SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24 - 36 tháng A1 trường mầm non Nga Thanh

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24 - 36 tháng A1 trường mầm non Nga Thanh

Như Bác Hồ đã nói “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vâng! Thế hệ trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, vậy phải làm gì? Làm như thế nào? Để đào tạo ra một tầng lớp tri thức giàu tiềm năng đó là điều mà Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân cũng có nhiều thay đổi, khoa học công nghệ thông tin không còn xa lạ với chúng ta nữa, đào tạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu của xã hội là vấn đề trọng tâm của giáo dục. Ngành học mầm non luôn đặt ra những yêu cầu thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới để trẻ được phát triển toàn diện phù hợp với xu hướng của thời đại khoa học, công nghệ và thông tin, đó là những đứa trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo, thích tìm tòi khám phá và ham hiểu biết.

Nắm bắt đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng : qua quan sát tôi nhận thấy trẻ lứa tuổi này rất chăm chú khi xem các đoạn phim quảng cáo có nội dung ngắn, hình ảnh sinh động, trẻ nhún nhẩy, lắc lư người theo tiếng nhạc vui và trẻ nhớ rất lâu các lời thoại ngắn trong đoạn video quảng cáo đó. Bên cạch đó ở lứa tuổi này hoạt động với đồ vật là chủ yếu, trẻ thích được vui chơi, được thao tác một số hoạt động đơn giản. Tôi tự đặt câu hỏi cho mình “Làm thế nào để thay những bài giảng đơn điệu bằng những đoạn phim có nội dung giáo dục, các trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin do chính mình tạo ra?” Tôi đã nghĩ ngay đến việc thiết kế giáo án điện tử và cho trẻ tiếp xúc với các công nghệ thông tin xung quanh đời sống của trẻ.

Để góp phần vào mục tiêu giáo dục của chương trình mầm non nói chung và trường mầm non nói riêng. Bằng tất cả những gì mà tôi đã được học về công nghệ thông tin tôi đã mạnh dạn đưa một số kiến thức, kinh nghiệm và những hiểu biết ít ỏi của mình về soạn giảng giáo án điện tử vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ lớp mình phụ trách nên tôi đã chọn đề tài: “ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24-36 tháng A1 trường mầm non Nga Thanh” nhằm trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trong trường và giáo viên trong ngành.

 

doc 24 trang thuychi01 39673
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24 - 36 tháng A1 trường mầm non Nga Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO NHÓM 24 - 36 THÁNG A1 TRƯỜNG MẦM NON NGA THANH
Người thực hiện: Mai Thị Hiên
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường MN Nga Thanh
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn
THANH HOÁ, NĂM 2017
MỤC LỤC
Tên mục lục
Số trang
1. Mở đầu
1
1.1 Lý do chọn đề tài
1
1.2 Mục đích nghiên cứu
1
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
5
2.3.1 Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho bản thân
5
2.3.2. Làm tốt công tác tham mưu để mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin
6
2.3.3 Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giảng dạy.
7
2.3.4 Phối hợp với phụ huynh
15
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài SKKN đã được Hội đồng các cấp đánh giá
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Như Bác Hồ đã nói “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vâng! Thế hệ trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước, vậy phải làm gì? Làm như thế nào? Để đào tạo ra một tầng lớp tri thức giàu tiềm năng đó là điều mà Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Cùng với sự phát triển của xã hội, đời sống của người dân cũng có nhiều thay đổi, khoa học công nghệ thông tin không còn xa lạ với chúng ta nữa, đào tạo con người phát triển toàn diện theo yêu cầu của xã hội là vấn đề trọng tâm của giáo dục. Ngành học mầm non luôn đặt ra những yêu cầu thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng đổi mới để trẻ được phát triển toàn diện phù hợp với xu hướng của thời đại khoa học, công nghệ và thông tin, đó là những đứa trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo, thích tìm tòi khám phá và ham hiểu biết.
Nắm bắt đặc điểm tâm, sinh lý của trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng : qua quan sát tôi nhận thấy trẻ lứa tuổi này rất chăm chú khi xem các đoạn phim quảng cáo có nội dung ngắn, hình ảnh sinh động, trẻ nhún nhẩy, lắc lư người theo tiếng nhạc vui và trẻ nhớ rất lâu các lời thoại ngắn trong đoạn video quảng cáo đó. Bên cạch đó ở lứa tuổi này hoạt động với đồ vật là chủ yếu, trẻ thích được vui chơi, được thao tác một số hoạt động đơn giản. Tôi tự đặt câu hỏi cho mình “Làm thế nào để thay những bài giảng đơn điệu bằng những đoạn phim có nội dung giáo dục, các trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin do chính mình tạo ra?” Tôi đã nghĩ ngay đến việc thiết kế giáo án điện tử và cho trẻ tiếp xúc với các công nghệ thông tin xung quanh đời sống của trẻ.
Để góp phần vào mục tiêu giáo dục của chương trình mầm non nói chung và trường mầm non nói riêng. Bằng tất cả những gì mà tôi đã được học về công nghệ thông tin tôi đã mạnh dạn đưa một số kiến thức, kinh nghiệm và những hiểu biết ít ỏi của mình về soạn giảng giáo án điện tử vào việc tổ chức các hoạt động cho trẻ lớp mình phụ trách nên tôi đã chọn đề tài: “ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm 24-36 tháng A1 trường mầm non Nga Thanh” nhằm trao đổi kinh nghiệm với giáo viên trong trường và giáo viên trong ngành.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ nhận biết thế giới xung 
quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Bên cạnh đó thì việc làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong hoạt động học tập, vui chơi, và để trẻ hoạt động tích cực. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, cho trẻ làm quen với các ứng dụng CNTT ở xã hội người lớn thu lại trong môi trường của trẻ, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động hàng ngày nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động một cách tích cực, nhẹ nhàng thoải mái.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Với mong muốn vận dụng những hình thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, thu hút trẻ tìm hiểu, khám phá để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tích cực đạt hiệu quả tốt, tôi quyết định chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học có chủ định nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho nhóm lớp 24 – 36 tháng A1 trường mầm non Nga Thanh” do tôi chủ nhiệm.
1.4 Phương pháp nghiên cứu 
 Tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thực hành trải nghiệm thực tế: Thu thập thông tin giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục mầm non, mạng internet
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động của trẻ trong lớp khi được tiếp cận và học tập qua công nghệ thông tin để nhận biết về khả năng tiếp thu và nhận thức của trẻ.
- Phương pháp đàm thoại: Đàm thoại với đồng nghiệp, với trẻ để tìm hiểu về công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chăm sóc giáo dục.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các nội dung và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin các năm học trước để tìm ra nội dung và phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc giáo dục trẻ hoàn hảo nhất, bổ ích cho thực tiễn.
- Phương pháp khuyến khích, khen ngợi: giúp trẻ hứng thú tích cực để đạt ở các hoạt động tốt nhất
- Phương pháp thống kê, sử lý số liệu: thống kê số liệu đầu năm khi chưa áp dụng phương pháp và kết quả cuối năm khi áp dụng phương pháp.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
“Đối tượng giảng dạy của giáo viên là trẻ mầm non với đặc điểm tư duy trực quan là chủ yếu, khả năng tập trung chú ý của trẻ còn ngắn chưa bền vững nhưng trẻ lại rất dễ hứng thú với các hình ảnh trực quan minh họa gây ấn tượng, tác động đến mọi giác quan như: hình ảnh, âm thanh, màu sắc sống động...vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế và ứng dụng giáo án điện tử sẽ kích thích sự hứng thú, sự tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định...của trẻ trong bài giảng. Từ đó trẻ được chủ động và sáng tạo, từ đó những kiến thức trẻ tiếp cận sẽ khắc sâu hơn trong trí nhớ của trẻ” (trích tài liệu)
Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Ofice, Cabri, hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giào án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như ti vi, đầu đĩa, đàn, đài. vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hấp dẫn, hiệu quả của giờ dạy. Chỉ cần kích chuột, vài giây sau hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc thật tươi sáng, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy múa theo tiếng nhạc hiện ngay ra thu hút được sự chú ý, tò mò khám phá của trẻ. 
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1 Thuận lợi: 
Đối với nhà trường/lớp: : Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, đặc biệt là một số đồ dùng công nghệ thông tin như màn hình tivi to, bút chỉ. Các trang thiết bị mua sắm đầy đủ đồ dùng đồ chơi theo thông tư 02 của Bộ giáo dục và đào tạo.  Bên cạnh đó, sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường về sự chỉ đạo công tác chuyên môn, hướng dẫn ứng dụng công nghệ trong giảng dạy. Hơn nữa được sự giúp đỡ, động viên khích của đồng nghiệp để tôi có thêm nguồn động viên thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Đối với giáo viên: Bản thân là một giáo viên có trình độ về chuyên môn, đã được học các lớp về tin học hơn nữa luôn nêu cao tinh thần học hỏi và sáng tạo, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ có khả năng sử dụng giáo án điện tử, và sử dụng các công nghệ vào chăm sóc giáo dục.
Giáo viên có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, internet,, nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim sống động tự nhirn tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Giáo viên không tốn nhiều thời gian và kinh phí cho các hoạt động.
Đối với trẻ: với nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể bắt gặp trong thực tế. 
Từ đó trẻ thông minh lanh lợi trong học tập và tỉ lệ trẻ đến trường luôn đạt 96% đó là điểm tựa để tôi say mê sáng tạo nhằm đạt kết quả cao nhất trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục.
Đối với phụ huynh: phụ huynh quan tâm đến việc học của con mình. Và ủng hộ các hoạt động của trường của lớp.
2.2.2 Khó khăn
Đối với trường/lớp: Kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, các thiết bị CNTT nhằm phụ vụ cho công tác ứng dụng CNTT ở trường mầm non là rất lớn. Cả trường mới có 1 màn hình tivi to nên các lớp phải thường xuyên thay đổi nhau.
Đới với giáo viên: Phương pháp ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giảng dạy hiện nay không có gì mới mẻ, nhưng khả năng thiết kế chương trình powerpoit cho các hoạt động còn lung túng, chưa khoa học như lựa chọn hình ảnh chưa phù hợp, chưa hấp dẫn, hiệu ứng, phông nền chưa đẹp còn rối mắt nhiều giáo viên tỏ thái độ e ngại, lúng túng, nhất là các giáo viên trung tuổi.
Giáo viên chưa biết chắt lọc các kiến thức cơ bản để ứng dụng CNTT, chủ yếu là ôm đồm nhiều kiến thức dẫn đến việc dạy kéo dài thời gian làm phân tán sự chú ý của trẻ.
Đối với trẻ: Một số trẻ chưa mạnh dạn tự tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động còn quá mới mẻ với trẻ. Cháu chưa từng biết những đồ dùng đó là gì, nên trẻ chỉ thích sờ và ngắm nghía như món đồ chơi mới lạ, chưa biết sử dụng thế nào.
Đối với phụ huynh: Phụ huynh phần lớn là lao động nông thôn, thu nhập còn thấp nên chưa có kinh phí để mua sắm thiết bị đồ dùng học tập. Một số phụ huynh đi làm ăn xa gửi con lại cho ông bà nên việc quan tâm đến việc học tập của con có phần hạn chế. Một số trẻ chưa mạnh dạn tự tin cho con em tiếp xúc với công nghệ thông tin sợ con ham xem các chương trình khác. Vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đạt kết quả chưa cao.
2.2.3 Thực trạng của vấn đề
Đầu năm tôi được nhà trường phân công đứng nhóm 24 – 36 tháng ở lứa tuổi này trẻ còn hạn chế về nhiều mặt, trẻ mới chỉ làm quen và nhận biết sơ đẳng của tất cả các hoạt động. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học cho trẻ dường như mới mẻ đối với lứa tuổi này. Khi tôi khảo sát đã thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Đồ dùng công nghệ thông tin được ứng dụng CNTT 
STT
Tên đồ dùng
Số lượng
Chất lượng
Ghi chú
1
Tivi màn hình to
1
Tivi mua 2011-2012
Chung cả trường
2
Máy tính
1
Máy tính cây cũ
ở lớp
3
Loa máy tính
1
Âm thanh nhỏ
ở lớp
Bảng 2: Chất lượng trên trẻ
STT
Nội dung khảo sát
Số trẻ khảo sát
Cháu đạt
Cháu chưa đạt
Số trẻ
Tỷ lệ %
Số trẻ
Tỷ lệ %
1
Lĩnh vực phát triển thể chất
25
12
48%
13
52%
2
lĩnh vực phát triển nhân thức
25
9
36%
16
64%
3
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
25
10
40%
15
60%
4
Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ - tình cảm xã hội
25
8
32%
17
68%
Qua khảo sát tôi thấy cần áp dụng phương pháp ứng dụng công nghệ vào các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Chính vì thế tôi đã nghiên cứu phương pháp áp dụng tại nhóm lớp để nâng cao chất lượng cho trẻ.
2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1 Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ CNTT cho bản thân.
Để cung cấp cho trẻ kiến thức một cách chính xác, gây hứng thú cho trẻ tích cực vào các hoạt động thì giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý cho trẻ trong các hoạt động học. vì vậy là một giáo viên mầm non tôi thường xuyên tự học tự rèn luyện, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua các buổi dự giờ đồng nghiệp, thanh kiểm tra, thao giảng, sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho mình. Đồng thời để ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt ứng dụng chương trình powerpoit một cách thành thạo thì tôi phải tự tìm tòi, học hỏi những đồng nghiệp có kiến thức về tin học, thường xuyên truy cập mạng internet để tham khảo thêm bài giảng điện tử, các tập san, tạp chí, hình ảnh độngđể từ đó tự thiết kế các bài giàng theo ý tưởng của mình. Khi soạn giáo án giáo viên cần đặt câu hỏi: trẻ biết gì? Dạy cái gì? Dạy như thế nào? Dạy bằng cách nào? Hệ thống các câu hỏi đưa vào hoạt động phải là câu hỏi mở, kích thích khả năng tư duy của trẻ. Tránh dùng các câu hỏi trẻ chỉ cần trả lời “có” hoặc “không”. Trong khi giảng dạy phải biết chọn lựa khi nào trình chiếu, khi nào tắt để thảo luận nhóm để tạo sự hứng thú không gây sự nhàm chán. Đó cũng là cái quan trọng nhất để thành công.
Bản thân tôi đã biết tìm hình ảnh trên mạng phù hợp với nội dung, hình ảnh rõ nét chèn vào bài giảng. Đối với các hình ảnh không tìm thấy trên mạng, tôi dùng máy điện thoại chụp lại, copy vào máy và thể hiện lên bài giảng . Đồng thời và thiết kế các slide và tạo slide mới cho riêng mình, chọn các kích cỡ, phông chữ phù hợp. Tôi biết chèn âm thanh, chèn video:
Hinh ảnh chèn âm thanh, video 
Để chèn âm thanh tôi kích chuột vào Insert Movies and sounds Sounds from file tìm âm thanh cần chèn nhấn Ok chọn Automaticaly.
Để chèn video, tôi kích chuột vào Insert Movies and sounds 
 Movies from file tìm video cần chèn nhấn Ok chọn Automaticaly.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp không lấy hoàn toàn file nhạc hoặc video mà chỉ lấy một phần thì tôi đã tham khảo chương trình chuyên cắt nhạc Boilsoft Video Splitter tại websize sau  để cắt bớt đi một số chi tiết không phù hợp.
Sau khi thiết kế xong giáo án điện tử thì tôi lại bắt đầu xây dựng hệ thống bài giảng 24-36 tháng đảm bảo tính khoa học, dễ tìm kiếm, dễ sử dụng.
Trong thư mục này chứa các thư mục con:
Hệ thống bài giảng điện tử 24 – 36
Bài hát
Trò chơi
Câu đố
Kho truyện
Kho thơ
Bài giảng
Hình ảnh
Ngoài ra tôi còn tìm hiểu thêm tư liệu trên các trang thông tin của ngành, Trang Violet của các trường khác và của cá nhân giáo viên trong toàn ngành để tạo thêm tư liệu phong phú trong việc thiết kế bài giảng điện tử hoặc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục.
Mặt khác tôi tham khảo chương trình chuyển đổi đuôi file thu âm AMR thành MP3 cho file nhạc converter tại websize sau  và các công nghệ thông tin từ thực tế để hỗ trợ trẻ trải nghiệm thế giới thu nhỏ của trẻ.
Kết quả: Nhờ nỗ lực tôi đã thiết kế thành công giáo án điện tử và thiết kế một số đồ dùng ứng dụng CNTT cho trẻ thực hành rất tốt.
2.3.2. Làm tốt công tác tham mưu để mua sắm ứng dụng công nghệ thông tin.
Nhận thức được vai trò to lớn của CNTT ngay đầu năm học tôi đã mạnh dạn đưa ra ý kiến để tham mưu với lãnh đạo địa phương, nhà trường, ban chấp hành phụ huynh của trường và hội nghị công nhân viên chức trong việc đầu tư trang thiết bị như: đầu tư máy chiếu, mà hình to, khuyến khích các giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp mua một bộ máy vi tính để sử dụng tại lớp, nối mạng internet tới từng phòng, nhóm lớp.
Lúc đầu lãnh đạo, nhà trường, ban chấp hành phụ huynh, giáo viên thấy việc dụng CNTT kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng, các thiết bị CNTT nhằm phụ vụ cho công tác ứng dụng CNTT ở trường mầm non là rất lớn. Nhưng sau một thời gian tôi đưa ra các hình thức ứng dụng CNTT vào giáo dục mầm non là mắt xích trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Còn đối với trẻ trẻ hào hứng, chủ động và sáng tạo trong giơ học, phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ. Ngoài ra tôi con đưa ra các minh chức khác để thuyết phục. Cuối cùng tôi đã được sự ủng hộ nhiệt tình và đã trang bị những trang thiết bị cần thiết để phục vụ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
 Kết quả: Trường tôi mỗi lớp đều có một bộ máy vi tính và được kết nối mạng internet. Trường đã mua được ti vi màn hình to, đã có bộ loa. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên chưa thể mua được màn chiếu, hiện tại nhà trường phối hợp với trường tiểu học tại xã để mượn màn chiếu.
Tôi đã phối hợp với các đồng nghiệp, cùng nhau trao đổi kiến thức về sử dụng các thiết bị CNTT, cách soạn giảng, cách ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giảng dạy.
2.3.3 Ứng dụng CNTT vào trong các hoạt động giảng dạy.
Ở lứa tuổi 24 – 36 tháng , kiến thức của trẻ còn đơn giản, trẻ thích màu sắc nổi bật (xanh, đỏ, vàng), thích sự vật chuyển động, có âm thanh vui tai. Vì vậy phần lớn các hoạt động ở nhà trẻ đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 
2.3.3.1 Ở hoạt động triển thể chất:
Với đề tài: “Bò chui qua cổng” tôi đã thay đổi hình thức bằng cách cho trẻ tập theo màn hình ti vi:
+ Khởi động: Tôi cho trẻ nối đuôi nhau làm đoàn tàu theo video nhạc bài hát: “một đoàn tàu”.
+ Trọng động: Tôi mở video nhạc bài “ ồ sao bé không lắc” và cho trẻ tập bài tập phát triển chung theo các động tác minh họa bài này.
Sau đó, tôi cho trẻ xem video các bé đang bò chui qua cổng.
Hình ảnh bé đang bò
Tôi hỏi trẻ: các bé trong ti vi đang làm gì? (đang bò).Tôi phân tích cho trẻ thấy “các bé đang bò chui qua cổng, bò bằng bàn tay, cẳng chân, khi tới cổng thì hơi cúi đầu xuống để không chạm cổng”
Tôi làm mẫu và phân tích động tác cho trẻ quan sát và hiểu rõ hơn. Sau đó tôi cho trẻ bò thi với các bé trong video clip. Tôi bật nhạc nhỏ vui nhộn tạo không khí vui vẻ cho trẻ hoạt động.
Hoặc với đề tài “Bước qua vật cản” Tôi đã sử dụng nhiều phương tiện CNTT như đàn, đài, ti vi. Tôi cho trẻ xem video các bé đang bước qua vật cản (thân cây nhỏ). Tôi hỏi trẻ: các bé trong ti vi đang làm gì? (Trẻ quan sát video và trả lời: bạn đang đi). Sau đó tôi tắt đoạn video và vào bài tập vận động.
 Tôi nói: “trên đường đến nhà bạn Búp bê có một cây nhỏ bị gãy chắn ngang đường vì vậy các bé phải bước qua cây nhỏ đấy”. Tôi làm mẫu và phân tích động tác cho trẻ quan sát và hiểu rõ hơn. Sau đó tôi cho trẻ bước qua vật cản giống các bé trong video clip. Tôi bật nhạc nhỏ vui nhộn tạo không khí vui vẻ cho trẻ hoạt động.
Kết quả: 100% trẻ hứng thú hoạt động và đa số trẻ thưc hiện tốt các yêu cầu đề ra.
2.3.3.2 Ở hoạt động phát triển ngôn ngữ: 
Đối với những bài thơ nói về con vật như bài thơ: con voi, con cá vàng, con cua, con rùa. Từ những hình ảnh tĩnh về các con vật vẫn có thể làm động được trong photoshocs nhưng nó sẽ không được ngộ nghĩnh khi được nghe cô đọc thơ và tri giác tận mắt những con vật sống động. Trẻ vô cùng thích thú và sẽ hiểu nội dung, thuộc thơ rất nhanh. Do đó tôi đã sưu tầm những đoạn phim phù hợp với nội dung bài dạy của đĩa khám phá khoa học. khi chọn xong tôi sử dụng phần mềm Videostudio 10 để cắt các đoạn phim về con vật đó, sau khi cắt xong tôi tiếp tục sử dụng phần mềm này để tách bỏ tiếng và nối dài đoạn phim vừa cắt vì hầu hết các đoạn phim đó đều rất ngắn không đủ thời gian minh họa cho bài thơ.
Ví dụ: bài thơ “con cá vàng” trong chủ điểm bé và các con vật đáng yêu
Bước 1: Tìm chọn hình ảnh phù hợp với nội dung bài thơ.
Vì bài thơ có những câu thơ gắn liền với bài “cá vàng bơi”, nên điều đầu tiên tôi nghĩ đến đó là xem đĩa có bài hát “cá vàng bơi”. Sau đó tôi chọn được đoạn phim phù hợp.
Bước 2: Thao tác trên phần mềm
Dùng phần mềm Videostudio để cắt phim- kéo dài đoạn phim vừa cắt được – tách bỏ tiếng (vì khi đoạn phim sẽ kèm theo tiếng) – tạo thư mục riêng cho bài vừa cắt được. Sau khi đã cắt được đoạn phim theo ý muốn tôi tiến hành làm trên phần mềm Microsost pwerpoint và bài thơ con cá vàng đã nằm trên một shide.
 Hinh ảnh Microsost pwerpoint trong khi đọc bài thơ “con cá vàng”
Bước 3: tiến hành dạy trẻ
Tôi chỉ cần ấn F5 là đoạn phim con cá vàng đang bơi sẽ hiện ra và trẻ sẽ rất hào hứng khi vừa được nhìn tận mắt con cá vàng đang bơi nhẹ nhàng và nghe cô đọc thơ. Còn khi trẻ đọc thơ có thể cho trẻ đọc kết hợp nhạc êm dịu du dương.
Sau mỗi lần trẻ đọc tôi sử dụng những phần mềm khen ngợi như vỗ tay trong máy, hoan hô, hay những câu nói ngôn nghĩnh hay quá, bạn giỏi quá, hay hình ảnh cầm hoa chúc mừng, vẫy chàosau mỗi l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_cac_hoat_dong_hoc_co_c.doc