SKKN Ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong một tiết dạy bài “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào tất cả các lĩnh vực. Trong Giáo dục và Đào tạo, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin đã góp phần hiện đại hoá phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học. Để đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm ứng dụng Công nghệ Thông tin, người ta tìm những “Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”.
Vì thế việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào dạy học, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiệu quả là việc làm thiết thực.
Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế, nhiều giáo viên đã lạm dụng Công nghệ Thông tin trong dạy học, dùng Công nghệ Thông tin thay cho công việc của người giáo viên như : Giáo viên soạn sẵn một tiết dạy – bài dạy, lên lớp ngồi sau máy tính “nhấp chuột” mà không chú ý đến tâm lí tiếp nhận của học sinh. Điều đó đã đánh đồng trình độ học sinh trong một lớp học mà không đi sâu vào từng đối tượng học sinh yếu, cá biệt, làm cho học sinh yếu, cá biệt không tiếp nhận hết kiến thức của một tiết học, bài học, dẫn đến sự nhàm chán trong quá trình tiếp nhận kiến thức.
Vì vậy, sử dụng Công nghệ Thông tin trong giảng dạy, cần xem như một phương tiện dạy học và đặt trong toàn bộ các phương pháp dạy học nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống đó. Mỗi phương pháp dạy học có những ưu điểm, khuyết điểm. Cần phát huy những ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của mỗi phương pháp.
Từ thực tiễn của đơn vị, đối tượng áp dụng và kết quả ứng dụng Công nghệ Thông tin vào giảng dạy tôi mạnh dạn đề ra phương pháp: Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy bài “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
Mẫu M2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HẬU LỘC 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG HỢP LÝ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG MỘT TIẾT DẠY BÀI “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN Người thực hiện: Trần Thị Thanh Thủy Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Ngữ văn THANH HOÁ NĂM 2016 MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 Phần thứ nhất MỞ ĐẦU 1 2 I/ Lí do chọn đề tài 1 3 II/ Mục đích nghiên cứu 1 4 III/ Đối tượng nghiên cứu 1 5 IV/Phương pháp nghiên cứu 2 6 Phần thứ hai NỘI DUNG 2 7 I/ Cơ sở lý luận 2 8 II/ Thực trạng vấn đề 3 9 III/ Nội dung phương pháp 4 10 IV/ Tính hiệu quả của đề tài 18 11 Phần thứ ba KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 19 Phần thứ nhất MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào tất cả các lĩnh vực. Trong Giáo dục và Đào tạo, việc ứng dụng Công nghệ Thông tin đã góp phần hiện đại hoá phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy học. Để đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm ứng dụng Công nghệ Thông tin, người ta tìm những “Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”. Vì thế việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào dạy học, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hiệu quả là việc làm thiết thực. Tuy nhiên, xuất phát từ tình hình thực tế, nhiều giáo viên đã lạm dụng Công nghệ Thông tin trong dạy học, dùng Công nghệ Thông tin thay cho công việc của người giáo viên như : Giáo viên soạn sẵn một tiết dạy – bài dạy, lên lớp ngồi sau máy tính “nhấp chuột” mà không chú ý đến tâm lí tiếp nhận của học sinh. Điều đó đã đánh đồng trình độ học sinh trong một lớp học mà không đi sâu vào từng đối tượng học sinh yếu, cá biệt, làm cho học sinh yếu, cá biệt không tiếp nhận hết kiến thức của một tiết học, bài học, dẫn đến sự nhàm chán trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Vì vậy, sử dụng Công nghệ Thông tin trong giảng dạy, cần xem như một phương tiện dạy học và đặt trong toàn bộ các phương pháp dạy học nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống đó. Mỗi phương pháp dạy học có những ưu điểm, khuyết điểm. Cần phát huy những ưu điểm, hạn chế khuyết điểm của mỗi phương pháp. Từ thực tiễn của đơn vị, đối tượng áp dụng và kết quả ứng dụng Công nghệ Thông tin vào giảng dạy tôi mạnh dạn đề ra phương pháp: Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy bài “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Mục đích của đề tài là khắc phục việc lạm dụng Công nghệ Thông tin. Ứng dụng hợp lí, phát huy sức mạnh, hiệu quả của Công nghệ Thông tin trong giảng dạy, hướng đến mục đích cuối cùng : Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy vai trò chủ động tiếp nhận tri thức của học sinh. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài này đi sâu nghiên cứu về vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin trong một bài dạy đọc văn với một tác phẩm cụ thể, đó là truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thực hiện đề tài : mô tả lại đề tài, từ công việc chuẩn bị của giáo viên, bài dạy mẫu đến kết quả áp dụng đề tài tại đơn vị. Kết quả của đề tài dựa trên việc phân tích, nghiên cứu vấn đề đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD- ĐT kết hợp khảo sát thực tiễn dạy học hiện nay. Phần thứ hai NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN - Đổi mới PPDH môn ngữ văn ở trường THPT là kết quả của một quá trình nghiên cứu, thực hiện kiên trì và được nghiệm thu. Khâu đột phá về chất lượng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn là bồi dưỡng năng lực thực hành nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. Trước hết, đội ngũ giáo viên phải nhận thức việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn thường xuyên là lẽ sống, là trách nhiệm, lương tâm, danh dự của người thầy. Thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi. Thầy giỏi ở trường THPT là người có khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo xu thế quốc tế, đáp ứng những đòi hỏi của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biết thường xuyên vận dụng kết quả tự nghiên cứu của mình vào quá trình dạy học bộ môn. - Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện hữu hiệu đáp ứng nhu cầu tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, trau dồi nghề nghiệp của người giáo viên, để họ không bị lạc hậu trước sự phát triển của xã hội và khoa học công nghệ. Công nghệ thông tin giúp giáo viên và học sinh thoát khỏi tình trạng dạy chay, học chay như từ trước đến nay chúng ta vẫn đang làm. - Công nghệ thông tin góp phần đổi mới cách dạy học. Với việc giáo viên sử dụng phần mềm hỗ trợ giảng dạy, kiến thức đưa đến học sinh được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, màu sắc sống động, tác động đến nhiều giác quan của học sinh, tạo tâm lý hứng thú trong quá trình học tập. - Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học với việc ứng dụng công nghệ thông tin không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập. Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. Quá trình dạy học trên lớp tuỳ vào từng đối tượng cụ thể mà giáo viên triển khai, xây dựng phương pháp dạy học phù hợp, để đạt hiệu quả cao nhất là học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện tốt kĩ năng thực hành. Để xây dựng phương pháp dạy học phù hợp, đạt hiệu quả cao cần xác định kĩ hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất : Đối tượng học sinh của tôi đang nghiên cứu là Trung học phổ thông, có những đặc điểm riêng như : - Bên cạnh một số em học lực khá còn nhiều học sinh kiến thức không vững, cách diễn đạt chưa trong sáng. - Điểm đầu vào thấp nên nhiều học sinh yếu, kém. Vấn đề thứ hai : Ngữ văn là một môn học có đặc thù riêng : vừa có tính chất nghệ thuật vừa có tính chất khoa học. Môn học chứa đựng sự trừu tượng của hình tượng nghệ thuật, một trường giá trị biến thiên lung linh nhiều màu sắc và tư duy logic thông qua hình thức ngôn từ. Học sinh cảm thụ tác phẩm, bằng cả tình cảm và lí trí, trong tính chỉnh thể toàn vẹn của nó để nhận ra diện mạo, âm hưởng và tinh thần chung cùng với những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật. Vì vậy tâm lí tiếp nhận của người học rất quan trọng. Căn cứ vào đối tượng và đặc thù của môn học, giáo viên cần phải tạo sự hứng thú cho người học bằng việc sử dụng những phương tiện dạy học phù hợp; trong đó có sử dụng phương tiện Công nghệ Thông tin một cách hợp lí làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn. - Phim chiếu, hình ảnh tư liệu. Phần mềm hỗ trợ bài giảng minh hoạ trên lớp với Projector. Sử dụng mạng Internet, thiết bị đa phương tiện. Trong quá trình sử dụng giáo viên không quá lạm dụng Công nghệ Thông tin mà phải đảm bảo các yêu cầu sau : Sử dụng Công nghệ Thông tin cần đặt trong toàn bộ hệ thống các phương pháp dạy học, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống đó. Không thủ tiêu vai trò của giáo viên, mà phải biết phát huy hiệu quả hoạt động của giáo viên trong quá trình dạy học. Vấn đề thứ ba: Thực tế giảng dạy: - Sử dụng Công nghệ Thông tin trong dạy học còn nhiều khó khăn và bất cập: Việc phối hợp các thao tác trong giảng dạy không linh loạt sẽ làm mất đi tính truyền cảm của bài văn; sử dụng nhiều File ảnh và có màu sắc sặc sỡ sẽ phân tán sự chú ý của học sinh; sử dụng hình ảnh không phù hợp sẽ tạo nên sự phản cảm - Nhiều giáo viên đã lạm dụng Công nghệ Thông tin trong dạy học, dùng Công nghệ Thông tin thay cho công việc của người giáo viên như : Giáo viên soạn sẵn một tiết dạy – bài dạy, lên lớp ngồi sau máy tính “nhấp chuột” mà không chú ý đến tâm lí tiếp nhận của học sinh. Điều đó đã đánh đồng trình độ học sinh trong một lớp học mà không đi sâu vào từng đối tượng học sinh yếu, cá biệt, làm cho học sinh yếu, cá biệt không tiếp nhận hết kiến thức của một tiết học, bài học, dẫn đến sự nhàm chán trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Đáp ứng những yêu cầu trên, chúng tôi đã thực nghiệm trên lớp bằng các phương thức, cách thức làm sao cho việc ứng dụng Công nghệ Thông tin vào giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất . Chúng tôi xin mô tả phương pháp : Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy bài “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. III.NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP. Công việc chuẩn bị của giáo viên. Để thực hiện phương pháp : Ứng dụng hợp lí Công nghệ Thông tin trong một tiết dạy – bài dạy Ngữ văn, giáo viên cần chuẩn bị, lựa chọn những phương pháp dạy học và phương tiện dạy học hợp lí để đạt tính tích cực, sinh động cho tiết dạy – bài dạy. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Lựa chọn một số phương pháp dạy học theo sơ đồ hoá sau : Lí thuyết tình huống Phát hiện và giải quyết vấn đề Vấn đáp, đàm thoại Thảo luận theo nhóm Thuyết trình Lựa chọn phương tiện dạy học hợp lí theo sơ đồ hoá sau: PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ứng dụng công nghệ thông tin Bảng viết Chiếu phim, hình ảnh Phần mềm hỗ trợ bài giảng Internet Thiết bị đa phương tiện Xây dựng kế hoạch bài học. Sau khi giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học phù hợp. Tiến hành xây dựng kế hoạch bài học sơ lược và xây dựng kế hoạch bài học chi tiết. Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược Xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, cách thức hoạt động. Nghĩa là xác định đúng mục tiêu, nội dung phần nào ghi bảng, phần nào ứng dụng Công nghệ thông tin để vừa đảm bảo thời gian của tiết học và phù hợp với từng phương pháp vừa phù hợp với từng đối tượng học sinh cụ thể để phát huy sức mạnh của từng phương pháp, phương tiện dạy học. Mục đích cuối cùng là đạt kết quả cao nhất trong tiết dạy. Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược, mục đích là có cái nhìn tổng quát về nội dung, phương pháp, phương tiện của một tiết dạy – bài dạy phù hợp, thống nhất hay chưa, tránh sai sót trong quá trình dạy học. Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược gồm 2 phần : Phần thứ nhất : Xác định mục tiêu bài học Phần thứ hai : Xác định nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học. Ví dụ : Xây dựng kế hoạch bài học tiết 1 Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, tôi xây dựng kế hoạch bài học sơ lược như sau: A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức. - Nắm được những nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình huống truyện 2. Về kĩ năng - Nâng cao kĩ năng đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại. - Rèn luyện kĩ năng tự đọc, tự học một cách chủ động, sáng tạo 3. Giáo dục Giáo dục tình yêu và thái độ trân trọng đối với những giá trị văn hóa cổ truyền thông qua tác phẩm. B. Nội dung, phương pháp, phương tiện Nội dung Phương pháp Phương tiện Tiết 1 -Khái quát về tác giả, tác phẩm. -Vấn đáp, đàm thoại. -Phát hiện và giải quyết vấn đề. -Lí thuyết tình huống -Chiếu hình ảnh nhà văn Nguyễn Tuân và các tác phẩm của ông. - Chiếu slide về các tác phẩm trong tập truyện Vang bóng một thời. - Chiếu các slide về các hình ảnh thư pháp. -Bảng viết. -Đọc – hiểu tác phẩm. + Đọc và tóm tắt tác phẩm. -Vấn đáp, đàm thoại. -Thuyết trình. -Lí thuyết tình huống -Bảng viết. -Chiếu slide sơ đồ tóm tắt tác phẩm. +Tình huống truyện -Vấn đáp, đàm thoại. -Phát hiện và giải quyết vấn đề. -Thuyết trình. -Thảo luận nhóm nhỏ. -Lí thuyết tình huống. -Bảng viết. -Chiếu slide các khái niệm về tình huống truyện. Củng cố bài học -Vấn đáp, đàm thoại. -Phát hiện và giải quyết vấn đề. -Chiếu slide trắc nghiệm khách quan. Xây dựng kế hoạch bài học chi tiết Xây dựng kế hoạch bài học sơ lược hoàn thành, giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch bài học chi tiết, cụ thể để trình bày trên lớp (giáo án). Ví dụ : Xây dựng kế hoạch bài học “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, Tôi xây dựng kế hoạch bài học chi tiết như sau : Nội dung 1 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Giáo viên (GV) chiếu slide hình ảnh tác giả Nguyễn Tuân và nêu câu hỏi: Phần tiểu dẫn SGK đã cung cấp cho em những thông tin cơ bản nào về tác giả Nguyễn Tuân? - Học sinh (HS) : Dựa vào phần Tiểu dẫn trong SGK để trình bày. - Trên cơ sở sự trình bày của học sinh, giáo viên chốt ý, ghi bảng. Nguyễn Tuân (1910- 1987) quê ở Hà Nội. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn. Trước Cách mạng tháng Tám, ông là một nhà văn lãng mạn, tập trung vào 3 đề tài: chủ nghĩa xê dịch, đời sống trụy lạc và vang bóng một thời. Sau Cách mạng tháng Tám, ông là một nhà văn có nhiều đóng góp cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. => Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp; là cây bút có phong cách nghệ thuật độc đáo, có sở trường về thể loại tùy bút. - Gv có thể chiếu hình ảnh một số tác phẩm của Nguyễn Tuân cho HS tham khảo. 2.Tập truyện Vang bóng một thời - GV gợi dẫn và đặt câu hỏi : Một trong ba đề tài chính trong sáng tác của Nguyễn Tuân thời kì trước Cách mạng là vang bóng một thời. Đây cũng là tên tập truyện tiêu biểu nhất của ông thời kì này. Em hãy trình bày vài nét về tập truyện? (gồm bao nhiêu tác phẩm, nhân vật chính là lớp người nào trong xã hội bấy giờ) - HS : Dựa vào Tiểu dẫn SGK để trả lời. - GV chiếu slide bảng tổng hợp các tác phẩm, nội dung và nhân vật chính của tập truyện Vang bóng một thời để học sinh tham khảo, dựa trên phần trả lời của HS bổ sung và chốt ý, ghi bảng: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - Nguyễn Tuân Tác phẩm Nội dung Nhân vật 1.Chém treo ngành Nghệ thuật chém Đao phủ Bát Lê 2.Những chiếc ấm đất NT uống trà tàu Cụ Sáu 3.Thả thơ NT thả thơ Cụ Phú 4.Đánh thơ NT đánh bạc trên chiếu thơ cụ phó sứ 5.Ngôi mả cũ Phong tục xoay mả Cô Tú- cậu Chiêu 6.Hương cuội NT chơi hoa lan, dọn rượu thơ Cụ Kép 7.Chữ người tử tù Nghệ thuật chơi chữ Huấn Cao 8.Ném bút chì NT sống của giới giang hồ Giang hồ Lý Văn 9.Chén trà sương NT thưởng chén trà sương Cụ Ấm 10.Một cảnh thu muộn NT làm và chơi đèn kéo quân Cụ Thượng- thằng Ngộ Lang 11.Báo oán Sự suy tàn của nho học Đầu xứ Anh- Đầu xứ Em Là tập truyện gồm 11 truyện ngắn của Nguyễn Tuân viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. Nhân vật chính là những nho sĩ cuối mùa- những người tài hoa nhưng bất đắc chí. Họ mặc dù buông xuôi, bất lực trước những nhố nhăng của xã hội nhưng không a dua theo thời, không chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn bằng cách thực hiện cái đạo ngông của người tài tử. Mỗi truyện dường như đi vào một cái tài, một thú chơi tao nhã, phong lưu của những nhà nho tài hoa lỡ vận: chơi chữ, thưởng thức chén trà sương, làm đèn trung thu =>Qua tập truyện, nhà văn không chỉ thể hiện sự nuối tiếc của một thời quá vãng mà còn bộc lộ niềm trân trọng và tự hào về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc. 3.Truyện ngắn Chữ người tử tù - GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết xuất xứ của truyện ngắn Chữ người tử tù? - HS dựa vào phần tiểu dẫn SGK trả lời. - GV chốt ý, ghi bảng: Tác phẩm ra mắt lần đầu tiên trên Tạp chí Tao đàn (1938), lấy tên là Dòng chữ cuối cùng. Năm 1940 in trong tập truyện Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. Nhân vật chính của tác phẩm có nguyên mẫu lịch sử từ cuộc đời của Cao Bá Quát- một danh sĩ đời Nguyễn mà tài thơ văn và tính cách ngang tàng đã trở thành huyền thoại. - Trước khi chuyển qua phần đọc hiểu, GV cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về thú chơi chữ, chiếu các slide về những hình ảnh của bộ môn nghệ thuật thư pháp cho học sinh tham khảo. Hình ảnh những ông đồ viết thư pháp ngày xuân. Thư pháp chữ Nhẫn bằng tiếng Việt. Thư pháp chữ Tâm bằng tiếng Việt Một câu đối thư pháp bằng tiếng Việt trên đường hoa Nguyễn Huệ. Thư pháp Chữ Đức bằng tiếng Trung Quốc Thư pháp bộ ba chữ Phúc- Lộc- Thọ bằng tiếng Trung Quốc Nội dung 2 II/ Đọc – hiểu tác phẩm 1.Tóm tắt tác phẩm - HS chuẩn bị bài học ở nhà. Trên lớp, GV có thể cho học sinh đọc một số đoạn trong văn bản để tạo không khí.Để kiểm tra sự chuẩn bị của HS, đồng thời giúp các em thâm nhập vào tác phẩm, GV gọi một số học sinh tóm tắt truyện ngắn. - HS tái hiện tóm tắt. Sau khi học sinh tóm tắt, GV yêu cầu khi tóm tắt tác phẩm cần phải đạt những nội dung sau. GV chiếu slide sơ đồ tóm tắt trên màn hình và tóm tắt lại, kiểm tra bài soạn của HS (chú ý những học sinh yếu, kém, cá biệt). CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - Nguyễn Tuân - Tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù Bị bắt, trở thành tử tù Hu ấn Cao là người có khí phách, nổi tiếng viết chữ đẹp, cầm đầu bọn phản loạn Trong tù Huấn Cao Viên Quản ngục+ Thơ lại Khinh miệt viên quản ngục Ao ước có được chữ Huấn Cao Thản nhiên nhận rượu, thịt Tìm cách biệt đãi Huấn Cao Huấn Cao cho chữ Viên Quản ngục 2. Tình huống truyện - Gv chiếu slide một số khái niệm về tình huống truyện để học sinh hiểu Tình huống truyện là gì. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - Nguyễn Tuân - Một số khái niệm về tình huống truyện -Tình huống truyện là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt khiến cho tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ rõ nét nhất. Tình huống truyện giống như một thứ nước rửa ảnh làm nổi hình, nổi sắc nhân vật, làm rõ tư tưởng của nhà văn. - GV cho HS làm việc theo nhóm,đặt câu hỏi gợi mở để học sinh khám phá: Từ khái niệm tình huống truyện ở trên, em hãy cho biết tình huống truyện trong Chữ người tử tù là tình huống gì và tình huống ấy có gì đặc biệt?Tác dụng của tình huống ấy? - HS suy nghĩ, trả lời. - GV chốt ý, ghi bảng: Cuộc gặp gỡ éo le của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục + Xét trên bình diện xã hội: Họ đối nghịch nhau: Quản ngục- tử tù + Xét trên bình diện nghệ thuật: người xin chữ và người cho chữ -> cùng hướng đến cái đẹp -> tri âm, tri kỉ. Thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ cũng rất ấn tượng: đó là những ngày cuối cùng của người tử tù trước khi bị giải về kinh chịu án chém. => Nguyễn Tuân đã đặt các nhân vật của mình vào trong một tình huống đặc biệt, từ đó khắc họa tính cách nhân vật, tạo kịch tính cho câu chuyện, đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm. Hết tiết 1 Nội dung 3 Củng cố - GV thực hiện trắc nghiệm khách quan tại lớp. Chiếu slide trắc nghiệm khách quan, gọi HS trả lời. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - Nguyễn Tuân - Trắc nghiệm khách quan Câu 1: Nguyễn Tuân Là nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, đặc biệt đóng góp ở hai thể loại tùy bút và truyện ngắn. Là đại diện xuất sắc cho khuynh hướng văn học lãng mạn. Là nhà thơ nổi tiếng, có viết một số truyện ngắn như Nắng trong vườn, Anh phải sống, Người hàng xóm Đại diện xuất sắc cho khuynh hướng văn học hiện thực phê phán giai đoạn trước Cách mạng. Đáp án A Câu 2: Vang bóng một thời là tập truyện ngắn viết về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng, đó là thời nào? Chọn đáp án không đúng. Thời nhà Nguyễn suy tàn, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Những nhà nho đi thi với niềm tin phò vua giúp nước trong tâm trạng phấn chấn. Những con người tài hoa gặp buổi nhố nhăng, Tây Tàu lẫn lộn làm tiêu tan những giá trị văn hóa truyền thống. Những con người phẫn uất với buổi giao thời nên cố giữ lại những vẻ đẹp truyền thống của cha ông. Đáp án B IV. TÍNH HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Quá trình ứng dụng đề tài vào dạy học trong năm học 2015 – 2016 cho lớp: 11B1, 11B5 chúng tôi đạt một số hiệu quả sau : Đáp ứng được phương pháp dạy học tích cực. Tạo được hứng thú, phản ứng nhanh nhạy cho học sinh khám phá văn bản. Tránh sự nhàm chán trong quá trình tiếp nhận tri thức của học sinh. Tổng hợp, phát huy sức mạnh của các phương pháp dạy học. Không đánh mất vai trò của người giáo viên mà còn phát huy tích cực vai trò người giáo viên như : quan sát lớp, nhóm làm việc, đi sâu vào hướng dẫn cho các học sinh yếu, cá biệt làm việc đạt hiệu quả. Kết hợp hài hoà giữa ghi bảng và ứng dụng Công nghệ Thông tin, không làm mất đi tính sư phạm mẫu mự
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ung_dung_hop_ly_cong_nghe_thong_tin_trong_mot_tiet_day.docx