SKKN Ứng dụng phần mềm Violet trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở

SKKN Ứng dụng phần mềm Violet trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở

 Âm nhạc trong xã hội chúng ta được nuôi dưỡng bằng cội nguồn vĩ đại của dân tộc (âm nhạc dân gian). Từ thời xưa cho đến nay, âm nhạc luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Ngày nay, với sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại, cuộc sống của con người ngày một cải thiên, xã hội ngày càng hiện đại văn minh, lại càng khẳng định hơn vai trò quan trọng của Âm nhạc trong đời sống.

Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã rất phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành Giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác, ngành Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Hơn nữa, CNTT là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “xã hội học tập”. Bởi vậy, trong năm học này, ngành Giáo dục đã xác định phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học để tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển CNTT .

 

doc 17 trang thuychi01 11281
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ứng dụng phần mềm Violet trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU...............................................................................................
2
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................
2
2. MỤC ĐÍCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...................................
3
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................
4
II. NỘI DUNG ........................................................................................
5
1. Cơ sở lí luận........................................................................................
5
2. Thực trạng ..........................................................................................
5
2.1. Hạn chế........................................................................................
 5
2.2. Ưu điểm của phần mềm................................................................
5,6
3.2. Kết quả khảo sát.........................................................................
6
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện..........................................................
 6
3.1 Ứng dụng phần mềm trong bài giảng ............................................
6->11
3.2. Các chức năng của Violet..............................................................
12
4. Kết quả thực nghiệm.................................................................
12,13
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................
14
1. Kết luận...............................................................................................
14,15
2. Kiến nghị.............................................................................................
15,16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
I. MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 Âm nhạc trong xã hội chúng ta được nuôi dưỡng bằng cội nguồn vĩ đại của dân tộc (âm nhạc dân gian). Từ thời xưa cho đến nay, âm nhạc luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Ngày nay, với sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại, cuộc sống của con người ngày một cải thiên, xã hội ngày càng hiện đại văn minh, lại càng khẳng định hơn vai trò quan trọng của Âm nhạc trong đời sống.
Trong những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã rất phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự đi lên của xã hội, ngành Giáo dục cũng mạnh dạn đưa ứng dụng CNTT vào dạy học. Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo, CNTT có tác dụng mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung và phương pháp dạy học. Mặt khác, ngành Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho CNTT. Hơn nữa, CNTT là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “xã hội học tập”. Bởi vậy, trong năm học này, ngành Giáo dục đã xác định phải đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học để tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề phát triển CNTT . 
 	Bộ môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông cũng vậy, trong mỗi tiết học Âm nhạc, giờ đây, để thoát khỏi cách dạy chay hoặc có chăng là với vài thứ đồ dùng lạc hậu, tính trực quan và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy Âm nhạc trở nên hấp dẫn và mang tính chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy Âm nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet, các bài dạy đều có thể thiết kế trên máy tính... để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải đưa những giáo cụ cũ mòn hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng với tính minh họa không cao, hay những bản nhạc với chất lượng thu thanh kém cho học sinh nghe...
 	Từ khi làm quen với tin học và tiếp cận với phần mềm Violet, tôi nhận thấy Violet có giao diện thiết kế trực quan và dễ dùng, ngôn ngữ sử dụng đều bằng tiếng Việt nên rất phù hợp với giáo viên không giỏi tin học và ngoại ngữ. Violet cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức sau đó lắp ghép, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh hình ảnh, tạo các hiệu ứng chuyển động và biến đổi, thực hiện, tương tác với người dùng. 
 Qua việc giảng dạy môn Âm nhạc nhiều năm, thực tế đã chứng minh là chất lượng các giờ học Âm nhạc có sử dụng công nghệ thông tin đều đem lại hiệu quả rất cao. Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh... Các dẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả hơn, cuối tiết học bên cạnh việc dạy và học môn Âm nhạc thì một việc quan trọng hơn đó là học sinh cũng đã một phần nào được giáo dục về thẩm mỹ, thái độ cảm thụ và thưởng thức âm nhạc. Chính vì vậy, trong năm học này, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng phần mềm Violet trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở”. 
I.2. MỤC ĐÍCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
I.2.1.	Mục đích :
Mục đích của SKKN này là ứng dụng phần mềm Violet để hỗ trợ công tác soạn giảng của giáo viên nhằm tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh, làm cho các em có thể chủ động tiếp thu kiến thức, sôi nổi trong học tập và đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
I.2.2	Đối tượng :
 Đối với đề đề tài này, bản thân nhận thấy có thể được áp dụng được trong các môn học khoa học tự nhiên và khoa học xã hội như: Hóa học, Sinh học, Vật lý, Toán học, Lịch sử, Địa lý, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 
- Giáo viên và học sinh ở trường THCS.
- Máy chiếu (projector), máy vi tính 
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo khác.
- Thực hiện các tiết dạy chuyên đề.
I.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp trực quan;
- Phương pháp đối chiếu, so sánh;
- Phương pháp thuyết trình (cá nhân, nhóm );
- Phương pháp thống kê, phân loại, tổng hợp.
- Phương pháp lí thuyết; 
- Phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu;
- Phương pháp kiểm tra, khảo sát;
- Phương pháp cố vấn chuyên gia.
II. NỘI DUNG
II.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
II.1.1. Tri giác :
Tri giác trẻ em lứa tuổi Trung học cơ sở (THCS) thường gắn với hoạt động cụ thể như cầm, nắm, sờ “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”, vì thế trực quan sinh động giúp các em có tri giác tốt hơn.
 	II.1.2.Trí nhớ :
Trí nhớ của học sinh THCS là trí nhớ trực qun hình tượng, sở dĩ học sinh nhớ được kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan. Do đấy những hình ảnh và âm thanh trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh nhất và lâu nhất.
Quá trình nhận thức của học sinh rất cần đến những phương tiện trực quan sinh động, chính vì vậy việc ứng dụng phần mềm VIOLET vào giảng dạy rất thích hợp và cần thiết với học sinh trong thời kì này.
 	II.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
 	II.2.1. Hạn chế: 
 - Giáo viên biết sử dụng tin học cơ bản.
 - Phần mềm Violet phải được cài đặt vào máy.
 - Trang thiết bị phải đầy đủ: Máy projector, máy vi tính 
 	II.2.2. Ưu điểm của phần mềm: 
 Ứng dụng phần mềm Violet để tạo ra những hình ảnh, những đoạn phim ngắn: 
 - Người học dễ hiểu bài, dễ nhớ , hình ảnh sinh động âm thanh phong phú 
 - Giải quyết nhiều nội dung trong một tiết dạy, cung cấp kiến thức; kiểm tra, đánh giá học sinh  theo yêu cầu, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tiện lợi trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. 
II.2.3. Kết quả khảo sát nghiên cứu: 
Tổng số bài khảo sát: 47 bài
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
08
17, 2
29
61,7
10
21,1
II.3. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 
II.3.1. Ứng dụng phần mềm Violet trong bài giảng môn Âm nhạc:
- Vào biểu tượng Violet trên màn hình Destop
Sau đó vào Menu Bài giảng -> Mở thư viện -> chọn lớp -> Âm nhạc
Thư viện giáo án điện tử Violet giúp giáo viên và học sinh có tiết học sinh động và không bị nhàm chán.
Ví dụ: Tiết 13 - Âm nhạc lớp 6: Học hát – Bài “Đi cấy”
Giáo viên và học sinh có thể tìm hiểu về lịch sử ra đời của bài hát cũng như lịch sử của tỉnh Thanh Hóa nói riêng qua Mục I. Tìm hiểu chung
Trước khi học bài “Đi cấy”, cả lớp cùng nghe giai điệu tự hào Hò sông Mã. Sau đó cả lớp vào nội dung chính là học hát bài “Đi cấy” qua Mục II. Học hát.
Sau đấy cô giáo vào Phần III. Thảo luận để cả lớp cùng trao đổi
Sau phần thảo luận, giáo viên hướng dẫn học sinh học bài và kết bài.
II.3.2 Các chức năng của Violet:
- Tạo trang màn hình cơ bản gồm có: 
+ Nút ảnh, phim gồm có các chức năng: dịch chuyển, co giãn đối tượng; thiết lập thuộc tính của đối tượng. 
+ Nút văn bản gồm có các chức năng: thay đổi các thuộc tính, nhập công thức. 
+ Nút công cụ gồm có các chức năng: vẽ hình, soạn thảo văn bản, bài tập trắc nghiệm (một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, đúng/sai, câu hỏi ghép đôi), bài tập ô chữ, bài tập kéo thả ô chữ, vẽ đồ thị hàm số, vẽ hình học, lập trình mô phỏng. 
-  Ngoài ra Violet còn có các chức năng khác như: xử lí mục dữ liệu, chọn trang bìa, chọn giao diện bài giảng, soạn thảo hình nền cho các trang bài giảng, đóng gói bài giảng 
II.4. Kết quả thực nghiệm:
Kết quả khảo sát nghiên cứu:
Tổng số bài khảo sát: 47
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10
21,1
08
17, 2
29
61,7
 0
 0
 Qua kết quả thực nghiệm, ta dễ dàng nhận thấy, việc ứng dụng phần mềm Violet vào giảng dạy Âm nhạc đã đưa tỉ lệ học sinh điểm 9 – 10 từ 0 (em) đến 10 (em) và không còn học sinh điểm dưới 5. Đây là một kết quả rất khả quan. Và cũng qua kết quả này, giáo viên có sự kiểm định khách quan nhất chất lượng bộ môn. Trong quá trình làm bài kiểm tra khảo sát lần này, học sinh rất tự tin làm bài, thể hiện rõ sự yêu thích học tập bộ môn với việc ứng dụng phần mềm Violet. Bản thân tôi thấy rõ tính thiết thực của đề tài nghiên cứu đã chọn. Trong thời gian tới, chắc rằng đề tài sẽ được ứng dụng rộng rãi trong dạy học Âm nhạc ở nhà trường Trung học cơ sở.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
    Phần mềm Violet đơn giản, không cần đòi hỏi cấu hình máy tính cao, chạy khá ổn định trong mọi môi trường của Windows, ngôn ngữ của Violet bằng tiếng Việt nên rất dễ sử dụng kể cả những giáo viên dù hiểu biết hạn chế về mặt công nghệ thông tin cũng dễ dàng sử dụng được. 
    - Sau khi thiết kế xong có thể xuất tạo nên một file độc lập và sử dụng được tất cả các máy khi không có phần mềm. 
    - Là phần mềm công cụ giúp cho giáo viên có thể xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình ảnh, chuyển động và tương tác rất phù hợp với học sinh . 
    - Phần mềm Violet có thể dùng cho cả các môn học khác như: Sinh học, Toán học, Vật lý, Địa lý, Ngữ văn 
    - Hầu hết các em học sinh dễ hiểu bài và hứng thú trong học tập (đây là yếu tố quan trọng tạo sự thành công của tiết dạy)
+ Bài giảng phong phú sinh động bao gồm cả âm thanh và hình ảnh, không gây nhàm chán.
+ Việc chuẩn bị và di chuyển của giáo viên từ lớp này sang lớp khác 
+ Bài giảng được trình chiếu trên màn hình lớn nên tất cả học sinh trong lớp có thể nhìn rõ những gì thực hiện trên đó
    - Giải quyết tốt khối lượng kiến thức, rèn luyện kỹ năng trong một tiết  theo yêu cầu. 
    - Ít tốn chi phí cho việc làm đồ dùng. 
    Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng việc áp dụng phương pháp mới này giúp HS học tốt hơn, tiếp thu bài nhanh chóng và có hiệu quả, phần mềm Violet cũng giúp HS phát huy được  tính tích cực sáng tạo và giúp cho người dạy tích lũy được nhiều kinh nghiệm và khắc phục sự thiếu hụt về đồ dùng dạy học.
 Qua việc ứng dụng phần mềm Violet vào việc giảng dạy, bản thân nhận thấy có hai vấn đề: 
- Muốn đạt được kết quả cao trong giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp và vốn kĩ năng tin học cơ bản bởi thiết kế một bài giảng điện tử có ứng dụng phần mềm Violet đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian, công sức tìm hiểu, sưu tầm tư liệu để thiết kế một bài giảng có chất lượng. 
- Tôi thiết nghĩ, với lòng tâm huyết, yêu nghề của giáo viên cộng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành thì việc thiết kế một bài giảng và giảng dạy bằng các phương tiện hiện đại sẽ trở thành một việc làm quen thuộc trong giảng dạy bộ môn Âm nhạc nói riêng và các môn học trong nhà trường nói chung. 
III.2. Kiến nghị:
 - Phòng Giáo dục – Đào tạo Thành phố cần tổ chức chuyên đề Ứng dụng phần mềm Violet cho giáo viên Âm nhạc để các thầy (cô giáo) có dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận, tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.
 - Trường sở tại cần mời chuyên viên công nghệ thông tin triển khai cụ thể phần mềm Violet trong dạy học nói chung, dạy học Âm nhạc nói riêng.
 - Các cấp, các tổ chức cần hỗ trợ kinh phí để giáo viên có thể mua mỗi người một laptop (máy tích xách tay), thuận tiện cho việc ứng dụng phần mềm Violet trong dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Do điều kiện thời gian chưa nhiều, kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Violet trong giảng dạy môn Âm nhạc ở nhà trường Trung học cơ sở với cá nhân tôi mới chỉ là bước đầu nên nội dung bài viết hẳn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, của các cấp chuyên môn để nội dung bài viết hoàn thiện hơn, ứng dụng có hiệu quả hơn vào dạy học bộ môn Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở. 
 Xin trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 13 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Trần Thị Thúy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tin học cơ bản (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh).
Tin học ứng dụng (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh).
Sách giáo viên môn Âm nhạc (lớp 6, chương trình cũ) - NXB Giáo dục.

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_phan_mem_tailieu_trong_giang_day_bo_mon_am_nha.doc