SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý và giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý và giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS

Đất nước Việt Nam đang hòa nhập và phát triển với một nền kinh tế tri thức và một xã hội công nghệ thông tin đầy thử thách. Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người, bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và hiệu quả to lớn của nó. Nhà nước, Chính phủ và ngành giáo dục đã có các văn bản chỉ thị đối với việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và phát triển ngành giáo dục nóiriêng.

Quyết định 131/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030"..Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm2025, đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhàgiáo, mỗi người học.

Trong Giáo dục và đào tạo CNTT và CĐS đã góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Chuyển đổi số trong giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng dạy truyền thống hướng tới phổ cập hoá và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học. Nâng cao hiệu quả và hiệu lực củaquản lý nhà nướctrong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

docx 21 trang Phúc Hảo 18/05/2024 228812
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý và giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Lý do khách quan.
Đất nước Việt Nam đang hòa nhập và phát triển với một nền kinh tế tri thức và một xã hội công nghệ thông tin đầy thử thách. Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người, bên cạnh sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ đòi hỏi con người phải đa năng, có khả năng xử lý các vấn đề phát sinh trong cuộc sống một cách nhanh chóng, có hiệu quả. Đứng trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin (CNTT) và hiệu quả to lớn của nó. Nhà nước, Chính phủ và ngành giáo dục đã có các văn bản chỉ thị đối với việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi số vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và phát triển ngành giáo dục nói riêng.
Quyết định 131/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số (CĐS) trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030"..Mục tiêu cụ thể của Đề án đến năm 2025, đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học.
Trong Giáo dục và đào tạo CNTT và CĐS đã góp phần hiện đại hoá phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Chuyển đổi số trong giáo dục sẽ đổi mới cách thức giảng dạy truyền thống hướng tới phổ cập hoá và cá nhân hoá dịch vụ học tập suốt đời tới từng người học. Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân - giáo dục trung học cơ sở (THCS) là mắt xích trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng CNTT và CĐS vào trong quản lý và giảng dạy. Hiện nay các trường THCS có điều kiện đầu tư trang thiết bị đầy đủ như: máy chiếu, máy tính, ti vi, xây dựng phòng chức năng với hệ thống máy tính có kết nối mạng Internet có dây và không dây tạo điều kiện cho giáo viên THCS ứng dụng CNTT và CĐS vào trong giảng dạy được thuận lợi hơn. Giáo viên, học sinh THCS được tiếp cận với máy tính, mạng Internet, các phần mềm, kho học liệu điện tử phục vụ cho học tập nhiều hơn. CNTT và CĐS phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học (dạy học trực tuyến) trong thời công nghệ 4.0. Hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục https://csdl.moet.gov.vn là một công cụ sử dụng thống nhất
trong toàn ngành giáo dục, nhằm cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin phục vụ quản lý trong ngành giáo dục.
Như vậy, việc hiểu biết và ứng dụng được CNTT và CĐS đối với mỗi người nói chung và đối với mỗi giáo viên nói riêng là rất cần thiết và cấp bách. Đối với công tác quản lý việc ứng dụng CNTT và CĐS là cần thiết hơn bao giờ hết.
Lí do chủ quan.
Trong thực tế của các trường THCS nói chung và trường THCS Tản lĩnh nói riêng việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Nhất là việc chuyển đổi số là một vấn đề được thực hiện cấp thiết nhất là giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid -19 hiện nay. Bản thân là phó hiệu trưởng được giao phụ trách về CNTT trong nhà trường tôi nhận thấy việc giáo viên, học sinh được tiếp cận ứng dụng CNTT và CĐS trong giảng dạy và học tập rất quan trọng nó có tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện như trí tuệ, đạo đức, tình cảmMặt khác CNTT và CĐS còn giúp học sinh tự học, tự nghiên cứu, nhận biết được thế giới quan, nhân sinh quan, giúp học sinh giao tiếp với mọi người, hứng thú trong học tập, vui chơi và vận dụng sự hiểu biết khả năng của mình vào hoạt động hằng ngày. CNTTvà CĐS giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bậc phụ huynh nắm bắt và trao đổi thông tin trong nhà trường một cách nhanh nhất, chính xác và hiệu quả. Chính vì vậy tôi chọn đề tài:
“Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý và giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS.”
nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số tại trường THCS. Trong đề tài nghiên cứu này, tôi sẽ đưa ra những ý kiến, kinh nghiệm của cá nhân mình, cũng như những việc làm cụ thể trong việc ứng dụng CNTT và CĐS trong công tác quản lý và dạy học tại THCS Tản Lĩnh trong hai năm học qua (năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023) để cùng các đồng chí đồng nghiệp thảo luận tìm ra những giải pháp tốt hơn nữa trong công tác quản lý và giảng dạy.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý và dạy học ở trường THCS góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy, quản lý chỉ đạo chuyên môn của bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp để cùng nhau làm tốt công tác giáo dục.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
Cơ sở lí luận.
Để thực hiện mục tiêu mà văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, chúng ta sẽ tiến theo con đường công nghiệp hóa rút ngắn, trên cơ sở kết hợp linh hoạt và hợp lý những bước đi tuần tự và nhảy vọt, nhanh chóng đạt tới trình độ tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt chú trọng các ngành mũi nhọn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng, cần ứng dụng ngày càng nhiều tri thức mới để công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, CĐS chúng ta đã đầu tư và đưa các phương tiện hiện đại vào giảng dạy, nên chất lượng dạy học có phần chuyển biến tốt. Một bộ phận không ít các giáo viên tâm huyết với nghề, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn, nhuần nhuyễn về phương pháp, nhạy cảm trước yêu cầu của xã hội nên trong nhà trường đã có nhiều giáo viên dạy giỏi, dạy tốt và ứng dụng hiệu quả CNTT, CĐS trong giảng dạy. Tuy nhiên cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng một số giáo viên vẫn bảo thủ vẫn giữ phương pháp dạy học cũ, phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại là chủ yếu và chưa ứng dụng hiệu quả CNTT, nên chất lượng giáo dục còn hạn chế. Nét hạn chế lớn nhất của phương tiện dạy học cũ trước đây là không hoàn toàn phù hợp với nội dung, chương trình và sự phát triển của khoa học dẫn đến hiệu quả giáo dục chưa cao.
Để đảm bảo cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cần coi trọng hai lĩnh vực trọng yếu là Giáo dục - Đào tạo và Khoa học công nghệ. Thực tiễn đã khẳng định: Chỉ có một chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đúng đắn mới giúp các nước thoát khỏi thứ nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Vì vậy, giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) giữ vai trò, vị trí quan trọng đối với mỗi quốc gia. Chiến lược phát triển GD-ĐT của Chính phủ nhận định về đội ngũ: “Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô, vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục...” đó là một thực tế phải trăn trở để thực hiện nhiệm vụ xây dựng đội ngũ.
Như vậy về quan điểm và nhận thức, Đảng ta và ngành giáo dục đã chỉ rõ, không có lý do gì để các trường học chậm triển khai việc đưa tin học vào trường học và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số để phục vụ việc quản lý và giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Cơ sở thực tiễn.
Chúng ta đang sống trong một xã hội mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thông tin. Máy tính, mạng Internet và những kỹ thuật liên quan đã đóng vai trò chủ yếu trong việc lưu trữ, truyền tải thông tin và tri thức. Với những phương tiện công nghệ như: máy tính, máy chiếu, ti vi, máy tính
bảng, máy ảnh, loa, đài, mạng Internet, Các phần mềm ứng dụng, kho học liệu... Vì thế công nghệ thông tin cũng là phương tiện phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển thể chất và có sự tác động mạnh đến học tập, tự nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vừa tiết kiệm được thời gian chuẩn bị, tìm tòi và khai thác thông tin cho người giáo viên, vừa nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy, tính khoa học trong chuyên môn. Nếu trước đây giáo viên phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, bản đồ phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet, kho học liệu để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng làm tư liệu cho bài giảng điện tử.
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt hơn việc ứng dụng CNTT và thực hiện tốt chuyển đổi số trong giáo dục, trong trường học cần phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông thành hạ tầng số thống nhất, ổn định, linh hoạt; phát triển ứng dụng, dịch vụ mới theo hướng dùng chung hạ tầng số, nền tảng số đảm bảo khả năng sử dụng dữ liệu số và các công cụ phân tích thông minh để kịp thời đưa ra các quyết sách chính xác trong hoạt động quản lý nhà trường. Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ, bởi nhân lực ứng dụng CNTT có vai trò quyết định thành công ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, cần triển khai các lớp bồi dưỡng CNTT cho cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên bám sát nhu cầu ứng dụng trong công việc, đảm bảo chuẩn ứng dụng cơ bản, kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin, kỹ năng khai thác sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin trong nhà trường và đẩy mạnh phương thức tập huấn qua mạng.
Vậy ứng dụng CNTT, CĐS trong quản lý nhà trường là cần thiết. Nó là công cụ lao động trí tuệ, giúp BGH nhà trường nâng cao chất lượng quản lý nhà trường trong mọi công việc.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Nghiên cứu ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong công tác quản lý và công tác giảng dạy tại THCS Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội.
KÊ HOẠCH NGHIÊN CƯU.
Không gian: Trường THCS Tản Lĩnh - Ba Vì - Hà Nội.
Thời gian: Đề tài này tôi đã quan tâm nghiên cứu nhiều năm, đặc biệt trong hai năm học: Năm học 2021-2022 và năm học 2022-2023.
Phạm vi nghiên cứu.
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường THCS.
Nghiên cứu hệ thống Gmail của trường, của PGDĐT. Zalo nhóm trong nhà trường.
Nghiên cứu hệ thống Website, kho học liệu điện tử của trường.
Nghiên cứu cơ sở dữ liệu ngành giáo dục https://csdl.moet.gov.vn
Chủ đề “Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý và giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS”
PHẦN II. NỘI DUNG
THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU.
Vài nét về trường THCS Tản Lĩnh.
Tình hình chung:
Trường THCS nơi tôi công tác là một trong các trường thuộc khu vực miền núi của huyện Ba Vì. Được sự quan tâm của các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trường mới được chuyển ra trường mới với tổng diện tích toàn trường là 15 000 m2 với số lượng học sinh trung bình hàng năm khoảng 1000 học sinh. Hệ thống phòng ốc của nhà trường gồm 2 dãy nhà 4 tầng với 15 phòng học, 9 phòng học bộ môn, khu hiệu bộ (Phòng Hội đồng, phòng y tế, phòng đoàn đội, phòng thư viện). ( Đang xây dựng thêm 15 phòng học và 7 phòng bộ môn)
Trường có 53 CB,GV, NV trong đó: (Quản lý: 03 đ/c, hành chính: 06 đ/c, Giáo viên văn hoá: 42 đ/c, Nhân viên thiết bị thí nghiệm: 01; Nhân viên thư viện: 01 đồng chí. 100% CBGV nhân viên đạt chuẩn trở lên, nhiệt tình trong công tác, đoàn kết và phối hợp tốt trong thực hiện nhiệm vụ.
* Thuận lợi:
Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT trong các nhà trường được Phong giáo dục chú trong: Kế hoạch thực hiện năm học hàng năm của Phòng giáo dục và đào tạo đều đề cập đến nhiệm vụ ứng dụng CNTT và chuyển đổi sô. Bộ phận chỉ đạo CNTT của PGDĐT đã có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, đưa việc ứng dụng CNTT, công tác chuyển đổi số của các trường vào công tác thi đua khen thưởng.
Trường THCS Tản Lĩnh được sự quan tâm rất lớn của Phòng Giáo dục Ba Vì, Đảng ủy, Chính quyền xã Tản Lĩnh, các ban ngành, đoàn thể trong xã và nhà trường. Nhất là sự phối hợp chặt chẽ giữa ban đại diện phụ huynh học sinh với nhà trường. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, chăm lo công việc tập thể như việc của gia đình. Có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Trường THCS vừa được công nhận trường đạt
chuẩn Quốc gia (năm 2022), trường THCS Tản Lĩnh là một trong những trường có nhiều khó khăn trong công tác giáo dục, xong những năm gần đây chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng khởi sắc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý và dạy học cũng được đặc biệt quan tâm, từ việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị, bổ sung và sửa chữa, nắp thêm mạng Internet... ( đến tháng 4 năm 2023 tất cả các phòng học đã có máy tính, ti vi, và kết nối mạng Internet có dây, không dây cho tất cả các thiết bị trong nhà trường); Tổ chức, tham gia các chuyên đề, tập huấn các phần mềm dạy hoc , tập huấn CSDL( 100% cán bộ, GV, nhân viên tham gia tập huấn)
* Khó khăn:
Số máy tính được cấp từ những năm trước chất lượng thấp, số lượng máy tính trên số giáo viên, học sinh còn quá thấp. khả năng sử dụng CNTT của một số giáo viên, nhân viên gặp nhiều hạn chế dẫn đến việc phát huy ứng dụng CNTT gặp rất nhiều khó khăn.
Phòng học tin học mới có đầu năm 2022 ( Trong phòng học chưa có máy tính). Việc huy động nguồn vốn để mua sắm, sửa chữa thiết bị còn nhiều hạn chế: Kinh phí ít, đời sống nhân dân địa phương còn nghèo, nhiều phụ huynh học sinh chưa được tiếp cận với CNTT.
Chất lượng học sinh trước khi thực hiện đề tài.
*Về hạnh kiểm
Năm học
Số học sinh
Hạnh kiểm
Tốt
%
Khá
%
TB
%
2019-2020
888
819
92,3
65
7,32
4
1,37
2020-2021
881
793
90,01
84
9,53
3
0,34
*Về học lực
Năm học
Số học sinh
Học lực
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
2019-2020
888
219
24,66
356
40,09
297
33,45
16
1,85
2020-2021
881
185
21
364
41,32
295
33,48
36
4,09
* Học sinh giỏi các cấp.
Năm học
Giải Huyện
Giải TP
Nhất
Nhì
Ba
KK
TS
N
n
B
KK
TS
2020-2021	Olimpic
khối 8 + HSG khối 9
2
10
16
18
46
1
1
1
3
2021-2022
HSG khối 9
3
11
11
24
49
2
1
3
Thực trạng và vấn đề ứng dụng CNTT và CĐS trong quản lý và dạy học tại nhà trường.
Nhận thức của giáo viên.
Nhận thức và khả năng tiếp cận, ứng dụng các phần mềm về CNTT của một bộ phận CB,GV,NV còn hạn chế, điều kiện về máy móc thiết bị còn thiếu thốn, cũ kỹ. Cụ thể:
Nhiều giáo viên, nhân viên ngại khó, ngại khổ khi tiếp cận và ứng dụng CNTT trong công việc của mình cũng như nhà trường, không muốn học hỏi và cũng không thấy được lợi ích thực sự của nó do chưa hiểu hết, trong khi đó tốn kém rất nhiều cho đầu tư ban đầu về học tập, mua máy tính, máy in, phí kết nối mạng Internet và các chi phí kèm theo. Nhà trường nhiều giáo viên tuổi cao không đáp ứng yêu cầu cho chuyển đổi số (tuổi bình quân của cán bộ giáo viên cao, 1/2 trên tổng số giáo viên của nhà trường trên 43 tuổi).
Chính từ việc giảng dạy thông qua các phần mềm, dạy trình chiếu PowerPoint Presentation... đòi hỏi người thầy giáo phải mất nhiều thời gian truy cập, học hỏi, tìm tòi các nội dung kiến thức ứng dụng vào bài dạy, điều kiện công tác của mình. Vẫn còn giáo viên ngại thay đổi.
Cơ sở hạ tầng.
Hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT, đường truyền, dịch vụ Internet cho nhà trường, giáo viên, học sinh chưa ổn định, chưa đồng bộ, nhiều gia đình học sinh chưa có máy tính kết nối Internet.
Hệ thống máy móc cũ nên vận hành chậm, hư hỏng liên tục, đường truyền mạng không thất thường dẫn đến tâm lý chán nản đồng thời kỹ năng xử lí của cán bộ giáo viên chưa thành thạo nên khi thực hiện không thực hiện được ý tưởng của mình làm cho hiệu quả công việc, tiết dạy thấp.
Khi lưu trữ các nội dung chưa khoa học, khó tìm kiếm, tài liệu không được mã hoá nên khi có sự cố khó khắc phục, tìm kiếm. Nhiều tính năng từ máy tính chưa được khai thác nên sử dụng còn nhiều bất cập.
Nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học và công tác quản lý nhà trường lại đặt ra cho cán bộ, giáo viên yêu cầu phải sử dụng máy tính, ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động, triển khai phần mềm quản lý trường học trực tuyến, kết nối nhà trường với phụ huynh, sử dụng sổ điểm điện tử, học bạ điện tử,...Tham gia các hệ thống CNTT như: PCGD XMC, EMIS, EQMS, triển khai quản lý hành chính điện tử; Cơ sở dữ liệu ngành Giáp dục; phần mềm phổ cập
...; Các ứng dụng: Email; Zalo ...; Các phần mềm dạy học, hội họp trực tuyến: Zoom; Teams; hoặc Google Meet trên ứng dụng Gmail... tích cực triển khai dịch vụ công trực tuyến (phục vụ phụ huynh, học sinh, giáo viên, ..); xét tuyển đầu cấp; kết nối nhà trường - phụ huynh. Sử dụng một số phần mềm thấy hiệu quả khi thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao: tiện lợi, nhanh, khoa học và chính xác. Đặc biệt từ năm học 2022-2023, , trường THCS Tản Lĩnh đã đặt nền móng cho công cuộc chuyển đổi số bước đầu đáp ứng mục đích đề ra. Sau một năm thực hiện, nhà trường xác định Chuyển đổi số là cơ hội lớn song cũng không ít những thách thức đặt ra cho những năm học tiếp theo.
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động.
Hơn ai hết Người cán bộ quản lý phải thông suốt về nhận thức sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý và dạy học ở trường.
Bậc học THCS đang cần đổi mới toàn diện từ mục tiêu đến nội dung, phương pháp dạy học nhất là trong giai đoạn này vừa đổi mới SGK vừa dạy học phù hợp trong phòng chống dịch bệnh. Chỉ có ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường mới có thể đưa nhà trường phát triển một cách toàn diện, nâng cao được chất lượng giáo dục một cách vững chắc, đáp ứng đuợc yêu cầu hiện nay.
Chính vì vậy mà bản thân người cán bộ quản lý phải nhận thức đúng đắn và có thái độ học tập, tìm hiểu, tích lũy kinh nghiệm nghiêm túc mới có thể tổ chức thực hiện thành công việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS. Tránh tư tưởng ngại khó khi thấy yêu cầu quá cao, đồng thời cũng tránh tư tưởng nóng vội, khi mình chưa đủ điều kiện.
Khi nhận thức đúng và có quyết tâm thì mọi khó khăn có thể từng bước tháo gỡ và đi đến thành công.
Vân động giáo viên tự học hỏi, nâng cao trình độ tin học, ứng dụng CNTT vào công việc là một việc làm thiết thức mang tính thực tiễn, có tính hợp lý, đáp ứng nhu cầu giáo dục nên mọi người đồng tình hưởng ứng.
Mặt khác, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động mọi người cùng nhận thức đúng và thực hiện: Bất cứ công việc gì nếu không có sự đồng lòng đồng sức của mọi người liên quan sẽ khó thành công. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS là việc làm khó khăn lại càng rất cần công sức và trí tuệ của tập thể. Bởi vậy, cần làm tốt công tác vận động, tuyên truyền về sự cần thiết việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở trường THCS không những trong cán bộ giáo viên mà trong cả các tổ chức, các ban ngành, nhân dân, các bậc phụ huynh và học sinh.
Tuyên truyền với các đối tượng ngoài trường là tranh thủ sự ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần, phối hợp công tác tốt hơn. Đó là công việc không thể thiếu. Tuy nhiên, các đối tượng trong trường là những người trực tiếp thực hiện càng phải được tuyên truyền tốt nhất. Khi mọi người thấy rõ sự cần thiết và lợi ích cũng như tác dụng của một trường chuẩn quốc gia thì mới tự giác, đồng lòng đồng sức tổ chức thực hiện có kết quả.
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo.
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện khoa học.
Xây dựng kế hoạch là bước quan trọng có tính quyết định sự thành công hoặc thất bại của mọi công việc. Để xây dựng được kế hoạch có tính khả thi và thực hiện có hiệu quả thì phó hiệu trưởng phải là người tham mưu, cùng với Hiệu trưởng:
Nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của cấp trên, quy định và yêu cầu việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi trong quản lý và dạy học ở trường THCS .
Điều tra nắm rõ tình hình, các điều kiện có liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin; chất lượng đội ngũ CBGV, nhân viên; Tình hình học tập của học sinh; Điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà trường; Công tác xã hội hoá Giáo dục ở địa phương...
Sau khi nắm kỹ tình hình và các điều kiện, cần dự báo được khả năng thực hiện, các nguồn đầu tư về tài chính, tranh thủ ý kiến của tập thể để chọn những giải pháp tối ưu để đạt được kết quả cao và nhanh nhất.
* Khi xây dựng kế hoạch cần chú ý:
- Bám sát với kế hoạch chỉ đạo của p

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_va_chuyen_doi_so_trong_con.docx
  • pdfSKKN UDCNTT VA CHUYEN DOI SO-2022-20_13578224.pdf