SKKN Vận dụng kết hợp các phương pháp giúp học sinh nhận thức các thông điệp trong văn bài “hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, Ngữ Văn 12

SKKN Vận dụng kết hợp các phương pháp giúp học sinh nhận thức các thông điệp trong văn bài “hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, Ngữ Văn 12

Trong kịch nói Việt Nam có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ – một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Với một tài năng đến độ chín và lao động nghệ thuật phi thường, chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy chục năm, ông đã sáng tác khoảng 50 kịch bản hầu hết được các nhà hát trong toàn quốc dàn dựng qua nhiều loại hình sân khấu kịch nói, chèo, tuồng, cải lương cho đến kịch dân ca. Lưu Quang Vũ đến sân khấu đúng lúc đất nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc và đang phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống mới. Là một nghệ sĩ nhạy cảm trước hiện thực, ông đã hướng ngòi bút của mình vào tất cả ngõ ngách của cuộc đời cũng như cuộc sống của con người và góp một tiếng nói thiết thực vào công cuộc đổi mới nước nhà. Những vở kịch của Lưu Quang Vũ là tiếng nói phản ánh cuộc sống đang diễn ra với một hiện thực vui mới, gần gũi. Có thể nói di sản của Lưu Quang Vũ đồ sộ về khối lượng, phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại và phong cách. Đúng như nhà nghiên cứu Phan Ngọc nhận định: Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa lớn [1].

 Trong số những vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý hơn cả là vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Từ một truyện cổ dân gian nhà viết kịch đã sáng tác thành một vở kịch hiện đại, phản ánh hiện thực và đặt ra những vấn đề mới mẻ, có ý nghía tư tưởng triết lí và nhân văn sâu sắc.[2]. Lưu Quang Vũ đã “đổ rượu mới vào bình cũ” kể lại chuyện cổ như một bi kịch triết lí thời nay với 2 chiều kích đa thoa: chiều kích nhân sinh – xã hội và chiều kích bản thể - siêu hình. Tác phẩm được đánh giá là một vở kịch đặc sắc nhất và mang ý nghĩa nhân sinh cao cả.

 

doc 19 trang thuychi01 8302
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vận dụng kết hợp các phương pháp giúp học sinh nhận thức các thông điệp trong văn bài “hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ, Ngữ Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP 
GIÚP HỌC SINH NHẬN THỨC CÁC THÔNG ĐIỆP 
TRONG VĂN BÀI “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ, NGỮ VĂN 12
Người thực hiện: Lê Thị Luyến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ, NĂM 2017
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP 
GIÚP HỌC SINH NHẬN THỨC CÁC THÔNG ĐIỆP 
TRONG VĂN BÀI “HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT” CỦA LƯU QUANG VŨ, NGỮ VĂN 12
Người thực hiện: Lê Thị Luyến
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Trong kịch nói Việt Nam có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ – một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX. Với một tài năng đến độ chín và lao động nghệ thuật phi thường, chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy chục năm, ông đã sáng tác khoảng 50 kịch bản hầu hết được các nhà hát trong toàn quốc dàn dựng qua nhiều loại hình sân khấu kịch nói, chèo, tuồng, cải lương cho đến kịch dân ca. Lưu Quang Vũ đến sân khấu đúng lúc đất nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc và đang phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống mới. Là một nghệ sĩ nhạy cảm trước hiện thực, ông đã hướng ngòi bút của mình vào tất cả ngõ ngách của cuộc đời cũng như cuộc sống của con người và góp một tiếng nói thiết thực vào công cuộc đổi mới nước nhà. Những vở kịch của Lưu Quang Vũ là tiếng nói phản ánh cuộc sống đang diễn ra với một hiện thực vui mới, gần gũi. Có thể nói di sản của Lưu Quang Vũ đồ sộ về khối lượng, phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại và phong cách. Đúng như nhà nghiên cứu Phan Ngọc nhận định: Lưu Quang Vũ là nhà viết kịch lớn nhất thế kỉ này của Việt Nam, là một nhà văn hóa lớn [1].
	Trong số những vở kịch của Lưu Quang Vũ, đáng chú ý hơn cả là vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Từ một truyện cổ dân gian nhà viết kịch đã sáng tác thành một vở kịch hiện đại, phản ánh hiện thực và đặt ra những vấn đề mới mẻ, có ý nghía tư tưởng triết lí và nhân văn sâu sắc.[2]. Lưu Quang Vũ đã “đổ rượu mới vào bình cũ” kể lại chuyện cổ như một bi kịch triết lí thời nay với 2 chiều kích đa thoa: chiều kích nhân sinh – xã hội và chiều kích bản thể - siêu hình. Tác phẩm được đánh giá là một vở kịch đặc sắc nhất và mang ý nghĩa nhân sinh cao cả.
	“Hồn Trương Ba da hàng thịt” là một trong số ít kịch bản văn học được đưa vào chương trình giáo dục ở Trung học phổ thông. Khi giảng dạy văn bản này, mặc dù giáo viên đã vận dụng phương pháp dạy học mới, song vẫn còn vướng mắc, hiệu quả giảng dạy chưa cao. Qua thực tế chúng tôi thấy, các em gặp không ít khó khăn trong việc cảm thụ nội dung tư tưởng và nghệ thuật của đoạn trích kịch, các em không nắm được đặc trưng thể loại kịch, không hiểu hoặc hiểu không thấu đáo về ý nghĩa hàm ẩn sau ngôn ngữ kịch. Các em không hứng khi đọc văn bản kịch. Nguyên nhân là do các em chưa nắm vững được đặc trưng thể loại nên chưa hiểu sâu được giá trị nội dung của đoạn trích cũng như thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm. 
 Từ thực tế này đã thôi thúc tôi tìm tòi, nghiên cứu cách thức để giảng dạy bài học này có hiệu quả và tôi đã nhận thấy rằng cần phải vận dụng kết hợpnhiều phương pháp trong quá trình giảng dạy bài “Hồn Trương Ba da hàng thịt” giúp 
các em lĩnh hội được một cách sâu sắc những thông điệp mang ý nghĩa nhân văn 
Ghi chú (giải thích cho việc Trích dẫn TLTK ở Ví dụ nêu trên):
[1] Đoạn văn: “Lưu Quang Vũ đến sân khấu đúng .nhà văn hóa lớn” tác giả tham khảo từ tài liệu số 3.
[2] Đoạn văn: “Từ truyện  nhân văn sâu sắc” tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 7. Đoạn tiếp theo do 
tác giả viết ra.
trong đoạn trích học nói riêng và tác phẩm nói chung.
Mục đích nghiên cứu
	Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra phương án dạy học có hiệu quả đối với văn bản “Hồn Trương Ba da hàng thịt” theo hướng phân tích, cảm nhận những cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của văn bản để từ đó thấu hiểu những thông điệp mà kịch gia Lưu Quang Vũ đã gửi gắm
Đối tượng nghiên cứu
	Phương pháp hoạt động dạy và học của thầy và trò đối với việc giúp học sinh tiếp cận những thông điệp nhân sinh của văn bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ bằng cách kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như phương pháp Đàm thoại, phát vấn, thảo luận và đọc phân vai.
Phương pháp nghiên cứu
 Dạy học kịch bản “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, tiết 86,87) theo hướng tiếp cận những thông điệp mà kịch gia Lưu Quang Vũ muốn gửi gắm trong đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. 
Để làm được vấn đề này chúng tôi đã vận dụng các phương pháp sau:
+ Thu thập tài liệu và xử lí thông tin có liên quan đến đề tài. 
+ Phương pháp khái quát hoá lí luận.
+ Phương pháp tổng hợp.
+ Phương pháp thể nghiệm sư phạm (thiết kế giáo án thể nghiệm). 
+ Phương pháp điều tra (phiếu điều tra; đề kiểm tra).
----------------------------------------------------
PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận
Mục tiêu của Văn học là hướng tới chiếm lĩnh nhận thức toàn bộ hiện thực khách quan và đời sống xã hội. Song đối tượng chủ yếu của văn học là con người. Văn học phản ánh các quan hệ hiện thực mà trung tâm là con người xã hội, văn học không miêu tả thế giới như những khách thể tự nó mà lại tái hiện chúng trong tương quan tình cảm con người. Khái niệm trong đối tượng văn học là tính cách của con người. Những người sống suy nghĩ cảm xúc hành động mang bản chất xã hội, lịch sử. Đặc điểm nội dung văn học là khát vọng thiết tha muốn thể hiện một quang niệm về chân lý đời sống. Một chân lý về cái đẹp, cái tốt, cái thật thể hiện trong các hiện tượng, thiên nhiên và xã hội trong các quan hệ giữa người với người. Gắn liền với chân lý là một cảm hứng mãnh liệt muốn khẳng định điều này, phủ dịnh điều kia. Muốn nhìn thấy lẽ phải được thực hiện. Nó gắn liền với cảm xúc mạnh mẽ của con người, với sự rung động của con tim. Đó là những cảm xúc nghệ thuật là một trạng thái đặc biệt của tâm hồn. Đó có thể là niềm vui, nỗi buồn, yêu thương hay căm giận nhưng dứt khoát không phải là cái nhìn bình lặng, phẳng phiu mà nó là tâm tình, tình cảm sâu xa, máu thịt bằng tất cả sự từng trải, sự nung nấu và rung động của con tim và khối óc làm rung động lòng người. Vì vậy, “mỗi tác phẩm là một thông điệp nồng nàn với đời sống, thắm thiết niềm tin yêu con người. Thông điệp của một tác phẩm văn học là tính thẩm mỹ của nó tác động đến đối tượng tiếp nhận. Từ đây làm thay đổi thái độ, sự nhận thức hoặc chuyển biến tình cảm của người tiếp nhận”.[3]
Trong truyện cổ dân gian nước ta có truyện “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Từ cốt truyện của truyện cổ dân gian đó, Lưu Quang Vũ đã phát huy năng lực sáng tạo nghệ thuật, sáng tác một vở kịch lớn gửi đến người đọc những thông điệp về bản thể và cách sống của con người, cụ thể là quan hệ giữa thể xác linh hồn vớicách sống chân thực, lẽ sống vì mọi người.
 Về quan hệ giữa thể xác và linh hồn, truyện cổ dân gian cũng quan niệm linh hồn phải có thể xác thì mới có chỗ trú ngụ và thể xác phải có linh hồn thì mới sống được nhưng truyện cổ dân gian tuyệt đối hóa vai trò của linh hồn, coi nhẹ thể xác quá nên khi Trương Ba mượn được thể xác của người bán thịt thì Trương Ba coi mình là Trương Ba 100% và không băn khoăn gì về hình dạng của mình, cũng không có biến đổi gì trong tính cách...
Lưu Quang Vũ có kế thừa truyện cổ dân gian, ông cũng nhấn mạnh vai trò cao hơn của linh hồn so với thể xác. Trương Ba khi sống lại trong thân xác anh hàng thịt thì nhận biết mình là Trương Ba (dựa váo kí ức, tình cảm và ý thức tức là dựa vào phần hồn của mình). Vợ Trương Ba sau khi kiếm tra kí ức của Trương Ba cũng nhận chồng; Trương Hoạt, bạn của Trương Ba cũng vậy. Chị con dâu thì càng thương cha chồng hơn, mặc dù lúc này ông mang vóc hình khác vì thấy ở ông đức tính nhân hậu hệt như cha chồng xưa.[4]
Tuy nhiên, Lưu Quang Vũ không dừng lại ở đó, ông thấy linh hồn không hoàn toàn độc lập với thể xác, ông nhìn thấy sự chi phối của thân xác đối với linh hồn. Trương Ba trong xác anh hàng thịt, bắt đầu thích ăn tiết canh, uống rượu, nói to, tay chân trở nên thô vụng: động vào cây làm gãy chồi non, chân giẫm lên cả cây sâm quý. Bị Lí trưởng xử ban ngày phải sang nhà vợ anh hàng thịt, Trương Ba cũng có lúc bị xao động (ít ra là ở cảm giác) trước cử chỉ thân mật của chị vợ anh ta và phải tự đấu tranh để thoát ra. Chính xác anh đã nói với hồn Trương Ba: ‘Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy”[5]. Cuộc tranh cãi giữa xác anh hàng thịt và hồn Trương Ba là một cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác, cuộc đấu tranh trong bản thân con người để chống lại tác động xấu của thể xác làm tha hóa linh hồn.
Bản thân Trương Ba cũng tự thấy nhiều điều phiền toái và có nguy cơ tự đánh mất mình. Ông cảm thấy vướng víu xa lạ trong thân xác khác, cháu gái nội ông không nhận ông, vợ ông muôn bỏ đi, con dâu thấy ông không chỉ khác lạ về thân xác mà bắt đầu khác cả về tính tình. Trương Ba cũng đã phải tự nói: “Mày (thân xác) đã thắng rồi đấy, cái thân xác không phải của ta, mày đã tìm đủ mọi cách để sấn át ta”. Trương Ba đã phải tiến hanh một cuộc đấu tranh với xác anh hàng thịt, đây là cuộc đấu tranh giữa linh hồn và thể xác trong một con người. Thể xác cũng có tiếng nói riêng của nó, nhu cầu riêng của nó, những nhu cầu 
[3] trích đẫn nhận định nguyên văn từ TLTK số 10
[4] tác giả tham khảo từ bài viết trong TLTK số 5
[5] Đoạn văn Trương Ba trong xác ông đấy tác giả trích nguyên văn trong TLTK số 2
này có cái chính đáng, có cái không chính đáng, con người phải biết tiết chế, biết đè nén nhu cầu thè xác, thậm chí phải hi sinh một số nhu cầu...
Trước những phiền toái và nguy cơ tha hóa do sống trong thân xác mượn của kẻ khác, Trương Ba muốn trả lại thân xác cho anh hàng thịt. Nhưng như có nghĩa là Trương ba lại phải chết. Trương Ba sẵn sàng chết vì nếu sống mà không là mình, mà mất dần nhân cách, mà nhìn thấy những người khác đau khổ (ví dụ chị vợ anh hàng thịt, “chị ta thật đáng thương”, rồi vợ, rồi con, rồi cháu, như đã nói trên), thì thà chết, còn hơn.
Lúc đó có cháu Tị chẳng may ốm chết, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào thân xác cháu, thì cháu Tị được sống lại với hồn Trương Ba, còn hồn Trương Ba được sống trong thân xác bé bỏng của cháu. Trương Ba cũng từ chối vì nếu thế, bi kịch sống không là mình lại tiếp diễn sống gây phiền toái, đau khổ cho những người khác (trước nhất là cho mẹ cháu Tị rồi đến vợ mình...). Trương Ba đề nghị Đế Thích dùng phép thiêng cứu sống cho cháu Tị còn mình chấp nhận cái chết.[6]. Đó là cách duy nhất để hồn Trương Ba có thể thanh thản - ở thế giới bên kia. ‘Từ lúc tôi có đủ can đảm đi đến quyết định này, tôi bỗng cảm thấy mình là Trương Ba thật, tâm hồn tôi trở lại thanh thản, trong sáng như xưa...
Trương Ba chết nhưng linh hồn Trương Ba vẫn sống trong nỗi nhớ của mọi người, sống trong sự sống vẫn đang sinh sôi của cây cỏ, của con người... (Đoạn kết).
Tóm lại, qua vở kịch, Lưu Quang Vũ đã sáng tạo nên một tình huống ẩn dụ có sức lôi cuốn và gợi suy nghĩ sâu sắc, gửi tới người đọc thông điệp: “Trong con người có hai thực thể là thể xác và linh hồn, hai thực thể đó có quan hệ hữu cơ với nhau nhưng cũng có tính độc lập tương đối với nhau. Con người phải luôn luôn đấu tranh với bản thân, điều chỉnh, làm chủ những nhu cầu, ham muốn để có được sự thống nhất hài hòa giữa linh hồn và thể xác hướng tới sự hoàn thiện nhân cách. Đó là sống thành thật, sống trong sạch, là sống vì mọi người, không thể sống giả dối, sống bằng mọi giá, sống trên sự đau khổ của người khác...”[7]. Tư tưởng triết lí của Lưu Quang Vũ, về con người, về quan hệ giữa linh hồn và thể xác, về cách sống và lẽ sống của con người vừa biện chứng, vừa lạc quan và cao thượng. Điều này cùng với tài năng sáng tạo nghệ thuật của tác giả đã làm cho vở kịch có giá trị nhân văn cao, vươn tới tầm nhân loại.
Thực trạng
Trong cuộc sống ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, cơ hội giao lưu hội nhập càng nhiều, con người cũng có sự thay đổi rất lớn. Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng 
Ghi chú ( giải thích cho việc trích dẫn TLTK ở VD trên):
[6] tác giả tham khảo từ TLTK số 8
[7] tác giả tham khảo từ TLTK số 10
đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi.
Thực tế dạy - học văn trong trường THPT hiện nay đang đứng trước 
“sự khủng hoảng” (Phan Trọng Luận), hiệu quả giờ học tác phẩm văn chương giảm sút, học sinh thờ ơ, không có sự rung cảm, đồng cảm với nỗi niềm nhân vật. Học sinh học đối phó, đạo văn, cóp văn của người khác là hiện tượng phổ biến, khiến nhân cách, tâm hồn, năng lực cảm thụ và kĩ năng viết văn của các em còn nhiều thiếu sót, nhiều vấn đề cần xem xét lại. 
Như chúng ta đã biết, kịch là một loại hình tổng hợp. Đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật và sân khấu. Song, ở trường THPT, chúng ta chỉ học kịch bản văn học bởi thế dạy - học kịch còn rất nhiều khó khăn với giáo viên và học sinh. Dù giáo viên đã được trang bị đầy đủ lý thuyết về loại thể kịch nhưng không mấy ai áp dụng vào bài dạy của mình. Họ vẫn dạy kịch bản văn học như dạy tác phẩm tự sự khiến học sinh không hiểu, không phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các loại thể tác phẩm. Bên cạnh việc dạy học tác phẩm tự sự và trữ tình, dạy học kịch vẫn là vấn đề khá mới mẻ. 
Giáo viên và học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi lĩnh hội loại tác phẩm này. Học sinh lĩnh hội tác phẩm qua sự tiếp nhận từ thầy cô với thái độ thờ ơ, lạnh nhạt. Hầu hết học sinh chỉ quen với truyện ngắn, thơ, kí còn kịch lại tương đối xa lạ cho dù đã được tiếp xúc với kịch từ bậc trung học cơ sở. Các em chỉ quen với những vở kịch sống động trên ti vi hay trên sân khấu. Với các thể loại văn học khác, học sinh thường đón nhận hào hứng và tiếp nhận nhanh. Còn những vở kịch ở hình thức kịch bản văn học thường không được yêu thích và nói theo kiểu của học sinh thì đó là những “món khó nuốt”... 
Thực tế dạy học cho thấy, rất ít kì kiểm tra, kì thi lớn hay  nhỏ có sử dụng câu hỏi liên quan đến những đoạn trích kịch. Đây cũng là một 
lý do khiến học sinh “học xong rồi quên ngay” khi các em vẫn chưa thực sự 
thấu hiểu hết nội dung và ý nghĩa nhân văn của vở kịch. Tình trạng này đã 
kéo dài trong suốt những năm qua, đến nay cần thay đổi; cần tìm một hướng 
đi mới cho phù hợp, nhằm giúp học sinh nắm được giá trị nội dung, giá trị 
nhân văn sâu sắc của những văn bản kịch ngay trên lớp học; tạo và duy trì 
hứng thú cho các em với kịch bản văn học; tạo dư ba về đoạn trích cho học 
sinh khi giờ học trên lớp, kết thúc nhằm làm tăng tính thẩm mĩ và hiệu quả 
giáo dục của kịch bản văn học lên mức cao nhất có thể. 
Cho đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu kịch 
Lưu Quang Vũ. Một số khoá luận, luận văn tốt nghiệp về kịch Lưu Quang Vũ 
theo nhiều hướng. Song vấn đề hướng dẫn học sinh cảm nhận sâu sắc những thông điệp trong dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” lại chưa có. Với thực tế dạy học hiện nay, việc dạy học đoạn trích theo hướng tập 
trung phân tích, khai thác giá trị nhân văn được gửi gắm qua những thông điệp còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế khiến hiệu quả giờ dạy học chưa cao. 
Trong năm 2010, PSG. TS Nguyễn Văn Long có bài “Hồn Trương 
Ba, da hàng thịt” in trên Văn học tuổi trẻ, số tháng 5 – 6. Bài viết đã phân 
tích đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” theo hướng tập trung phân 
tích các cuộc đối thoại chính trong đoạn trích. Tác giả chỉ đề cập nhiều tới 
phần ngôn ngữ của tác phẩm và đoạn trích, ngoài ra các vấn đề khác chỉ được 
“điểm mặt nhắc tên” cho đủ mà không đi sâu khai thác, phân tích. Trên tinh 
thần đó, giá trị nhân văn cũng được đề cập, song đó chỉ là những vấn đề khái 
quát và chung nhất về giá trị nhân văn của kịch bản văn học này. Việc phân 
tích các giá trị nhân văn đó như nào thì tác giả lại không nhắc đến [8]. 
 Nhìn chung toàn bộ tác phẩm và đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng 
thịt” của Lưu Quang Vũ đã được nhắc đến và nghiên cứu trên rất nhiều khía 
cạnh khác nhau. Song, đi sâu vào vấn đề hướng dẫn học sinh phân tích các thông điệp trong dạy học đoạn trích thì chưa. Cho đến nay vẫn chưa có tác giả 
hay nhà khoa học nào đi sâu nghiên cứu vấn đề này dưới góc độ phương pháp 
giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Có thể nói, đây là một đề tài khoa học mới, có nhiều vấn đề khai thác để góp phần làm đa dạng phương pháp dạy học đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. 
Giải pháp đã sử dụng
Gv vận dụng kết hợp các phương pháp đọc phân vai, phát vấn, đàm thoại và một số phương pháp khác vào soạn giảng bài “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của tác giả Lưu Quang Vũ như sau:
I. Mục tiêu bài học:
Giúp HS:
- Hiểu được bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh: Phải sống nhờ, sống vay mượn, trái với tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu, thanh cao bị nhiễm độc và bị tha hóa bởi sự lấn át của thể xác phàm tục..
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực cùng khát vọng hoàn thiện nhân cách. Hiểu được những thông điệp mà nhà văn gửi gắm.
- Thấy được kịch Lưu Quang Vũ đặc sắc ở: sự hấp dẫn của kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu; sự kết hợp giữa tính hiện đại với các giá trị truyền thống; sự phê phán mạnh mẽ và chất trữ tình đằm thắm [9].
II. Phương tiện dạy học: 
GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án, tư liệu tham khảo.
HS: vở ghi, vở soạn, Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 2. 
III. Phương pháp: 
- Phân tích mâu thuẫn xung đột qua hành động ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật. HS tập làm diễn viên nhập vai thể hiện nội dung đoạn trích
Ghi chú ( giải thích cho việc trích dẫn TLTK ở VD trên):
[8] Đoạn văn : Trong năm 2010  không nhắc đến tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 9
[9] Cả phần Mục I tác giả tham khảo từ TLTK số 6
- Vận dụng phương pháp đọc phân vai, đàm thoại, phát vấn, diễn giảng giúp học sinh tiếp cận những thông điệp quan trọng của văn bản
IV. Trọng tâm bài học [10] 
- Những ràng buộc mang tính tương khắc giữa thể xác và linh hồn trong nghịch cảnh: linh hồn nhân hậu, thanh cao phải sống nhờ, sống tạm một cách trái tự nhiên trong thể xác thô lỗ, phàm tục.
- Cuộc đấu tranh của linh hồn với thể xác để bảo vệ những phẩm chất cao quí và khát vọng hoàn thiện nhân cách để có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa, xứng đáng với con người.
- Sự kết hợp hài hoà giữa tính phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và chất thơ sâu lắng, bay bổng tạo nên sức hấp dẫn của kịch Lưu Quang Vũ.
V. Tiến trình tổ chức:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Phân tích cuộc đấu giữa ông già và con cá kiếm.
- Mối quan hệ giữa ông lão và con cá.
3. Bài mới [11] 
3. Giảng bài mới:
 Vào bài: Lưu Quang Vũ được đánh giá là một trong những nhà viết kịch vĩ đại của văn học Việt Nam. Ông có những đóng góp lớn lao trong sự chuyển đổi mạnh mẽ của nền kịch nói Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX. Và vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của ông đánh dấu cho nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ. Để hiểu rõ hơn điều đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của
giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tổ chức tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm.
- Thao tác 1: Tìm hiểu chung về tác giả.
+ GV: Yêu cầu 1 HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và nêu những ý chính về tác giả Lưu Quang Vũ 
+ HS: Đọc Tiểu dẫn (SGK) và nêu những ý chính về tác giả 
+ GV: Nhận xét đồng thời mở rộng một số vấn đề về quê hương, gia đình và con người nhà văn.
- Thao tác 2: Tìm hiểu chung về vở kịch.
+ GV: Cung cấp hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
+ GV: Yêu cầu HS nêu những ý chính về vở kịch Hồn Trương B

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_ket_hop_cac_phuong_phap_giup_hoc_sinh_nhan_thu.doc