân dân ngợi ca. Kết thúc có hậu cho thấy văn hóa dân tộc Việt nhân ái, ca ngợi sự khéo léo, quý trọng người hiền hậu nhưng cũng quyết liệt trong đấu tranh. Tấm như đóa hoa sen giữa bùn lầy. Sống chung với mẹ con Cám, mẹ nào con nấy, đều độc ác xảo quyệt, mưu mô như nhau, nhưng Tấm vẫn ngời sáng vẻ đẹp ngoan hiền, thảo thơm, nhân ái, yêu đời. Lối sống của mẹ con Cám không thể đầu độc Tấm, sống bên cạnh những con người độc ác Tấm vẫn là chính mình. Quan trọng hơn, càng bị hãm hại, Tấm càng mài sắc tinh thần tranh đấu chống lại cái Ác và quyết liệt diệt trừ cái Ác.
 GV: Sự tỏa sáng của nhân vật Tấm trong hoàn cảnh nghiệt ngã, em rút ra bài học gì về mối quan hệ giữa hoàn cảnh và nhân cách con người?
 HS: Sự tỏa sáng của Tấm giúp ta nhận thức một điều: gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách nhưng không phải lúc nào con người cũng phụ thuộc vào hoàn cảnh. Nếu không may phải sống trong môi trường đen tối, không nên nhu nhược bị hoàn cảnh chi phối, ngược lại phải tỏa sáng vươn lên bằng ánh sáng nhân cách, tài năng, lương tâm, bản lĩnh con người để tự bảo vệ chính mình, khẳng định chính mình. Cuộc đời của mỗi con người, nhân cách của mỗi con người phần lớn là phụ thuộc vào chính họ. 
 GV: Tại sao mẹ ghẻ của Tấm lại nuông chiều Cám?
 HS: Cám là con ruột của mụ dì ghẻ.Mẹ đẻ thương con ruột là lẽ thường. Cám cũng chịu cảnh mất cha nên tình cảm dồn hết cho con là sự bù đắp thường thấy.
 GV: Kết quả của việc nuông chiều ấy là gì? Cám trở thành một con người như thế nào?
 HS: Thảo luận, trình bày: Kết quả sự nuông chiều thái quá của bà mẹ đã nhào nặn nên một cô Cám chây lười, ích kỉ, xảo quyệt, gian ngoan và tham lam, vô đạo và tàn độc. Trong khi Tấm vất vả, quần quật với hàng núi công việc gia đình, chịu bao tủi cực đắng cay th

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tiep_can_truyen_co_tich_tam_cam_tu_goc_do_giao_duc_va_v.docx