SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp phần Địa lí các vùng kinh tế môn Địa lý 12 tại Trường THPT Triệu Sơn 2

SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp phần Địa lí các vùng kinh tế môn Địa lý 12 tại Trường THPT Triệu Sơn 2

Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông có nghĩa là sự kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học trong một giờ lên lớp sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh; Vận dung linh hoạt một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong quá trình học tập của học sinh.

Việc phát triển tư duy cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mục tiêu giáo dục. Để định hướng cho học sinh có phương pháp học tập tích cực và chủ động, chúng ta không chỉ giúp học sinh khám phá kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được một cách logic kiến thức đã học đặc biệt là hệ thống một cách logic những kiến thức đã học ở nhiều môn khác nhau tạo cho các em có khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn.

Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lý ở trường THPT, qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, để thực hiện có tốt đổi mới phương pháp giảng dạy với mục tiêu trên thì dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn là một trong những phương pháp có hiệu quả vì dạy học theo phương này thường khơi nguồn cảm hứng cho người dạy, gây hứng thú cho người học, đem lại hiệu quả cao cho quá trình dạy - học đặc biệt là phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bộ môn Địa lý ở nhà trường THPT vẫn còn nhiều vấn đề cần trao đổi .Vì vậy tôi chọn đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp phần Địa lí các vùng kinh tế môn Địa lý 12 tại Trường THPT Triệu Sơn 2 ”

 

doc 24 trang thuychi01 12092
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp phần Địa lí các vùng kinh tế môn Địa lý 12 tại Trường THPT Triệu Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP PHẦN ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ MÔN ĐỊA LÍ 12 TẠI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
Người thực hiện: Lê Vinh Toàn
Chức vụ: Giáo viên
Thuộc lĩnh vực môn: Địa lí
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 
 1.1. Lí do chọn đề tài..
 1.2. Mục đích nghiên cứu ..
 1.3. Đối tượng nghiên cứu .
 1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG.....................................................................................
 2.1. Cơ sở lý luận. .......................................................................... 
 2.2. Thực trạng ..............................................................................
 2.3. Giải pháp .................................................................................
 2.3.1.Vai trò của các bộ môn khoa học trong dạy học môn Địa lý.
2.3.2. Các phương pháp..................................................................
2.3.3. Một số kiến thức liên môn trong dạy học phần Địa lí vùng kinh tế lớp 12
2.3.4. Xây dựng giáo án dạy học....................................................
2.3.5. Tổ chức dạy học trên lớp......................................................
2.4. Kết quả ...................................................................................
 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ...........................................................
3.1. Kết luận .................................................................................
3.2. Kiến nghị ............................................................................... 
Trang
02
02
02
02
03
03
03
05
06
06
07
08
10
10
18
19
19
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
Đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông có nghĩa là sự kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học trong một giờ lên lớp sao cho phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học, phù hợp với đối tượng học sinh; Vận dung linh hoạt một số kỹ thuật dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát triển tư duy, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong quá trình học tập của học sinh. 
Việc phát triển tư duy cho học sinh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của mục tiêu giáo dục. Để định hướng cho học sinh có phương pháp học tập tích cực và chủ động, chúng ta không chỉ giúp học sinh khám phá kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được một cách logic kiến thức đã học đặc biệt là hệ thống một cách logic những kiến thức đã học ở nhiều môn khác nhau tạo cho các em có khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn. 
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Địa lý ở trường THPT, qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy, để thực hiện có tốt đổi mới phương pháp giảng dạy với mục tiêu trên thì dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn là một trong những phương pháp có hiệu quả vì dạy học theo phương này thường khơi nguồn cảm hứng cho người dạy, gây hứng thú cho người học, đem lại hiệu quả cao cho quá trình dạy - học đặc biệt là phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học bộ môn Địa lý ở nhà trường THPT vẫn còn nhiều vấn đề cần trao đổi .Vì vậy tôi chọn đề tài “Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp phần Địa lí các vùng kinh tế môn Địa lý 12 tại Trường THPT Triệu Sơn 2 ” 
1.2. Mục đích nghiên cứu 
	Qua hoạt động dạy học vân dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí nhằm phát triển tư duy, phát huy tính tích cực ,chủ động trong học tập.Từ đó đảm bảo được mục tiêu môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	- HS lớp 12 Trường THPT Triệu Sơn 2. Các em thích khám phá thế giới tự nhiên và xã hội,việc vận dụng các kiến thức liên môn trong học tập cần phải có kiến thức tổng hợp, kỹ năng sống .Vậy cần rèn luyện kỹ năng này cho các em ngay từ khi còn là học sinh THPT để giúp các em học tập tích cực trong lớp và cả trong cuộc sống sau này.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
- Thảo luận cùng đồng nghiệp tìm biện pháp ,cách thức thực hiện .
- Tìm ra những địa chỉ tích hợp phù hợp ở nội dung Địa lí các vùng kinh tế lớp 12.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận 
2.1.1. Cơ sở lí luận chung
	Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu khách quan của việc đào tạo những người lao động có phẩm chất và năng lực mới, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và chính bản thân của người lao động trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập với thế giới. 
 Cũng như các môn học khác ở trường THCS, môn Địa lý cũng nằm trong quỹ đạo chung của xu thế đổi mới phương pháp dạy học. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đặc trưng của bộ môn, phương pháp dạy học Địa lý đổi mới có bốn đặc trưng cơ bản sau: 
 - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh
	- Bồi dưỡng phương pháp tự học
	- Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
	- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh
	Trong đó, hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh là cơ bản, chủ yếu. Điểm cốt lõi của đổi mới phương pháp là hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động.
 Đối với học sinh THPT, do trình độ và khả năng tư duy, khả năng liên kết, tích hợp đã cao hơn so với học sinh tiểu học và THCS; được học thêm nhiều bộ môn khoa học; tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng.... giáo viên cần có sự liên hệ, vận dụng các kiến thức ở các bộ môn khác để làm sinh động và sâu sắc hơn bài giảng của mình, gây hứng thú cho học sinh. 
 	Dạy học tích hợp: Là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau.
 	Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động, cuốn hút hơn, vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh cảm thấy mình đã được biết vấn đề hoặc được mở rộng hiểu biết, nhận thức vấn đề từ nhiều chiều hướng.
- Dạy học tích hợp cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh. Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo.
 - Dạy học tích hợp giúp học sinh nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ cơ hữu giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử.
- Dạy học tích hợp khắc phục được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh, giúp học sinh nắm được mối liên hệ giữa các môn học, tính hệ thống của các tri thức lịch sử sẽ giúp cho các em có khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của xã hội.
Địa lý THPT giúp học sinh tìm hiểu về các đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của các địa phương, các khu vực, các châu lục trên thế giới . Vì thế, dạy học với kiến thức liên môn ( tích hợp nhiều bộ môn khác: Ngữ văn, Lịch sử, Sinh học, Hóa học, GDCD..) sẽ giúp các em dễ học, thích học và nhớ lâu kiến thức hơn.
2.1.2. Mối quan hệ giữa các môn trong dạy học Địa lý
Với yêu cầu của bộ môn là cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của các khu vực ( trên thế giới và của địa phương), đòi hỏi các em phải nắm được những kiến thức liên quan đến các bộ môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.  Do đó, sử dụng mối liên hệ giữa các môn học tạo cho học sinh một tư duy phong phú, một cách suy nghĩ vận động bằng con đường tích hợp những nội dung của một số môn học có liên quan góp phần hình thành ở học sinh hệ thống những kiến thức môn Địa lý.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục. Trong quá trình học tập ở nhà trường, học sinh được học  các môn học bao gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn: Toán, Lí, Hóa, Sinh và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa, GDCD.... Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau. Giữa các bộ môn khoa học xã hội có quan hệ với nhau như: Giữa Địa lý – Ngữ văn, giữa Địa lý- Lịch sử , Địa lý với GDCD, với Toán học, Sinh hoc, Hóa học.... Kiến thức của các môn có thể bổ sung, hỗ trợ cho nhau Vì vậy, vận dụng nguyên tắc liên môn trong dạy học chính là việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Đồng thời học sinh có thể thấy mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, giữa các môn học, từ đó phát triển tư duy cho học sinh.
2.2. Thực trạng dạy học liên môn đối với môn Địa lý 
2.2.1. Thuận lợi
Giáo viên rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp và vận dụng quan điểm dạy học liên môn vào giảng dạy để nâng cao hiệu quả giáo dục. 
Dạy học tích hợp có ưu điểm: Làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa; Xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt yếu và cái ít quan trọng hơn; Dạy học sử dụng kiến thức trong tình huống; Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học; Tránh những kiến thức, kỹ năng trùng lặp; Các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh; Có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên môn. 
Giáo viên đã vận dụng kiến thức của nhiều bộ môn cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong giảng dạy môn Địa lý. Ở bất kỳ một chương, bài nào, ở các khối lớp, ở phần Địa lý Việt Nam hay phần Địa lý các châu lục trên thế giới... giáo viên đều có thể sử dụng kiến thức của nhiều bộ môn khác nhau để làm sáng tỏ, hoặc khắc sâu vấn đề, lý giải thêm về sự vật, hiện tượng địa lý.
2.2.2. Khó khăn:
 Đối với học sinh: Nhiều học sinh coi môn Địa lí là môn học phụ nên các em chỉ dành nhiều thời gian cho các môn học chính, đến giờ địa lí các em thường học đối phó, thiếu tập trung. Tiếp thu một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện tư duy, học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, mà chưa phát triển được tư duy logic và tư duy hệ thống. Học theo hướng tích hợp kiến thức liên môn sẽ giúp các em hiểu được các vấn đề một cách sâu rộng, bền vững và nâng cao hiệu quả học tập.
Đối với giáo viên: Trong quá trình thực hiện chuyên môn, không phải giáo viên nào cũng làm tốt việc dạy học liên môn. Có rất nhiều vấn đề không như mong muốn: Hoặc không hiểu rõ mục đích của việc cần làm, hoặc còn vụng về, lúng túng trong xử lý, hoặc chưa biết chọn lọc kiến thức, lượng thông tin, phương pháp ... để vận dụng hoặc hiểu chưa sâu về vấn đề, nắm chưa chắc về thông tin.
Điều kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn; do lượng kiến thức nói chung và bộ môn nói riêng nhiều song thời gian học thì ít.
Bên cạnh một số giờ có sự đầu tư, đem lại húng thú cho người học, nhiều giờ dạy chưa thực sự thành công khi dạy học với phương pháp này. Hoặc hiểu sai mục tiêu bài học, hoặc quá xa đà vào phần kiến thức bộ môn khác; hoặc vận dụng chưa phù hợp, hoặc liên hệ qua loa, hình thức không hiệu quả, mất thời gian; hoặc chưa thuần thục, phù hợp trong phương pháp...vv.
Từ thực trạng, trên năm học 2017- 2018 khi khảo sát chất lượng môn Địa lí lớp 12 của trường THPT Triệu Sơn 2 đã thu được kết quả như sau: 
Lớp
Sĩ số
Yếu,kém
Trung bình
Khá
Giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12B3
45
11
24,4
19
42,2
15
33,3
1
2,1
12B4
41
9
22,0
18
43,9
10
24,4
4
9,7
Trước kết quả tỷ lệ học sinh giỏi còn thấp và tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao, tôi trăn trở làm thế nào để có thể nâng cao được chất lượng dạy và học của bộ môn và tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giái pháp thực hiện: Vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học tích hợp phần Địa lí các vùng kinh tế môn Địa lý 12 tại Trường THPT Triệu Sơn 2.
2.3. Các giải pháp và phương pháp thực hiện
2.3.1.Vai trò của các bộ môn khoa học trong dạy học môn Địa lý 
Hai môn Lịch sử, Địa lí (phần địa lí dân cư, địa lí kinh tế, lịch sử phát triển) đều nghiên cứu những vấn đề của con người, xem xét các mối quan hệ mang tính qui luật trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tuy rằng mỗi môn học có mục tiêu riêng nhưng giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau bởi các sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một khoảng không gian nhất định với các điều kiện cụ thể, trong đó có các điều kiện địa lí; các sự vật hiện tượng địa lí cũng phát triển theo thời gian. Về mặt kỹ năng, Lịch sử và Địa lí đều sử dụng phương tiện trực quan bản đồ, Atlat, tranh ảnhkhai thác kiến thức. Vì vậy các kiến thức địa lí, lịch sử có thể hỗ trợ cho nhau một cách đắc lực. Khi dạy môn Địa lý, giáo viên có thể vận dụng môn Lịch sử trong việc tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm kinh tế của các địa phương, khu vực trên thế giới.
	Bộ môn Ngữ văn có thể hỗ trợ cho học sinh khi tìm hiểu, khắc sâu các kiến thức của môn Địa lý: Từ xa xưa, trải qua hàng nghìn năm những câu ca dao tục ngữ đã được cha ông ta đúc kết lại từ những kinh nghiệm thực tế: các mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên - con người, thiên nhiên - sản xuất, các quy luật thời tiết khí hậu, các quy luật tự nhiên..Hay mỗi đoạn văn trong sách giáo khoa Địa lý đều có một nội dung thông tin nhất định, thông qua việc đọc kỹ một đoan văn người đọc có thể tìm ra nội dung cốt lõi nhất và đặt tiêu đề cho đoạn văn đó.Tìm được tiêu đề đặt tên cho đoạn văn tức là người đọc đã hiểu về đoạn văn cũng có nghĩa là đã nắm phần kiến thức Địa lý trong đoạn văn đó.
Môn Toán được vận dụng trong quá trình dạy học môn Địa lý : Nhiều bài thực hành có yêu cầu học sinh đọc bản đồ, phân tích, đánh giá các số liệu của Địa lý. Kỹ năng tính trong toán học giúp học sinh sử lý các số liệu, tư duy nhanh các vấn đề liên quan.
Là bộ môn giúp học sinh hiểu được các mối quan hệ nhân quả về đặc điểm địa lý của các nước, các khu vực, các Châu lục....trên thế giới vì vậy các yếu tố địa lý đều có mối quan hệ mật thiết với nhau : Vị trí, địa hình liên quan đến việc hình thành khí hậu, khí hậu ảnh hưởng đến sự phát triển của động thực vật, các cảnh quan môi trường, vì vậy khi biết được vị trí, khí hậu của một khu vực thi kiến thức môn Sinh học sẽ hỗ trợ học sinh biết được thế giới sinh vật thích nghi, phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình đó như thế nào hay từ đặc điểm về tiềm năng khoáng sản ( môn hóa học) học sinh sẽ tư duy để tìm những ngành kinh tế có tiềm năng phát triến ; từ đặc điểm về dân cư môn GDCD sẽ hỗ trợ học sinh tìm hiểu về tôn giáo, chủng tộc, phong tục tập quán.....Như vậy, môn Địa lý là bộ môn có thể vận dụng được nhiều các môn học khác vào trong giảng dạy nhất
2.3.2. Các phương pháp
- Tổ chức dự giờ thực tế và đánh giá chung về thực trạng dạy học liên môn trong bộ môn.
- Tổ chức xây dựng một số giờ dạy học theo phương pháp liên môn, dạy báo cáo và dự giờ góp ý, rút kinh nghiệm cùng đồng nghiệp	.
 	- Nhận xét và đánh giá lại vận dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại nói chung, vận dụng kiến thức liên môn nói riêng. 
- Kiến thức của các bộ môn có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ nhau. Môn học nào trong trường THPT cũng có thể được sử dụng để dạy học môn Địa lý, kể cả các môn tự nhiên như Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học .... Những môn thuộc nhóm khoa học xã hội như Ngữ văn, GDCD, Lịch sử cũng được sử dụng thường xuyên hơn và với lượng kiến thức lớn. 
- Có thể sử dụng kiến thức môn Ngữ văn vào dạy Địa lý: Dùng ca dao, tục ngữ để giải thích một số hiện tượng địa lý tự nhiên hay thời tiết khí hậu hay đặt tên cho một đoạn văn:
Ví dụ 1: Sau khi học xong Bài 6 (lớp 10) về hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất cho học sinh giải thích câu tục ngữ:
“ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Ví dụ 2: Dẫn dắt học sinh qua Bài 13 (lớp 10) : Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, mưa để giải thích hiện tượng
“ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” 
Ví dụ 3: Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (lớp 12).Giáo viên cho học sinh đọc cả mục 1 và cho biết mục đó nói về những đặc điểm gì của khí hậu nước ta – Tìm được tiêu đề là học sinh đã đọc và hiểu văn bản.
 - Có thể sử dụng kiến thức môn Toán – Sinh học – Hóa học trong một số tiết Địa lý. Các bài thực hành thường rèn cho học sinh các kĩ năng so sánh, tính toán trong toán học và hiểu được đặc điểm của sinh vật thích nghi với từng kiểu khí hậu, biết được tiềm năng khoáng sản của khu vực để có thể phát triển các ngành kinh tế liên quan.
Ví dụ 1: Bài 10.Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc ( lớp 11) cần kĩ năng so sánh, tính toán về sự thay đổi của các sản phẩm nông nghiệp.
Ví dụ 2: Bài 11.Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á.( lớp 11)
Ví dụ 3: Bài 9.Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất: Cần sử dụng kiến thức của cả môn hóa học và sinh học để giải thích về các quá trình phong hóa.
- Sử dụng kiến thức môn Lịch sử - GDCD trong dạy Địa lý: Hiểu được lịch sử phát triển, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới, các giai đoạn phát triển tự nhiên của một số quốc gia, Châu lục trên thế giới. 
Ví dụ 1: Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực. (lớp 11)
Ví dụ 2: Bài 7: Liên minh Châu Âu.(lớp 11)
 Với chuyên đề này, không tham vọng gì nhiều, tôi chỉ muốn đưa ra một số nội dung, phương pháp cơ bản trong việc vận dụng kiến thức của các bộ môn trong dạy học môn Địa lý lớp 12 phần Địa lý vùng kinh tế Việt Nam.
Phần Địa lý các vùng kinh tế Việt Nam gồm 12 bài ( 09 tiết lý thuyết và 03 tiết thực hành) giúp học sinh hiểu được quá trình phát triển, các thế mạnh về tự nhiên, về dân cư, nguồn lao động của từng vùng kinh tế Việt Nam 
2.3.3. Một số kiến thức liên môn trong dạy học phần Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam
- Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc Bộ
* Môn Địa lý: Xác định được vị trí và giới hạn địa lí của vùng.
* Môn Hóa học : Giải thích về sự hình thành các mỏ khoáng sản lớn của vùng đặc biệt là mỏ than ở Quảng Ninh.
* Môn GDCD: Ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, khai thác tiềm năng tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế 
* Môn Vật lí: Sự phân bố và hình thành các nhà máy nhiệt điện và thủy điện của vùng.
* Môn Sinh học : Giải thích về sự thích nghi và phân bố của cây công nghiệp cận nhiệt, cây dược liệu và cây ăn quả. 
- Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ.
 * Môn Địa lý: Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng.
	Các dạng địa hình đa dạng là cơ sở để phát triển các ngành kinh tế đa dạng.
* Môn Sinh học: Tìm hiểu về các tác hại của vùng đất dốc, biện pháp phòng tránh hiện tượng xói mòn và bảo vệ đất. Bảo vệ tài nguyên rừng.
* Môn GDCD: Ý thức của người dân đối với những diễn biến thất thường của thời tiết, khí hậu ảnh hưởng đển sản xuất nông nghiệp, bảo vệ nguồn tài nguyên đất, tài nguyên nước, sinh vật và môi trường
* Môn Lịch Sử: Lịch sử đấu tranh giữ nước trong kháng chiên chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân miền trung.
- Bài 36 : Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
* Môn Địa lý: Duyên Hải Nam Trung Bộ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người như Cơ tu, Ra- glai, Ê – đêDân cư ở đây có kinh nghiệm trồng rừng, cây công nghiệp, chăn nuôi 
Địa hình có sự phân hóa từ tây sang đông: Núi, gò đồi, đồng bằng, biển và hải đảo 
Tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú nhất là tài nguyên rừng. Hơn nữa đây là vùng có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên như Bà Nà, bãi biển Mỹ Khê, Cà Ná, Mũi Né
* Môn Lịch Sử : Nhận biết nhân vật lịch sử cầm đầu khởi nghĩa tây Sơn diễn ra ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Tìm hiểu về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược, chiến đấu chống Mỹ cứu nước để thấy người dân ở đây có đức tính cần cù lao động, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc
* Môn GDCD: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước. Biết được Duyên hải Nam Trung Bộ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_trong_day_hoc_tich_hop_phan.doc