SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức học sinh

SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức học sinh

Trường học nói chung và trường THPT nói riêng chính là môi trường quan trọng trong việc rèn luyện, hình thành nên tri thức và nhân cách của mổihọc sinh. Ở lứa tuổi này, các em đã lớn, có những hiểu biết nhất định và cũng có những biến đổi lớn trong tâm sinh lí theo từng năm học. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng truyền thụ những tri thức khoa học cho các em, việc quan tâm đến hoạt động “đức dục” cũng là một việc làm cần thiết để góp phần giúp các em trở thành một con người toàn diện có đủ cả đức lẫn tài trước khi bước ra ngoài xã hội, cộng đồng. Việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học là nhiệm vụ chung của tất cả các giáo viên bộ môn ở mọi ngành khoa học được giảng dạy qua các phân môn, còn hoạt động “đức dục” góp phần hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh vai trò quan trọng nhất là ở người giáo viên chủ nhiệm lớp.

Ở trường THPT, giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người đề ra kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh.

Như vậy, trong số tất cả các giáo viên tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với các em nhất. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm còn có những giờ chào cờ, giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp và để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Với nhiệm vụ và vai trò như thế, có thể khẳng định, người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người quan trọng nhất trong nhà trường trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh.

 

doc 21 trang thuychi01 16952
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG: THPT TRIỆU THỊ TRINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH
Người thực hiện: Lê Thế Mạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN: Công tác chủ nhiệm lớp
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
01
01
II- Mục đích nghiên cứu
 02
III- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1. Đối tượng. 
2. Phạm vi nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu.
4. Thời gian thực hiện.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
02
02
02
03
03
03
I- Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THPT
04
II- Những yếu tố cần có để trờ thành người giáo viên chủ nhiệm tốt
05
III- Đặc điểm tình hình lớp 10B7
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
06
06
07
IV- Biện pháp thực hiện
1. Lựa chọn ban cán sự lớp.
07
07
2. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục học sinh.
08
3. Phối hợp với giáo viên bộ môn.
10
4. Theo dõi chéo giữa các tổ.
11
5. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
12
6. Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt
14
7. Xây dựng tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS:
16
 V- Kết quả
 18
PHẦN III. KẾT LUẬN
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trường học nói chung và trường THPT nói riêng chính là môi trường quan trọng trong việc rèn luyện, hình thành nên tri thức và nhân cách của mổihọc sinh. Ở lứa tuổi này, các em đã lớn, có những hiểu biết nhất định và cũng có những biến đổi lớn trong tâm sinh lí theo từng năm học. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng truyền thụ những tri thức khoa học cho các em, việc quan tâm đến hoạt động “đức dục” cũng là một việc làm cần thiết để góp phần giúp các em trở thành một con người toàn diện có đủ cả đức lẫn tài trước khi bước ra ngoài xã hội, cộng đồng. Việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học là nhiệm vụ chung của tất cả các giáo viên bộ môn ở mọi ngành khoa học được giảng dạy qua các phân môn, còn hoạt động “đức dục” góp phần hình thành nhân cách, đạo đức cho học sinh vai trò quan trọng nhất là ở người giáo viên chủ nhiệm lớp. 
Ở trường THPT, giáo viên chủ nhiệm lớp là người chịu trách nhiệm thực hiện mọi quyết định quản lý của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người đề ra kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. 
Như vậy, trong số tất cả các giáo viên tham gia vào hoạt động giáo dục của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường xuyên gần gũi với các em nhất. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ nhiệm còn có những giờ chào cờ, giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc chung của trường, của lớp và để giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Với nhiệm vụ và vai trò như thế, có thể khẳng định, người giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người quan trọng nhất trong nhà trường trong quá trình tổ chức, giáo dục, hình thành sự phát triển nhân cách, hình thành đạo đức của học sinh.
Để thực hiện tốt vai trò và nhiệm vụ của mình, GVCN lớp phải biết phối hợp với các GV bộ môn, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học tập, lao động, công tác. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp THPT là Đoàn trường, chi đoàn GV, hội CMHS, để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có những quan niệm sai lầm về chức vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ này, chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục đã lỗi thời không còn phù hợp trong thời đại mới... 
Vì vậy, những sáng kiến để tăng hiệu quả công tác chủ nhiệm thực sự rất đáng quý và cần được phổ biến, nhân rộng. Từ thực tiễn đó, trong năm học 2016 - 2017 này, tôi xin mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
 “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức học sinh”.
II- Mục đích nghiên cứ
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS để đề ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện “trí dục” và “đức dục” cho học sinh ở trường THPT.
III- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1. Đối tượng. 
Nghiên cứu quá trình chủ nhiệm lớp.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu trong phạm vi lớp 10 B7 Trường THPT Triệu Thị Trinh, Nông cống, Thanh Hóa
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
Thu thập những thông tin lý luận của vai trò của người GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức HS trên các tập san giáo dục, các phương tiện thông tin đại chúng, các tài liệu tham khảo trên Internet....
- Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS.
- Phương pháp điều tra:
Trò chuyện, trao đổi với các GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh (CMHS), bạn bè và hàng xóm của HS.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường.
+Tham khảo kinh nghiệm của các trường bạn.
+Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong trường mình.
- Phương pháp thử nghiệm:
Thử áp dụng các giải pháp vào công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 10B7 trường THPT Triệu Thị Trinh – Nông Cống – Thanh Hóa, năm học 2016-2017
4. Thời gian thực hiện. Bắt đầu : 20/ 08 /201 6 đến 20/ 05/ 2017
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- Vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường THPT
Trong nhà trường THPT, chức năng và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm không hoàn toàn giống với các cấp học dưới. Vậy vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của người giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT là những gì? Đây là điều mà không phải người giáo viên chủ nhiệm nào cũng nắm hết được, đặc biệt là ở những giáo viên mới vào nghề. Trong thực tế, có những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp nhưng đã không ý thức được hết nhiệm vụ và vai trò quan trọng của mình. Ví dụ như chưa đi dự giờ các GVBM trong lớp khi mình thấy cần để nắm rõ hơn tình hình học tập của lớp hay cũng chưa biết rằng việc cần phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh để thông báo kết quả học tập của HS để từ đó tìm ra phương pháp giáo dục tốt hơn là một việc làm vô cùng cần thiết,... Do đó, đã là người giáo viên chủ nhiệm, trước hết ta cần nắm được những nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của mình
Về nhiệm vụ, giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT có những nhiệm vụ chính là: Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh; Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng; Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường; Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh; Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng. Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng phải thực hiện đẩy đủ những nhiệm vụ của một giáo viên bộ môn theo môn dạy của mình như: Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng,...
Về quyền hạn, giáo viên chủ nhiệm trong trường THPT có những quyền hạn chủ yếu sau: Được dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp mình; Được dự các cuộc họp của Hội đồng khen thưởng và Hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp mình; Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm; Được quyền cho phép cá nhân học sinh nghỉ học không quá 3 ngày liên tục; Được giảm giờ lên lớp hàng tuần theo quy định khi làm chủ nhiệm lớp. Ngoài ra, người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng được hưởng đầy đủ những quyền khác của một giáo viên bộ môn như: Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh; Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo,...
Từ những nhiệm vụ và quyền hạn đã nêu ở trên, ta có thể thấy rằng vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp là hết sức quan trọng. Ngoài chức năng, nhiệm vụ của một giáo viên bình thường, giáo viên chủ nhiệm còn là người quản lý toàn bộ hoạt động giáo dục của lớp mình.Giáo viên chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa Ban giám hiệu nhà trường với học sinh, cha mẹ các em và đoàn thể mà các em sinh hoạt. 
Nắm vững được nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của mình có nghĩa là người giáo viên chủ nhiệm đã nắm được chiếc chìa khóa để có thể trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt. Qua đó, góp phần quan trọng vào thành công của nhà trường trong công tác giảng dạy và giáo dục đạo đức cho học sinh.
II- Những yếu tố cần có để trờ thành người giáo viên chủ nhiệm lớp tốt.
Trong nhà trường THPT, giáo viên chủ nhiệm là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người chủ nhiệm giỏi không nhất thiết là một. Trong giảng dạy chuyên môn, người giáo viên giỏi là người giáo viên có kiến thức vững vàng về môn học của mình, có phương pháp dạy học hợp lí, có năng lực truyền thụ tốt tới học sinh,... còn đối với công tác chủ nhiệm lớp, tố chất quan trọng nhất để trở thành một người giáo viên chủ nhiệm lớp tốt không phải là kĩ năng mà chính là tình thương yêu học sinh và năng lực quản lí. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hoá. Mọi công việc của lớp người giáo viên chủ nhiệm cần phải có những kế hoạch rõ ràng. Và khi đã có kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động giáo dục rồi thì phải lao vào làm. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ bỏ theo quy trình: xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch - tổng kết và vạch kế hoạch mới. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ học sinh. Nhưng điều cốt yếu nhất là phải đối xử với học sinh chân thật và bằng tình yêu thương, sự công bằng. Giáo viên chủ nhiệm phải vừa là người thầy, vừa là người anh, người chị, người cha, người mẹ thứ hai, là bạn của mỗi học trò.
Bên cạnh đó, người giáo viên chủ nhiệm tốt phải là tấm gương sáng cho HS noi theo. Đối với học sinh trong trường học nói chung và trong trường THPT nói riêng, mỗi lời nói, hành động, việc làm,... của người giáo viên chủ nhiệm lớp đều sẽ tác đổng, ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành đạo đức và lối sống, nhân cách của học sinh. Vì vậy, nhất thiết mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải là một tấm gương sáng cho HS noi theo. Để làm được điều này, theo tôi, mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp (cũng như giáo viên bộ môn) cần phải thực hiện nghiêm túc những quy định về đạo đức, tác phong nhà giáo. Chẳng hạn như để trở thành tấm gương sáng về lối sống, cung cách ứng xử với mọi người trong xã hội cho học sinh thì người giáo viên cần phải có lối sống trung thực, lành mạnh, những ngôn ngữ, cử chỉ, hành động phải lịch sự, có văn hóa chứ tuyệt đối không được có những lời nói khiếm nhã, có những hành động, lối ứng xử, thái độ không đẹp trong đời sống. Hay như muốn học sinh chăm chỉ lao động trong hoạt động lao động của lớp thì giáo viên không nên chỉ đóng vai trò là người điều hành, chỉ đạo mà còn nên lao động cùng với lớp để từ đó học sinh nhìn vào tấm gương của mình mà chăm chỉ lao động hơn,... 
Nhưng không chỉ có thế, người giáo viên chủ nhiệm tốt còn phải là người biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của các em. Trả lời những câu hỏi của các em một cách thấu đáo (nếu chưa có câu trả lời, hứa sẽ tìm câu trả lời chính xác). Cho các em biết là các em có thể điện thoại cho thầy cô để nói chuyện hay hỏi bài vở (cách làm bài, giải thích chữ khó, cách trả lời ...). Hỏi các em về những khó khăn trong đời sống, những khó khăn ở trường... giúp các em giải quyết những khó khăn này. Trong lớp học hay ngoài lớp học, thầy cô còn phải đóng vai người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng nhân ái.
III- Đặc điểm tình hình lớp 10B7
Năm học 2016 - 2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10B7 trường THPT Triệu Thị Trinh –Nông Cống – Thanh Hóa. 
Lớpp 10 B7, sĩ số 38 học sinh, bên cạnh những thuận lợi cũng còn gặp không ít những khó khăn.
1.Thuận lợi
- Được sự lãnh chỉ đạo và quan tâm ngay từ đầu của Ban giám hiệu nhàtrường; phối hợp của các tổ chức đoàn thể và giáo viên bộ môn
- Bản thân tôi đã có 10 năm công tác trong ngành và có nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Luôn có lòng yêu nghề, mến học sinh và học hỏi những đồng nghiệp để đưa các mặt chất lượng của lớp lên cao.
- Đa số HS ngoan hiền, có ý thức học tập và rèn luyện tu dưỡng đạo đức.
2. Khó khăn:
- Nhà trường nằm ở thị trấn - trung tâm huyện nhưng học sinh trong lớp vẫn đã số là con em nông dân có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
- Đa số học sinh có học lực trung bình, điểm tuyển sinh vào 10 thấp. Có nhiều học sinh sống ở địa bàn xa trường ( Tế Nông, Như Thanh)
- Một số học sinh thiếu thốn tình cảm (chỉ ở với mẹ hoặc bố, cha mẹ làm ăn xa, mồ côi) như em Lê Thị Quỳnh Anh - gia đình hộ nghèo, mồ côi; em Nguyễn Thị Phương Thảo bố mẹ li hôn, ở với bố, mẹ đi làm ăn xa
IV- Biện pháp thực hiện
1. Lựa chọn ban cán sự lớp.
a. Cơ sở lựa chọn:
- Căn cứ vào hồ sơ học bạ của HS, thi tuyển đầu vào
- Căn cứ vào sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ đầu mỗi năm học. 
b. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
- Ban cán sự lớp đại diện cho lớp, chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được GVCN quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm. 
- Cơ cấu của Ban cán sự lớp gồm:
+ Lớp trưởng.
+ Lớp Phó học tập.
+ Lớp Phó văn thể.
+ Lớp Phó lao động.
+Tổ trưởng tổ 1, 2, 3, 4.
- Nhiệm vụ của lớp trưởng: Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và từng thành viên trong lớp, cụ thể:
+ Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường; 
+ Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh quy chế, quy định, nội quy về học tập và sinh hoạt của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Sở GD & ĐT và Nhà trường. Xây dựng và thực hiện nề nếp tự quản trong HS;
+ Tổ chức, động viên giúp đỡ những HS gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện và đời sống;
+ Chịu sự điều hành, quản lý của trực tiếp của GVCN lớp; 
+ Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, bình xét học bổng, đề nghị thi đua khen thưởng đối với tập thể và cá nhân HS trong lớp. 
- Nhiệm vụ của các lớp phó:
+ Ðôn đốc sinh viên đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc
+ Ðiểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời
+Lập danh sách HS thuộc diện đối tượng ưu tiên, hoàn cảnh khó khăn, báo cáo với giáo viên chủ nhiệ
+Tổ chức và quản lý HS thực hiện lao động XHCN và các hoạt động liên quan đến sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần của lớp
+Tổ chức động viên, thăm hỏi những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, tai nạn...
- Nhiệm vụ của Bí thư Đoàn :
+ Nắm bắt và tiếp thu những thông báo, chỉ thị của Đoàn trường để kịp thời triển khai cho Đoàn viên trong chi đoàn thực hiện đầy đủ
+Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp do huyện Đoàn và Đoàn trường phát động.
2. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường - gia đình - xã hội trong việc giáo dục học sinh.
a. Cơ sở lí luận:
Nhà trường, gia đình và xã hội đều có vai trò quan trọng trong giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh. Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói chung, HS nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường: gia đình, nhà trường và xã hội. Để làm tốt việc giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho HS THPT phải kết hợp chặt chẽ với gia đình. 
Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của HS. Trong mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp nhất nên nhà trường nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.
Tuy nhiên,có một thực trạng tồn tại là các tệ nạn xã hội như lô đề, cờ bạc, nghiện hút ,chơi game online v.v  cũng xuất hiện, làm đảo lộn vẩn đục môi trường giáo dục đạo đức, không ngừng ảnh hưởng đến đạo đức, nhân cách và lối sống của HS. Nhà trường dù là một pháo đài vững chắc nhưng vẫn có thể bị "tập kích" từ phía ngoài. Nhà trường không phải là một ốc đảo tách khỏi xã hội, tách xa thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống, nhất là cuộc sống xã hội đang có các nhân tố của kinh tế thị trường tác động đến nhà trường, có lúc nhẹ nhàng, có khi sôi động dồn dập. Xã hội ô nhiễm, luồng văn hoá ngoại lai, đồi truỵ, bạo lực... len lỏi vào mọi tầng lớp nhân dân đã rất dễ gây ấn tượng và phản ảnh sâu đậm đối với trẻ.
 b. Biện pháp thực hiện. 
- Phối hợp với nhà trường: Giáo viên chủ nhiệm lớp cần thường xuyên báo cáo đầy đủ, trung thực về tình hình lớp theo từng tuần với Giám hiệu trực trường.Khi lớp có học sinh cá biệt, học sinh chậm tiến cần thường xuyên báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường về tình hình của học sinh đó để tìm phương pháp giáo dục hợp lí nhất, có hiệu quả nhất
- Phối hợp với gia đình học sinh: Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên có mối liên hệ và phối hợp với gia đình học sinh thông qua một số biện pháp chủ yếu :
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp cần nắm được đầy đủ tên tuổi, nghề nghiệp, quê quán, nơi ở, đặc điểm gia đình của từng gia đình học sinh để hiểu từng học sinh hơn và khi cần thiết có thể đến nhà học sinh thăm hỏi, động viên, hoặc gặp trực tiếp phụ huynh để bàn về việc học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh ở trường.
+ Giáo viên chủ nhiệm lớp cũng cần phải nắm được số điện thoại và nick chat hoặc Email, Facebook, Zalo của từng phụ huynh học sinh để việc trao đổi, thông tin về về việc học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh được thường xuyên và dễ dàng.
- Phối hợp với xã hội: Giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên liên hệ và phối hợp chính quyền địa phương; Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn như Công an Xã, Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, và các tổ chức có liên quan trong việc giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.
3. Phối hợp với giáo viên bộ môn.
Trong trường THPT, cùng với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn là người trực tiếp tiếp xúc, giảng dạy học sinh của lớp. Vì vậy, việc phối hợp với giáo viên bộ môn để nắm được tình hình học tập của từng học sinh để đưa ra phương pháp giáo dục hợp lí là vô cùng cần thiết và quan trọng. Để phối hợp tốt với giáo viên bộ môn trong việc giáo dục học sinh, người giáo viên chủ nhiệm lớp cần thực hiện tốt những việc sau:
- Thứ nhất, cần nắm được danh sách giáo viên bộ môn giảng dạy lớp mình về môn dạy, họ tên, số điện thoại, nơi ở để khi cần có thể liên lạc được ngay với giáo viên bộ môn đó.
- Thứ hai, cần thường xuyên, chủ động gặp gỡ giáo viên của từng bộ môn để nắm về tình hình học tập của từng học sinh và tình hình học tập chung của lớp để có những điều chỉnh phương pháp giáo dục hợp lí.
- Thứ ba, cần lắng nghe những ý kiến n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_vai_tro_cua_giao_vien_chu_nhiem_trong_giao_duc_dao_duc.doc