SKKN Xây dựng các lớp bồi dưỡng kiến thức nhằm đem lại hiệu quả trong việc xây dựng nông thôn mới, tại TTHTCĐ xã Xuân Thành- Huyện Thọ Xuân

SKKN Xây dựng các lớp bồi dưỡng kiến thức nhằm đem lại hiệu quả trong việc xây dựng nông thôn mới, tại TTHTCĐ xã Xuân Thành- Huyện Thọ Xuân

Có thể nói, đến nay hình hài nông thôn mới đã rõ, trong đó điểm nổi bật là phát triển có quy hoạch khác với sự phát triển tùy tiện trước đây; các vấn đề liên quan đến sản xuất, chuyển đổi ngành nghề được tập trung giải quyết sản xuất, góp phần nâng cao đời sống người dân; hạ tầng nông thôn được thực hiện bài bản, hiện đại hơn.

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới không phải chỉ là xây dựng điện, đường, trường, trạm, là cơ sở hạ tầng, mà cái chính “Là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân”. Mọi việc làm đều phải hướng vào mục tiêu này, trong đó nông dân phải là chủ thể. Việc xây dựng nông thôn mới là để hiện đại hóa nông thôn, chứ không phải “phá” nông thôn cũ để làm nông thôn mới cho nên buộc phải lấy ý kiến người dân và tự người dân quyết định, chúng ta không làm thay họ được. Một vấn đề rất cần thiết trong xây dựng nông thôn mới là chuyển đổi các mô hình kinh tế nhằm mục đích tăng thu nhập cho người dân, chúng ta xác định xây dựng nông thôn mới là phải làm cho đời sống kinh tế của người dân giàu có hơn, đời sống văn hóa lành mạnh và giữ gìn bản sắc dân tộc, chứ không phải xây dựng nông thôn mới chỉ với mục tiêu là làm điện, đường, trường, trạm. Mà nếu vì mục tiêu để đời sống của dân khá hơn, giàu hơn thì nhất định thu nhập của người nông dân phải tăng gấp nhiều lần. Đứng trước tình hình đó bản thân tôi làm tại trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã thấu hiểu và mạnh dạn cùng với ban giám đốc TTHTCĐ xã đã tham mưu cho đia phương “ Xây dựng các lớp bồi dưỡng kiến thức nhằm đem lại hiệu quả trong việc xây dựng nông thôn mới, tại TTHTCĐ xã Xuân Thành- Huyện Thọ Xuân”, đặc biệt là là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân bằng việc chuyển đổi các mô hình kinh tế nhằm mục đích đem lại thu nhập cho người dân cao hơn và có như vậy mới xóa đói giảm nghèo bền vững.

 

doc 18 trang thuychi01 6591
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng các lớp bồi dưỡng kiến thức nhằm đem lại hiệu quả trong việc xây dựng nông thôn mới, tại TTHTCĐ xã Xuân Thành- Huyện Thọ Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I: MỞ ĐẦU
Có thể nói, đến nay hình hài nông thôn mới đã rõ, trong đó điểm nổi bật là phát triển có quy hoạch khác với sự phát triển tùy tiện trước đây; các vấn đề liên quan đến sản xuất, chuyển đổi ngành nghề được tập trung giải quyết sản xuất, góp phần nâng cao đời sống người dân; hạ tầng nông thôn được thực hiện bài bản, hiện đại hơn. 
Mục tiêu xây dựng nông thôn mới không phải chỉ là xây dựng điện, đường, trường, trạm, là cơ sở hạ tầng, mà cái chính “Là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân”. Mọi việc làm đều phải hướng vào mục tiêu này, trong đó nông dân phải là chủ thể. Việc xây dựng nông thôn mới là để hiện đại hóa nông thôn, chứ không phải “phá” nông thôn cũ để làm nông thôn mới cho nên buộc phải lấy ý kiến người dân và tự người dân quyết định, chúng ta không làm thay họ được. Một vấn đề rất cần thiết trong xây dựng nông thôn mới là chuyển đổi các mô hình kinh tế nhằm mục đích tăng thu nhập cho người dân, chúng ta xác định xây dựng nông thôn mới là phải làm cho đời sống kinh tế của người dân giàu có hơn, đời sống văn hóa lành mạnh và giữ gìn bản sắc dân tộc, chứ không phải xây dựng nông thôn mới chỉ với mục tiêu là làm điện, đường, trường, trạm. Mà nếu vì mục tiêu để đời sống của dân khá hơn, giàu hơn thì nhất định thu nhập của người nông dân phải tăng gấp nhiều lần. Đứng trước tình hình đó bản thân tôi làm tại trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) xã thấu hiểu và mạnh dạn cùng với ban giám đốc TTHTCĐ xã đã tham mưu cho đia phương “ Xây dựng các lớp bồi dưỡng kiến thức nhằm đem lại hiệu quả trong việc xây dựng nông thôn mới, tại TTHTCĐ xã Xuân Thành- Huyện Thọ Xuân”, đặc biệt là là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân bằng việc chuyển đổi các mô hình kinh tế nhằm mục đích đem lại thu nhập cho người dân cao hơn và có như vậy mới xóa đói giảm nghèo bền vững.
 TTHTCĐ xã Xuân Thành đã thành công trong việc mở các lớp bồi dưỡng kiến thức đem lại hiệu quả trong việc xây dựng nông thôn mới nói chung đặc biệt là các lớp bồi dưỡng kiến thức về dồn thửa đổi điền để chuyển đổi cây trồng, trồng các loại cây bưởi, cam, ổi. thay cây lúa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nói riêng. Mô hình chuyên đổi cây trồng đã được các đồng chí lãnh đạo huyện, tỉnh đánh giá cao, được nhiều nơi đến học tập.
Tôi xin ghi lại một vài kinh nghiệm nhỏ xã tôi đã thành công trong việc quy hoạch lại các mô hình chuyển đổi cây trồng đã đưa mức thu nhập cao cho nhiều hộ dân trong xã. Một xã xây dựng thành công nông thôn mới với các tiêu chí đạt được rất cao, rất mong các đồng chí đồng nghiệp góp ý, để đề tài được hoàn chỉnh hơn! 
II: NỘI DUNG 
II.1: CƠ SỞ LÍ LUẬN:
*TTHTCĐ đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng nông thôn mới (XD NTM).
Hoạt động của TTHTCĐ đã góp phần khởi sắc đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của người dân trên địa bàn xã, góp phần xây dựng nông thôn mới. 
*Việc XD NTM đã đem lại lợi ích gì cho người dân? Việc xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương, đất nước trong giai đoạn mới. Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch,Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Vì vậy, xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước. Đồng thời, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.
*Vấn đề mấu chốt viêc XD NTM là gì? NTM giai đoạn 2010 - 2020 bao gồm các đặc trưng sau: (1) Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; (2) Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ; (3) Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; (4) An ninh tốt, quản lý dân chủ và (5) Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
Trong những năm gần đây: Trung tâm HTCĐ ra đời tạo niềm tin và hy vọng về cơ hội học tập thường xuyên, học suốt đời của người dân nên đã được sự đón nhận tích cực và sự ủng hộ rất cao của mọi tầng lớp nhân dân. Chính vì vậy BGĐ TTHTCĐ xã đã lên kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của địa phương trong giai đoạn 2013: 2014, 2015 và hiện nay.
II.2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1: Thực trạng việc xây dựng nông mới ở xã Xuân Thành: 
Trong số 19 tiêu chí để đạt nông thôn mới thì tiêu chí khó nhất mà xã Xuân Thành phải trăn trở đó là vấn đề chuyển giao khoa học kĩ thuật, dồn điền đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đưa mức thu nhập của người dân lên cao. Để làm được điều đó phải làm thế nào để người dân nắm vững và hiểu được cách chuyển dịch cơ cấu cây trồng phát triển nông nghiệp, giảm tối thiểu hộ nghèo. Nâng cao đời sống về vật chất, tinh thần cho người dân để đáp ứng với xã dạt chuẩn nông thôm mới.
Vậy bài toán khó nhất trong việc XD NTM ở địa phương Xuân Thành? Đó là: chuyển đổi các mô hình kinh tế nhằm mục đích tăng thu nhập cho người dân (quy hoạch lại các mô chuyển đổi cây trồng đã đưa mức thu nhập cao cho nhiều dân trong xã)
Thực tế dân cư trong xã sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Mức thu nhập bình quân đầu người thấp không đáp ứng với tình hình xã nông thôn mới.
Vậy làm thế nào để đưa mức thu nhập của con người lên cao thì phải chuyển đỏi nông nghiệp. Để giúp người dân nhận thức được điều đó phải giúp họ nhận thấy được sự cần thiết chuyển đổi nông nghiệp thông qua các bài giảng ở TTHTCĐ xã.
Trong hai năm học: Năm 2012- 2013 và 2013- 2014 TTHTCĐ xã đã mở các bài giảng:
 Lồng ghép kiến thức chăm sóc cây bưởi, cây cam.
Lồng ghép kiến thức nuôi lợn sạch cho các hộ gia đình và các trang trại.
Cho đến nay số hộ gia đình làm trang trại ngày càng tăng. Đặc biệt là nhiều hộ gia đình dồn điền đổi thửa để làm trang trại gia tăng. 
2: Kết quả của thực trạng: Với 25 ha chuyển đổi cây trồng hiện nay. 
Cách tính: 1 ha = 20 sào 
 Trồng lúa: Thu hoạch 6 tạ/sào/năm.
 01 tạ lúa= 600.000 đồng nên 1 sào = 6. 600.000 = 3.600.000.
 Trồng bưởi: 50 gốc bưởi/ 1 sào
 Bưởi mới cho thu hoạch khoàng 10- 20 quả/cây.
	Mỗi quả: 25.000 đồng
 Tính thời điểm 2013: 
	Khoảng 1 sào thu hoạch: 50. 15. 25.000 = 18.750.000.
Năm
Số diện tích đất trồng lúa
Số diện tích chuyển đổi cây trồng
Số ha
Thu nhập
Số ha
Thu nhập
2011
20
144.000.000
5
0
2012
6
43.000.000
19
0
2013
0
0
25 (15 ha cho thu nhập)
 281.250.000
Đứng trước thực trạng đó tôi thấy phải làm sao lồng ghép kiến thức để tăng năng suất nông nghiệp lên cao đưa lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân. Vì vậy tôi đã mạnh dạn tham mưu cho địa phương đưa ra một số giả pháp khắc phục thực trạng trên như sau:
II.3: GIẢI PHÁP VÀ NỘI DUNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1: Các giải pháp thực hiện:
Trong nông nghiệp việc cung cấp thêm kiến thức chăm bón và chăm sóc cây trồng vật nuôi là rất quan trọng. Việc phòng trừ bệnh cho cây trồng vật nuôi lại càng quan trọng hơn. Chính vì vậy tôi đã đề suất với hội khuyến nông xây dựng các lớp bồi dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu học của người dân như trồng cây bưởi, cây cam. nuôi lợn.như sau:
+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi diễn 
+ Kỹ năng chăm sóc cây bưởi diễn sau khi thu hoạch.
+ Kỹ thuật chăm sóc cây cam canh
Đó chính là mục tiêu làm thế nào để giúp người dân thu được năng suất cao cả về chất lượng lẫn số lượng.
Xuất phát từ mục tiêu đó tôi xây dựng một số giải pháp giảng dạy cho TTHTCĐ bao gồm: 
Giải pháp 1: Tổ chức các buổi chuyên đề về trồng và chăm sóc cây bưởi diễn .
Giải pháp 2: Tổ chức các buổi chuyên đề về trồng và chăm sóc cây cam.
2: Các biện pháp tổ chức thực hiện:
2.1. Biện pháp 1: * Tổ chức các buổi chuyên đề về trồng và chăm sóc cây bưởi diễn .
Mục tiêu của lớp học giúp học viên có thêm kiến thức, kĩ năng về: 
Giống cây, kỹ thuật trồng bưởi diễn, kỹ thuật chăm sóc cây bưởi diễn Ngoài ra để cây sinh trưởng và phát triển tốt còn phụ thuộc vào những yếu tố tự nhiên như: Đất, khí hậu, nguồn nước cung cấp cho cây
2.1.1: Kỹ thuật chọn giống, làm đất và cách trồng
* Cách chọn giống cây 
- Cây bưởi diễn giống: Chú ý nên chọn những giống cây bưởi diễn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tránh tình trạng mua phải những cây bưởi diễn kém chất lượng khi thu hoạch chất lượng quả sẽ kém và đậu được ít quả. 
- Cành bưởi diễn được chiết tại vườn.
* Cách làm đất trồng:- Đất trồng: Đất có kết cấu xốp , giữ mùn, giữ màu và giữ các chất dinh dưỡng tốt, có khả năng thoát nước. Độ pH từ 5,5 đến 6,5 là thích hợp nhất. Tránh trồng cây ở những vùng đất trống có nhiều gió vì sẽ làm hoa bưởi rụng nhiều, tỷ lệ đậu quả giảm. Biện pháp khắc phục: Đối với những vườn riêng lẻ ngoài cánh đồng trống thì nên trồng xen các loại cây cản gió tốt.
*Cách trồng: Khi trồng cây bưởi diễn cần chú ý:
– Mật độ khoảng cách giữa các cây: Tùy vào đất từng vùng là đất xấu hay đất tốt, thích hợp hay không thích hợp cho cây bưởi diễn mà ta có mật độ khoảng cách trồng khác nhau.
+ Nếu đất tốt điều kiện thâm canh cao có thể trồng dày. Khoảng cách giữa các cây là 3 x 3,5 m, mật độ khoảng 35 cây/ sào bắc bộ. 
+ Nếu đất xấu : ta nên trồng thưa hơn. Khoảng cách giữa các cây là 5 x 6 m, mật độ khoảng 14 cây/ sào bắc bộ.
– Làm đất, đào hố: Cày bừa kĩ, làm sạch cỏ, lên luống cách nhau 4.5 – 5 m, rãnh rộng và sâu 30cm. 
+ Đối với đất tốt: Đào hố có kích thước 60x60x50cm
+ Đối với đất xấu: Đào hố có kích thước lớn hơn: 80x80x60cm
+ Nơi đất thấp thì phải đắp ụ cao từ 50 – 60 cm và có đường kính rộng 1m.
+ Phân bón lót: để cho cây bưởi giống mới trồng phát triển bộ rễ và có đủ chất dinh dưỡng nuôi cây, chúng ta cần chú ý khâu bón lót trước khi trồng. 
Loại đất/Phân bón
Phân hoai mục
Lân
Kali
Vôi bột
Đất tốt
20 – 25 kg
0,25 – 0,3 kg
0,2 – 0,25 kg
0,5 kg
Đất xấu
25 – 30 kg
0,3 – 0,5 kg
0,25 – 0,3kg
1 kg
Chú ý: Để hỗn hợp phân bón lót từ 20 – 30 ngày để phân chuồng có thể bay hơi, tránh tình trạng nóng rễ dẫn đến trột rễ.
  Quy trình trồng bưởi diễn
Bước 1: – Dùng cuốc moi hố đã bón phân lót được để từ 20 – 30 ngày, đất giữa hố phải lớn hơn bầu cây, cắt dây buộc bầu rồi sau đó đặt cây nhẹ nhàng xuống hố tránh làm vỡ bầu đất. 
– Để cây ở tư thế thẳng đứng sao cho mặt bầu cao bằng mặt ụ rồi sau đó lấp đất nén chặt xung quanh tán cây. Chú ý: không nén chặt quá và không nén ở phần gốc cây tránh làm đứt rễ .
Bước 2:  Lấy 3 cái cọc cắm chéo nhau để trống cho cây không bị siêu vẹo khi có gió to hoặc có con vật nào chạy qua. Dùng mùn rác, cỏ khô phủ kín gốc giúp giữ đổ ẩm cho đất.
Bước 3: Sau khi trồng xong, tưới thật đẫm 1 lần. Các ngày sau mỗi ngày tưới 2 lần vào khoảng 9h sáng và 3 – 4h chiều mát. Chú ý không tưới vào sáng sớm khi trời vẫn còn sương và giữa trưa khi trời vẫn còn nắng ngắt. Có thể tùy vào thời tiết mà có lượng nước tưới phù hợp giúp rễ và lá phát triển tốt nhất.
Quan sát quá trình phát triển của cây, nếu phát hiện có hiện tượng cây bị sâu bệnh thì còn có biện pháp khắc phục.
2.1.2:Cách chăm sóc cây bưởi diễn:
* Cách chăm sóc cây bưởi diễn mới trồng.
Phải đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cho từng thời kì cây phát triển. Đặc biệt là thời kì khi cây ra hoa và cho quả. Hai thời kỳ đó cây cần rất nhiều lượng dinh dưỡng để ép hoa nở và nuôi quả. Nếu ít quá thì cây sẽ không đủ dưỡng chất nuôi cây, khi đó hoa sẽ rụng và sẽ không đậu được quả. Nếu bón nhiều quá thì vừa tốn kém về kinh tế vừa làm bưởi bị ộp, khô và không mọng nước
Vậy bón phân thế nào là đúng: 
Phânhữu cơ
Đạm
Lân
Kali
Vôi bột
Năm thứ 1
30 kg
300 gam
500 gam
110 gam
1 kg
Năm thứ 2
30 kg
500 gam
800 gam
330 gam
1 kg
Năm thứ 3
50 kg
860 gam
1,2 kg
460 gam
1 kg
Thời gian bón phân vào các đợt: được chia làm 4 đợt 
– Đợt tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali
– Đợt tháng 5: 30% đạm + 30% kali
– Đợt tháng 8: 30% đạm + 30% kali
–  Đợt tháng 11: 100% lân  + 100% vôi
Chú ý: Bón phân kết hợp làm sạch cỏ.
 * Cách chăm sóc cây bưởi diễn được 4 tuổi trở lên
Đây là thời kì cây bưởi cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:
Thời vụ bón phân cho cây: Toàn bộ lượng phân sẽ được chia làm 3 lần trong năm.
Lần 1: Bón thúc hoa vào tháng 2: 40% đạm + 30%  kali
Lần 2: Bón thúc quả vào tháng 4 – 5: 20%  đạm + 30% kali
Lần 3: Bón sau thu hoạch vào tháng 11 – 12: 100% phân hữu cơ  + 100% phân lân + 40%  đạm, 40%  kali.
* Cách chăm sóc cây bưởi diễn sau khi thu hoạch
 Vệ sinh tán cây:
– Thực hiện 5 lần/ năm. Vào các đợt: sau khi thu hoạch và sau các đợt bưởi ra lộc ổn định. 
+ Sau khi thu hoạch quả, dùng kéo cắt bỏ triệt để những cành bị sâu bệnh, những cành bưởi không có lá, cành trong tán cây, cành vượt và những cành có cuống quả mới thu hoạch.
+ Sau các đợt lộc ổn định ta cũng phải cắt bỏ triệt để những cành bưởi bị sâu bệnh, những cành nhỏ, cành không có lá, cành vượt, cành trong tán cây. Chú ý: Khi cắt phải cắt sát không để lại đoạn cành, bôi vôi vào vết cắt để hạn chế một số sâu bệnh.
Cách bón phân
– Nên sử dụng các loại phân đa yếu tố NPK 5.10.3 dạng viên có tỷ lệ các thành phần (N=5%; P2O5=10%; K2O=3%;  MgO=9%; CaO=15%; S=2%; SiO2=14%) phân đa yếu tố NPK 16.6.16 (N=16%; P2O5=6%; K2O=16%; MgO=5%; S=2%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như Mn, B, Zn, Co, Cu
– Lượng bón: Lượng bón nhiều hay ít còn phụ thuộc vào đất, tuổi của cây bưởi, thời điểm bón, cũng như tiềm năng năng suất của giống, tập quán thâm canh tại địa phương
– Cách bón: Bà con cần bón phân vào giai đoạn tháng 11- 12 (cơ bản) gồm: 100% phân NPK 5.10.3 + 100% phân hữu cơ ủ hoai + 100% vôi (1-2 kg/gốc). Chú ý: Đào rãnh xung quanh tán có độ sâu 0,5m trộn đều và bón theo rãnh đào rồi dùng đất lấp kín phân.
+ Bón thúc lần 1 (đón hoa): giai đoạn vào Tháng 1 – 2 bón 40% lượng NPK 16.6.16 hoặc 5.10.3.
+ Bón thúc lần 2 (thúc quả): giai đoạn vào Tháng 4 – 5 bón 30% lượng NPK 16.6.16 hoặc 5.10.3.
+ Bón thúc lần 3 (thúc quả): giai đoạn vào Tháng 7 – 8 bón 30% lượng NPK 16.6.16 hoặc 5.10.3.
+ Bón thúc lần 4: giai đoạn vào Tháng 9 – 10 mỗi gốc bón 2kg NPK 5.10.3 hoặc 1kg NPK 16.6.16 (chống nứt quả).
Chú ý: Rắc phân và xới đất nhẹ quanh tán nơi lấp phân. Tưới giữ ẩm thường xuyên hoặc tranh thủ sau mưa thì ta bón phân.
– Tủ gốc, thoát nước, giữ ẩm: Sử dụng các loại rơm rạ mục tủ gốc, tàn dư thực vật, cây phân xanh, thường xuyên tưới và thoát nước kịp thời giữ đủ độ ẩm cho cây bưởi.
– Tưới phân nước bổ sung: Ở nơi đất xấu, bà con có thể ngâm thêm nước phân chuồng, xác súc vật, ốc hến với lân super (5 kg trong 100 lít nước) trong 6 – 8 tháng cho đến khi hoai mục không còn mùi thối, rồi pha loãng với nước để tưới bổ sung vào các giai đoạn chính ở phía trên. 
– Phun dung dịch B9 nồng độ 0,2% (pha một gói 20g/ 10 lít nước) hoặc bà con có thể sử dụng Ethrell (dùng 2 loại thuốc dấm hoa quả Trung Quốc 10ml/ 10 lít nước), phun ướt đều tán cây, thuốc có tác dụng gây ức chế sinh trưởng của cây.
– Bón thêm phân kali quanh tán cây vào giai đoạn tháng 9 tháng 10, mỗi cây bưởi 1 – 2 kg tùy mức độ cây phát triển tốt hay xấu (lá xanh vừa hay xanh thẫm), phân kali có công dụng đối kháng với phân đạm, làm giảm quá trình hút đạm của bộ rễ bưởi, làm giảm sinh trưởng thân lá (phát lộc đông), và đồng thời tăng vận chuyển các chất về quả, tăng cường chuyển hóa đường, tăng chất lượng quả bưởi vào cuối vụ.
–Khi bưởi diễn phát lộc đông vào giai đoạn tháng 12 – tháng 1. Nên dùng Ethrell phun vào lộc đông mới nhú dài từ 2 – 7 cm (pha 3 loại nước dấm hoa quả trung quốc với 10 lít nước), bà con chú ý phải phun bằng “béc” tia nhỏ, khéo léo làm sao cho vừa ướt hết phần lộc đông cần diệt và hạn chế tối đa thuốc bám vào quả. Sau 7 – 15 ngày phun thuốc các lá non sẽ rụng.
Để bưởi diễn sai hoa, sai quả cần phun 3 lần các sản phẩm Vườn sinh thái hoặc Kích phát tố hoa trái Thiên Nông. Thời gian lần thứ nhất ngay sau khi thu hoạch, kết hợp với bón thúc nụ, thúc hoa cho bưởi diễn bằng đạm, lân, kali tỷ lệ 1:1:1 + phân chuồng hoai mục quanh tán cây + tưới đủ ẩm, mỗi lần cách nhau 10 ngày. 
 * Phòng trừ sâu bệnh hại bưởi diễn 
+Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella)
Triệu chứng: Là loại sâu phá hoại cây ở thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc xuân. Sâu non nở ra ăn các lớp biểu bì trên lá non, cành non, quả non tạo thành các lớp ngoằn ngoèo có phủ sáp trắng, lá non xoăn lại cuối đường cong vẽ trên mặt lá, có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2 - 10.
Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc Polytrin 440 EC 25 ml/10 lít nước hoặc Selecron 500 EC 25 ml/10 lít nước, phun phòng 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non, quả non và hiệu quả nhất lúc lộc non dài từ 1 - 2 cm, quả non có đường kính 2 - 3 cm, phun ướt hết mặt lá non, quả non.
+Bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis)
Triệu chứng: Trưởng thành và ấu trùng dùng vòi để chích hút dịch quả từ khi quả còn rất nhỏ. Chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Trái còn nhỏ đã bị bọ chích hút nhiều thì sẽ vàng, rám và rụng sớm. Quả đã lớn bị bọ xít xanh gây hại thì dễ bị thối rụng.
Biện pháp phòng trừ: Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Thường xuyên kiểm tra quả và những lá gần quả để phát hiện và thu gom ổ trứng đem tiêu hủy. Sử dụng một số loại thuốc như Bascide 50EC, dầu khoáng SK, Enspray 99 EC, Hoppercin 50 EC để phun trừ.
+ Nhện đỏ (Panonychus citri)
Triệu chứng: Phát sinh quanh năm hại lá, chủ yếu vào vụ xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ thường tụ tập thành những đám nhỏ ở dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập, mặt lá có những vòng tròn, lá bị bạc và hơi phồng.
Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc Comite 73EC 10 ml/10 lít nước; Ortus 5 SC, dầu khoáng SK, Newsodan 5.3 EC pha theo nồng độ khuyến cáo của nhà SX, phun ướt cả 2 mặt lá, phun lúc cây ra lộc non, quả non và phun sau khi cây đậu quả 10 - 15 ngày để phòng ngừa.
+ Rệp muội xanh (Aphis spiraecola) và rệp muội đen(Toxoptera aurantii)
Triệu chứng: Rệp muội xanh và rệp muội đen là 2 loài gây hại phổ biến với mật độ cao, làm lá vàng úa, phủ kín muội đen, dẫn đến giảm khả năng quang hợp, năng suất cũng như chất lượng quả. Rệp muội gây hại chủ yếu trên lá non, cành non, lá bị xoắn rộp, rệp tiết nước nhờn khiến lá bị muội đen.
Biện pháp phòng trừ: Cắt tỉa cành, điều khiển các đợt lộc ra tập trung để hạn chế sự phát triển và gây hại của rệp muội. Bảo vệ và tạo điều kiện để các loại thiên địch trong vườn phát triển. Dùng thuốc Trebon 10 EC, Sherpa 25EC theo nồng độ khuyến cáo của nhà SX, phun 1 - 2 lần ở thời kỳ lộc non.
+ Rệp sáp (Planococcus citri)
Triệu chứng: Rệp sáp gây hại bằng cách chích hút lá, cành, quả, cuống quả. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng, cành bị khô và chết, quả cũng có thể bị biến màu, biến dạng, phát triển kém và bị rụng. Gây hại chủ yếu vào mùa nắng. Mật ngọt do rệp tiết ra còn hấp dẫn nấm bồ hóng phát triển ảnh hưởng đến sự quang hợp của cây.
Biện pháp phòng trừ: Sherpa 25EC hoặc Trebon 10 EC pha với nồng độ 0,1 - 0,2%, phun 1 - 2 lần ở thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trị có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc 1 ít xà phòng để có tác dụng phá lớp sáp phủ trên rệp làm thuốc dễ thấm.
+Sâu đục thân (Nadezhdiella cantori) sâu đục cành(Chelidonium rgentatum)
Triệu chứng: Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên thân, cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
Biện pháp phòng trừ: Thăm vườn thường xuyên, bắt xén tóc trưởng thành, bắt sâu non. Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Quét vôi hàng năm vào gốc cây và cành cấp 1 để diệt trứng. Dùng các loại thuốc xông hơi như Ofatox 400 EC 0,1%; Supracide 40ND 0,2% bơm vào lỗ đục của cây sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu. Kết hợp phun các loại thuốc lên trên cây để diệt trứng.
+ Bệnh loét (Xanthom

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_xay_dung_cac_lop_boi_duong_kien_thuc_nham_dem_lai_hieu.doc