SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết trong sách giáo khoa ngữ văn 11 – 12

SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết trong sách giáo khoa ngữ văn 11 – 12

Thứ nhất: Như chúng ta đã biết, việc hình thành và rèn luyện kỹ năng trong quá trình làm văn cho học sinh là vô cùng cần thiết. Việc làm này cả 3 phân môn: Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn cùng đảm nhận, trong đó phân môn Làm văn giữ vai trò chủ đạo. Phân môn này giúp học sinh hình thành một hệ thống kỹ năng đảm bảo cho quá trình hoàn thiện một bài văn có hiệu quả: từ kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập ý, lập dàn ý cho đến lập luận (nêu luận điểm, tìm luận cứ, sắp xếp luận điểm, luận cứ .) rồi mở bài, chuyển ý, chuyển đoạn, kết bài Trên cơ sở những kỹ năng cơ bản đó, đối với mỗi thể loại, giáo viên phải hình thành cho học sinh những kỹ năng riêng phù hợp với đặc trưng thể loại (gọi là mô hình chung) như nghị luận về một tác phẩm kịch, nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ và việc rèn luyện kỹ năng nghị luận về một tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết cũng không ngoại lệ (sau đây gọi là tác phẩm văn xuôi ).

doc 22 trang thuychi01 5820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết trong sách giáo khoa ngữ văn 11 – 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 11 – 12 
Người thực hiện: Lê Thị Hồng Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Lý Thường Kiệt
Lĩnh vực: Ngữ Văn 
Thanh Hóa, năm 2017
A.Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài:
Thứ nhất: Như chúng ta đã biết, việc hình thành và rèn luyện kỹ năng trong quá trình làm văn cho học sinh là vô cùng cần thiết. Việc làm này cả 3 phân môn: Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn cùng đảm nhận, trong đó phân môn Làm văn giữ vai trò chủ đạo. Phân môn này giúp học sinh hình thành một hệ thống kỹ năng đảm bảo cho quá trình hoàn thiện một bài văn có hiệu quả: từ kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập ý, lập dàn ý cho đến lập luận (nêu luận điểm, tìm luận cứ, sắp xếp luận điểm, luận cứ .) rồi mở bài, chuyển ý, chuyển đoạn, kết bài  Trên cơ sở những kỹ năng cơ bản đó, đối với mỗi thể loại, giáo viên phải hình thành cho học sinh những kỹ năng riêng phù hợp với đặc trưng thể loại (gọi là mô hình chung) như nghị luận về một tác phẩm kịch, nghị luận về một tác phẩm thơ, đoạn thơ  và việc rèn luyện kỹ năng nghị luận về một tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết cũng không ngoại lệ (sau đây gọi là tác phẩm văn xuôi ).
Thứ 2: Nhìn vào hệ thống chương trình của 3 khối lớp, chúng ta thấy số lượng tác phẩm văn xuôi (đặc biệt là truyện ngắn, tiểu thuyết) chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Vì vậy trong hầu hết các kì thi số điểm dành cho những câu hỏi thuộc tác phẩm truyện, tiểu thuyết cũng chiếm tỉ lệ cao trong cấu trúc đề thi. Chính vì thế quan tâm đến những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi là vô cùng cần thiết.
Thứ 3: Như chúng ta đã biết tác phẩm văn xuôi (đặc biệt tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết) là bức tranh thu nhỏ về đời sống hiện thực xã hội. Hiểu hết được những ý tưởng nhà văn gửi gắm qua những tác phẩm là điều không dễ. Số lượng nhân vật đông, sự kiện nhiều, tình tiết đa dạng. Thêm vào đó dung lượng thường lớn (khác với tác phẩm thơ dung luợng chỉ khoảng ½ hoặc 1,5 đến 2 trang thì tác phẩm truyện hoặc các đoạn trích tiểu thuyết trong chương trình thường dài, có thể 5-7 trang hoặc 10 đến trên 15 trang). Trong khi đó việc học Văn đối học sinh hiện nay đã và đang có nhiều bất cập. Vì vậy đối với việc học Văn nói chung, các tác phẩm truyện ngăn, tiểu thuyết nói riêng của học sinh thường diễn ra theo kiểu đối phó, chiếu lệ. Nếu có đọc, học sinh cũng nắm một cách sơ sài, qua loa về cốt truyện. Từ đó dẫn đến quá trình triển khai bài viết học sinh “vấp” nhiều lỗi: hoặc ý nông, sơ sài, hoặc sai dẫn chứng, lệch lạc về cốt truyện so với văn bản gốc, thậm chí kể lại vắn tắt câu chuyện trong bài làm. Kết quả là chất lượng bài làm thấp. Vì lẽ đó, tăng cường rèn luyện kĩ năng cho học sinh là việc làm không thể thiếu.
 Có thể khẳng định hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết bài đặc biệt kĩ năng viết kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết là khâu quan trọng, có tính chất quyết định sự thành bại trong quá trình viết bài của học sinh. Vì vậy tôi luôn chú trọng đến vấn đề này. Tôi xin bày tỏ cùng bạn bè, đồng nghiệp một số giải pháp mà tôi gọi đó là kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giảng dạy với đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nghị luận về tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết trong sách giáo khoa Ngữ Văn 11- 12 
II. Phạm vi, phương pháp nghiên cứu:
 1.Phạm vi nghiên cứu:
Trong chương trình THPT ở cả 3 khối lớp, tỉ lệ các tác phẩm truyện ngắn và tiểu thuyết tương đối lớn. Nhưng về phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập một số tác phẩm của chương trình Ngữ Văn 11- 12 và một số phần kiến thức làm văn, lí luận văn học có liên quan. Cụ thể:
- Bài lí luận: Đọc truyện ngắn và tiểu thuyết (SGK Ngữ Văn 11, chương trình Nâng cao ,tập 1)
- Bài: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (SGK Ngữ Văn 12, tập 2.
- Một số tác phẩm truyện ngắn, đoạn trích tiểu thuyết:
+ Hai đứa trẻ (Thạch Lam- SGK Ngữ Văn 11, tập 1)
+ Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân- SGK Ngữ Văn 11, tập 1)
+ Hạnh phúc của một tang gia (Trích tiểu thuyết “Số đỏ”- Vũ Trọng Phụng- SGK Ngữ Văn 11, tập 1 )
+ Chí Phèo (Nam Cao- SGK Ngữ Văn 11, tập 1)
+ Đời thừa (Nam Cao- SGK Ngữ Văn 11, tập 1)
+ Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài- SGK Ngữ Văn 12, tập 2 )
+ Vợ nhặt (Kim Lân - SGK Ngữ Văn 12, tập 2)
+ Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi- SGK Ngữ Văn 12, tập 2)
+ Một người Hà Nội (Nguyễn Khải- SGK Ngữ Văn 12, tập 2 )
+ Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu- SGK Ngữ Văn 12, tập 2)
2. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp như: so sánh, phân tích, phân loại, thống kê,
B. Giải quyết vấn đề:
I.Tầm quan trọng của việc rèn luyện kĩ năng nghị luận về tác phẩm văn xuôi cho học sinh:
Chúng ta đã biết, kết quả cuối cùng của quá trình học Văn ở học sinh được đánh giá tập trung ở bài viết (qua kiểm tra, qua các kì thi). Hơn bao giờ hết, các em đều mong muốn có được kết quả cao qua những bài làm văn của mình. Để đạt được điều đó, các em cần có kĩ năng, phương pháp làm bài. Như vậy, kĩ năng làm bài có vai trò như kim chỉ nam soi đường chỉ lối để học sinh đi đúng hướng trong quá trình viết một bài văn. Trên cơ sở đó hình thành một bài viết khoa học về bố cục, chặt chẽ, lô gíc trong lập luận.
II. Thực trạng việc rèn luyện kỷ năng viết văn nghị luận ở trường THPT:
1.Về phía giáo viên: 
 Do dung lượng của tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết thường lớn, các vấn đề phải khai thác lại nhiều, kiểu đề phong phú, đa dạng trong khi đó lượng học sinh say mê với văn học vốn dĩ không nhiều nên giáo viên thường có tâm lí ngại đầu tư trong quá trình soạn giảng, đặc biệt khâu hướng giải đề cho học sinh.
2. Về phía học sinh:
Như đã nói ở trên, việc tiếp nhận văn bản văn xuôi cũng như khâu viết bài của học sinh còn sơ sài, chiếu lệ. Việc học sinh thực sự yêu thích, say mê với câu chuyện đề cập trong tác phẩm rồi nhập tâm, sống cùng nhân vật trong tác phẩm là rất hiếm hoi. Do đó khâu viết bài của các em chưa thực sự có chất lượng, nhiều đơn vị kiến thức trong bài làm còn thiếu chính xác. Đã thế các em lại ít đầu tư cho việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp hoặc tự luyện viết bài. Vì vậy kĩ năng triển khai một đề văn liên quan đến tác phẩm truyện ngắn hay đoạn trích tiểu thuyết của các em còn non yếu.
III.Giải pháp và cách thức thực hiện:
Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc hình thành và rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong quá trình giảng dạy, tôi luôn trăn trở để tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề. Vì vậy tôi đã chú trọng thực hiện một số giải pháp sau:
1. Giúp học sinh nắm vững và vận dụng linh hoạt một số kiến thức về tác giả có liên quan, hỗ trợ hữu ích cho việc đọc - hiểu văn bản:
 Trên thực tế, chúng ta biết trước khi tiếp cận các đề văn về một vấn đề trong tác phẩm truyện ngắn hoặc đoạn trích tiểu thuyết, học sinh thường phải trải qua quá trình đọc - hiểu các giá trị về nội dung, tư tưởng cũng như những nét độc đáo về nghệ thuật của tác phẩm đó rồi mới viết bài. Như vậy khâu đầu tiên là đọc - hiểu thật tốt văn bản. Để đọc- hiểu hiệu quả văn bản, tôi hướng dẫn các em hiểu và vận dụng một số kiến thức có giá trị từ cuộc đời, phong cách hoặc một số thông tin liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp nhà văn. Bởi lẽ tư tưởng, tình cảm cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn chi phối trực tiếp đến quá trình sáng tạo nghệ thuật, thậm chí in đậm dấu ấn trong những hình tượng nhân vật, qua những trang viết của những nhà văn.
 Chẳng hạn: Khi đọc- hiểu truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), học sinh sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tình cảm mà nhà văn dành cho những con người. đặc biệt những trẻ thơ cũng như cảnh vật quê hương nơi phố huyện nghèo nếu các em nắm vững được những lời tâm sự của chị gái nhà văn là Nguyễn Thị Thế về kỉ niệm tuổi thơ của 2 chị em: “ Năm Thạch Lam lên 7 tuổi, cha của ông qua đời, cảnh nhà khó khăn, mẹ Thạch Lam phải tảo tần buôn bán để nuôi con cái ăn học. Các anh của Thạch Lam đi học ở Hà Nội thi thoảng mới về. Thạch Lam và chị Thế được mẹ giao trông coi một cửa hàng tạp hoá”.Trong cuốn Hồi kí về gia đình Nguyễn Tường, chị Thế tâm sự: Tôi không ngờ em Sáu (tên lúc nhỏ của nhà văn Thạch Lam) lại có trí nhớ dai đến thế như truyện em tôi tả 2 chị em thức đợi chuyến tầu đêm đi qua rồi mới ngủ. Năm đó tôi mới 9 tuổi, em tôi lên 8 mà mẹ tôi đã giao cho 2 chị em coi cửa hàng, cửa hàng chỉ bán có rượu, bánh khảo, thuốc lào cốt để đưa khách quen vào nhà bà ngoại. Như vậy chính kỉ niệm thời thơ ấu đã khắc sâu trong tâm trí Thạch Lam rồi in dấu trên những trang văn của đời ông. Hay nói khác đi, kỉ niệm êm đềm, trong sáng của tuổi thơ nơi phố huyện Cẩm Giàng- Hải Dương đã nuôi dưỡng tâm hồn lãng mạn của Thạch Lam.
 Hoặc các em sẽ hiểu được vì sao Tô Hoài – một nhà văn sinh ra, lớn lên bên bờ sông Tô Lịch của mảnh đất Hà Thành lại có những trang viết chân thực, hấp dẫn và cảm động đến thế về cuộc sống sinh hoạt, phong tục tập quán cũng như thiên nhiên miền Tây (qua “Vợ chồng A Phủ”) nếu các em nắm vững đặc điểm nổi bật trong phong cách truyện của Tô Hoài là thể hiện vốn hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực đời sống, đặc biệt là phong tục tập quán và sinh hoạt đời thường.
Hoặc tương tự, đọc truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình” học sinh sẽ hết ngạc nhiên nếu các em hiểu rằng Nguyễn Thi sinh ra ở Nam Định nhưng được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ bởi đó là kết quả của những năm tháng ông đã sống, gắn bó với chính những con người của sông nước Nam Bộ. Thêm nữa, học sinh sẽ hiểu rõ vì sao trong truyện ngắn “Rừng xà nu”, cây xà nu trở thành một hình tượng xuyên suốt tác phẩm với nhiều ý nghĩa (ý nghĩa thực, ý nghĩa biểu tượng) nếu các em hiểu và nắm rõ lời tâm sự của Nguyễn Trung Thành trong hồi ức về hình ảnh cây xà nu – Một yếu tố tạo nên cảm hứng gián tiếp dẫn đến sự ra đời của tác phẩm này: Ông tâm sự: “ Tháng 5 năm 1962, ông cùng nhà văn Nguyễn Thi hành quân từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam. Đêm chia tay, mỗi người về chiến trường của mình, họ đã sống giữa khu rừng bát ngát phía Tây Thừa Thiên giáp Lào. Đó là một khu rừng xà nu tít tắp chân trời. Nhà văn có ấn tượng sâu đậm và yêu cây xà nu từ đó. Ông thực sự xúc động trước cây xà nu, bởi ấy là một loại cây hùng vĩ và cao thượng, man dại mà trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận” .
 Như vậy cung cấp và giúp học sinh hiểu kỹ những kiến thức về tác giả sẽ là một trong những yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả đọc – hiểu văn bản. Từ đó sẽ hình thành ở học sinh khả năng tư duy, vận dụng, liên kết kiến thức trong việc viết bài.
2. Nắm vững đặc trưng thể loại và vận dụng có hiệu quả trong khâu đọc – hiểu văn bản.
Sẽ thật khó thành công khi đọc - hiểu một văn bản mà học sinh không hiểu, không nắm được kiến thức về đặc trưng thể loại. Vì vậy trong quá trình dạy các tiết văn xuôi, tôi rất quan tâm đến việc hướng dẫn các em nắm vững và vận dụng kiến thức đó khi đọc truyện và tiểu thuyết.
a. Về hình tượng nhân vật:
Đây là yếu tố đầu tiên, quan trọng hàng đầu của thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Khi đọc văn bản học sinh cần phân biệt đâu là nhân vật chính, đâu là nhân vật phụ và các nhân vật được chú trọng miêu tả theo phương diện nào. Từ đó hiểu được ý nghĩa của các phương tiện mạ tác giả đã sử dụng trong việc xây dựng nhân vật.
Ví dụ: Đọc truyện “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), các em cần thấy được ở hình tượng nhân vật Mị, Tô Hoài không chú trọng miêu tả những nét chân dung, ngoại hình mà ông quan tâm miêu tả tâm lý của Mị. Từ đó để khắc hoạ cuộc đời, số phận bất hạnh cũng như ngợi ca sức sống tiềm tàng, mãnh liệt ở người con gái Tây Bắc này. Hoặc tương tự đọc truyện “Vợ nhặt”, học sinh cần thấy rằng ở nhân vật bà cụ Tứ, Kim Lân không quan tâm nhiều trong việc miêu tả chân dung nhân vật mà chủ yếu khám phá thế giới nội tâm qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng nội tâm của bà cụ Tứ. Qua đó nhà văn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ nghèo, sống nhân hậu, vị tha, độ lượng và giàu tình yêu thương các con 
Tiếp đó, học sinh cũng phải hiểu mối quan hệ giữa nhân vật với nhân vật, giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh. Vì đó là yếu tố để giúp nhà văn bộc lộ địa vị, tính cách, số phận nhân vật. Ví dụ: Đặt nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao trong mối quan hệ với Bá Kiến, ta mới hiểu được mối xung đột giai cấp không thể hoà giải trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Hay đặt người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) trong quan hệ với người đàn ông vũ phu, với nghệ sĩ Phùng, với Chánh án Đậu ta mới thấy rõ được vẻ đẹp của chị cũng như tính cách của từng nhân vật
Hiểu được như vậy học sinh mới nhận thức rõ ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm.
b. Cốt truyện, chi tiết:
Thật thiếu sót và sẽ khó khăn cho học sinh khi các em làm bài về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích tiểu thuyết mà không nắm vững được cốt truyện của tác phẩm đó. Vì vậy, khi hướng dẫn đọc – hiểu văn bản cho học sinh, tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề này
Cốt truyện được hiểu là hệ thống sự kiện xảy ra trong đời sống của nhân vật có tác dụng bộc lộ tính cách, số phận của nhân vật. Trên thực tế tình trạng học sinh nắm sơ sài nội dung cốt truyện, kéo theo những kiến thức nông cạn về tác phẩm là điều không hiếm. Do đó khi đọc - hiểu văn bản, cần hình thành cho học sinh thói quen tự tóm tắt cốt truyện. Bản thân các em phải tự đặt cho mình câu hỏi: Câu chuyện đề cập trong tác phầm là gì? Chuyện kể về ai? Kể như thê nào? rồi tự khắc các em sẽ nắm vững cốt truyện. Chẳng hạn đọc “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, học sinh cần phải hiểu cốt truyện của tác phẩm có sự đan lồng 2 câu truyện: Đó là câu chuyện của cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man và cuộc đời bi tráng của Tnú. Trong đó câu chuyện về cuộc đời Tnú là câu chuyện chính. Và học sinh phải nắm vững những sự kiện liên quan đến cuộc đời của nhân vật này: Sinh ra, lớn lên như thế nào? Cuộc đời, số phận của Tnú ra sao? 
Cùng với việc nắm cốt truyện, tôi lưu tâm học sinh để ý đến các chi tiết trong tác phẩm.
Chi tiết được hiểu là những biểu hiện cụ thể, lắm khi nhỏ nhặt nhưng lại cho thấy tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ của chúng, đồng thời thể hiện sự quan sát và nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. Ví dụ đọc “Chiếc thuyền ngoài xa’ của Nguyễn Minh Châu học sinh cần nắm vững ý nghĩa của chi tiết cái vái lạy của người đàn bà hàng chài, chi tiết ngọn đèn chị Tý trong tác phẩm “ Hai đứa trẻ” (Thạch Lam), chi tiết bát cháo hành thị Nở, tiếng chửi của Chí Phèo trong truyện ngắn “Chí Phèo” – Nam Cao, chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài. Hoặc chi tiết khiêng bàn thờ ba má sang gửi nhà chú Năm của chị em Chiến – Việt trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi, rồi câu chuyện về cây si già ở đền Ngọc Sơn trong truyện ngắn “Một người Hà Nội” – Nguyễn Khải 
Những chi tiết này có giá trị lớn đối với tác phẩm. Vì vậy việc nắm vững, hiểu rõ các chi tiết nhỏ để vận dụng trong quá trình làm bài là rất hữu ích.
c. Bối cảnh đời sống xã hội :
Đọc – hiểu văn bản cần thấy được bối cảnh đời sống xã hội, lịch sử, văn hoá mà nhà văn sáng tác. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để học sinh hiểu giá trị văn bản. Vì vậy tôi luôn ý thức việc cung cấp kiến thức này cho các em:
Chẳng hạn học sinh sẽ không hiểu hết được tình đời, tình người, cũng như tinh thần lạc quan của người lao động trong truyện ngắn “ Vợ nhặt ”, đặc biệt là niềm tin mãnh liệt của nhà văn vào người lao động, nếu các em không có hiểu biết về bối cảnh của lịch sử xã hội Việt Nam vào năm 1945. Đó là nạn đói thảm khốc chưa từng có trong lịch sử – nạn đói năm Ất Dậu (1945) với hơn 2 triệu đồng bào chết đói, tính từ Quảng Trị đến Lạng Sơn. Có làng chết gần hết, có nhà chết chẳng còn ai, nhiều người chết lả trên đường đi, chết gục bên gốc cây, chết lăn trên hè phố, ngõ chợ  Nhiều gia đình phải ăn cháo cám, rau má, củ chuối  cầm hơi mà vẫn không thoát chết. Gia đình nhà văn Kim Lân cũng từng trải qua những ngày đói ấy. Sự kiện lịch sử bi thảm này đã làm lay động trái tim nhiều nghệ sĩ. Hình ảnh nạn đói xuất hiện trong hàng loạt những tác phẩm: “ Địa ngục”(Nguyên Hồng), “Mười năm”(Tô Hoài), “Vỡ bờ” (Nguyễn Đình Thi), “Xuân đến và Đói! Đói!” (Tố Hữu) và không thể không nhắc đến “Vợ nhặt” của Kim Lân. Cũng thật thiếu sót nếu không cung cấp cho học sinh đầy đủ kiến thức về bối cảnh lịch sử như dầu sôi, lửa bỏng dẫn đến sự ra đời của những bài hịch thời đánh Mỹ như “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), và cũng không thể hiểu hết giá trị của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” nếu các em thiếu kiến thức về bối cảnh đời sống xã hội Việt Nam sau 1975. 
d. Kết cấu: Kết cấu là cách tổ chức tác phẩm. Khi đọc – hiểu tôi thường lưu ý học sinh phát hiện ra những trường hợp độc đáo về kết cầu để từ đó thấy được ý đồ sáng tạo của nhà văn cũng như giá trị mà nó mang lại cho tác phẩm. Ví dụ: đọc “Chí Phèo”, cần cho học sinh nhận ra kết cấu đặc biệt của tác phẩm, nhà văn Nam Cao không miêu tả câu truyện theo trình tự thời gian mà theo kiểu cấu trúc vòng tròn, đầu cuối tương ứng. Tương tự như thế, truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, nhà văn mở đầu và kết thúc tác phẩm bằng hình ảnh rừng xà nu. Đây là kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng có giá trị nghệ thuật cao
Đó là những lưu ý tôi thường thực hiện ở bước đọc – hiểu văn bản. Tôi thiết nghĩ chừng nào học sinh còn chưa hiểu kỹ văn bản thì việc làm bài về tác phẩm ấy còn là vấn đề nan giải đối với các em.
3. Từ đọc – hiểu văn bản đến hình thành kỹ năng làm bài cho học sinh thông qua hướng dẫn giải đề:
Chúng ta biết trong sách giáo khoa cơ bản và nâng cao 12 đều có một tiết nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Mục đích của tiết học này ở cả hai chương trình là đều hình thành mô hình chung cho học sinh khi giải quyết một vấn đề trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. Giáo viên có thể triển khai tiết dạy bằng nhiều hướng đi khác nhau. Có thể từ những đề văn rồi rút ra các bước cần thiết đảm bảo trong bài làm cho các em. Cụ thể: 
 Bước 1: giới thiệu tác giả hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
 Bước 2: Phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm, đoạn trích.
 Bước 3: Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
 Từ mục tiêu đó, trong quá trình hướng dẫn giải đề, giáo viên cần linh hoạt để giúp học sinh hình thành một dàn ý cụ thể hơn so với từng kiểu đề nếu không vẫn chỉ là một mô hình trừu tượng, chung chung trong tư duy của học trò.
Nhận thức rõ điều này, tôi đã thực hiện từng công việc cụ thể ở khâu hướng dẫn giải để từ đó giúp các em có kỹ năng làm bài hiệu quả hơn. Cụ thể:
 a). Bước 1: Ở bước này, tôi lưu ý học sinh về đối tượng (hay còn gọi là kiểu đề) của bài văn nghị luận về tác phẩm, về đoạn trích văn xuôi là vô cùng phong phú, đa dạng: có thể là giá trị nội dung và nghệ thuật, có thể chỉ là một phương diện, thậm chí chỉ là một khía cạnh nhỏ của nội dung hoặc nghệ thuật  trên cơ sở đó theo mỗi chuyên đề tôi giới thiệu cho học sinh những dạng câu hỏi (đề văn) cơ bản.
Chẳng hạn: sau khi đọc – hiểu “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, tôi giới thiệu hệ thống câu hỏi ôn tập cho các em bao gồm:
Trình bày hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Vợ nhặt”?
Phân tích tình huống truyện “Vợ nhặt”?
Vẻ đẹp của các nhân vật: Tràng, Thị, bà cụ Tứ?
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trong phần kết thúc truyện “Vợ nhặt”?
Hình ảnh bữa cơm ngày đói trong truyện ngắn “Vợ nhặt”?
Giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn “Vợ nhặt”?
Hãy phân tích để chứng minh ý kiến tâm sự của nhà văn Kim Lân khi viết truyện “Vợ nhặt” : “Trong sự túng đói, quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, người nông dân ngụ cư vẫn khao khát vươn lên cái chết thê thảm để mà vui, để mà hi vọng”.
Từ hệ thống câu hỏi đó, học sinh bước đầu đã nhận thấy kiểu đề về một tác phẩm đ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_ren_luyen_ky_na.doc