SKKN Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Tiến B, huyện Đông Sơn

SKKN Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Tiến B, huyện Đông Sơn

Như chúng ta đã ở lứa tuổi tiểu học, trạng thái chú ý có chủ động của học sinh bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn non nớt vì quá trình nhận thức đang hình thành chưa ổn định. Khả năng tổng hợp, chú ý của học sinh còn phân tán vào các hoạt động khác, sự phân tích đang còn hạn chế nên dễ bị lôi cuốn vào các trực quan gợi cảm. Trí nhớ trực quan, hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ lô gíc, hiện tượng cụ thể dễ nhớ hơn là các câu chữ trìu tượng, khô khan. Trí tưởng tượng của các em đã phát triển nhưng còn tản mạn, ít có tổ chức và còn chịu tác động của hứng thú kinh nghiệm sống và các mẫu hình đã biết.

 Với những đặc điểm trên của học sinh tiểu học đòi hỏi trong quá trình dạy học cần phải đổi mới phương pháp giáo dục, phải tổ chức một loại hình hoạt động sao cho nó phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh. Trong các loại hình hoạt động đó thì loại hình hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học” đã đáp ứng được những nhu cầu trên. Với loại hình này, thông qua trò chơi, các kiến thức cơ bản được củng cố một cách hoàn thiện hơn. Đó là một trong số những nguyên lí dạy học.

 

doc 20 trang thuychi01 39397
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Tiến B, huyện Đông Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Vũ Thị Lan Hương
Đơn vị công tác: Trường TH Đông Tiến B, huyện Đông Sơn
Tên đề tài: "Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Tiến B, huyện Đông Sơn".
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 
Như chúng ta đã ở lứa tuổi tiểu học, trạng thái chú ý có chủ động của học sinh bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn non nớt vì quá trình nhận thức đang hình thành chưa ổn định. Khả năng tổng hợp, chú ý của học sinh còn phân tán vào các hoạt động khác, sự phân tích đang còn hạn chế nên dễ bị lôi cuốn vào các trực quan gợi cảm. Trí nhớ trực quan, hình tượng và trí nhớ máy móc phát triển hơn trí nhớ lô gíc, hiện tượng cụ thể dễ nhớ hơn là các câu chữ trìu tượng, khô khan. Trí tưởng tượng của các em đã phát triển nhưng còn tản mạn, ít có tổ chức và còn chịu tác động của hứng thú kinh nghiệm sống và các mẫu hình đã biết.
	Với những đặc điểm trên của học sinh tiểu học đòi hỏi trong quá trình dạy học cần phải đổi mới phương pháp giáo dục, phải tổ chức một loại hình hoạt động sao cho nó phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh. Trong các loại hình hoạt động đó thì loại hình hoạt động “Học mà chơi, chơi mà học” đã đáp ứng được những nhu cầu trên. Với loại hình này, thông qua trò chơi, các kiến thức cơ bản được củng cố một cách hoàn thiện hơn. Đó là một trong số những nguyên lí dạy học.
Đối với môn Toán ở tiểu học, nếu mỗi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, trong các sách hướng dẫn và thiết kế bài dạy một cách rập khuôn, máy móc thì sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Điều đó sẽ khiến cho việc học tập của học sinh diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập không cao. Nó là một trong những nguyên nhân gây cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. 
 	Yêu cầu của giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vì vậy người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các em tham gia vào các hoạt động học tập. Trò chơi học tập là một hoạt động mà các em hứng thú nhất. Các trò chơi có nội dung toán học lí thú và bổ ích phù hợp với nhận thức của các em. Thông qua các trò chơi, các em sẽ lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng; kiến thức sẽ được củng cố, khắc sâu một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm. Khi chúng ta đưa ra được các trò chơi toán học một cách thường xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học môn toán sẽ ngày một nâng cao hơn.
Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm "Tổ chức một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Tiến B, huyện Đông Sơn".
2. Mục đích nghiên cứu
	- Tìm hiểu hệ thống, phương pháp, nội dụng dạy học môn Toán lớp 5.
	- Tìm hiểu hệ thống bài tập môn Toán 5 có thể thiết kế thành trò chơi.
	- Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của học sinh, giáo viên trường Tiểu học Đông Tiến B khi thiết kế và tổ chức trò chơi trong giờ học toán.
	- Đưa ra một số cách thức tổ chức trò chơi trong môn Toán lớp 5.
3. Đối tượng nghiên cứu
	- Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Đông Tiến B
	- Các trò chơi học tập có thể vận dụng khi dạy học môn Toán lớp 5
4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
	- Phương pháp điều tra, quan sát
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lí luận:
	Trong lý luận dạy học, tất cả những trò chơi gắn với việc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập ... không tính đến nội dung và tính chất của trò chơi thì đều được gọi là trò chơi dạy học. Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng (gọi tắt là trò chơi có luật), trò chơi dạy học còn được hiểu là loại trò chơi có luật có định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do giáo viên nghĩ ra và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học.
Những trò chơi giáo dục được lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung, các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn và động viên trẻ hay học sinh tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xã hội, văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện và phát triển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học. Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy học được tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học và được định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập. 
Trò chơi dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo và người lớn dựa trên những khuyến nghị của lý luận dạy học, đặc biệt là của lý luận dạy học các môn học cụ thể. Chúng phản ánh lý thuyết, ý tưởng, mục tiêu của nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bản cứng nhắc như những giờ học.
Vậy thế nào là trò chơi học tập? Trò chơi học tập là hoạt động vui chơi nằm trong chương trình dạy học để thực hiện mục tiêu, yêu cầu nào đó của tiết học, giờ học kiến thức nào đó của bộ môn. Trò chơi học tập thường được gắn với một luật chơi nào đó tức là tiến hành theo qui tắc nhất định và phải đạt được kết quả học tập. Trò chơi thường mang tính thi đua, thách thức. Trò chơi nói chung chỉ trở thành trò chơi thực sự khi những người tham gia chơi phải hành động. Do đó nếu hoạt động chơi đòi hỏi nhiều kiến thức, kĩ năng thì trò chơi sẽ không có tác dụng.
Tác dụng của trò chơi học tập là gì? Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà các em thu dược thông qua hoạt động trò chơi; Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thúc dẩy trí tuệ làm cơ hội hoạt động của các em đa dạng và phong phú; Qua hoạt động trò chơi các em biết kiềm chế, tự hoạt động, tham gia một cách tích cực. Bên cạnh đó, giáo dục cho học sinh một số năng lực: tư duy, giao tiếp, hoà đồng, làm việc với tập thể
II. Thực trạng vấn đề:
Về học sinh:
Trong quá trình thực hiện nội dung và chương trình sách giáo khoa mới đã nhiều năm, song việc hình thành các phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa, phù hợp với các đối tượng học sinh vẫn còn nhiều khó khăn, học sinh còn thụ động, chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu mà sách giáo khoa mới đã định ra, chưa thích ứng cách học theo sách giáo khoa mới. 
Trên thực tế, trong các giờ toán học, học sinh tiếp thu còn thụ động, nhất là những học sinh ngại phát biểu, tiếp thu chậm. Cuối tiết học, học sinh thường uể oải, ít tập trung chú ý vào bài vì đặc diểm của học sinh tiểu học là: “Dễ nhớ, mau quên, chóng chán”. Học sinh thường hiếu động hơn khi hoạt động bằng tay, thích được sử dụng đồ dùng trực quan.
Mặt khác, do đặc điểm về tư duy của học sinh tiểu học chủ yếu là tư duy trực quan, vật thật hay thông qua những hành động cụ thể để hình thành khái niệm, kiến thức, kĩ năng.
Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với mọi sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những sự vật, hiện tượng gây cảm xúc mạnh.
b. Về giáo viên:
Mặc dù đã được tiếp thu các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học do cấp trên tổ chức. Song để tổ chức trò chơi trong các giờ dạy học sao cho mang lại hiệu quả như giáo viên mong muốn quả là một điều không đơn giản. Qua tìm hiểu một số đồng nghiệp ở trường, tìm hiểu học sinh, tôi nhận thấy đa số giáo viên chưa vận dụng được việc đưa các trò chơi học toán vào giảng dạy hoặc có đưa trò chơi học toán vào giờ học cũng chỉ trong những giờ thao giảng. Sở dĩ có tình trạng trên là do giáo viên chưa hiểu hết được tác dụng của trò chơi trong giờ học toán, chưa giành nhiều thời gian để đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, chuẩn bị nguyên vật liệu... Vì vậy mà giờ học toán còn khô khan, học sinh còn thụ động trong học tập, một số học sinh yếu kém còn ngại học toán, đến giờ học toán các em không hứng thú dẫn đến kết quả học tập không cao. 
Năm học 2015 - 2016 tôi được phân công giảng dạy môn toán lớp 5C trường Tiểu học Đông Tiến B. Tổng số học sinh của lớp là 26 em, có 12 em nữ. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp tôi đã tìm hiểu học sinh và tổ chức cho các em làm bài khảo sát, kết quả như sau:
Thời điểm
Tổng số
HS
Điểm
9- 10
Điểm
7- 8
Điểm
 5- 6
Điểm
 dưới 5
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
Đầu năm học
26
3
11.5%
5
19.2%
12
46.1%
6
23.2%
Qua bài làm của học sinh, tôi nhận thấy kết quả học tập của các em chưa cao, nhiều em thực hiện các phép tính chưa thành thạo, giải toán còn lúng túng, chưa biết trình bày bài. Bên cạnh đó, trong giờ học, tinh thần các em uể oải, nắm kiến thức còn chậm khiến giáo viên phải mất nhiều thời gian.
Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em có hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khô khan của môn toán thành những trò chơi học tập nhằm mục đích giúp các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó. 
III. Một số biện pháp thực hiện
1. Khi tổ chức và thiết kế trò chơi, giáo viên cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau
a. Thiết kế trò chơi toán học sao cho phù hợp với nội dung từng bài học:
Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn toán nói chung và môn toán lớp 5 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi người giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, căn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:
	+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục
	+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
	+ Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý học sinh lớp 5, phù hợp với khả năng người hướng dẫn, sự chuẩn bị của giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.
	+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
	+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
	+Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
Ví dụ: Lựa chọn số lượng học sinh tham gia trò chơi thế nào là phù hợp và mang lại kết quả cao
Chẳng hạn: Khi dạy bài “Luyện tập chung” (trang 73), để giúp học sinh rèn kĩ năng về thứ tự thực hiện các phép tính có chứa dấu ngoặc. Giáo viên có thể sử dụng trò chơi “Dấu ngoặc chính xác” để học sinh giải quyết bài tập sau: 
Tìm cách đặt dấu ngoặc vào biểu thức: 2,5 x 4 + 6 x 0,5 + 9,5 để giá trị biểu thức là: 
a/ 22,5
b/ 70
c/ 160
Ở trò chơi này giáo viên chỉ nên chọn 2 đội, mỗi đội là 3 em. Nếu chọn mỗi đội nhiều học sinh cùng tham gia, học sinh sẽ lúng túng khi có ý kiến thảo luận cùng lúc, như vậy hiệu quả sẽ không cao. (Giáo viên chuẩn bị vào khổ giấy lớn. Mỗi đội 3 em sẽ cùng bàn nhau và đưa ra cách làm sau đó chuyển kết quả cho cô giáo. Đội nào xong trước và đúng thì đội đó thắng cuộc. Nếu hết thời gian 4-5 phút 2 đội chưa xong, đội nào có nhiều phương án đúng thì đội đó thắng cuộc.) 
	* Cấu trúc trò chơi học tập:
	+ Tên trò chơi
	+ Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích trò chơi sẽ quy định hành động trò chơi được thiết kế trong trò chơi
	+ Đồ dùng, trò chơi: Mô tả đồ dùng, trò chơi sử dụng trong trò chơi học tập.
	+ Nêu lên luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
	+ Số người tham gia chơi: Chỉ rõ số người tham ra trò chơi.
	+ Nêu cách chơi.
	+ Nếu cần thiết cho học sinh chơi thử.
	+ Phần thưởng cho đội thắng, phạt cho đội thua như thế nào?
	b. Cách tổ chức trò chơi
	Thời gian tiến hành thường thì từ 3 đến 5 phút
	Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
	+ Nêu tên trò chơi
	+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi.
	- Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
	- Thưởng – phạt: Phân minh, đúng luật chơi sao chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạm những họ sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò ) Tuyệt đối giáo viên không được phê bình, hoặc nói nặng lời mà phải luôn động viên các em.
2. Giáo viên xây dựng các bước khi tổ chức trò chơi học tập trong tiết học 
a/ Chuẩn bị: 
+ Bước 1: Xác định mục tiêu cần đạt của từng nội dung sử dụng trò chơi. 
+ Bước 2: Lựa chọn trò chơi 
+ Bước 3: Thiết kế nội dung của từng trò chơi (có thể soạn ô chữ, phiếu chơi, câu hỏi trắc nghiệm, hình ảnh, thẻ số,) 
+ Bước 4: Thiết kế luật chơi, tiến trình chơi, cách tổ chức  
Sau các bước chuẩn bị cho việc tổ chức trò chơi, cần chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị, phương tiện tổ chức trò chơi, chuẩn bị phần thưởng (nếu có) để trò chơi thêm hấp dẫn. 
b/ Tổ chức trò chơi: 
+ Bước 1: GV giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi 
+ Bước 2: Lựa chọn học sinh tham gia trò chơi (nếu tổ chức cho cả lớp cùng chơi thì không cần thực hiện bước này) 
+ Bước 3: Tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi, dẫn dắt hoạt động chơi, giám sát và thực hiện theo luật chơi. 
+ Bước 4: Tuyên bố người thắng cuộc và trao thưởng (nếu có) 
c/ Kết thúc: 
+ Tổ chức cho học sinh tự rút ra những vấn đề chính thông qua trò chơi như ý nghĩ của trò chơi, nội dung liên quan đến trò chơi, cách thực hiện chơi như thế nào để đạt hiệu quả  
Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Hái hoa Toán học”, nội dung của hoa có thể là các câu thơ, chẳng hạn:
“Muốn tìm diện tích hình vuông
Một cạnh nhân 4 ra ngay khó gì”
Em hãy cho biết hai câu thơ trên đúng hay sai? 
Trò chơi này không chỉ dừng lại ở việc học sinh chỉ trả lời “đúng” hay “sai” cho câu hỏi nêu trên. Nếu học sinh trả lời sai giáo viên yêu cầu học sinh nêu lại cho đúng theo cách hiểu của mình hoặc có thể dùng thơ để trả lời, chẳng hạn:
“Muốn tìm diện tích hình vuông
Lấy cạnh nhân cạnh ra ngay khó gì”
Sau đó để củng cố về cách tính diện tích hình vuông, giáo viên yêu cầu học sinh tính nhẩm nhanh diện tích hình vuông có cạnh là một số bất kì (có thể cạnh là 30cm hay 40cm hoặc 50cm,...)
Giáo viên luôn khuyến khích HS nói lên những suy nghĩ của bán thân, tự tin trao đổi với bạn trước lớp, từ đó thấy được ý đúng hoặc chưa đúng trong phần trình bày của mình. Đồng thời giáo viên cần biết kiên nhẫn chờ đợi, lắng nghe HS trình bày, có thể gợi ý cho HS để các em nói rõ hơn hoặc gọn lại ý kiến cần trao đổi.
+ Giáo viên đánh giá việc tổ chức trò chơi đã đạt được những kết quả, hiệu quả và tác động như thế nào đối với học sinh.
3. Một số trò chơi trong dạy học Toán 5
3.1. Trò chơi củng cố cách so sánh phân số, số thập phân và sắp xếp theo thứ tự. 
Trò chơi “Tập hợp theo thứ tự “: Với trò chơi này, áp dụng ở hoạt động luyện tập của tiết học. 
 	- Mục đích: Học sinh củng cố cách so sánh và sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.
- Chuẩn bị:
+ Giáo viên chuẩn bị 2 lá cờ hiệu (Cờ giấy nhỏ, 2 lá có màu khác nhau).
+ Học sinh mỗi đội 5 mảnh bìa (Có kích thước 12 x 20 cm) trong mỗi mảnh bìa có ghi các số lớn bé khác nhau. (mỗi đội 5 em)
- Thời gian chơi: 3- 4 phút
- Cách chơi:
+ Hai đội trưởng lên nhận bìa của tổ và phát bìa cho mỗi bạn ở đội mình. Giáo viên yêu cầu hai đội quan sát, tự so sánh các số vừa nhận trong nhóm với nhau (trong 1, 2 phút ). Khi GV hô hiệu lệnh và giơ 2 lá cờ trên 2 tay về hai phía (sang ngang) yêu cầu các em nghe, giơ biển lên cao và xếp mỗi đội một hàng ngang, bắt đầu từ GV. Khi cô đưa 2 lá cờ song song về phía trước các em tập hợp hàng dọc. 
 	+ Giáo viên bắt đầu hô các cách khác nhau như: “Tập hợp theo thứ tự từ bé đến lớn”; “Tập hợp theo thứ tự từ lớn đến bé” sau hai ba lần thi thay đổi các biển giữa hai đội.
+ Ban thư ký ghi kết quả và tổng hợp điểm. Mỗi lần xếp hàng đúng thứ tự, nhanh, không ồn ào, xô lấn, làm lộn xộn, ghi 10 điểm. Xếp chậm, không thẳng hàng, mất trật tự trừ 2 điểm. Đội nào xếp sai không ghi điểm. Sau 3 phút kết thúc trò chơi đội nào ghi nhiều điểm sẽ thắng cuộc.
Trò chơi này còn được áp dụng vào các tiết học về mảng kiến thức so sánh các phân số. Sau mỗi giờ học các em nắm rất vững cách so sánh các số thập phân, phân số. Ngoài ra các em còn được rèn kĩ năng hợp tác cùng bạn bè.
3.2. Trò chơi củng cố về nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,... hoặc chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, 
a/ Trò chơi “Bướm bay tìm hoa”: Trò chơi này áp dụng vào hoạt động củng cố bài của tiết nhân một số thập phân với 10, 100, 1000,... 
- Mục đích : 
+ Rèn tính tập thể
+ Giúp cho học sinh thuộc cách nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000,..
- Chuẩn bị :
+ GV chuẩn bị cho 2 đội chơi, mỗi đội như sau:
+ 5 bông hoa, mỗi bông một màu, trên mỗi nhụy hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
234
123
72
4,5
120
+ 5 chú bướm trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm
0,123 1000
0,45 10
2,34 100
1,2 100
6,2 10
+ Phấn màu
- Thời gian chơi: 4-5 phút.	
- Cách chơi : 
+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em
+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng 5 bông hoa và 5 chú bướm xung quanh không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
Có 10 bông hoa trên mỗi nhụy hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Bướm thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình trong mỗi nhụy hoa. Nhưng các chú Bướm không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các em giúp, các em có giúp được không ?
 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
	* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên nhận xét và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học.
6,2 10
+ Tại sao chú Bướm 	không tìm được đường đến bông hoa ?
+ Phép tính 6,2 x 10 có kết quả bằng bao nhiêu ?
+ Muốn chú Bướm này tìm được đường đến bông hoa thì phải thay đổi số trên nhụy hoa như thế nào ?
Khi tổ chức trò chơi này, tôi nhận thấy giờ học có hiệu quả hơn, các em rất hăng say khi tham gia chơi tính nhẩm, nhớ được cách tính, các em biết hợp tác cùng bạn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Không những thế, tôi còn áp dụng trò chơi này vào 1 số tiết Luyện tập có nội dung về nhân nhẩm một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001;..., tiết chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,...v.v 
b/ Trò chơi: “Ai nhanh –Ai đúng”: Trò chơi này áp dụng vào hoạt động củng cố bài chia một số thập phân cho 10, 100, 1000, 
- Mục đích: Giúp học sinh biết cách thực hiện phép chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,  Vận dụng để tính nhẩm nhanh khi chia.
- Chuẩn bị: 
+ Hai cây bút lông;  30 bông hoa, cứ 2 bông hoa ghi một phép tính giống nhau về số thập phân chia cho 10 hoặc 100 hoặc 1000...  không ghi kết quả chia đều vào hộp cho hai tổ.
+ Mỗi tổ nhận 1 cây bút và 1 hộp với 15 bông đã ghi sẵn phép tính.
- Cách chơi : Tổ chức chơi tập thể trong vòng 6 phút. Giáo viên chia lớp ra thành 2 tổ: tổ 1 bên phải của bảng, tổ 2 bên trái bảng. Mỗi tổ cử ra 5 bạn đứng xếp hàng thành một đội và chơi theo kiểu tiếp sức đồng đội. Khi GV hô trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng bắt đầu” thì bạn đứng đầu tiên của mỗi đội nhanh tay lấy một cây viết và một bông hoa chạy lên đính trên bảng và cùng lúc đó ghi nhanh kết quả của bông hoa. Ví dụ cầm 1 bông hoa có ghi phép tính (24,5 : 10=   ) lập tức đính nhanh lên bảng và ghi nhanh kết quả lên ngay sau dấu bằng (là 2,45) chạy về đưa cây viết cho bạn kế tiếp rồi di chuyển nhanh ra vị trí sau. Bạn kế tiếp lấy 1 bông hoa chạy lên đính và ghi kết quả phép tính. Cứ thế cho đến hết tổ nào hoàn thành trước thời gian và có nhiều kết quả đúng là thắng cuộc. (Nếu hết thời gian mà hai tổ chưa hoàn thành thì căn cứ vào tổ nào có số bông hoa đúng tổ đó thắng cuộc). Tổ thua phải vỗ tay hai l

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_mot_so_tro_choi_toan_hoc_nham_gay_hung_thu_hoc.doc