SKKN Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về đảo, quần đảo Việt Nam qua việc xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong day học Địa lí Việt Nam lớp 12 trung học phổ thông

SKKN Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về đảo, quần đảo Việt Nam qua việc xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong day học Địa lí Việt Nam lớp 12 trung học phổ thông

Việt Nam là quốc gia nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Trong đó, vùng biển đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,

Hiện nay, việc tăng cường hiểu biết cho mỗi công dân về các đảo, quần đảo của nước ta là rất cần thiết. Từ trước đến nay vấn đề này không được sự quân tâm đúng mức của các cấp, các ngành dẫn đến sự thiếu hiểu biết cơ bản về các đảo, quần đảo của nước ta. Do đó, các ban ngành nói chung và ngành giáo dục và đào tạo nói riêng đang có những chính sách nhằm nâng cao hiểu biết của công dân, đặc biệt là học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước.

Trong chương trình môn học ở các trường trung học phổ thông, Địa lí là môn học có điều kiện thuận lợi để giúp học sinh tăng thêm hiểu biết về đảo, quần đảo, đặc biệt là Địa lí lớp 12. Bên cạnh cung cấp cho học sinh các kiến thức trong sách giáo khoa, giáo viên và học sinh cần bổ sung các tư liệu về đảo, quần đảo để đạt được hiệu quả cao trong dạy và học. Tuy nhiên các tư liệu này lại nằm rải rác ở nhiệu địa chỉ khác nhau cho nên tạo khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình thu thập để phục vụ cho bài học. Vì vậy, cần phải xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức giúp học sinh nắm vững kiến thức và giáo dục được ý thức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “ Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về đảo, quần đảo Việt Nam qua việc xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong day học Địa lí Việt Nam lớp 12 trung học phổ thông” để nghiên cứu.

 

doc 20 trang thuychi01 4902
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về đảo, quần đảo Việt Nam qua việc xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong day học Địa lí Việt Nam lớp 12 trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Trong đó, vùng biển đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, 
Hiện nay, việc tăng cường hiểu biết cho mỗi công dân về các đảo, quần đảo của nước ta là rất cần thiết. Từ trước đến nay vấn đề này không được sự quân tâm đúng mức của các cấp, các ngành dẫn đến sự thiếu hiểu biết cơ bản về các đảo, quần đảo của nước ta. Do đó, các ban ngành nói chung và ngành giáo dục và đào tạo nói riêng đang có những chính sách nhằm nâng cao hiểu biết của công dân, đặc biệt là học sinh – những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong chương trình môn học ở các trường trung học phổ thông, Địa lí là môn học có điều kiện thuận lợi để giúp học sinh tăng thêm hiểu biết về đảo, quần đảo, đặc biệt là Địa lí lớp 12. Bên cạnh cung cấp cho học sinh các kiến thức trong sách giáo khoa, giáo viên và học sinh cần bổ sung các tư liệu về đảo, quần đảo để đạt được hiệu quả cao trong dạy và học. Tuy nhiên các tư liệu này lại nằm rải rác ở nhiệu địa chỉ khác nhau cho nên tạo khó khăn cho giáo viên và học sinh trong quá trình thu thập để phục vụ cho bài học. Vì vậy, cần phải xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức giúp học sinh nắm vững kiến thức và giáo dục được ý thức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Với những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài “ Giúp học sinh có cái nhìn tổng quát về đảo, quần đảo Việt Nam qua việc xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong day học Địa lí Việt Nam lớp 12 trung học phổ thông” để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong day học Địa lí Việt Nam lớp 12 trung học phổ thông nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Địa lí. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của vấn đề xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí Việt Nam lớp 12.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí Việt Nam lớp 12..
- Xây dựng hệ thống tư liệu về đảo và quần đảo phục vụ cho việc dạy học Địa lí Việt Nam lớp 12.
-Đề tài tập trung nghiên cứu trong chương trình địa lí lớp 12
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nhóm phương pháp thực tiễn
Nhóm phương pháp toán học thống kê
1.5. Những điểm mới của đề tài: 
 Có nhiều tài liệu liên quan đến đảo, quần đảo nhưng chưa có tập tài liệu nào đầy đủ, hoàn chỉnh để phục vụ cho GV và Hs trong công tác dạy và học. Nên tôi quyết định làm đề tài này để giúp mình có 1 tập tư liệu đầy đủ nhất về đảo, quần đảo phục vụ công tác giảng dạy, ngoài ra còn giúp HS có cái nhìn tổng quá hơn về đảo, quần đảo Việt Nam. 
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG TƯ LIỆU VỀ ĐẢO, QUẦN ĐẢO DÙNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 THPT
2.1. Co sở lí luận
2.1.1. Khái niệm hệ thống tư liệu, tài liệu dạy học địa lí
 Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất.
Hệ thống tư liệu là tâp hợp các tài liệu có cùng chủ đề, có mối liên hệ chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu hoặc những việc cần thiết liên quan đến chủ đề đó.
 Khái niệm tư liệu dạy học Địa lí
Tư liệu dạy học Địa lí là các tài liệu, thông tin ở nhiều dạng khác nhau được sử dụng vào việc học tập, nghiên cứu và truyền thụ tri thức Địa lí cho người học. Tư liệu dạy học Địa lí có nhiều nguồn khác nhau: từ các nguồn truyền thống như sách giáo khoa, sách tham khảo, giáo trình chuyên môn, bản đồ, tranh ảnh, tài liệu từ các tạp chí khoa học, tài liệu từ Encarta đến nguồn tài liệu hiện đại hơn như Internet.
 Các dạng tư liệu dùng trong dạy học Địa lí
- Tư liệu văn bản
	- Tư liệu hình ảnh
	- Tưu liệu video
 Vai trò của hệ thống tư liệu trong dạy học Địa lí
Hệ thống tư liệu trong dạy học Địa lí đóng một vai trò rất quan trọng.
+ Các tư liệu dạy học giúp sinh động hóa, linh hoạt hóa các bài dạy địa lí. Các hình ảnh, âm thanh sống động, màu sắc phong phú, có khả năng tăng sự thu hút đối với học sinh do có tác động đến nhiều giác quan cùng một lúc, thúc đẩy học sinh tư duy để phán đoán, phân tích, tổng hợp, góp phần phát triển động cơ, hứng thú học tập và tăng khả năng ghi nhớ cho học sinh.
+ Các tư liệu dạy học góp phần hình thành, rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh. Do tính phong phú, đa dạng, chi tiết, sống động của các tư liệu có thể giúp rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng như nhận biết, phân tích, tổng hợp, so sánh các đối tượng địa lí.
+ Sử dụng các tư liệu dạy học giúp giáo viên và học sinh tiếp cận, khai thác nguồn tri thức rộng lớn, hiện đại của nhân loại, tránh tình trạng tụt hậu trong quá trình hội nhập vào nền giáo dục khu vực và thế giới.
2. 1.2. Quan niệm về đảo, quần đảo
2.1.2.1. Khái niệm đảo, quần đảo
- Khái niệm đảo
Trong Từ điển tiếng Việt, đảo được hiểu là khoảng, vùng đất rộng có nước bao quanh ở sông, hồ, biển. 
Trong Luật Biển Việt Nam, tại điều 19 định nghĩa “Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước”. 
Như vậy, đảo là một vùng đất nhô cao khỏi mặt nước, xung quanh có nước bao bọc và không bị thủy triều ngập.
- Khái niệm quần đảo
Quần đảo là tập hợp nhiều đảo gần nhau trong một khu vực địa lí nhất định 
Theo Luật Biển Việt Nam, quần đảo được hiểu là “một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau”. 
2.1.2.2. Vai trò của đảo, quần đảo
Đối với mỗi quốc gia trên thế giới có vùng biển, đảo và quần đảo đóng một vai trò hết sức quan trọng:
- Các đảo, quần đảo là vị trí tiền tiêu có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền của mỗi quốc gia. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Ở nước ta, các đảo, quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ... là những đảo đóng vai trò hết sức quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ.
- Hiện nay, đảo và quần đảo còn góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế mỗi quốc gia bằng phát triển tổng hợp kinh tế biển về các mặt: đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, giao thông vận tải
Ở Việt Nam, các đảo gần ven bờ có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo thuộc huyện đảo Cát Hải - Cát Bà và huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang)...
2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT
Quan niệm của giáo viên về xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí Việt Nam lớp 12 THPT
¯) Thực trạng về nhận thức của giáo viên đối với vấn đề xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT
Hầu hết các giáo viên đều cho rằng việc xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo là rất cần thiết .
 Quan niệm của học sinh về hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí Việt Nam lớp 12 THPT
Đa số học sinh đều cho rằng việc sử dụng các tư liệu đảo, quần đảo trong các giờ học có liên quan làm cho học sinh tiếp thu bài tốt hơn, đạt hiệu quả học tạp cao hơn. Chỉ một số ít cảm thấy việc đưa tài liệu vào là không cần thiết. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vấn đề này là do giáo viên chưa có phương pháp sử dụng hợp lí, làm cho học sinh chưa tiếp thu được bài học.
- Đa số các em đều khẳng định giáo viên có đưa các tranh ảnh, video, các tin tức sự kiện vào bài dạy địa lí để minh họa kiến thức bài học, làm rõ và mở rộng kiến thức bài học, đồng thời rèn luyện được kĩ năng địa lí cho các em.
2.3 Hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo trong dạu học địa lớp 12 THPT
2.3.1. Công cụ, phương pháp xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí Việt Nam lớp 12 THPT
 Công cụ hỗ trợ tìm kiếm tư liệu
Hiện nay, công cụ hỗ trợ tìm kiếm tư liệu về đảo, quần đảo có ba công cụ chính: 
+ Tìm kiếm tư liệu qua mạng Internet
+ Tìm kiếm tư liệu qua sách, báo
+ Tìm kiếm tư liệu qua phim tài liệu
Tuy nhiên, đề tài chỉ giới thiệu công cụ phổ biến nhất hiện nay đó là công cụ tìm kiếm tư liệu qua mạng Internet.
Tìm kiếm tư liệu qua mạng Internet
	Tìm kiếm tư liệu về đảo, quần đảo qua mạng Internet hiện nay đang là công cụ hữu hiệu và phổ biến nhất bởi những ưu điểm của nó như: thuận lợi, nhanh chóng, ít tốn kém, tư liệu tìm kiếm được phong phú, đa dạng và dễ dàng trong việc lưu trữ thông tin.
2.3.2. Phương pháp xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT
Xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT được tiến hành theo các bước như sau:
+ Tìm kiếm hệ thống tư liệu
+ Lưu trữ tư liệu
+ Biên tập tư liệu
2.3.3. Xây dựng hệ thống tư liệu về đảo, quần đảo dùng trong dạy học Địa lí Việt Nam lớp 12 THPT
	2.3.3. 1. Hệ thống đảo, quần đảo trong chương trình Địa lí lớp 12 THPT
	Hệ thống đảo, quần đảo trong chương trình Địa lí lớp 12 THPT được thể hiện qua 12 huyện đảo. Cụ thể:
Bảng 2.1. Hệ thống đảo, quần đảo trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT
Thứ tự
Tên đảo, quần đảo
Trực thuộc tỉnh
Diện tích (km2)
Dân số (người)
1
Quần đảo Cô Tô
Quảng Ninh
46,2
4.985
2
Đảo Vân Đồn
Quảng Ninh
511,3
39.384
3
Quần đảo Cát Bà
Hải Phòng
345
28.111
4
Đảo Bạch Long Vỹ
Hải Phòng
23,33
902
5
Đảo Cồn Cỏ
Quảng Trị
2,2
500
6
Quần đảo Hoàng Sa
Thành phố Đà Nẵng
305
0
7
Đảo Lý Sơn
Quảng Ngãi
9,97
20.344
8
Quần đảo Trường Sa
Khánh Hòa
5 (đất nổi)
195
9
Đảo Phú Quý
Bình Thuận
16
27.000
10
Đảo Côn Đảo
Bà Rịa – Vũng Tàu
76
6.402
11
Đảo Kiên Hải
Kiên Giang
30
25.000
12
Đảo Phú Quốc
Kiên Giang
589,2
88.220
2.3.3.2. Hệ thống tư liệu thành văn ( phụ lục 2)
2.4 Môt số giáo án minh họa sử dụng tư liệu đảo, quần đảo trong dạy học địa lí Việt Nam lớp 12 THPT
	2.4.1. Giáo án minh họa số 1
Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
	I. Mục tiêu bài học
	Sau bài học, học sinh có được:
	1/ Về kiến thức
	- Nắm được các đặc điểm cơ bản của Biển Đông
- Phân tích được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam thể hiện ở các đặc điểm về khí hậu, địa hình bờ biển, cảnh quan, các hệ sinh thái ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và thiên tai.
	2./Về kĩ năng
	- Đọc bản đồ địa hình vùng biển, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa hình bờ biển, mối liên hệ giữa địa hình ven biển và đất liền.
	- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với các mặt tự nhiên như khí hậu, địa hình ven biển, sinh vật và thiên tai.
	3/ Về thái độ: HS nắm được những đặc điểm cơ bản về biển đảo từ đó xác định đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với quê hương đất nước, long tự hào dân tộc, thêm yêu tổ chức mình hơn
	II. Phương tiện dạy học
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (có phần biển).
	- Át lát Địa lí Việt Nam.
	- Một số hình ảnh về địa hình ven biển. rừng ngập mặn, thiên tai bão lụt, ô nhiễm vùng ven biển... (trong đó có sử dụng các hình ảnh 1.1, 1.10, 3.1, 3.11, 4.1, 10.14 trong hệ thống tư liệu đảo, quần đảo).
	III. Phương pháp dạy học
	- Phương pháp đàm thoại gợi mở
	- Phương pháp thảo luận nhóm
	- Phương pháp sử dụng bản đồ, hình ảnh.
	IV. Hoạt động dạy học
	1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
	2. Kiểm tra bài cũ
	Câu hỏi 1: Em hãy nêu đặc điểm của dải đồng bằng miền Trung.
	Câu hỏi 2: Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta.
	3. Dạy bài mới
	a) Đặt vấn đề
	Nước ta có hơn hai mặt giáp biển.Điều này đã có tác động sâu sắc đến tự nhiên nước ta.Vậy những ảnh hưởng đó là gì, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
	b) Triển khai bài dạy
	¯ Hoạt động 1: Tìm hiểu các đặc điểm khái quát của Biển Đông.
	Mục tiêu: Học sinh nắm được những đặc điểm chính của biển Đông
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV: Dựa vào Bản đồ Các nước Đông Nam Á, em hãy xác định phạm vi của Biển Đông.
HS: Lên bảng xác định phạm vi.
GV: Xác định lại phạm vi, nêu từng nước tiếp giáp với Biển Đông.
GV: Dựa vào nội dung SGK và hiểu biết của mình, em hãy nêu các đặc điểm khái quát của Biển Đông.
HS: Trả lời.
GV chuẩn lại kiến thức.
Biển Đông có diện tích lớn thứ 2 trong các biển của Thái Bình Dương.
Phía đông và đông nam Biển Đông được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
Tính chất nhiệt đới ẩm của Biển Đông thể hiện qua các yếu tố hải văn: nhiệt độ, độ muối của nước biển, sóng, thủy triều, hải lưu.
1. Khái quát về Biển Đông
	¯ Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
	Mục tiêu: Phân tích được ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển và thiên tai.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV: Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên Việt Nam thể hiện qua các yếu tố nào?
HS: Trả lời.
GV: Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam thể hiện sâu sắc qua 4 yếu tố là khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển, tài nguyên thiên nhiên vùng biển, thiên tai.
Để tìm hiểu về 4 yếu tố này, lớp làm việc theo 4 nhóm trong vòng 5 phút, sau đó cô sẽ gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận. Chúng ta thảo luận theo phiếu học tập.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu.
+ Nhóm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển.
+ Nhóm 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của Biển Đông đến tài nguyên thiên nhiên vùng biển.
+ Nhóm 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên tai.
HS: Làm việc theo nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận.
HS nhóm khác bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức.
GV: Vì sao lượng mưa nước ta lại lớn hơn của các nước trong cùng một vĩ độ?
HS: Trả lời.
GV: Nhờ có Biển Đông với các khối khí di chuyển qua biển đã đem đến cho nước ta một lượng mưa lớn; giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết; giảm độ lục địa của các, vùng phía tây đất nước. Do đó, đã làm cho khí hậu nước ta có nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, khác với nhiều nước cùng vĩ độ như Bắc Phi, Tiểu Á, vùng Đê Can Ấn Độ.
GV gọi đại diện nhóm 2 trình bày ảnh hưởng của Biển Đông tới địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển.
GV chiếu các hình ảnh thể hiện tác động của Biển Đông tới địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển.
GV: Địa hình ven biển nước ta là dạng địa hình đặc trưng cho địa hình vùng ven biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực – bồi tụ diễn ra mạnh mẽ trong mối tương tức giữa biển và lục địa như: Bờ, vách biển mài mòn; đầm phá; cồn cát; các đảo gần bờ...
Biển Đông cũng đã mang lại cho nước ta những bãi biển đẹp không những ở ven biển mà còn có các bãi biển ở các đảo gần bờ.
Vườn quốc gia trên các đảo, nổi bật như vườn quốc gia Cát Bà. Đây là rừng nguyên sinh với hơn 745 loài thực vật, trong đó có những loài gỗ quý như kim giao, trai lỳ, chò đãi lát hoa, hơn 200 loài động vật. Đặc biệt, trên quần đảo Cát Bà có loài đặc hữu voọc đầu trắng duy nhất trên thế và đã trở thành biểu tượng của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà (Trích mục tư liệu 2.2.2.3, b).
GV: Như vậy, có thể tóm gọn lại những ảnh hưởng của Biển Đông đến địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển như sau:
GV: Dựa vào hình 8.1 trong sách giáo khoa hoặc Át lát Địa lí Việt Nam, em hãy xác định vị trí của các vịnh biển Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Cho biết các vịnh biển trên trực thuộc tỉnh, thành phố nào?
HS: Lên bảng xác định.
GV: Gọi đại diện nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận.
GV: Tại sao nói vùng biển Việt Nam rất giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản?
HS: Trả lời.
GV: Em hãy nêu tên một số bể dầu lớn của nước ta.
HS: Trả lời.
GV: Vì sao vùng biển Nam Trung Bộ có khả năng sản xuất muối nhiều, chất lượng cao?
HS: Trả lời.
GV chiếu hình ảnh về tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta.
GV mở rộng: Trong Biển Đông có trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy khác.
Ven các đảo, nhất là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có nhiều rạn san hô và nhiều loài sinh vật khác. Ở quần đảo Trường Sa, do sở hữu hàng trăm rạn san hô rải rác khắp một vùng biển rộng lớn nên quần đảo Trường Sa là nơi có đa dạng sinh học cao. Ước tính có đến mười nghìn loài sinh vật sinh sống tại vùng biển Trường Sa. Theo thống kê, quần đảo có khoảng 329 loài san hộ thuộc 69 chi và 15 họ cùng nhau tạo lập nên các rạn san hô Trường Sa (Trích mục tư liệu 2.2.2.8, b).
GV chiếu hình ảnh về một số thiên tai của Biển Đông ảnh hưởng tới nước ta.
GV gọi học sinh nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
GV: Chiếu hình ảnh những thiệt hại của thiên tai đến đời sống và sản xuất.
GV: Từ những hình ảnh vừa xem và kết luận của nhóm 4, em cho biết thiên tai gây những thiệt hại gì đến người và tài sản?
HS: Trả lời.
GV: Làm thế nào để hạn chế những hậu quả của thiên tai?
HS: Trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức.
GV: Như vậy, các em cần phải cùng với mọi người chung sức bảo vệ môi trường cũng như trồng nhiều rừng cây chắn cát, chắn gió, góp phần làm giảm thiệt hại của thiên tai.
2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam
a) Khí hậu
b) Địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển
c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
d) Thiên tai
	4. Củng cố, đánh giá - Hoạt động nối tiếp
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
GV: Chiếu câu hỏi củng cố.
HS: Trả lời nhanh.
GV nhận xét giờ học, tinh thần làm việc của các nhóm.
GV dặn dò HS trả lời các câu hỏi, học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
	2.4.2. Giáo án minh họa số 2
Bài 42. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo, quần đảo
	I. Mục tiêu bài học
	Sau bài học, học sinh có được:
	1/ Về kiến thức
	- Hiểu được vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là bộ phận quan trọng của nước ta. Đây là nơi có nhiều tài nguyên, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, cầnphải bảo vệ.
	- Trình bày được tình hình và biện pháp phát triển kinh tế của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo.
	2/ Về kĩ năng
	- Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên, Atlat Địa lí Việt Nam để xác định vị trí, phạm vi lãnh hải của vùng ven biển Việt Nam,các đảo và quần đảo chính của nước ta.
	- Điền lên bản đồ khung các đảo lớn và quần đảo của Việt Nam (các đảo: Phú Quốc, Côn Đảo, Cát Bà, Bạch Long Vỹ, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn; các quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa).
	3/ Về thái độ
	- Có ý thức trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường vùng biển của Tổ quốc.
	- Tăng thêm lòng yêu nước, ý thức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
	II. Phương tiện dạy học
	- Bản đồ Tự nhiên Việt Nam, Atlat Địa lí Việt Nam.
	- Một số hình ảnh từ hệ thống tư liệu đảo, quần đảo: hình ảnh 1.9, 3.8, 3.9, 8.1, 8.4, 9.10, 9.11, 10.7, 10.9, 12.1, 12.2.
	- Bảng kiến thức 2.1 và video 9.4 từ hệ thống tư liệu.
	III. Phương pháp dạy học
	- Phương pháp đàm thoại gợi mở.
	- Phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat, tranh ảnh, bảng kiến thức, video.
	IV. Hoạt động dạy học
	1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ
	Câu hỏi 1.Tại sao phải sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long?
	Câu hỏi 2.Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải giải quyết những vấn đề nào?Vì sao?
	3. Dạy bài mới
	a) Đặt vấn đề
	Biển đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng đối với mỗi quốc gia giáp biển. Đối với nước ta, Biển Đông và các đảo, quần đảo đang ngày càng thể hiện rõ ảnh hưởng của nó trong mỗi chặng đường phát triển của đất nước.Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta đi vào bài 42.
	b)

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giup_hoc_sinh_co_cai_nhin_tong_quat_ve_dao_quan_dao_vie.doc
  • docbìa skkn.doc
  • docmục lục.doc
  • docPHỤ LỤC SKKN2019.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO SKKN2019.doc