SKKN Vận dụng sơ đồ N.G.Đairi trong khai thác và sử dụng sách giáo khoa khi dạy về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1925

SKKN Vận dụng sơ đồ N.G.Đairi trong khai thác và sử dụng sách giáo khoa khi dạy về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1925

Trong các nguồn lực để phát triển kinh tế , xã hội của một quốc gia , con người là nguồn lực quan trọng nhất, là yếu tố quyết định hàng đầu. Nền giáo dục ảnh hưởng trực tiếp , quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực ấy .

 Thế kỉ XXI , thế kỉ của xu thế toàn cầu hóa, Việt nam đang chuyển mình để hòa nhập với thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu bức thiết đối với hệ thống giáo dục quốc dân. Đổi mới phương pháp giáo dục là vấn đề có tính thời đại . Song trên thực tế tình hình dạy học ở trường Trung học phổ thông nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập ở nhiều bộ môn , trong đó có môn lịch sử .

 Để nâng cao hiệu quả từng bài học lịch sử, người giáo viên phải có nhiều con đường , biện pháp và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học . Một trong những phương pháp có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả của bài học lịch sử là sử dụng các loại tư liệu trong dạy học lịch sử , mà nguồn tư liệu thành văn, chính thống , phổ biến đó là sách giáo khoa .

 

doc 21 trang thuychi01 20341
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng sơ đồ N.G.Đairi trong khai thác và sử dụng sách giáo khoa khi dạy về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 - 1925", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC.
1 . PHẦN MỞ ĐẦU .
1.1.Lí do chọn đề tài .
1.2.Mục đích nghiên cứu.
1.3.Đối tượng nghiên cứu .
1.4. Phương pháp nghiên cứu .
1.4.1.Nghiên cứu lí thuyết .
1.4.2.Nghiên cứu thực tế .
1.4.3.Thực nghiệm sư phạm.
2 . NỘI DUNG SÁNG KIẾN .
2.1.Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm .
2.1.1. Tâm lí học sinh .
2.1.2. Đặc trưng bộ môn lịch sử .
2.1.3. Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi thực hiện sáng kiến .
2.2.1. Vị trí ý nghĩa của sách giáo khoa.
2.2.2. Cấu tạo sách giáo khoa .
2.2.3. Đặc điểm của sách giáo khoa .
2.2.4. Thực tế của việc sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lich sử ở trường phổ thông hiện nay .
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải
 quyết vấn đề .
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm, đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
4.1. Giáo án thực nghiệm.
4.2. Đối tượng thực nghiệm.
4.3. Xử lí kết quả thực nghiệm.
4.4. Đánh giá, xếp loại thu được .
3. Kết luận , kiến nghị .
3.1.Kết luận.
3.2. Kiến nghị . 
 1.MỞ ĐẦU .
1.1 . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 Trong các nguồn lực để phát triển kinh tế , xã hội của một quốc gia , con người là nguồn lực quan trọng nhất, là yếu tố quyết định hàng đầu. Nền giáo dục ảnh hưởng trực tiếp , quyết định đến chất lượng của nguồn nhân lực ấy . 
 Thế kỉ XXI , thế kỉ của xu thế toàn cầu hóa, Việt nam đang chuyển mình để hòa nhập với thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu bức thiết đối với hệ thống giáo dục quốc dân. Đổi mới phương pháp giáo dục là vấn đề có tính thời đại . Song trên thực tế tình hình dạy học ở trường Trung học phổ thông nước ta hiện nay vẫn còn nhiều bất cập ở nhiều bộ môn , trong đó có môn lịch sử .
 Để nâng cao hiệu quả từng bài học lịch sử, người giáo viên phải có nhiều con đường , biện pháp và kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học . Một trong những phương pháp có tác dụng tích cực đối với việc nâng cao hiệu quả của bài học lịch sử là sử dụng các loại tư liệu trong dạy học lịch sử , mà nguồn tư liệu thành văn, chính thống , phổ biến đó là sách giáo khoa .
 Sách giáo khoa là tài liệu chung cho cả thầy và trò . Học tập để lĩnh hội kiến thức là cả quá trình , trong đó học sinh tự khám phá , tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên . Bởi vậy đòi hỏi người giáo viên phải khai thác sách giáo khoa trong dạy học sao cho hợp lí nhất , đem lại hiệu quả cao nhất. Nếu trong khi giảng bài , giáo viên nói một cách tóm tắt sách giáo khoa thì không gây hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức.Thực tiễn dạy học ở trường phổ thông đã chứng minh rằng: việc lặp lại nguyên văn bài viết trong sách giáo khoa làm giảm uy tín của giáo viên đối với học sinh . Mặt khác, thoát li hoàn toàn sách giáo khoa sẽ gây khó khăn cho học sinh trong việc theo dõi bài giảng và tài liệu sách giáo khoa mà các em có sẵn trong tay.Vấn đề đặt ra là : giáo viên phải sử dụng sách giáo khoa như thế nào để đảm bảo khai thác triệt để nội dung chính của bài viết trong sách giáo khoa , giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản nhưng không khô khan mà lại sinh động,thu hút hứng thú học tập của các em.Để làm được việc đó , trong quá trình chuẩn bị giáo án cũng như khi tiến hành bài giảng giáo viên phải sử dụng nhiều nguồn tài liệu ngoài sách giáo khoa
Việc sử dụng tài liệu ngoài sách giáo khoa không làm cho bài giảng thêm rườm rà, mà chính là để làm rõ kiến thức cơ bản, trọng tâm giúp học sinh nắm vững, hiểu sâu, rộng kiến thức .
 Các nhà nghiên cứu đã tìm nhiều cách để giải quyết mối quan hệ giữa nội dung sách giáo khoa và bài giảng của giáo viên, giữa sách giáo khoa với việc tự học của học sinh.Bằng kết quả thực nghiệm sư phạm nhiều năm N.G.Đai-ri, nhà nghiên cứu lí luận học của Liên Xô trước đây, đã đề xuất cách sử dụng sách giáo khoa trong dạy học được minh họa bằng sơ đồ sau :
1
2
3
2
Theo Đairi : + Con số 1 trong sơ đồ chỉ phần tài liệu không có trong sách giáo khoa, giáo viên đưa phần này vào bài giảng ,nhằm nâng cao tính khoa học , sự trong sáng, tính vừa sức của sách giáo khoa .
 + Con số 2 chỉ phần nội dung vừa có trong bài giảng , vừa có trong sách giáo khoa. Đó là những vấn đề cơ bản nhất, khó nhất . Nắm vững vấn đề này một cách sâu sắc, vững chắc là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu .
 + Con số 3 chỉ nội dung sách giáo khoa không giảng trên lớp mà học sinh tự học ở nhà. Thường đây là phần tài liệu ít có ý nghĩa mặc dù đôi khi cũng quan trọng , nhưng không đủ thời gian để trình bày trên lớp.
 Xuất phát từ những lí do cơ bản đã nêu trên , tôi quyết định chọn đề tài : 
“ Vận dụng sơ đồ N.G.Đairi trong khai thác và sử dụng sách giáo khoa khi dạy về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925 ” thuộc phần II. Mục 3
 ở bài 12 : Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919-1925. sách giáo khoa lịch sử lớp 12. ban cơ bản
1.2 . Mục đích nghiên cứu .
 Thực hiện đề tài này tôi hướng tới những mục đích cơ bản sau :
 Góp phần vào việc cải tiến phương pháp dạy học dể tránh hai khuynh hướng sai lầm thường mắc phải : Thoát ly nội dung sách giáo khoa hoặc lặp lại nguyên văn bài viết sách giáo khoa .
 Thông qua đề tài này, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử, nâng cao trình độ nhận thức của học sinh. Đề xuất các phương pháp sư phạm hữu hiệu, có tính khả thi để vân dụng sơ đồ N.G.Đairi trong việc khai thác và sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử .
1.3. Đối tượng nghiên cứu .
 Đề tài này tôi sẽ nghiên cứu và tổng kết về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1924. thuộc phần II, mục 3. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1925 . trong bài 12 : Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919-1925 .
1.4. Phương pháp nghiên cứu .
1.4.1. Nghiên cứu lí thuyết .
 - Các loại tài liệu thành văn của Đảng , nhà nước về giáo dục đào tạo.
- Tài liệu giáo dục học, tâm lí học , phương pháp dạy học lịch sử .
- Sách giáo khoa,sách giáo viên Lịch sử lớp 12 .
- Các tài liệu liên quan đến Nguyễn Ái Quốc .
1.4.2. Nghiên cứu thực tế .
 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế,dự giờ, phỏng vấn, thu thập thông tin , xử lí số liệu và tổng kết kinh nghiệm .
1.4.3.Thực nghiệm sư phạm
 Để thực hiện đề tài này,tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại lớp 12C6 Trường THPT Lê Văn Hưu của Huyện Thiệu Hóa , Tỉnh Thanh hóa .
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN .
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Tâm lí học sinh .
 Ở lứa tuổi học sinh THPT là giai đoạn hình thành nhân cách. Các em muốn khám phá bản thân , muốn biết mình là người như thế nào?giá trị của mình là gì , khả năng của mình ra sao? Sự giao lưu,hoạt động của lứa tuổi này vượt ra khỏi phạm vi nhà trường. Các mối quan hệ trở nên phong phú và nhiều ý nghĩa đối với lứa tuổi này. Các em đang tự xây dựng cho mình những quan điểm về thế giới, về cuộc đời. Nhận thức, bày tỏ quan điểm trước các môn học,định hướng phát triển ngành nghề .
 Không chỉ phát triển về mặt tâm lí, giai đoạn này học sinh trung học còn phát triển về mặt tư duy, nhận thức mạng tính trí tuệ,chủ động. Việc lĩnh hội tri thức của các em giai đoạn này không còn mang tính thụ động .
 Với đặc điểm tâm lí, sự trưởng thành về nhân cách , đặc trưng nhận thức của học sinh phổ thông như vậy cho ta thấy : Quá trình nhận thức của các em không còn là quá trình phản ánh đơn giản, lĩnh hội kiến thức thụ động , nghe, viết , học thuộc lòng những tri thức mà giáo viên truyền tải. vì thế đòi hỏi người giáo viên phải tạo hứng thú say mê, tạo động lưc bên trong để các em lĩnh hội tri thức chủ động , sáng tạo và bền vững. 
2.1.2.Đặc trưng bộ môn lịch sử .
 “ Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ” như vậy lịch sử là cụ thể , vốn có thật và tồn tại khách quan, đã từng diễn ra trong quá khứ, không lập lại, không thể tái tạo lại hoàn toàn trọn vẹn một cách khách quan.. mỗi sự kiện lịch sử có không gian , thời gian riêng.
 Lịch sử có nhiều sự kiện phong phú , đa dạng , phức tạp nhưng nó luôn vận động theo quy luật xã hội, đảm bảo tính chính xác , lô gích của sự vật. Khi học lịch sử học sinh không thể trực quan, sinh động như một số các môn học khác mà phải thông qua biểu tượng lịch sử, hình thành khái niệm, nắm được quy luật, bản chất và mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử .
 Tri thức lịch sử mà học sinh được tiếp nhận không phải là những tri thức đang bàn cãi , tranh luận, mà là những đơn vị tri thức được thừa nhận .
 Chương trình lịch sử được cấu tạo từ quá khứ đến hiện tại mà nhận thức phù hợp với học sinh lại từ xa đến gần. Nên học sinh dễ rơi vào hiện đại hóa lịch sử
. do đó quá trình nhận thức lịch sử của học sinh phải xuất phát từ “ sự kiện cốt lõi” trong dạy học lịch sử. Quá trình đó không qua giai đoạn cảm giác mà bắt đầu từ việc tri giác tài liệu, mà trước hết đó là sách giáo khoa , đồ dùng trực quan của môn học.Quá khứ phải đươc khôi phục trước mắt học sinh dưới những hoạt động sinh động , rõ ràng , những sự kiện không còn khô khan, trống rỗng, mà giáo viên, học sinh phải thổi linh hồn vào nó để các sự kiện “ tĩnh” trở nên “ động”.
2.1.3.Phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
 Đây là phương pháp dạy học và phổ biến hiện nay và trở thành một trong những nội dung đổi mới việc dạy học ở trường phổ thông . Mục tiêu, quan điểm dạy học này hướng vào học sinh, nhằm làm thay đổi mối tương tác giữa thầy và trò, tạo ra sự hứng thú, năng lực tự hình thành kiến thức cho học sinh.
 So với các phương pháp dạy học truyền thống thì phương pháp này làm thay đổi mối quan hệ thầy – trò trong quá trình dạy học. Học sinh là chủ thể của hoạt động dạy học , các em không chỉ tiếp nhận tri thức ở trường học mà còn tự tiếp thu ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau, tự học hỏi, tự trang bị kiến thức, kỹ năng cho bản thân .
 Để vận dụng quan điểm dạy học này có hiệu quả và triệt để , yêu cầu đặt ra là: Thay đổi các yếu tố có liên quan đến quá trình dạy học như: cấu tạo chương trình, thay đổi sách giáo khoa , phương tiện dạy học, phương pháp dạy học. nền giáo dục nước ta đang trên lộ trình của sự thay đổi này .
 Đối với giáo viên, để phát huy tính tích cực của quan điểm này, đòi hỏi phải dày công trong soạn bài, chủ động kết hợp nhiều phương pháp linh hoạt .Giáo viên hướng dẫn học sinh kết hợp việc tự học, sử dụng bài giảng của giáo viên, sử dụng sách giáo khoa, chọn lọc kiến thức qua các tài liệu tham khảo .
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Vị trí , ý nghĩa của sách giáo khoa .
 Sách giáo khoa là sự cụ thể hóa chương trình môn học do nhà nước quy định được biên soạn theo chương trình và quán triệt mục tiêu đào tạo đã được xây dựng, trong đó phải thể hiện mục đích, yêu cầu và nộidung bài học .
 Sách giáo khoa là tài liệu cơ bản, bắt buộc đối với học sinh, nó cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, hiện đại, có hệ thống của môn học. học sinh có thể tìm hiểu, khai thác kiến thức qua nhiều nguồn thông tin khác nhau nhưng sách giáo khoa là chuẩn mực nhất .
 Sách giáo khoa tạo nên bức tranh quá khứ với đầy đủ diện mạo của nó, giúp nhận thức của học sinh được đầy đủ. Sách giáo khoa lịch sử góp phần quan trọng trong giáo dục tư tưởng, tình cảm cách mạng cho học sinh, giúp học sinh phân tích, năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ , khả năng đọc bản đồ 
 Đối với giáo viên : sách giáo khoa là chỗ dựa trong khâu chuẩn bị bài học lịch sử. sau khi nghiên cứu chương trình, nghiên cứu đối tượng học sinh thì phải dựa vào sách giáo khoa để thể hiện đầy đủ, có hệ thống nội dung kiến thức , nâng tầm cao tư duy của học sinh khi tiếp nhận sự kiện, chứ không phải học sinh chỉ học thuộc lòng những sự kiện có trong sách giáo khoa.
 Dù sách giáo khoa có ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng sách giáo khoa không thể nào thay thế được bài giảng trên lớp của giáo viên, thay cho các tài liệu tham khảo, do đó việc vận dụng sơ đồ N.G.Đairi trong việc sử dụng sách giáo khoa trong dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết .
2.2.2 Cấu tạo sách giáo khoa .
 Sách giáo khoa có 2 phần nội dung chủ yếu: kênh chữ và kênh hình .. kênh chữ là những thông tin thành văn chủ yếu dùng để trình bày những kiến thức cơ bản cần cung cấp cho Học sinh, gồm bài viết chính cho 1 tiết học và các phần khác như câu hỏi, tài liệu tham khảo, chú thích. Kênh hình gồm những tranh ảnh, hình vẽ , sơ đồ cụ thể hóa kiến thức trình bày ở kênh chữ.
 Tuy cấu tạo gồm hai phần nhưng không tách rời nhau mà giữa kênh hình và kênh chữ có mối quan hệ chặt chẽ .
2.2.3. Đặc điểm của sách giáo khoa.
 Sách giáo khoa là sự thể hiện nội dung cơ bản của chương trình do nhà nước ban hành nên có tính pháp lí, là tài liệu bắt buộc đối với học sinh, là tài liệu giáo viên phải tuân thủ khi chuẩn bị bài lên lớp và khi tiến hành bài giảng .
 Sách giáo khoa không viết riêng cho bất cứ đối tượng nào, nhà trường nào , vùng miền nào, dân tộc nào? trong khi đó giáo viên phải dạy cho từng đối tượng học sinh cụ thể. Vì vậy giáo viên phải biết gia công tài liệu ấy cho phù hợp với từng loại đối tượng học sinh, truyền thêm sức sống cho những kiến thức còn ẩn trong trang sách.
2.2.4. Thực tế của việc khai thác và sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay .
 Trên thực tế dạy học nói chung và dạy học bộ môn lịch sử nói riêng , giáo viên còn mắc phải hai khuynh hướng sai lầm, đó là: thoát li nội dung của sách giáo khoa hoặc lập lại nghuyên văn bài viết sách giáo khoa .
 Trường hợp thoát li hoàn toàn nội dung sách giáo khoa thường mắc phải là những giáo viên trẻ, mới ra trường. Họ tiếp cận với những phương pháp dạy học hiện đại, tiếp cận với nhiều tài liệu tham khảo, nhưng do chưa có kinh ngiệm trong việc giảng dạy nên khi vậ dụng còn mắc phải sai lầm .
 Trường hợp lặp lại nguên văn bài viết sách giáo khoa , phần lớn là những giáo viên không có điều kiện cập nhật những thông tin về phương pháp dạy học mới, hoặc những giáo viên có rư tưởng ngại tìm tòi, sáng tạo, họ phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa. Vì thế hiện nay kết quả học tập ở trường phổ thông có thay đổi nhưng mục tiêu chưa cao. Thực tế đó đòi hỏi việc dạy học phải tiếp tục đổi mới hơn nũa về phương pháp và nội dung bài học. Đặc biệt giáo viên khi soạn giảng phải đầu tư tâm huyết để tránh mắc phải hai khuynh hướng sai lầm trên 
 Giáo viên với vấn đề khai thác và sử dụng sách giáo khoa cần phải có quan niệm đúng , phải nổ lực công tâm để bổ sung bài giảng của mình, đó thực sự là một lần sáng tạo. Do đó vận dụng và sử dụng sách giáo khoa theo sơ đồ Đai ri về mối quan hệ giữa bài giảng của giáo viên và bài viết trong sách giáo khoa có ý ngĩa đặc biệt quan trọng và cần phải phát huy tối đa hiệu quả của việc ứng dụng sơ đồ trong dạy học .
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết
 vấn đề .
 Vận dụng sơ đồ N.G Đai ri sẽ phát huy được vai trò của sách giáo khoa, đó là một trong những con đường để nâng cao hiệu quả dạy học.Đây cũng là phương pháp dạy học phổ biến nhất cho tất cả các môn học hiện nay .
 Vân dụng ô số 1 để giáo viên tìm đọc, tra cứu tài liệu tham khảo, để đưa thêm vào bài giảng, nhằm cụ thể hóa minh họa cho kiến thức có trong sách giáo khoa. Kiến thức đưa thêm vào bài giảng là tài liệu lịch sử, tài liệu văn học , tranh ảnh, bản đồ lịch sử việc này tránh cho giáo viên không mắc phải khuynh hướng sai lầm là bê y nguyên kiến thức có trong sách giáo khoa. Việc đưa thêm kiến thức vào bài giảng phải có sự chọn lọc, không lan man, ôm đồm, phải phù hợp với thời gian cho phép trong tiết dạy .
 Trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu của đề tài : mục 3 của phần II . 
Bài 12 : Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919-1925 ( thuộc chương trình lịch sử lớp 12,Chương trình chuẩn.) tôi đưa ra giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề thông qua việc xác định kiến thức của từng ô theo sơ đồ N.GĐai ri . Bài 12 : Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam
từ năm 1919 đến năm1925
I.Những chuyển biến về vấn đề kinh tế ,xã hội.
 Tiết 17 : II.Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt nam từ 1919-1925.
1. Hoạt động của Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài
2.Hoạt động của tư sản , tiểu tư sản và công nhân Việt nam
3.Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc . 
 Vận đụng sơ đồ Đai ri khi dạy mục này, ta sẽ xác định kiến thức của từng con số trong sơ đồ .
 Kiến thức ở ô số 1 : Nếu giáo viên chỉ sử dụng lời nói để truyền tái nội dung các sự kiên đã có trong sách giáo khoa thì không thể gây hứng thú học tập cho học sinh, Học sinh không thể hình dung được quãng đường , thời gian , không gian cụ thể mà Nguyễn Ái Quốc đã qua trên bước đường hoạt động của người . không thấy hết được ý nghĩa của từng sự kiện, những sự kiện đó đã tác động như thế nào đến thái độ tình cảm của Nguyễn Ái Quốc và tác động tới cách mạng Việt nam.Vì thế khi dạy phần này giáo viên phải sử dụng lược đồ : Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1945. Lược đồ này được thiết kế trên phần mềm powerpoint để tạo nên tính sinh động của sự kiện . Đồng thời lồng ghép tranh sảnh theo từng sự kiện lịch sử như : cho học sinh xem bản yêu sách của Quyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị véc sai bằng tiếng pháp và giáo viên khái quát nội dung bản yêu sách này. Đối với sự kiện Người đọc bản luận cương của Lê nin giáo viên thêm những kiến thức văn học, bằng việc trích dẫn các câu thơ trong bài thơ: Người đi tìm hình của nước,của nhà thơ Chế Lan Viên, khai thác bức ảnh bác hồ ở đại hội Tua (1920), Cho học sinh xem một số trang báo người cùng khổ . khi Bác ở Liên Xô giáo viên giới thiệu cho học sinh về viện văn học nơi bác đọc sách trong thời gian ở đâyNhững tranh ảnh về Nguyễn Ái Quốc trong từng sự kiện cụ thể đã khắc họa rõ vị trí của sự kiện quan trọng nhất trong hành trình tìm đường cứu nước của Người cũng như đối với cách mạng Việt nam. Đồng thời học sinh trực tiếp tri giác được các sự kiện đó một cách cụ thể, sống động hơn. Thấy được những đức tính cao cả trong từng hành động. Từ đó bồi dưỡng sự kính yêu của các em đối với Nguyễn Ái Quốc .
 Kiến thức ô số 2 . là kiến thức cơ bản vừa có trong nội dung bài giảng, vừa có trong sách giáo khoa. Đây là các sự kiện , biểu tượng khái niệm quy luật và bài học lịch sử.
 Đối với pham vi nghiên cứu của đề tài này thì đó là các đơn vị kiến thức sau :
Cuối năm 1917 Nguyễn Tất thành trở lại pháp .
 + 1919 Người gia nhập Đảng xã hội pháp 
 + 18-6-1919 thay mặt những người Việt nam yêu nước tại Pháp , với tên gọi mới là Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị véc sai Bản yêu sách của nhân dân An nam đòi chính phủ pháp và các nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do , bình đẳng, quyền tự quyết của các dân tộc Việt nam. Bản yêu sách không được chấp nhận . Ở sự kiện này giáo viên cho học sinh xem bức ảnh bản yêu sách , qua đó giáo viên có thể khái quát nội dung và trích dẫn theo sách giáo khoa trong : Những mẫu chuyện hoạt động của Hồ Chủ Tịch của Trần Dân Tiên , để thấy ró bài học lịch sử rút ra tù sự kiện này “ Muốn giải phóng các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính mình.”
+ Giữa năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đọc Bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cươngvề vấn đề dân tộc thuộc địa của Lê nin đăng trên báo nhân đạo của Đảng xã hội Pháp. Luận cương này giúp người khẳng định con đường giành độc lập tự do cho dân tộc Việt nam. Sự kiên này đòi hỏi giáo viên phải phân tích để học sinh hiểu về cách mạng Tháng mười đã thành lập chính quyền của giai cấp công nhân , nhân dân lao động , chỉ đi theo con đường cách mạng tháng Mười , con đường cách mạng vô sản thì dân tộc Việt Nam mới giành được độc lập tự do. Với sự kiện này Nguyễn Ái Quốc chuyển biến trong tư tưởng, nhân thức : từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lênin .
+ 25-12-1920 Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành ra nhập quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp. Người trở thành Đảng viên cộng sản đầu tiên ở Việt nam .
+ Năm 1921 Nguyễn Ái quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri lập ra hội các dân tộc thuộc đia ở Pa ri à tinh thần đoàn kết cách mạng
quốc tế .
+ Từ 1921-1925 Nguyễn Ái Quốc viết nhiều sách báo tố cáo tội ác của chủ nghĩa đế quốc, nhất là thực dân pháp ở các thuộc địa, truyên truyền về chủ nghĩa Mác, lê nin ,về cách mạng tháng mười .
+ Tháng 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_so_do_n_g_dairi_trong_khai_thac_va_su_dung_sac.doc
  • pptphu luc skkn.ppt