SKKN Ứng dụng "Chuyển đổi số" để tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh tại trường Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 4

SKKN Ứng dụng "Chuyển đổi số" để tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh tại trường Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 4

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và trong thời đại 4.0 nên “chuyển đổi số” được áp dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực.

Chuyển đổi số là: Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Đặc biệt đối với thế hệ Gen Z thì việc tiếp cận về các lĩnh vực công nghệ mạng nhanh chóng, thành thạo và rất tinh vi. Bên cạnh đó, phụ huynh, học sinh ngày nay hầu như cũng đã trang bị cho mình những điện thoại thông minh kết nối mạng và thậm chí có nhiều phụ huynh còn có máy tính kết nối mạng.

Tuy nhiên, thực tế là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiếp cận công nghệ còn hạn chế. Hồ sơ sổ sách còn viết tay hoặc đánh máy nhưng các loại văn bản, giấy tờ còn nhiều, manh mún khó tổng hợp và lưu trữ.

Truyền đạt thông tin giữa nhà trường đến học sinh, phụ huynh và ngược lại sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi truyền đạt trực tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản giấy dẫn đến việc nắm bắt thông tin để giải quyết các vấn đề cần thiết còn chậm, hoặc truyền đạt nghe rồi nhưng lại quên.

Các hình thức tiếp cận học sinh, tìm hiểu học sinh chưa phong phú, các hoạt động giáo dục còn theo lối mòn, giáo điều, thiếu sáng tạo, thiếu đổi mới, không hấp dẫn nên chưa được thực sự gần gũi để tìm hiểu tâm lý, nắm bắt thông tin, xử lí thông tin, tư vấn kịp thời đối với học sinh gặp khó khăn.

Từ sự việc của năm học 2019-2020 có 15 học sinh phải nghỉ học giữa chừng vì mang thai, một học sinh bị phạt tù vì tội gây chết người là một cú sốc mạnh đối với nhà trường và đặc biệt đối với bản thân của mỗi giáo viên chủ nhiệm. Có thể thấy sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội đã đem đến cho quá trình sống, học tập và rèn luyện của học sinh ngày càng nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi đối với sự phát triển nhân cách của các em. Nhu cầu hỗ trợ về mặt tinh thần để phát triển thuận lợi nhất ngày càng trở nên cấp bách đối với thế hệ trẻ.

docx 51 trang Thu Kiều 30/09/2024 2474
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng "Chuyển đổi số" để tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh tại trường Trung học phổ thông Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NGHỆ AN 
 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
 ===***===
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 TÊN ĐỀ TÀI:
 ỨNG DỤNG “CHUYỂN ĐỔI SỐ”
ĐỂ TƯ VẤN, HỖ TRỢ VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH TẠI 
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỲNH LƯU 4
 Lĩnh vực: CHỦ NHIỆM 
 Năm học: 2022 – 2023
 Nghệ An, tháng 4 năm 2023 MỤC LỤC
  NỘI DUNG TRANG
 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 1 Lí do chọn đề tài 1
 2 Tính mới của đề tài 2
 3 Mục đích nghiên cứu 2
 4 Đối tượng nghiên cứu 2
 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
 6 Phương pháp nghiên cứu 2
 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
 1 Cơ sở lí luận 3
 2 Cơ sở thực tiễn 4
 3 Thực trạng 6
 4 Các giải pháp của đề tài: Ứng dụng “chuyển đổi số” để 8
 tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh tại trường THPT 
 Quỳnh Lưu 4.
 5 Tính mới, tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài 32
 6 Khảo sát sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 34
 đề xuất trong đề tài theo công văn số: 267/SGDĐT-CTTT- 
 GDTX ngày 15/3/2023 .
 7 Kết quả nghiên cứu. 39
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
 1 Kết luận 41
 2 Kiến nghị 42
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
 PHỤ LỤC 44 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài.
 Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và trong thời đại 4.0 nên 
“chuyển đổi số” được áp dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực.
 Chuyển đổi số là: Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ 
chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ 
số. Chuyển đổi số không chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra 
không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn 
có. Đặc biệt đối với thế hệ Gen Z thì việc tiếp cận về các lĩnh vực công nghệ mạng 
nhanh chóng, thành thạo và rất tinh vi. Bên cạnh đó, phụ huynh, học sinh ngày nay 
hầu như cũng đã trang bị cho mình những điện thoại thông minh kết nối mạng và 
thậm chí có nhiều phụ huynh còn có máy tính kết nối mạng.
 Tuy nhiên, thực tế là nhiều giáo viên chủ nhiệm tiếp cận công nghệ còn hạn 
chế. Hồ sơ sổ sách còn viết tay hoặc đánh máy nhưng các loại văn bản, giấy tờ còn 
nhiều, manh mún khó tổng hợp và lưu trữ.
 Truyền đạt thông tin giữa nhà trường đến học sinh, phụ huynh và ngược lại 
sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi truyền đạt trực tiếp bằng miệng hoặc bằng văn bản 
giấy dẫn đến việc nắm bắt thông tin để giải quyết các vấn đề cần thiết còn chậm, 
hoặc truyền đạt nghe rồi nhưng lại quên.
 Các hình thức tiếp cận học sinh, tìm hiểu học sinh chưa phong phú, các hoạt 
động giáo dục còn theo lối mòn, giáo điều, thiếu sáng tạo, thiếu đổi mới, không 
hấp dẫn nên chưa được thực sự gần gũi để tìm hiểu tâm lý, nắm bắt thông tin, xử lí 
thông tin, tư vấn kịp thời đối với học sinh gặp khó khăn.
 Từ sự việc của năm học 2019-2020 có 15 học sinh phải nghỉ học giữa chừng 
vì mang thai, một học sinh bị phạt tù vì tội gây chết người là một cú sốc mạnh đối 
với nhà trường và đặc biệt đối với bản thân của mỗi giáo viên chủ nhiệm. Có thể 
thấy sự phát triển với tốc độ nhanh và đầy biến động của nền kinh tế - xã hội đã 
đem đến cho quá trình sống, học tập và rèn luyện của học sinh ngày càng nhiều cơ 
hội nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi đối với sự phát triển nhân cách của 
các em. Nhu cầu hỗ trợ về mặt tinh thần để phát triển thuận lợi nhất ngày càng trở 
nên cấp bách đối với thế hệ trẻ.
 Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục 
phổ thông 2018 nên học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn khối, phương 
pháp học, ảnh hưởng đến tâm lí học sinh cũng như phụ huynh. Vì vậy, đòi hỏi giáo 
viên chủ nhiệm phải có giải pháp để đồng hành cùng các em học sinh và gia đình.
 Với việc ứng dụng công nghệ thông tin và các phần mềm chuyên dụng của 
nó thì việc tìm hiểu, quản lý học sinh, trao đổi thông tin với học sinh và phụ huynh 
được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. Hơn nữa, qua công nghệ thông tin giáo 
viên chủ nhiệm có thể đưa ra nhiều hình thức giáo dục đạo đức, tư cách học sinh 
một cách rất nhẹ nhàng mà có hiệu quả cao.
 1 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 1. Cơ sở lí luận.
 Vị trí và vai trò của GVCN: GVCN là thành viên của tập thể sư phạm và hội 
đồng sư phạm, là người thay mặt Hiệu trưởng, hội đồng nhà trường và cha mẹ học 
sinh quản lí và chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục toàn diện học sinh lớp 
mình phụ trách, tổ chức thực hiện chủ trương, kế hoạch của nhà trường ở lớp.
 Đối với HS và tập thể lớp, GVCN là nhà giáo dục và là người lãnh đạo gần 
gũi nhất, người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển, kiểm tra toàn bộ mọi hoạt động và 
các mối quan hệ ứng xử thuộc phạm vi lớp mình phụ trách dựa trên đội ngũ tự 
quản là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn và tính tự giác của mọi học sinh trong lớp. GVCN 
giữ vai trò là người cố vấn cho ban chấp hành chi đoàn lớp. Như vậy GVCN là cầu 
nối giữa Ban giám hiệu, giữa các tổ chức trong nhà trường, giữa các giáo viên bộ 
môn với tập thể lớp.
 Trong mối quan hệ với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà 
trường, GVCN là nhân vật trung tâm để hình thành, phát triển nhân cách học sinh 
và là cầu nối giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng 
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới.
 Ngày 28/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 146/QĐ 
TTg phê duyệt đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn 
nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". 
 Các công văn chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An và của trường THPT Quỳnh 
Lưu 4 từ năm 2019 đến nay.
 Trước sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới của giáo dục, các giáo viên 
cần chuyển mình theo tinh thần của sự đổi mới đó là đạt tới mục đích phát triển 
toàn diện phẩm chất năng lực của người học.
 Lứa tuổi trung học phổ thông là giai đoạn mà sự phát triển thể chất đã dần 
ổn định, nhưng lại chưa trưởng thành về mặt tâm lý. Các em dễ bị tổn thương, mặc 
cảm, bế tắc. Bên cạnh đó các em khao khát được công nhận, được thể hiện bản 
thân mình. Vì vậy, nhiệm vụ trước hết của một người giáo viên làm công tác chủ 
nhiệm lớp là nắm bắt các thông tin, xử lí thông tin học sinh. Điều này là rất cần 
thiết, bởi khi hiểu biết về các học sinh thì giáo viên sẽ có biện pháp giáo dục phù 
hợp, có tác động tích cực đến học sinh.
 Có thể thấy hiện nay vai trò của người giáo viên không chỉ là truyền đạt tri 
thức, mà còn phải hỗ trợ, tư vấn, giáo dục giúp học sinh tìm thấy niềm vui trong 
học tập, sống có ước mơ hoài bão, có nghị lực, có đạo đức từ đó các em tự mình 
chiếm lĩnh trí thức và tránh xa được những điều xấu. Vấn đề này thật sự khó khăn 
cho người giáo viên khi mà quỹ thời gian của giáo viên và học sinh không nhiều. 
Như vậy đòi hỏi người giáo viên và học sinh phải có một phương tiện hỗ trợ.
 3 Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 2022 cho thấy, 
10-15% trẻ có dấu hiệu nghiện game. Trong đó có khoảng 80% là trẻ từ 10-15 tuổi.
 Năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) điều tra sức khỏe học sinh tại 21 
tỉnh, thành của Việt Nam, cho thấy 2,6% học sinh trong độ tuổi 13-17 hút thuốc lá 
điện tử.
 Ảnh: Tình trạng hút thuốc lá điện tử đã được báo động trên truyền hình Việt Nam.
Ảnh: Tình trạng vi phạm an toàn giao thông và bạo lực học đường.
 Trên đây là những thực trạng chung đáng báo động của các học sinh trong 
đó có trường THPT Quỳnh Lưu 4.
 Từ đó có thể thấy hiện nay vai trò của người giáo viên không chỉ là truyền 
đạt tri thức, mà còn phải sát sao, quan tâm, tư vấn và hỗ trợ học sinh kịp thời, giúp 
học sinh tìm thấy niềm vui trong học tập, sống có ước mơ hoài bão, có nghị lực, có
 5 khăn.
 Các hoạt động giáo dục còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, chưa lôi kéo đông
đảo học sinh tham gia.
 Về các giáo viên trong trường nói chung và bản thân tôi nói riêng luôn luôn 
trăn trở để có nhiều hình thức tìm hiểu, lắng nghe, chia sẽ, hỗ trợ học sinh; tổ chức 
nhiều hoạt động giáo dục tư tưởng, đạo đức, nghị lực sống cho các em học sinh, 
với mong muốn xây dựng môi trường giáo dục thấm đẫm tình yêu thương.
 Kết quả khảo sát 36 GVCN về việc ứng dụng “chuyển đổi số” để tư vấn, hỗ 
trợ và giáo dục học sinh tại trường THPT Quỳnh Lưu 4:
 Biểu đồ: Khảo sát mức độ ứng dụng “chuyển đổi số” của các GVCN trường
 THPT Quỳnh Lưu 4.
 Như vậy qua việc khảo sát 36 GVCN thấy rằng: Các GVCN rất coi trọng 
việc ứng dụng chuyển đổi số vào trong công tác giáo dục, tuy nhiên vẫn còn nhiều 
GVCN chưa biết cách sử dụng hoặc ứng dụng được một số ít, hoặc sử dụng chưa 
thành thạo phần mềm. Đa số GVCN thường sử dụng phương pháp trao đổi trực 
tiếp đề tư vấn, hỗ trợ và giáo dục học sinh. Chính vì vậy mà hiệu quả trong công 
tác chủ nhiệm chưa cao.
 7 Câu 2: Quê quán và số điện thoại 
 Câu 3: Hoàn cảnh gia đình
 Câu 4: Thành tích học tập nổi bật ở cấp 2 
 Câu 5: Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
 Câu 6: Mong muốn của bản thân trong quá trình học tập 
 Bước 2: Giáo viên tạo đường link và gửi vào nhóm lớp 
 Bước 3: Học sinh truy cập và trả lời các câu hỏi.
 Bước 4: Giáo viên vào Google forms để xem thông tin học sinh.
 Kết quả:
 Học sinh: Cung cấp thông tin các nhân cho giáo viên nhanh chóng không 
cần phải dùng bút và giấy để viết.
 Giáo viên: Tổng hợp, xem được các thông tin của học sinh nhanh chóng và 
chính xác. Từ thông tin cá nhân mà học sinh cung cấp và qua tìm hiểu nhiều kênh 
thông tin từ giáo viên, học sinh  giáo viên phân nhóm học sinh trong lớp.
 https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdToeWys1pWyajAQ5afLG49 
WjYors98vQWUZj6rgJFDuwozBg/viewform?usp=sf_link
 Đường Link để học sinh nhập thông tin cá nhân.
 Ảnh: Học sinh nhập thông tin theo đường link.
 9

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_chuyen_doi_so_de_tu_van_ho_tro_va_giao_duc_hoc.docx
  • pdfVõ Thị Hoan, Hồ Xuân Hợi - THPT Quỳnh Lưu 4 - Chủ Nhiệm.pdf