SKKN Vận dụng những nguyên lí kết cấu, luật thi, tứ thơ, ngôn ngữ, nhan đề
Như chúng ta đã biết, đời Đường (681-907) là thời kì toàn thịnh của xã hội phong kiến ở Trung Quốc. Vào đời Đường, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng chưa từng có, tình hình chính trị tương đối ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa nghệ thuật phồn vinh. Trên cơ sở phồn vinh thịnh vượng ấy, văn học đời Đường đã phát triển hơn bất kì thời đại nào trước đó. Thơ Đường như một vườn hoa trăm sắc nở rộ, nhiều nhà văn nhà thơ xuất hiện, nhiều thể loại văn học phát triển, đã để lại những thành tựu rực rỡ, ghi dấu ấn một thời hoàng kim của thơ ca. Giai đoạn này có nhiều tác giả đã đi vào lịch sử thơ ca như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Bạch Cư Dị
Thơ Đường du nhập sang Việt Nam từ rất sớm, nó được người Việt Nam tiếp nhận như một loại thơ nội sinh. Cho đến hôm nay, thơ Đường vẫn rất gần gũi với người Việt Nam. Vì vậy trong chương trình môn Ngữ Văn ở cả hai cấp THCS và THPT thơ Đường có một vị trí đặc biệt (chương trình THCS có 10 bài học ở lớp 9, chương trình THPT có 6 bài học ở lớp 10). Với một khối lượng thơ Đường lớn như vậy đã đặt người giáo viên dạy môn Ngữ văn trước những khó khăn thử thách đòi hỏi họ phải tìm cho mình một phương pháp dạy hợp lí.
MUC LUC 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 PHẦN II NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 3 I. Cơ sở lí luận 3 II. Thực trạng của vấn đề 5 1. Thực trạng 5 2. Kết quả và hiệu quả của thực trạng 6 III. Giải quyết vấn đề 7 1. Các giải pháp cải tiến 7 2. Quan ®iÓm c¬ b¶n vÒ ph¬ng thøc sö dông c¸c nguyªn lÝ: KÕt cÊu, luËt thi, tø th¬, ng«n ng÷, nhan ®Ò vµo d¹y häc mảng th¬ §êng trong ch¬ng tr×nh Ng÷ v¨n THPT nh»m kÝch thÝch høng thó häc cho học sinh 7 IV. Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục của bản thân, các biện pháp để tổ chức thực hiện 15 Thö x©y dùng hÖ thèng c¸c nguyªn lÝ cho mét t¸c phÈm cô thÓ trong ch¬ng tr×nh Ng÷ v¨n líp 10. 15 2. Thùc nghiÖm. 19 PHẦN III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 20 1. KÕt qu¶ nghiªn cøu. 21 2. Bµi häc kinh nghiÖm. 21 3. Mét sè kiÕn nghÞ sau khi thùc hiÖn 21 Tµi liÖu tham kh¶o. 22 PHẦN I: MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, đời Đường (681-907) là thời kì toàn thịnh của xã hội phong kiến ở Trung Quốc. Vào đời Đường, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng chưa từng có, tình hình chính trị tương đối ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa nghệ thuật phồn vinh. Trên cơ sở phồn vinh thịnh vượng ấy, văn học đời Đường đã phát triển hơn bất kì thời đại nào trước đó. Thơ Đường như một vườn hoa trăm sắc nở rộ, nhiều nhà văn nhà thơ xuất hiện, nhiều thể loại văn học phát triển, đã để lại những thành tựu rực rỡ, ghi dấu ấn một thời hoàng kim của thơ ca. Giai đoạn này có nhiều tác giả đã đi vào lịch sử thơ ca như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Bạch Cư Dị Thơ Đường du nhập sang Việt Nam từ rất sớm, nó được người Việt Nam tiếp nhận như một loại thơ nội sinh. Cho đến hôm nay, thơ Đường vẫn rất gần gũi với người Việt Nam. Vì vậy trong chương trình môn Ngữ Văn ở cả hai cấp THCS và THPT thơ Đường có một vị trí đặc biệt (chương trình THCS có 10 bài học ở lớp 9, chương trình THPT có 6 bài học ở lớp 10). Với một khối lượng thơ Đường lớn như vậy đã đặt người giáo viên dạy môn Ngữ văn trước những khó khăn thử thách đòi hỏi họ phải tìm cho mình một phương pháp dạy hợp lí. Hiện nay, ở trường THPT, tình hình dạy thơ Đường chưa đat hiệu quả cao chưa giúp học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của nó. Phần lớn giáo viên mới phân tích được nội dung tác phẩm mà chưa làm nổi bật được các thủ pháp nghệ thuật đặc trưng thi pháp của thơ Đường. Khi dạy thơ Đường nhiều giáo viên chỉ biết thuyết trình, giảng ít đàm thoại với học sinh vì sợ thiếu thời gian. Cách làm ấy vô hình dung đã đi ngược lại cái “phép” của thơ Đường là nói ít gợi nhiều. Mặt khác việc dạy học thơ Đường ở trường phổ thông chưa đạt hiệu quả cao còn do việc cung cấp tri thức lí thuyết về thơ Đường còn thiếu(sách giáo khoa ở cả hai cấp học chỉ có một bài giới thiệu chung về đời Đường và thơ Đường nên tri thức làm nền tảng cho học sinh tiếp nhận còn nghèo nàn), vậy nên khi học thơ Đường học sinh luôn nghĩ thơ Đường khó. Xuất phát từ thực tế này , chúng tôi thấy vấn đề nghiên cứu cách dạy học thơ Đường ở trường phổ thông là một vấn đề quan trọng. Thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng đưa ra được cách nhìn, cách hiểu khoa học về thơ Đường nhằm góp phần bé nhỏ vào việc cải tiến chất lượng dạy học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn nước ngoài trong nhà trường phổ thông nói chung. Mục đích nghiên cưu. Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng tới việc chỉ ra cách thức tổ chức dạy học thơ Đường ở trường THPT một cách hiệu quả. Tất nhiên chúng tôi đã khảo sát và đánh giá tính khoa học của tri thức “thơ Đừơng” trong sgk Ngữ văn 10 hiện hành. Thông qua đưa ra cách nhìn toàn diện về thi pháp thơ Đường, cách tiếp cận thơ Đường, nhận diện đúng khó khăn và thuận lợi của việc dạy học thơ Đường. Khẳng định tầm quan trọng của phần thơ Đường trong môn Ngữ văn nhà trường THPT. Qua đó giúp cho giáo viên và học sinh THPT hiểu rõ hơn về nội dung chương trình của phần thơ Đường trong sgk Ngữ văn lớp 10, đồng thơì có cái nhìn đúng đắn toàn diện nhìn tất cả vấn đề có liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập. Đối tượng nghiên cứu Đề tài này chúng tôi tiến hành tìm hiểu về phương pháp tiếp cận và dạy học mảng thơ Đường ở trường THPT. Cụ thể khai thác bài thơ Đường trong chương trình Ngữ văn lớp 10 thông qua tìm hiểu kết cấu, luật thi, tứ thơ, ngôn ngữ, nhan đề vào các bài sau đây. Sau đó lấy một bài làm giáo án thực nghiệm – Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Lớp 10 tập 1) – Cảm xúc mùa thu (lớp 10 tập 1) Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài “ Vận dụng những nguyên lí kết cấu, luật thi, tứ thơ, ngôn ngữ , nhan đề...” Chúng tôi đã tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học và về thơ Đường từ trước đến nay. Cụ thể chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây. Phương pháp liệt kê Phương pháp tổng hợp- phân tích Phương pháp so sánh- đối chiếu PHẦN II: NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Cơ sở lí luận của đề tài Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình phổ thông, đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này đã “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Ngành giáo dục đang trên con đường thực hiện đổi mới theo Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được xác định trong Nghị quyết TW IV khóa VII(1993), Nghị quyết TW 2 khóa VII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các Chỉ thị của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là Chỉ thị số 14(4/1999). Tài “Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, SGK lớp 10 THPT” của Bộ GD&ĐT xác định: Một trong những trọng tâm của việc đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh, với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập tạo niềm tin niềm vui trong học tập”. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ghi: “môn Ngữ văn là một môn công cụ. Năng lực sử dụng tiếng Việt và tiếp nhận tác phẩm văn học mà môn học này trang bị cho học sinh là công cụ để học sinh học tập và sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đặc biệt là tư tưởng nhân văn và tình cảm thẩm mỹ”. Do đó nhiệm vụ của chương trình môn Ngữ văn không chỉ là cung cấp kiến thức về Văn học, trang bị những đánh giá, nhận định về tác giả, tác phẩm, mà còn đào tạo một năng lực sử dụng tương đối thành thạo các công cụ nói trên. Học sinh học Ngữ văn không phải chỉ đọc hiểu các loại văn bản, viết các loại văn bản thông dụng, nói đúng phong cách ngôn ngữ, mà còn biết đọc- hiểu, giao tiếp với văn bản phức tạp nhất, là văn bẳn văn học nghệ thuật. Hiểu được tính chất công cụ của bộ môn, chúng ta sẽ thấy, chỉ dạy văn theo lối “giảng văn” truyền thống, thầy giảng trò nghe một cách thụ động thì không thể đào tạo năng lực sử dụng công cụ văn học được. Tại điều 28.2 của luật giáo dục đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực; tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Với những căn cứ đó, bản thân đã cố gắng tìm tòi và phát huy những phương pháp dạy học tích cực và bước đầu đặt được hiệu quả với “Sử dụng các phương pháp thông qua các nguyên lí: kết cấu, luật thi, tứ thơ, ngôn ngữ, nhan đề vào việc tiếp cận, khai thác, giảng dạy mảng thơ Đường trong nhà trường phổ thông” Cho nên Lê Quý Đôn đã từng nói: “Văn chương là gốc lớn của sự lập thân, là việc lớn của sự kinh tế”. Đúng vậy, dạy học môn Ngữ văn trong Nhà trường THPT, đặc biệt phần thơ Đường thực sự là một vấn đề khó. Khó đối với cả người dạy và khó với cả người học. Cái khó đối với giáo viên dạy văn là làm sao trong giờ học có thể tạo ra bầu không khí văn chương. Sẽ tẻ nhạt nếu giờ học văn chỉ là một giờ truyền đạt kiến thức đơn thuần, thầy nói trò ghi, không khác gì giờ học Chính trị và như vậy môn văn đã bị thủ tiêu tính nghệ thuật một cách không tuyên bố cho nên những năm gần đây số học sinh yêu thích môn văn không nhiều. Do vậy đến lúc này chúng ta phải coi trọng dạy học môn Ngữ văn vừa là một môn nghệ thuật phải làm sao để tổ chức hướng dẫn học sinh cảm nhận được văn học nghệ thuật có tác động mạnh mẽ đến con người, cái đẹp đánh thức ở mỗi con người niềm mong muốn trở nên cao đẹp hơn, sống ngày càng tốt đẹp hơn, có niềm tin và thực sự hăng say qua việc cảm thụ trực tiếp các tác phẩm Văn chương, văn học có khả năng giáo dục đạo đức, nhân cách, thẩm mỹ cho người đọc. Bởi vậy để làm được điều này bên cạnh những biện pháp khởi động giờ học, giảng giải, giảng bình kết thúc giờ học tất yếu phải dựa vào hệ thống những nguyên lí của thơ Đường. Hiện nay đổi mới phương pháp giảng dạy trong bộ môn Ngữ văn đang là vấn đề cấp thiết nóng hổi. Trong đó xây dựng được hệ thống câu hỏi tiếp cận mảng thơ Đường là rất khó làm sao vừa đảm bảo tính khoa học, vừa đảm bảo tính nghệ thuật, tạo hứng thú cho học sinh từng bước đi sâu vào cảm thụ tác phẩm thơ Đường như bóc dần từng cánh hoa để tìm thấy nhụy hoa là một yêu cầu mang tính quyết định tới sự thành bại của giờ dạy văn học nói chung và giơ dạy thơ Đường nói riêng. II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ 1 Thực trạng. Như chúng ta đã biết trường THPT Thạch Thành IV là một trong tổng số 105 trường THPT trong tỉnh Thanh Hóa huyện Thạch Thành là một trong 23 huyện Miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, dân trí cũng còn thấp cho nên việc giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề vận động học sinh đi học đã khó, khó hơn là làm sao cho học sinh say mê học, đặc biệt là học môn văn. Trường THPT Thạch Thành IV là trường mới thành lập cơ sở vật chất còn thiếu thốn, đối tượng học sinh chủ yếu ở 6 xã vùng 135 trong đó có 4 xã Thạch Tượng, Thạch Lâm, Thành Mỹ và Thành Yên thuộc diện đặc biệt khó khăn. Đội ngũ giáo viên mới ra trường tuổi đời còn non trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa có nên vấn đề dạy và học là một vấn đề còn nan giải, đặc biệt là dạy phần thơ Đường làm sao để cho học sinh yêu thích và hứng thú học là điều rất khó đối với giáo viên dạy văn nói riêng, với giáo viên dạy các môn khác nói chung bởi vì lâu nay trong tiềm thức của các em nghĩ thơ Đường là rất khó. Cho nên đã dẫn đến trong những năm gần đây số học sinh yêu thích môn văn không nhiều, đa số các em ngại học văn, thờ ơ với môn Ngữ văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của văn học trong học tập cũng như trong cuộc sống. Xuất phát từ tình hình khó khăn nói trên tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học văn của tác giả Phan Trọng Luận. Trong cuốn sách này tác giả đã tập trung vào nghiên cứu về mặt lý thuyết khá hệ thống tuy nhiên tác giả mới giải quyết vấn đề ở góc độ vĩ mô chung cho tất cả các cấp học. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài “Sử dụng những phương pháp dạy học thông qua các nguyên lí: Kết cấu, luật thi, tứ thơ, ngôn ngữ, nhan đề vào tiếp cân, khai thác dạy học mảng thơ Đườngtrong nhà trường THPT nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh ” để nghiên cứu và cũng là góp thêm một tiếng nói tâm huyết vào hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. 2 Kết quả và hiệu quả của thực trạng trên Khi xây dựng đề tài này trên những định hướng chung về mặt phương pháp của các tác giả, bản thân tôi mạnh dạn vận dụng kế thừa những kết quả đã đạt được của họ để đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu những nguyên lí của thơ Đường nhằm áp dụng cụ thể vào cấp học và tập chung vào việc thử xây dựng cho một giờ dạy tác phẩm cụ thể trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Trong đề tài này phạm vi nghiên cứu của tôi giới hạn ở việc: Chỉ sử dụng những nghuyên lí: Kết câu, luật thi, tứ thơ, ngôn ngữ, nhan đề vào việc dạy học thơ Đường trong chương trình Ngư văn lớp 10. Trong đó chọn tác phẩm tiêu biểu trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 để thử xây dựng hệ thống câu hỏi dựa trên những nguyên lí nhằm giúp học sinh cảm thụ hiệu quả văn bản thơ Đường. Sau đó tiến hành dạy thử hai tiết thực nghiệm ở bốn lớp nhắm đánh giá được hiệu quả khi sử dụng những nghuyên lí này. Kết quả điều tra, khảo sát năng lực học tập của học sinh. STT Năng lực học tâp của học sinh Lớp: 10A1Có 45HS Lớp: 10A2Có 45HS Lớp: 10A3Có 45HS Lớp: 10A8Có 45HS 1 Xác định đúng kết cấu bài thơ luật thi gồm ngũ luật, thất luật 58,3% 60,5% 56,8% 50,7% 2 Xác định đúng kết cấu bài thơ tứ tuyệt 45,5% 56,3% 44,0% 43,2% 3 Nhận biết được niêm thơ và luật bằng trắc 28,4% 29,0% 26,7% 25,0% 4 Khai thác bài thơ dựa vào tìm hiểu luật đối 18,5% 20,8% 17,3% 14,8% 5 Nhận biết được vần trong thơ Đường 13,6% 16,7% 13,6% 12,5% 6 Xác định được tứ thơ trong bài thơ Đường 13,0% 15,2% 13,3% 12,5% 7 Hiểu được ngôn ngữ thơ 13,0% 14,5% 13,0% 11,8% 8 Hiểu được nhan đề thơ 37,5% 45,5% 35,5% 33,5% III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN 1.1. Một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn về những hình thức vận dụng những nguyên lí: Kêt cấu, luật thi, ngôn ngữ, tứ thơ, nhan đề vao việc dạy thơ Đường nhằm kích thích hứng thú học cho học sinh . Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và nhất là những tìm tòi đã được khẳng định của tác giả Nguyễn Bích Hải, bản thân tôi có thể hình dung và xác định được một hệ thống về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau: 1.1.1 Khai thác bài thơ Đường từ việc tìm hiểu kết cấu. 1.1.1.1 Tìm hiểu kết cấu bài thơ luật thi Luật thi gồm ngũ luật (một bài gồm có 8câu mỗi câu 5 chữ) và thất luật ( một bài gồm có 8 câu mỗi câu 7 chữ ). Có một số cách phân chia bài thơ như sau: Cách 1: Phân tích bài thơ theo kêt cấu 4 phần đề, thực, luận, kết đồng thời gắn cho mỗi phần một nhiệm vụ xác định. Hai câu đề: Câu 1 phá đề: mở ra ý của bài; Câu 2 thừa đề: tiếp ý để chuyển vào thân bài; Hai câu thực: Giải thích rõ ý đầu bài Đây là cách chia bố cục truyền thống khi phân tích bài thơ Đường luật. Cách 2: Phân tích bài thơ theo hai phần kết cấu của bài thơ .Mỗi một bài thơ có 8 câu, chia làm hai phần, 4 câu đầu và 4 câu cuối tác giả Kim Thành Thán gọi 4 câu đầu là tiền giải, 4 câu cuối là hậu giải bài luật thi gồm có hai khía cạnh thứ nhất là cảnh sự việc, câu chuyện và thứ hai là tình cảm của tác giả Ví dụ: Khi dạy bài “Thu hứng” của ( Đỗ Phủ ) nhiều giáo viên đã chia bài thơ thành hai phần. 1.1.1.2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ tứ tuyệt. Thơ tứ tuyệt gồm ngũ tuyệt (4 câu, mỗi câu 5 chữ) và thất tuyệt (4 câu, mỗi câu 7 chư). Tuy dung lượng câu chữ ít hơn bài thơ bát cú nhưng tự nó là một kết cấu chỉnh thể có cấu trúc riêng. Do vậy khi dạy loại thơ này chúng ta có thể vận dụng cách khai thác theo quá trình dàn dựng cấu tứ của bài thơ, tức là tìm hiểu theo kết cấu của nó. Theo tác giả Nguyễn Sĩ Cẩn trong mấy vấn đề phương pháp dạy học thơ cổ Việt Nam, bố cục bài thất ngôn tứ tuyệt gồm có bốn phần: khai, thừa, chuyển, hợp. Mỗi phần khai, thừa, chuyển, hợp là một câu có chức năng. -Câu khai mở đầu để tạo ra “duyên cớ” để riển khai toàn bộ tứ thơ, nhưng ngay trong câu đầu đã hàm chứa nội dung, tình cảm tác giả. -Câu thừa có hai chức năng cơ bản: Cùng với câu 1 hoàn thiện một ý, và niêm liên 1 với liên 2 vừa hé lộ nội dung tư tưởng của bài thơ. - Câu chuyển là câu thứ 3 câu thơ có vị trí đặc biệt trong bài thơ tứ tuyệt nó vừa là sự chuyển của hai câu trước vừa đóng vai trò quyết định sự thành bại của bài thơ. Ví dụ: Bài thơ “Tĩnh dạ từ” của Lí Bạch có thể khai thác bài thơ theo hướng này. Ngoài ra có thể khai thác bài thơ theo mô hình kết cấu 2/2. Bởi vì bài thơ thất ngôn tứ tuyệt được cấu tạo bởi hai liên thơ. Chúng ta đã biết liên thơ là một đơn vị hết sức cơ bản của thơ luật đường. Do vậy khi khai thác bài thơ dựa vào cơ sở này là điều cần thiết. Nói như thế không phải cứ nhất nhất áp dụng cách giảng dạy thơ thất ngôn tứ tuyệt theo kết cấu 2/2 này. Mà trong thực tiễn, trước một tác phẩm cụ thể, ta có thể vận dụng một cách linh hoạt các phương thức chiếm lĩnh để đạt hiệu quả cao trong giảng dạy. Nhưng cần lưu ý khi phân tích bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cũng phải định hướng cho học sinh chú trọng vào việc hiểu câu thơ thư 3 bởi đó là câu bản lề, trục kết nối hai phần của bài thơ đưa người đọc vào vấn đề chính yếu mà tác giả muốn đề cập Ví dụ: Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” của Lí Bạch có thể khai thác theo hướng kết cấu này. 1.1.2 Khai thác bài thơ Đường dựa vào các quy định khác của luật thi. 1.1.2.1. Khai thác bài thơ Đường dựa vào niêm thơ và luật bằng trắc. Thơ Đường đã đúc kết kinh nghiệm quá khứ nâng lên thành luật bằng trắc đối xứng, chính là mâu thuẫn thống nhất trong âm thanh, đối xứng càng cao thì sự hài hoà càng lớn. Nó thể hiện trước hết ở niêm thơ. 1.1.2.2 Khai thác bài thơ dựa vào niêm thơ: Niêm nghĩa đen là dính, chỉ quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau về âm luật giữa các câu theo hệ thống dọc của bài thơ. Trong mỗi cặp câu, tức mỗi “liên” thơ, các chữ câu số lẻ, số chẵn phải có thanh trái ngược nhau (trừ chữ thứ 5 chữ thứ 7 trong liên thơ) Ví dụ: Bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ. “Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm Vu sơn vu giáp khí tiêu sâm Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng. Tái thượng phong vân tiếp địa âm” Trong hai liên thơ trên, các chữ tương ứng ở hai câu số chẵn và câu số lẻ thanh trái ngược nhau, trừ chữ thứ 3 ở liên 1 và chữ thứ 3 ở liên 2. Điều này có thể chấp nhận được vì “ nhất, tam, ngũ bất luận- nhị, tứ, lục phân minh”. Trong hai cặp câu kề nhau, nhịp đi của liên trên phải khác nhịp đi của liên dưới. Muốn vậy chữ thứ 2 của câu chẵn thuộc liên trên phải cùng thanh với chứ thứ 2 của câu lẻ thụôc liên dưới. Sự giống nhau như thế về thanh đã tạo nên cái gọi là niêm vì nó đã làm cho hai câu thơ thuộc hai liên dính vào nhau. Theo đó trong bài thơ thất ngôn bát cú câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7, còn ở bài thơ thất ngôn tứ tuyệt câu 1 niêm với câu 4, câu 2 niêm với câu 3. Ví dụ: Bài “Thu hứng” của Đỗ Phủ xem xét các từ thứ 2,4,6 đi do
Tài liệu đính kèm:
- skkn_van_dung_nhung_nguyen_li_ket_cau_luat_thi_tu_tho_ngon_n.doc