SKKN Vận dụng dạy học tích hợp về chủ đề Môi trường để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoại khóa ở môn Giáo dục Công dân cấp THCS

SKKN Vận dụng dạy học tích hợp về chủ đề Môi trường để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoại khóa ở môn Giáo dục Công dân cấp THCS

Trái đất thì nóng lên rồi

Băng tan, khô nước biển trào, sóng dâng

Dịch bệnh, thiên tại khắp nơi

Như lời phẫn uất – địa cầu của ta

Vì ngày mai, vì con ta

Sống cho mưa thuận, gió hòa nơi nơi

 Những câu thơ của Minh Chánh Toàn và những bức tranh trên là lời nhắn nhủ tâm tình, là bức thông điệp ngắn gọn nhưng súc tích và đầy ý nghĩa. Lời nhắn nhủ, bức thông điệp ấy đang khẩn cầu, giục giã gửi đến tất cả mọi người khiến cho ta không khỏi trăn trở, nghĩ suy? Làm sao ta có thể thờ ơ, vô cảm trước thực trạng môi trường ở khắp nơi đang xuống cấp nghiêm trọng? Nó chẳng những bị ô nhiễm mất đi sự trong lành vốn có mà còn bị suy thoái có nguy cơ hủy diệt. Nó đang quằn quại, gồng mình lên để chống trọi . Tiếng rên xiết, kêu cứu đêm ngày của nó vẫn thảm thiết quanh đây! Sự nguy hiểm ấy vẫn luôn rình rập đe dọa sự sống của con người và vạn vật trên trái đát. Vì thế, sự chung tay cứu giúp của mỗi người, mỗi quốc gia và của toàn nhân loại lúc này là vô cùng cần thiết và cấp bách. Đây không còn là trách nhiệm của riêng ai!.

 Nhận thức sâu sắc vấn đề ấy, Chính phủ đã kí và ban hành nhiều Quyết định, Công văn, Chỉ thị về bảo vệ môi trường trong đó có Quyết định phê duyệt đề án: Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Với việc thực hiện đề án này, giáo viên (GV) không chỉ dạy những bài có nội dung kiến thức về môi trường mà còn phải chú ý lồng ghép, dạy học tích hợp chủ đề môi trường ở nhiều môn học khác nhau nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh (HS)nói riêng. Tuy nhiện việc dạy học tích hợp theo chủ đề không phải là dễ, nhiều GV khi vận dụng đã gặp không ít khó khăn, kết quả đem lại không như mong muốn nếu không nói là “thất bại”. Bởi nội dung, và vấn đề tich hợp phong phú, đa dạng, liên quan ở nhiều môn học khác nhau trong khi đó thời lượng 1 tiết học chỉ có 45 phút.Là GV trực tiếp giảng dạy môn Giaos dục công dân (GDCD), tôi rất trăn trở và đã cố gắng, tích cực tìm ra những giải pháp có tính khả thi, hi vọng sẽ đem lại những kết quả khả quan hơn. Với những nhận thức có được từ việc tiếp thu các Công văn, Chỉ thị, các Chuyên đề dạy học lồng ghép, tích hợp chủ đề Môi trường mà Bộ, Sở, Phòng GD & ĐT đã triển khai, tổ chức kết hợp với những kinh nghiệm và kết quả đạt được của bản thân trong quá trình dạy học ở trường THCS, tôi đã quyết định chọn đề tài “Vận dụng dạy học tích hợp về chủ đề Môi trường để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoại khóa ở môn Giáo dục Công dân cấp THCS”

 

doc 23 trang thuychi01 5671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng dạy học tích hợp về chủ đề Môi trường để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoại khóa ở môn Giáo dục Công dân cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHỤ LỤC
 Nội dung 
Trang
 PHẦN ĐẶT VẤN ĐỀ
 PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Cở sở lí luận
Cơ sở thực tiễn
Giải pháp và tổ chức thực hiện
 III1. Giải pháp thực hiện
 III2. Tổ chức thực hiện
Đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm
 IV1. Đánh giá kết quả
 IV2. Bài học kinh nghiệm
 PHẦN ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN 
 I. Đề xuất
 II. Kết luận
1- 2
2 – 3
5 -6
6 – 7
7 – 11
11 -12
12
1. MỞ ĐẦU
 1.1 Lý do chọn đề tài
Trái đất thì nóng lên rồi
Băng tan, khô nước biển trào, sóng dâng
Dịch bệnh, thiên tại khắp nơi
Như lời phẫn uất – địa cầu của ta
Vì ngày mai, vì con ta
Sống cho mưa thuận, gió hòa nơi nơi
 Những câu thơ của Minh Chánh Toàn và những bức tranh trên là lời nhắn nhủ tâm tình, là bức thông điệp ngắn gọn nhưng súc tích và đầy ý nghĩa. Lời nhắn nhủ, bức thông điệp ấy đang khẩn cầu, giục giã gửi đến tất cả mọi người khiến cho ta không khỏi trăn trở, nghĩ suy? Làm sao ta có thể thờ ơ, vô cảm trước thực trạng môi trường ở khắp nơi đang xuống cấp nghiêm trọng? Nó chẳng những bị ô nhiễm mất đi sự trong lành vốn có mà còn bị suy thoái có nguy cơ hủy diệt. Nó đang quằn quại, gồng mình lên để chống trọi ... Tiếng rên xiết, kêu cứu đêm ngày của nó vẫn thảm thiết quanh đây! Sự nguy hiểm ấy vẫn luôn rình rập đe dọa sự sống của con người và vạn vật trên trái đát. Vì thế, sự chung tay cứu giúp của mỗi người, mỗi quốc gia và của toàn nhân loại lúc này là vô cùng cần thiết và cấp bách. Đây không còn là trách nhiệm của riêng ai!. 
 Nhận thức sâu sắc vấn đề ấy, Chính phủ đã kí và ban hành nhiều Quyết định, Công văn, Chỉ thị về bảo vệ môi trường trong đó có Quyết định phê duyệt đề án: Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Với việc thực hiện đề án này, giáo viên (GV) không chỉ dạy những bài có nội dung kiến thức về môi trường mà còn phải chú ý lồng ghép, dạy học tích hợp chủ đề môi trường ở nhiều môn học khác nhau nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh (HS)nói riêng. Tuy nhiện việc dạy học tích hợp theo chủ đề không phải là dễ, nhiều GV khi vận dụng đã gặp không ít khó khăn, kết quả đem lại không như mong muốn nếu không nói là “thất bại”. Bởi nội dung, và vấn đề tich hợp phong phú, đa dạng, liên quan ở nhiều môn học khác nhau trong khi đó thời lượng 1 tiết học chỉ có 45 phút.Là GV trực tiếp giảng dạy môn Giaos dục công dân (GDCD), tôi rất trăn trở và đã cố gắng, tích cực tìm ra những giải pháp có tính khả thi, hi vọng sẽ đem lại những kết quả khả quan hơn. Với những nhận thức có được từ việc tiếp thu các Công văn, Chỉ thị, các Chuyên đề dạy học lồng ghép, tích hợp chủ đề Môi trường mà Bộ, Sở, Phòng GD & ĐT đã triển khai, tổ chức kết hợp với những kinh nghiệm và kết quả đạt được của bản thân trong quá trình dạy học ở trường THCS, tôi đã quyết định chọn đề tài “Vận dụng dạy học tích hợp về chủ đề Môi trường để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoại khóa ở môn Giáo dục Công dân cấp THCS”
 1.2Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra những giải pháp tốt nhất trong việc vận dụng dạy học tích hợp về chủ đề Môi trường ở môn Giáo dục Công dân cấp THCS để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục môi trường nói riêng.
- Giúp HS hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tư duy lôgic, có cái nhìn tổng quan, khái quát hơn về môi trường và bảo vệ môi trường. Từ đó vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, huy động hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống cụ thể nói chung và môi trường nói riêng. Đồng thời rèn cho HS có ý thức, kĩ năng, thái độ sống, giá trị sống đúng đắn trong việc góp phần cùng với mọi người, cộng đồng bảo vệ môi trường.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Những vấn đê, nôi dung liên quan đến môi trường: Khái niệm, vai trò, chức năng, thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biện pháp khắc phục và một số quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Phương pháp dạy học tích hợp chủ đề môi trường, những đơn vị kiến thức về môi trường ở các môn học khác nhau cần tích hợp
- Phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa 
- 40 em HS ở 4 khối (10em/khối)
 1.4 . Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Căn cứ vào các quyết định, công văn, chỉ thi đã được ký và ban hành về Giáo dục môi trường và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”
- Phương pháp khảo sát điều tra thực tế từ HS, thống kê các số liệu, phân tích số liệu và phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa trong đó kết hợp với tổ chức Hội thi
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1 Cơ sở lí luận
 Môi trường có vai trò, tầm quan trọng và ý nghĩa vô cùng to lớn, nó là một 
trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người và sự sống trên Trái đất. Vì thế, từ thế kỷ XIX một số nước đã đưa  ra  những  đạo  luật  về  môi  trường như: Luật cấm gây ô nhiễm nước sông ở Anh năm 1876; Luật về khói than ở Mỹ năm  1896;  Luật  khoáng  nghiệp,  Luật sông ở Nhật năm 1896, Năm 1972, trong tuyên bố của Hội  nghị  Liên  Hiệp  Quốc  về  “Môi trường và con người” họp tại Stockholm đã nêu: “Giáo dục môi trường cho thề hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để học có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường”. Ngay sau đó, chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEF) cùng với các tổ chức văn hóa – khoa học – giáo dục của 10/1975 IEEP đã tổ chức Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về Giáo dục môi trường ở Beograde (Cộng Hòa Liên Bang Nam Tư), kết thúc hội thảo đã đưa ra được một nghị định khung và tuey6n Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã thành lập chương trình giáo dục môi trường quốc tế (IEEP)
Nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương biện pháp tích cực, đồng bộ. Nhiều văn bản mang tính pháp quy được thông qua, ban hành như: Ngày 25/6/1998 Bộ Chính trị ra Chỉ  thị  số  36  CT/TW  về “Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” Chỉ thi đã đưa ra nhiều giải pháp cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong đó cógiải pháp: “Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường” và “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”. Luật Bảo vệ môi trường(BVMT) năm 2005 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005; Quyết định 1363/ QĐ - TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tương Chính phủ về việc phê duyệt đề án : “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân”; Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ...
 Việc Chính phủ và Bộ GD & ĐT kí nhiều Quyết định, ban hành nhiều Công văn, Chỉ thị về Đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”, dạy học lồng ghép, tích hợp về chủ đề môi trường là cần thiết, vừa có ý nghĩa trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài, nó không chỉ góp phần hình thành, hoàn thiện nhân cách, đạo đức, giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho HS mà còn góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người. Hầu hết các môn học đều được đảm nhận vai trò sứ mệnh rất quan trọng này nhưng môn GDCD có vai trò và sứ mệnh đặc biệt cao cả hơn bởi nó là môn học có nhiệm vụ đặc trưng là giáo dục cho HS có những chuẩn mực cả về đạo đức và Pháp luật. Từ những chuẩn mực đó các em biết nhận thức hành vi đúng sai của mình và mọi người xung quanh, tự đánh giá và điều chỉnh theo đúng chuẩn mực. Mặt khác môn GDCD có đặc điểm nổi bật là gần gũi với con người, xã hội, gắn bó mật thiết với đời sống thực tiễn sinh động của gia đình, nhà trường và xã hội. Đặc điểm này tạo cho môn Giáo dục Công dân có những lợi thế để có thể tích hợp những nội dung giáo dục cần thiết cho HS: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, giáo dục môi trường, giáo dục an toàn giao thông , giáo dục kỹ năng sống, Giá trị sống, giáo dục giới tính Trong đó “Giáo dục môi trường” là một trong những nội dung cần tích hợp, giữ vị trí quan trọng trong việc giáo dục, hình thành các chuẩn mực đạo đức và pháp luật cho HS ở nước ta hiện nay. Vấn đề đặt ra là tích hợp nội dung gì, như thế nào, ở những môn học nào để có thể đáp ứng được yêu cầu “Giáo dục Môi trường” một cách có hiệu quả nhưng vẫn không làm biến dạng môn học, vẫn đảm bảo nguyên tắc nội dung chương trình, không gượng ép mà vẫn gây được hứng thú cho HS. 
 2.2 . Thực trạng của vấn đề 
 Với tác động của nền kinh tế thị trường thời mở cửa, sự giao thoa, hợp tác và hội nhập quốc tế như vũ bão, nền kinh tế của đất nước có những bước phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Thế nhưng đằng sau sự phát triển đó là những hệ lụy đáng buồn: Tệ nạn xã hội, Trật tự an ninh, xã hội, nguồn tài nguyên cạn kiệt, tham nhũng, sự bùng nổ dân số.... Đặc biêt là vấn đề môi trường – nó đang có những diễn biến hết sức phức tạp theo chiều hướng xấu. Từ những làng quê yên bình cho đến phố phường ồn ào, náo nhiệt đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp: rác vứt bừa bãi, chất thải, khí thải, nước thải chưa qua xử lý ngang nhiên đổ ra không theo một quy định, hay luật lệ nào.... 
ý thức bảo vệ môi trường của con người là thế đấý! Tất cả đang làm cho môi trường ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng.
 Đã có rất nhiều chủ trương và giải pháp được đưa ra nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Dạy học tích hợp về chủ đề môi trường cũng là một trong những giải pháp đó. Cách dạy học này, thực chất là hình thức tìm tòi những nội dung, những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau làm cho nội dung học vê chủ đề môi trường có ý nghĩa sâu sắc và thực tế hơn, góp phần xóa bỏ được lối dạy học khép kín tách biệt nhà trường với thế giới bên ngoài, cô lập kiến thức, kỹ năng vốn có liên hệ với nhau, bổ sung cho nhau để từ đó xác lập được mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức và kĩ năng của các môn học khác nhau mang lại cho HS hứng thú học tập, phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tư duy lôgic, giúp các em vận dụng được lý thuyết vào thực tiễn, huy động hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống cụ thể nói chung và môi trường nói riêng. Đồng thời rèn cho HS những kĩ năng sống, giá trị sống cần thiết đáp ứng được yêu cầu mới hơn, cao hơn của cuộc sống. 
 Tuy nhiên với thời lượng 1 tiết học chỉ có 45 phút thì việc tích hợp quả không hề dễ. Ngoài những đơn vị kiến thức cơ bản của môn học cần đạt, GV còn phải chọn lọc nội dung, địa chỉ tích hợp sao cho phù hợp, hiệu quả. Đây là vấn đề vô cùng khó. Khó cả với GV và HS. Nhiều HS không biết tích hợp, vận dụng kiến thức liên môn là gì thậm chí kiến thức cơ bản còn không nắm được thì đòi hỏi gì ở việc tích hợp - vận dụng kiến thức liên môn... Các em đang say sưa, mải mê, chú tâm với những tin hot, febook, điện tử có để ý gì đến tích hợp, hay bảo vệ môi trường. Vì thế số HS có ý thức tự giác bảo vệ môi trường ở mọi nơi, mọi lúc cũng chưa nhiều đôi khi chỉ là do yêu cầu, bắt buộc, đối phó 
 Kết quả khảo sát thực tế năm học 2014– 2015 (Mỗi khối lớp 10 em)
Số HS
được khảo sát
Số HS biết vận dụng kiến thức liên môn về môi trường
Số HS chưa biết vận dụng kiến thức liên môn về môi trường
Số HS có ý thức tự giác bảo vệ môi trường
Số HS chưa có ý thức bảo vệ môi trườngchưa cao
 40
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
9
22.5
31
77.5
19
47.5
21
52.5
 Kết quả khảo sát trên là điều đáng để cho tôi phải suy nghĩ và trăn trở. Làm sao để HS có cái nhìn tổng quan, cơ bản và sâu sắc hơn về môi trường: Từ những khái niệm, vai trò, chức năng đến thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm, biện pháp khắc phục và một số quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường, rồi sau đó là rèn kĩ năng vận dụng thực hành, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những tình huống thực tiễn, giáo dục cho HS ý thức tự giác bảo vệ môi trường.... Hàng loạt các nội dung, vấn đề được đưa ra muốn truyền tải đến HS nhưng nếu được tiến hành chỉ trong 1 tiết dạy với 45 phút chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng việc tổ chức hoạt động ngoại khóa kết hợp Hội thi với thời lượng từ 150 phút đến 180 phút. Vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài này để thực hiện. Song, dù day học tích hợp trong 1 tiết hay cả buổi ngoại khóa với thời lượng lớn thì việc đòi hỏi người GV phải biết chọn lọc nội dung, địa chỉ tích hợp sao cho tinh, kĩ, tổ chức, tiến hành sao cho hiệu quả vẫn rất cần thiết và vô cùng quan trọng - nó chính là một trong những nhân tố góp phần tạo nên sự thành công! 
 2.3. Giải pháp đã sử đụng để giải quyết vấn đề 
 23.1 Căn cứ vào mục đích yêu cầu của Chương trình môn Giáo dục Công dân, của việc tích hợp để xây dựng kế hoạch ngoại khóa.
 Để thực hiện giải pháp này tôi đã tiến hành những bước sau: 
 * Xác định mục tiêu, địa chỉ, mức độ tích hợp trong buổi ngoại khóa:
 - Mục tiêu: Qua việc dạy học tích hợp về chủ đề môi trường được vận dụng ở buổi ngoại khóa, giúp các em có cái nhìn tổng quan, cơ bản và sâu sắc hơn về môi trường: Từ những khái niệm, vai trò, chức năng đến thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biện pháp khắc phục và một số quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường, rồi sau đó là rèn kĩ năng vận dụng thực hành, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết những tình huống thực tiễn, giáo dục cho HS ý thức tự giác bảo vệ môi
 - Địa chỉ , nội dung, các môn học cần tích hợp:
 - Kiến thức về tin học để soạn giảng và trình chiếu Powerpoint.
- Kiến thức về môn GDCD - Sự hiểu biết về kiến thức và các chuẩn mực đạo đức và pháp luật của nội dung kiến thức của chủ đề môi trường. 
- Kiến thức về môn Hóa học 8: Bài 28: Không khí và sự cháy để thấy được thành phần của không khí và sự ô nhiễm khí và cách xử lý rác vôcơ, hữu cơ.
 (Tích hợp vào nội dung: ô nhiễm không khí và biện pháp xử lý rác thải
 - Kiến thức về môn Địa lí 7: Bài 10 “Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng” để thấy được một trong nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (Tích hợp nội dung: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường)
- Kiến thức về môn Địa lí 8 (Tiết 28 và 44: Tài nguyên thiên nhiên rừng, biển) để thấy được vai trò và tác dụng của tài nguyên thiên nhiên cũng là của môi trường, từ đó có ý thức bảo vệ 
 (Tích hợp vào nội dung : vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
- Kiến thức về môn Ngữ văn 8 (Tiết 39: Thông tin ngày Trái đất năm 2000) để thấy được tác hại nghiêm trọng của việc sử dụng các chất khó phân hủy như nilon, nhựa từ đó hạn chế sử dụng giảm thiểu tác hại đến môi trường.
- Thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải nhất là việc dùng lon, ống nhựa làm các đồ dùng không ảnh hưởng nhiều đến môi trường 
 (Tích hợp vào nội dung ; Biệp pháp góp phần bảo vệ môi trường)
- Kiến thức về môn Công nghệ 7 (Tiết 7: Cách sử dụng và bảo quản phân bón thông thường và tiết 12: Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng) để biết sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học và các hóa chất bảo vệ thực vật đúng qui trình, biết cách xử lí rác hữu cơ - ủ phân; Công nghệ 6 bài 8: Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong gia đình: Mục I: Phân chia các khu vực sinh hoạt trong nơi ở của gia đình
 (Tích hợp vào nội dung ; Biệp pháp góp phần bảo vệ môi trường)
 - Kiến thức về môn Hóa học 9 Tiết 45 và công nghệ 7 (Tiết 44: vệ sinh chuồng trại trong chăn nuôi) để khuyến khích xây dựng và sử dụng bi ô ga nhằm tiết kiệm điện, giảm thiểu chất thải ra môi trường 
 (Tích hợp vào nội dung ; Biệp pháp góp phần bảo vệ môi trường)
- Kiến thức môn Vật lí 9 (Tiết 22: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện: chương IV: Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng) để biết sử dụng điện an toàn và tiết kiệm, khuyến khích sử dụng công nghệ năng lượng, đặc biệt là năng lượng mặt trời, sức gió(Tích hợp vào nội dung ; Biệp pháp góp phần bảo vệ môi trường)
 - Kiến thức môn Hát nhạc lớp 8: Tiết 26 : Ngôi nhà của chúng ta
 Clip về bài hát về bảo vệ môi trường 
 - Kiến thức môn Toán học để đưa ra những số liệu về % diện tích của một số 
 địa phương ở Việt Nam khi nước biển tăng thêm 1 m vào năm 2100 để giáo 
dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường (Tích hợp phần liên hệ, nâng cao) 
 - Mức độ tích hợp: Trong môn GDCD có nhiều mức độ tích hợp: 
 Liên hệ ( mức độ thấp nhất); Tích hợp bộ phận ( mức độ trung bình): 
 Và Tích hợp toàn phần ( mức độ cao nhất): 
 Ngoài bài “Bảo về tài nguyên thiên nhiên và môi trường” (Tiết 23+24 – GDCD 7) mức độ tích hợp là toàn phần, thì ở 1 số bài như: “Yêu thiên nhiên- sống hòa hợp với thiên nhiên” (Tiết 8 GDCD 6) “Tích cực , tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội” (Tiết 12 +13 GDCD 6) “Xây dưng gia đình văn hóa”(Tiết 11+12 GDCD 7); Môn GDCD 8: “Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư” (Tiết 10+11)) Phòng ngừa tai nạ vũ khí, chất chay nổ độc hai (Tiết 21) Nghĩa vụ tôn trọng tài sản Nhà nước, lợi ích công cộng (Tiết 23 + 24) .là tích hợp bộ phận nên để chuyển tải được khối lượng kiến thức và nội dung tích hợp lớn về môi trường trong 1 tiết dạy thì hiệu quả chưa cao nên tôi quyết định chọn phương pháp tích hợp vào một buổi ngoại khóa bởi đây là một nội dung, một vấn đề lớn có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc.
 * Chuẩn bị và sắp xếp, lưu trữ tư liệu
 Đây là khâu quan trọng, quyết định đến hiệu quả một giờ dạy, bài dạy nhất là một buổi ngoại khóa. Kinh nghiệm của bản thân cho thấy nếu nguồn tài liệu không phong phú và tin cậy thì sức thuyết phục không cao. Tư liệu có nhiều loại khác nhau có thể bằng văn bản, hình ảnh, phim tư liệu, bài viết khác hoặc bằng nhận thức thực tiễn của GV. Có nhiều cách để xây dựng nguồn tư liệu: Tự làm, sưu tầm ở cá nhân, tổ chức có liên quan và một nguồn rất phong phú đó là mạng internet. Nhưng cần chú ý tài liệu trên mạng phong phú, đa dạng nên đòi hỏi chúng ta phải biết chọn lọc và tìm những tư liệu ở những nguồn đáng tin cậy và phù hợp với mục đích của mình.
 Để phục vụ cho việc giảng dạy những bài học có nội dung cần tích hợp về Môi trường nhất là cho buổi ngoại khóa về chủ đề này, bản thân tôi đã dày công nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hình ảnh, bài viết hay, những câu chuyện về môi trường và bảo vệ môi trường qua báo viết, Internet, qua các cuộc thi
 Khi đã có được nguồn tư liệu phong phú, tôi sắp xếp và lưu trữ nguồn tư liêu đó, xây dựng kế hoạch và nội dung cho buổi ngoại khóa đạt hiệu quả.
 * Xây dựng kế hoạch ngoại khóa:
 Trên cơ sở mục tiêu cần đạt, những tài liệu tham khảo liên quan được chuẩn bị, quá trình xác định mục tiêu, địa chỉ, mức độ, nội dung các môn học cần tích hợp, GV xây dựng kế hoạch ngoại khóa trong đó phải thể hiện được mục đích, các hoạt động, nội dung ngoại khóa sao cho phù hợp, hấp dẫn tạo được không khí và hiệu quả cho buổi ngoại khóa.
 *. Trình bày kế hoạch ngoại khóa với Tổ chuyên môn, BGH Nhà trường 
 GV trực tiếp báo cáo kế hoạch ngoại khóa từ nội dung chương trình đến thời gian, cách thức, phương pháp, hình thức tổ chức để Tổ Chuyên môn, BGH góp ý hoàn thiện kế hoạch ngoại khóa.
 *. Phối kết hợp với các Đoàn thể, tổ chức trong Nhà trường (Đoàn, Đội) và xã (Đoàn thanh niên) tiến hành tổ chức ngoại khóa.
 Đoàn, Đội là những tổ chức trực tiếp gắn bó với các em nên GV cần phối kết hợp để thực hiện tốt kế hoạch của mình.
 * Chuẩn bị về mọi mặt cho buổi ngoại khóa
 Đây là khâu rất quan trọng nên GV cần hết sức chú trọng, chú ý chuẩn bị tốt cả về nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức tối ưu, phương tiện, thiết bị, trang phục, người dẫn chương trình, các đội tham gia Hội thi
 Về vấn đề lựa chọn 2 đội tham gia, GV phải chủ động chọn trước, định hướng chủ đề dự thi cho các em tìm hiểu, phân công đảng viên, đoàn viên,GV phụ trách các đội thi để tập cho các em màn chào hỏi, sưu tầm những câu ca dao nói về môi trường, chọn những em có giọng nói trền cảm để luyện hùng biện, chọn một em có năng khiếu vẽ để thực hiện phần thi “tập làm họa sĩ” 
 23.2 Tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khóa
 (Trong quá trình ngoại khóa tôi sử dụng nhiều đơn vị kiến thức, tranh ảnh, vioclip minh họa. Nhưngvới phạm vi, dung lượngcủa đề tài có hạn (chỉ cho phép 20 trang) nên có những nội dung kiến thức hoặc tranh ảnh minh họa tôi chỉ trình bày ý tưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_day_hoc_tich_hop_ve_chu_de_moi_truong_de_to_ch.doc