SKKN Vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chủ nhiệm lớp
Giáo dục và đào tạo là hoạt động có tổ chức , có mục đích của xã hội nhằm bồi dưỡng và phát triển toàn diện con người về trí tuệ, đạo đức, lối sống, tư tưởng, kĩ năng hoạt động . . . trong đó giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng.
Nói về vai trò của đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : có tài mà không có đức là người vô dụng. Điều đó cho thấy Người luôn coi trọng đạo đức trong mỗi con người, thấy được tầm quan trọng của đạo đức đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc cũng như đối với sự phát triển cá nhân. Đạo đức là gốc rễ của cách mạng, gốc có vững thì cây mới phát triển, cành lá mới tốt tươi. Trong suốt cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của mình. Người luôn giữ gìn và thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời luôn suy nghĩ, tìm tòi để tiếp thu, vận dụng những tinh hoa văn hóa, đạo đức tiến bộ trên thế giới. Tư tưởng, đạo đức của Người là kết tinh những nét tinh túy sâu sắc của đạo đức, văn hóa và văn minh dân tộc và nhân loại, lại được bổ sung bởi những nét độc đáo riêng- cái tôi Hồ Chí Minh. Vì vậy tư tưởng, đạo đức của người đã trở thành một di sản quý báu của dân tộc ta và của cả nhân loại.
Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị và ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta đặc biệt là trong hoạt động giáo dục . Nhận thấy tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”. Hơn bốn năm qua cuộc vận động đã thực sự đi vào đời sống trở thành một phong trào thi đua sôi nổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và đem lại những kết quả tốt đẹp, góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
MỤC LỤC 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của SKKN 2 2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN 3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 5 2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 12 3. Kết luận, kiến nghị. 3.1. Kết luận 13 3.2. Kiến nghị 14 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài. Giáo dục và đào tạo là hoạt động có tổ chức , có mục đích của xã hội nhằm bồi dưỡng và phát triển toàn diện con người về trí tuệ, đạo đức, lối sống, tư tưởng, kĩ năng hoạt động . . . trong đó giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng. Nói về vai trò của đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : có tài mà không có đức là người vô dụng. Điều đó cho thấy Người luôn coi trọng đạo đức trong mỗi con người, thấy được tầm quan trọng của đạo đức đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc cũng như đối với sự phát triển cá nhân. Đạo đức là gốc rễ của cách mạng, gốc có vững thì cây mới phát triển, cành lá mới tốt tươi. Trong suốt cuộc đời và quá trình hoạt động cách mạng của mình. Người luôn giữ gìn và thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời luôn suy nghĩ, tìm tòi để tiếp thu, vận dụng những tinh hoa văn hóa, đạo đức tiến bộ trên thế giới. Tư tưởng, đạo đức của Người là kết tinh những nét tinh túy sâu sắc của đạo đức, văn hóa và văn minh dân tộc và nhân loại, lại được bổ sung bởi những nét độc đáo riêng- cái tôi Hồ Chí Minh. Vì vậy tư tưởng, đạo đức của người đã trở thành một di sản quý báu của dân tộc ta và của cả nhân loại. Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh có giá trị và ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp cách mạng nước ta đặc biệt là trong hoạt động giáo dục . Nhận thấy tầm quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta đã tổ chức cuộc vận động: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ”. Hơn bốn năm qua cuộc vận động đã thực sự đi vào đời sống trở thành một phong trào thi đua sôi nổi trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và đem lại những kết quả tốt đẹp, góp phần to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hưởng ứng cuộc vận động : “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí minh ”, toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trường THPT Lê Viết Tạo chúng tôi đã tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, vận dụng tư tưởng của Người vào trong tất cả các hoạt động của mình đặc biệt là trong công tác quản lí giáo dục học sinh- công tác chủ nhiệm lớp. Bản thân tôi nhờ quá trình “ Vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chủ nhiệm lớp ” nên đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Vì vậy , tôi muốn chia sẻ đến tất cả mọi người với hi vọng rằng sẽ góp một phần kinh nghiệm nhỏ bé của mình đến bạn bè, đồng nghiệp. Chúc các đồng chí, các bạn thành công trong công tác chủ nhiệm lớp- công tác trực tiếp quản lí, giáo dục học sinh. 1.2. Mục đíc nghiên cứu. Sáng kiến kinh nghiệm này của tôi được nghiên cứu nhằm đáp ứng cho việc thực hiện một trong các nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh, rèn luyện để các em trở tành những học sinh ngoan, những công dân tốt, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sáng kiến này cũng nhằm vận dụng có hiệu quả những tư tưởng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thực tiễn đời sống xã hội. 1.3. Đối tượng nghiên cứu. Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng thực tế ở lớp 11C và 12C trường THPT Lê Viết Tạo qua 2 năm học 2017- 2018 và 2018- 2019. 1.4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện thành công hoạt động giáo dục học sinh và đúc kết được sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin ; Phương pháp nghiên cứu,phân tích, tổng hợp hóa, khái quát hóa. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm. 2.1. Cơ sở lí luận. Luật Giáo dục 2005 khẳng định: Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó ngành giáo dục có nhiệm vụ quan trọng với sự phát triển toàn diện con người Việt Nam , trong đó có việc hình thành ý thức đạo đức, lối sống đạo đức. Hoạt động giáo dục đạo đức là một hoạt động giáo dục cụ thể, gắn bó hữu cơ với hoạt động giáo dục nói chung. Nội dung giáo dục đạo đức là một phần quan trọng trong nội dung của chương trình giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân. Với quan điểm trên có thể thấy Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nói riêng và công dân Việt nam nói chung. Một trong những nội dung quan trọng của giáo dục đạo đức là học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tư tưởng của Người, đạo đức của Người là ngọn đuốc soi đường dẫn dắt chúng ta, dẫn dắt thế hệ trẻ đến với những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Theo quan điểm giáo dục của cha ông ta từ xưa đến nay “ Tiên học lễ, hậu học văn ”, việc giáo dục đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, trong tất cả các nhà trường việc dạy người luôn được đánh giá cao và coi trọng. Nhiều thầy cô giáo đã đem hết nhiệt tình, tâm huyết, công sức và tài năng của mình cống hiến cho sự nghiệp trồng người và đã đem lại những kết quả cao. Đa số các em học sinh có phẩm chất đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, kính thầy, mến bạn. Các em rất tích cực trong hoạt động học tập, hoạt động tập thể tại trường cũng như tham gia các hoạt động xã hội khác như hoạt động từ thiện, nhân đạo, hoạt đọng bảo vệ môi trường . . . .Các em luôn phấn đấu để trở thành con ngoan trò giỏi, tích cực học tập để mai này lập thân, lập nghiệp, đem lại vẻ vang cho gia đình, nhà trường và đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước. Hoạt động giáo dục học sinh là một hoạt động khó khăn, phức tạp. Nó là một hoạt động sư phạm nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật, một khoa học, do vậy đòi hỏi những người làm công tác chủ nhiệm lớp phải vừa là một nhà giáo, vừa là một nghệ thuật gia nhưng đồng thời cũng phải là một nhà khoa học thực thụ. Để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lí, giáo dục học sinh đòi hỏi người thầy phải hiểu biết về tâm lí học sinh, phải có phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi , với đặc điểm học sinh và phải có các kĩ năng xử lí các tình huống sư phạm. Tuy nhiên qua thực tế nhiều năm nay cho thấy, hoạt động chủ nhiệm lớp đang có nhiều vấn đề đáng quan tâm: một số thầy cô giáo trẻ, tuổi đời và tuổi nghề còn ít nên thiếu kinh nghiệm trong quản lí học sinh, một số khác do năng lực bản thân hoặc do sự tác động từ các yếu tố tiêu cực của xã hội nên lơ là trong công tác chủ nhiệm lớp . . dẫn đến hiệu quả công tác giáo dục học sinh thấp, ảnh hưởng xấu đến các mặt giáo dục khác và đến sự phát triển xã hội. Từ những hạn chế của công tác giáo dục học sinh đã làm cho một bộ phận học sinh tha hóa về đạo đức, lối sống, có những hành vi thô lỗ với các thầy cô giáo, với nhân viên nhà trường, thô tục với bạn bè làm mất đi nét đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc “ Tôn sư trọng đạo ”, “ Kính thầy mến bạn” và gây ra những tổn thương về tinh thần, thể chất cho thầy cô, bạn bè. Một bộ phận khác lại rơi vào lối sống thực dụng, ăn chơi, yêu đương sớm, quan hệ tình dục sớm và không an toàn, không lành mạnh để lại những hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội. Nhiều em còn sa vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, đánh bạc, lô đề, trộm cắp, nghiện trò chơi điện tử . . .làm thiệt hại kinh tế gia đình và mất trật tự an toàn xã hội. Cũng phải khẳng định rằng việc các em tha hóa về đạo đức, lối sống không phải hoàn toàn do lỗi của các thầy cô và nhà trường mà một phần là do cách giáo dục từ gia đình, sự tác động từ xã hội và cái tôi tâm lí cá nhân. Tuy nhiên, trước thực trạng đó , là những người thầy – có trách nhiệm chính trong việc giáo dục con người- chúng ta cần tích cực hơn nữa để khác phục những hạn chế trong việc giáo dục học sinh. Theo tôi, một trong những biện pháp có hiệu quả cao đó là “ Vận dụng tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chủ nhiệm lớp ” 2.3. Các giải pháp để giải quyết vấn đề. Để thực hiện tốt công tác quản lí, giáo dục học sinh trong thời gian qua tôi đã thực hiện các giải pháp sau: 2.3.1. Nắm bắt tâm lí và đặc điểm của học sinh. Một trong những kinh nghiệm của cha ông ta từ ngàn đời nay là : biết mình biết người trăm trận trăm thắng. Để thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục thì trước hết người thầy phải có những hiểu biết về học sinh. Thầy phải nắm bắt được các đặc điểm tâm lí chung của lứa tuổi học sinh, tâm lí giới tính và các đặc điểm riêng về tính cách của từng học sinh, đặc điểm mọi mặt của học sinh để có các biện pháp giáo dục phù hợp. Vì vậy giải pháp đầu tiên tôi thực hiện là nắm bắt tâm lí và đặc điểm mọi mặt của học sinh. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn coi trọng việc tìmh hiểu tâm lí mọi người để có cách đối nhân xử thế cho phù hợp : đối với các cụ già Bác tặng áo mới, đối với em nhỏ trung thu Bác tặng quà, đối với các chiến sĩ Bác làm thơ tặng, gửi thư chúc mừng khi các đồng chí lập chiến công, gửi thư kêu gọi, gửi lời động viên khi các đồng chí đang chiến đấu ở các thời khắc quan trọng và nguy hiểm . . . Chính sự quan tâm, hiểu biết và động viên kịp thời đó của Bac đã tạo nên sức mạnh tinh thần cho cách mạng và góp phần làm nên thắng lợi. Học tập quan điểm và cách xử thế trên của Người tôi đã luôn quan tâm, tìm hiểu về học sinh qua các biện pháp sau: - Tìm hiểu tâm lí chung của các em thông qua các giáo trình về tâm lí học sư phạm, giáo trình tâm lí học lứa tuổi, giáo trình tâm lí học giới tính. Thông qua các tài liệu nghiên cứu có tính khoa học ấy để biết được các đặc điểm tâm lí, sinh lí chung của lứa tuổi , tâm lí giới tính của học sinh. - Nắm bắt tâm lí cụ thể của từng học sinh thông qua các hoạt động thực tế: Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em trong các hoạt động ngoại khóa, trong các giờ sinh hoạt lớp. Trong quá trình chủ nhiệm tôi thường nói chuyện , tâm sự với các em về các chủ đề mà các em quan tâm, về các vấn đề mà các em thường gặp trong cuộc sống. Nhờ đó tôi đã tạo ra được sự thân thiện với các em, các em rất tin tưởng và đã coi tôi là một người thân để các em bày tỏ những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. Tìm hiểu thông tin của học sinh qua hoạt động thăm dò bằng phiếu kín. Trong các giờ sinh hoạt lớp tôi đã thường xuyên tiến hành việc thăm dò bằng phiếu kín, và qua đó tôi đã nắm bắt được chính xác hơn những vấn đề đang xảy ra trong lớp để có biện pháp xử lí ngay. Tìm hiểu thông tin về các em thông qua các buổi gặp mặt và trò chuyện với phụ huynh học sinh đặc biệt là những học sinh cá biệt. Sau khi tổng kết mỗi tuần hoặc khi có những vấn đề đột xuất có tính nghiêm trọng xảy ra, tôi tiến hành mời gặp và trao đổi với phụ huynh học sinh ngay để kịp thời khắc phục lỗi của học sinh đồng thời thông qua phụ huynh tôi sẽ hiểu hơn về hoàn cảnh sống , hiểu hơn về tâm lí cá nhân học sinh. Nắm bắt tâm lí, đặc điểm của các em thông qua thái độ trong giờ học và thông qua các hoạt động tập thể tại trường để dánh giá ý thức học tập và rèn luyện của học sinh. Nắm bắt tâm lí, thái độ học tập của học sinh thông qua sự trao đổi hoặc phản ánh của giáo viên bộ môn. Trong năm học tôi thường trao đổi với các thầy cô giáo dạy các bộ môn ở lớp tôi để biết được tình hình học tập của các em để kịp thời biểu dương những hành động tốt, học sinh ngoan đồng thời uốn nắn ngay những hành động sai và phê bình những học sinh chưa ngoan, thiếu ý thức trong học tập. Nắm bắt đặc điểm của học sinh thông qua sự quan sát. Để hiểu đầy đủ hơn về học sinh, ngoài những biện pháp trên tôi còn bổ sung cho sự hiểu biết của mình bằng những quan sát từ thực tế cuộc sống của các em. Thông qua cách đối nhân xử thế, thông qua thái độ, tình cảm của các em đối với thầy cô, bạn bè, người thân ; thông qua những việc làm của các em trong cuộc sống mà tôi biết được các em có phẩm chất đạo đức như thế nào. Chính nhờ những biện pháp trên tôi đã hiểu cụ thể đặc điểm của từng học sinh và đã có những biện pháp giáo dục phù hợp và mang lại hiệu quả cao. 2.3.2. Lập kế hoạch giáo dục cụ thể. Trong bất kì một công việc nào muốn đạt hiệu quả cao chúng ta phải có kế hoạnh cụ thể, kế hoạch càng cụ thể và sát thực thì việc thực hiện càng dễ dàng và sẽ góp phần đem lại hiệu quả cao. Nên trong quá trình chủ nhiệm lớp tôi đã căn cứ theo kế hoạch chung của nhà trường và đặc điểm riêng của lớp để lập kế hoach giáo dục cụ thể cho công tác chủ nhiệm của mình. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC * Căn cứ để lập kế hoạch - Kế hoạch nhiệm vụ chung của nhà trường - Đặc điểm riêng của lớp + Những thuận lợi + Những khó khăn * Chỉ tiêu cụ thể - Học lực : + Học sinh đạt loại giỏi : số lượng .....; % ......... + Học sinh đạt loại khá : số lượng .....; %.......... + Học sinh đạt loại TB : số lượng .....; %.......... + Học sinh loại yếu : số lượng ......; %......... Hạnh kiểm : + Học sinh xếp loại tốt : số lượng........; % ........ + Học sinh xếp loại khá : số lượng........; %........ + Học sinh xếp loại TB : số lượng .......; % ....... + Học sinh xếp loại yếu : số lượng .......; %....... Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và tham gia các công việc khác do các tổ chức trong nhà trường tổ chức Công tác phát triển đoàn : Bồi dưỡng và giới thiệu kết nạp đoàn được bao nhiêu đoàn viên * Các biện pháp để thực hiện kế hoạch * Đánh giá kết quả, bài học kinh nghiệm 2.3.3. Có các biện pháp giáo dục học sinh hợp lí. Biện pháp giáo dục là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công tác chủ nhiệm. Trong những năm qua tôi đã trăn trở với công tác của mình và đã tìm ra nhiều biện pháp trong đó có biện pháp nổi bật là vận dụng những quan điểm đạo đức Hồ Chí Minh. Thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt là quan điểm của Bác về sự nghiệp giáo dục “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người ” tôi đã không ngừng học tập, tìm hiểu tư tưởng, đạo đức của Bác và chắt lọc những quan điểm phù hợp để vận dụng vào công tác chủ nhiệm của mình : - Quan tâm sâu sắc đến công việc, tâm huyết với học trò Trong bất kì công việc nào cũng cần phải hiểu rõ về công việc mình đang làm do vậy đòi hỏi phải có sự nhiệt tình và tâm huyết với công việc. Hiểu rõ điều đó, nên trong quá trình chủ nhiệm lớp tôi luôn quan tâm đến lớp, thường xuyên đến lớp gần gũi với các em, nhiệt tình với các hoạt động của lớp với vai trò là một cố vấn, định hướng cho hoạt động của lớp. - Thực hiện tập trung, dân chủ Trong sự phát triển của lịch sử, quyền dân chủ là một quyền cơ bản và cao đẹp mà con người luôn hướng tới và đấu tranh để giành được. Với quyền dân chủ sẽ phát huy được tính tích cực, năng động sáng tạo của con người, phát huy được tiềm năng cho sự phát triển xã hội và các lĩnh vực cụ thể. Do vậy ,tôi không bao giờ áp đặt hay bắt buộc các em làm những công việc không đúng đắn và bản thân các em không thích. Tôi luôn đề cao tinh thần tập trung, dân chủ, phát huy sức mạnh tập thể. Trong các hoạt động chung, tôi luôn coi trọng ý kiến đóng góp đúng đắn của các em, các em được bàn bạc và tham gia thảo luận đóng góp ý kiến, trên cơ sở đó đi đến sự thống nhất chung về phương hướng, giải pháp và cách làm thích hợp. Mặt khác, tôi thường xuyên theo dõi và khắc phục hiện tượng tập trung chuyên quyền của cán bộ lớp( nếu xảy ra) hoặc những tư tưởng tự do vô tổ chức của một bộ phận học sinh cá biệt. Từ đó tôi đã tạo ra được sự đồng thuận , nhất trí cao, phát huy cao độ tinh thần làm chủ tập thể của học sinh. - Khoan dung độ lượng, tôn trọng học sinh Một trong những nét đẹp của truyền thống đạo đức dân tộc và đạo đức Bác Hồ là đối xử với mọi người khoan dung, độ lượng, tôn trọng . Nét đẹp đó không chỉ đẹp khi đối xử với những người dân bình thường mà còn đẹp hơn khi ta đối xử với những người sa cơ, lỡ bước, những người lầm lỗi và thậm chí là với kẻ thù của dân tộc. Dân tộc ta đã biết bao lần tha chết cho kẻ thù khi chúng rơi vào bước đường cùng, để rồi khi chúng về đến đất nước của chúng mà vẫn còn “ Tim đập chân run, hồn xiêu phách lạc ”. Chính những việc làm nhân nghĩa đó đã làm nên cốt cách, tâm hồn con người Việt Nam ta, làm nên sức mạnh của dân tộc ta , góp phần làm nên chiến thắng hào hùng của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người anh hùng, một vị đại nhân, đại nghĩa, đại dũng của dân tộc ta, trong Bác luôn có một tấm lòng nhân hậu, yêu thương mọi người, đối xử khoan dung độ lượng với mọi người. Học tập đức tính cao quý ấy, nên tôi luôn có sự khoan dung độ lượng với các em, sẵn lòng tha thứ khi các em mắc những lỗi lầm nhưng đã biết ăn năn, hối cải. Đồng thời tôi có các biện pháp giáo dục để các em không tái phạm những lỗi đó trong thời gian sau đó. - Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm Thầy cô giáo là những tấm gương cho học sinh noi theo, do vậy tôi luôn thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức của dân tộc và đạo đức nghề nghiệp . Một trong những chuẩn mực ấy là cần cù, hăng say trong công tác; sống trong sạch, chính trực, ngay thẳng, không thiên vị riêng tư trong công việc, lời nói đi đôi với việc làm. Đối với học sinh tôi thực hiện nói ít làm nhiều, đã nói với các em điều gì tôi luôn cố gắng làm tốt điều đó, đặc biệt trong cách đối xử tôi không bao giờ thiên vị cho em này, trù dập em khác. Vì vậy tôi đã nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của học sinh. - Khen thưởng, động viên tinh thần hợp lí Tinh thần, ý thức là một yếu tố quan trọng tác động tích cực đến thành công của công việc. Trong quá trình cách mạng gian khổ của dân tộc Bác Hồ đã luôn coi trọng việc động viên khen ngợi, chúc mừng các chiến sĩ và nhân dân ta, điều đó đã góp phần làm nên những chiến thắng vang dội của dân tộc. Bác gửi thư chúc tết đồng bào, gửi thư chúc mừng năm học mới đối với các em học sinh, gửi thư khen ngợi chiến sĩ, đồng bào ta mỗi lần giành chiến thắng....... Học tập tư tưởng của Bác, trong quá trình học tập rèn luyện của các em tôi luôn quan tâm, phát hiện và khen thưởng, động viên kịp thời để khuyến khích các em, làm cho các em tích cực hơn. Tôi đã khen thưởng, động viên bằng các biện pháp: nêu gương tốt trước lớp, trích tiền từ quỹ lớp để tặng các em một món quà nhỏ, gửi danh sách học sinh để tuyên dương trước toàn trường.....Với những việc làm đó, các em đã cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập, tạo nên một không khí thi đua sôi nổi. - Xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định : “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công ” Chính vì vậy, tôi luôn coi trọng xây dựng tinh thần đoàn kết trong tập thể, xây dựng tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập và trong cuộc sống. Tôi phối hợp với giáo viên bộ môn thành lập các cốt cán bộ môn, giao nhiệm vụ cho các em tập trung đầu tư vào từng môn học để giúp đỡ các bạn học yếu môn đó thông qua các giờ sửa bài tập, các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ. Khuyến khích việc thành lập tổ nhóm học tập để các em có thể bổ sung, hỗ trợ nhau. Thu hút các em tích cực tham gia vào các hoạt động đoàn thể, văn hóa, văn nghệ, thể thao...để giúp các em hiểu nhau hơn, thân thiện với nhau hơn. Đồng thơi trong tập thể có những em có hoàn cảnh khó khăn, tôi kêu gọi động viên các em quyên góp tiền ủng hộ các bạn để các bạn có tiền nộp học phí. Với tinh thần tương thân, tương ái; lá lành đùm lá rách tập thể lớp đã giúp đỡ cho những bạn khó khăn được tiếp tục học tập. - Thực hiện tốt đấu tranh phê bình và tự phê bình Trong cuộc sống ai cũng có thể mắc phải những sai lầm và hạn chế, điều quan trọng là nhận thức được sai lầm của bản thân và có ý thức tự giác tích cực sửa chữa, khắc phục. Tôi luôn coi trọng công tác đấu tranh phê và tự phê của học sinh. Bởi vì chỉ có như vậy học sinh mới tự nhận thức đư
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_tu_tuong_dao_duc_ho_chi_minh_trong_cong_tac_ch.doc