SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Thể dục lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Yên

SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Thể dục lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Yên

 Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kỳ thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại Hội Đảng cộng sản Việt nam nhiều khoá đã nhấn mạnh “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”. [2]

 Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”. Nhằm hướng tới những con người lao động chủ động, linh hoạt, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay.

 Ở bậc Tiểu học hiện nay Bộ giáo dục đã quy định dạy đủ chín môn bắt buộc và môn Thể dục là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì thể dục là nhu cầu thiết yếu đối với sức khỏe của mỗi con người nói chung và ở học sinh Tiểu học nói riêng. Ở học sinh Tiểu học tính tình vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu ở trong mỗi học sinh. Đặc biệt là mặt tâm lí của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn Thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, giúp các em ham muốn tham gia tập luyện tốt hơn, tạo nên sự hứng thú cho các em sau mỗi tiết học Thể dục. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng của các em thêm phong phú.

 

doc 18 trang thuychi01 25325
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Thể dục lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Mở đầu 
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu:
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận 
2
2.2. Thực trạng của việc dạy và học môn thể dục ở trường Tiểu học
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Giải pháp 1: Giúp học sinh thấy được lợi ích của việc học Thể dục
4
2.3.2. Giải pháp 2: Tìm hiểu tình hình học sinh, bồi dưỡng cán sự thể dục
5
2.3.3. Giải pháp 3: Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, giúp học sinh có hứng thú say mê, ham thích học thể dục
6
2.3.4. Giải pháp 4: Vận dụng TT 30 và TT22 vào trong đánh giá, nhận xét học sinh nhằm phát huy phẩm chất năng lực của học sinh trong tiết dạy học Thể dục
12
2.3.5. Giải pháp 5: Đề cao công tác thi đua, khen thưởng
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
13
3. Kết luận và kiến nghị
14
- Kết luận
14
- Kiến nghị
15
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
     Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kỳ thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại Hội Đảng cộng sản Việt nam nhiều khoá đã nhấn mạnh “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước”. [2]
      Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về “Đức - Trí - Thể - Mĩ”. Nhằm hướng tới những con người lao động chủ động, linh hoạt, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay.
     Ở bậc Tiểu học hiện nay Bộ giáo dục đã quy định dạy đủ chín môn bắt buộc và môn Thể dục là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì thể dục là nhu cầu thiết yếu đối với sức khỏe của mỗi con người nói chung và ở học sinh Tiểu học nói riêng. Ở học sinh Tiểu học tính tình vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu ở trong mỗi học sinh. Đặc biệt là mặt tâm lí của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn Thể dục không nên theo khuynh  hướng thể dục đơn thuần, máy móc gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán dẫn đến phản tác dụng rèn luyện  mà phải kích thích, giúp các em ham muốn tham gia tập luyện tốt hơn, tạo nên sự hứng thú cho các em sau mỗi tiết học Thể dục. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng của các em thêm phong phú.
      Là giáo viên dạy môn Thể dục, phụ trách giáo dục thể chất cho học sinh, bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh trường tôi có rất nhiều em có năng khiếu môn Thể dục nhưng các em lại chưa phát huy  hết năng khiếu vốn có của mình. Các em thường hay e ngại nên việc phát hiện những em có năng khiếu thật sự  còn gặp khó khăn, có em có năng khiếu trội nhưng có em lại dấu năng khiếu của mình không thích thể hiện ra bên ngoài. Mặt khác trong thực tế môn thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em  có sức khỏe tốt có em có tật  bẩm sinh. Vậy phải làm thế nào? Phải dùng biện pháp nào? Để học sinh có thể học tốt môn thể dục. Một số câu hỏi đặt ra như vậy trên nền tảng giáo dục thể chất, với những phương pháp được sử dụng hợp lí có tác dụng quan trọng tới đối tượng tập luyện, kích thích hay động viên trên nhiều phương pháp khác nhau để cho các em có thể tập luyện nâng cao sức khỏe. Xuất phát từ những câu hỏi đặt ra như trên và cần có lời giải đáp. Vì vậy tôi mạnh dạn đề xuất “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn thể dục lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Yên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Thể dục cho học sinh trường tiểu học Nga Yên để tìn ra các biện pháp giúp học sinh tiểu học học tốt môn Thể dục. Tạo cho các em sự say mê và yêu thích môn học. Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khỏe đảm bảo trong học tập cũng như các hoạt động thường ngày. 
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Lý luận về dạy, học môn Thể dục.
- Thực tiễn dạy và học môn Thể dục cho học sinh lớp 5 ở trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Nga Yên nói riêng.
- Tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Tìm hiểu thực trạng việc học tập môn Thể dục của học sinh lớp 5.
- Sử dụng một số phương pháp nhằm kích thích gây hứng thú học tập giúp các em học sinh lớp 5 ham thích học tốt môn Thể dục đạt kết quả cao.
1.5. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tra cứu tài liệu, điều tra, thống kê, thu thập sử lý số liệu.
- Phương pháp điều tra khảo sát kết quả của học sinh.
- Nhóm các phương pháp thực tiễn: tọa đàm, trao đổi, tham khảo ý kiến cũng như phương pháp dạy học của đồng nghiệp thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ trong lớp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục thể chất trong nhà trường tiểu học là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp TDTT nói chung. Giáo dục thể chất trong nhà trường được cụ thể hoá bằng các nhiệm vụ cụ thể: [1] 
- Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khoẻ: Thúc đẩy sự phát triển hài hoà của cơ thể đang trưởng thành, phát triển một cách hợp lý các tổ chất thể lực và năng lực hoạt động cơ bản, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, nâng cao khả năng làm việc trí óc và thể lực.
- Nhiệm vụ giáo dưỡng: Trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng, kĩ xảo vận động cần thiết cho các hoạt động khác nhau trong cuộc sống, rèn luyện nếp sống văn minh, lành mạnh, phát triển hứng thú, hình thành thói quen tự tập luyện.
- Nhiệm vụ giáo dục: Góp phần tích cực vào việc hình thành thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mĩ, chuẩn bị thể lực cho thanh thiếu niên đi vào cuộc sống lao động và sản xuất.
- Nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao: Phát hiện và bồi dưỡng được những hạt nhân năng khiếu. Trên cơ sở đó chương trình Thể dục Tiểu học đã đề ra mục tiêu quan trọng nhất đó là củng cố sức khoẻ và phát triển thể lực cho học sinh. 
Nội dung chương trình Thể dục lớp 5 nhằm tiếp tục trang bị cho học sinh một số kiến thức, kỹ năng cơ bản về hoạt động, vận động cần thiết trong cuộc sống hằng ngày. Thông qua thực hiện các bài tập, động tác để hình thành kỹ năng, rèn luyện các tư thế vận động cơ bản góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, phát triển toàn diện các tố chất thể lực của học sinh. Bằng các hoạt động tập luyện theo nội dung của môn học xây dựng cho các em một số nền nếp sống học tập, góp phần rèn luyện cho học sinh lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật và phẩm chất đạo đức của con người mới. Trong quá trình học tập còn giúp các em biết cách ứng dụng những kỹ năng của thể dục vào hoạt động học tập và sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường. Nội dung học tập Thể dục lớp 5 là sự tiếp nối và củng cố những kết quả các em đã học tập được ở các lớp 1, 2, 3, 4 và phát triển cao hơn các tố chất thể lực, tiếp tục hình thành các thói quen thường xuyên tập luyện TDTT.
- Chính vì vị trí, nhiệm vụ môn Thể dục ở TH nói chung và môn Thể dục ở lớp 5 nói riêng như vậy mà là người giáo viên giảng dạy môn Thể dục ở tiểu học tôi luôn trăn trở tìm ra các giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt môn thể dục. .
2.2. Thực trạng của việc dạy và học môn Thể dục lớp 5 ở trường Tiểu học Nga Yên
- Trong trường Tiểu học hiện nay, mặc dù thời gian biểu cũng như phân lượng thời gian số tiết cho các môn học cụ thể, rất rõ ràng nhưng ở môn thể dục nhiều khi vẫn mang tính chất là môn phụ. Bởi vì khối lượng kiến thức Toán và TiếngViệt rất nhiều nên phân môn Thể dục bị lấn lướt và bị cắt giảm thời lượng.
- Nhiều gia đình học sinh cũng như bản thân học sinh vẫn coi Thể dục là môn học phụ, không quan trọng bằng các môn học khác và cho rằng không học thể dục cũng không ảnh hưởng gì.
- Chính vì xem nhẹ các tiết học Thể dục như vậy mà trong các tiết học thể dục học sinh thường ít chú ý, ít quan tâm đến các bài học. Trong giờ thể dục chủ yếu chơi là chính và không tập trung cho việc rèn luyện.
- Nhiều phụ huynh thấy con em mình dành thời gian cho việc học thể dục tỏ ý không vui.
- Từ việc phụ huynh học sinh đến học sinh xem nhẹ môn Thể dục như vậy dẫn đến nhiều giáo viên với tâm lý không mặn mà với môn dạy, tiết dạy, không đầu tư nghiên cứu tiết dạy dẫn đến chất lượng giờ dạy chưa cao, chưa hiệu quả, chưa thu hút được hứng thú học tập ở các em.
- Trang phục của các em học sinh không đồng đều vì hoàn cảnh gia đình còn gặp khó khăn dẫn đến việc tập luyện của các em không được tự tin, thoải mái.
- Giáo viên còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức. Hoặc có tổ chức thì còn lúng túng, mất thời gian, còn qua loa, đại khái. Chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu kỹ đồ dùng giảng dạy trước khi lên lớp. 
- Nhiều giáo viên đến giờ thể dục là cho học sinh ra sân, bãi chơi tự do, hết tiết là vào lớp.
- Môn thể dục cũng không đánh giá được chất lượng của các nhà trường, chính vì vậy mà nhiều nhà trường cũng xem nhẹ. Chỉ có khi nào huyện, tỉnh tổ chức thi học sinh giỏi TDTT thì lúc đó chọn và bồi dưỡng đội ngũ mũi nhọn để lấy thành tích cho nhà trường. 
Đứng trước thực trạng dạy học môn thể dục lớp 5 như vậy ngay từ đầu các năm học tôi tiến hành khảo sát đối tượng học sinh lớp.
Qua khảo sát thực tế 54 em học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Nga Yên cho thấy: phần đa các em chưa hiểu hết về bản chất, tư thế động tác. Trong quá trình tập luyện chưa có tính liên tục, chưa có tính thường xuyên trong việc luyện tập ở nhà. Bởi vì đối với các em chủ yếu là làm việc bằng trực quan, bằng sự bắt chước là chính. Từ tình hình thực tế của trường tôi muốn tìm biện pháp tích cực để khắc phục tình trạng này.
Khi tôi chưa áp dụng biện pháp này thì kết quả chỉ thu được như sau:
Sau đây là bảng số liệu thống kê đầu năm môn Thể dục của học sinh khối 5, trường tiểu học Nga Yên năm học 2016-2017:
Khối
Tổng số học sinh
Hoàn thành tốt (A+)
Hoàn thành (A)
Chưa hoàn thành (B)
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 5
54
18
33,3
21
39,0
15
27,7
Qua chất bảng số liệu trên chúng ta thấy chất lượng học sinh hoàn thành tốt môn thể dục còn ít, số học sinh hoàn thành và chưa hoàn thành còn khá cao. Bởi vậy  trong quá trình  giảng dạy qua những lần thành công và thất bại  tôi đã rút ra kinh nghiệm và đưa ra một số biên pháp sau: 
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Giải pháp 1: Giúp học sinh thấy được lợi ích của việc học thể dục
Luyện tập thể thao mang lại nhiều lợi ích cho con người như sức khỏe, trí tuệ. Cung cấp kiến thức cơ bản về vệ sinh cơ thể, môi trường, hình thành thói quen tập luyện cùng với các hoạt động giáo dục khác góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời tạo nên môi trường phát triển tự nhiên, gây được không khí vui tươi, lành mạnh.
Việc nâng cao nhận thức cho học sinh không tách rời mà gắn liền với mỗi nội dung học, mỗi bài học cụ thể. Ngay từ đầu năm khi học giờ học đầu tiên trong năm học, tôi đã trao đổi với các em: Muốn làm bất cứ việc gì để đạt hiệu quả chúng ta cũng cần có sức khỏe. Ví như việc học tập của các em nếu như không có sức khỏe, người mệt mỏi, đầu óc thiếu mân mẫn chắc chắn các em sẽ không thể tiếp thu bài tốt. Như vậy kết quả học tập của các em sẽ không cao. Muốn có sức khỏe các em phải tập Thể dục Thể thao đúng cách, đúng quy trình, mà muốn tập Thể dục Thể thao đúng cách cần phải học tốt môn Thể dục.
Sau đó ở từng phần học, từng bài học tôi giúp các em hiểu được vì sao phải học phần này (Bài này)? Lợi ích và tác dụng mà Thể dục Thể thao mang lại cho người học?
Chẳng hạn khi học bài Thể dục phát triển chung tôi giúp các em hiểu được nhờ tập luyện bài tập phát triển chung mà các em sẽ được hình thành nhân cách chuẩn mực, nâng cao được các hoạt động của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn.
 Tập luyện Thể dục Thể thao thường xuyên, đúng phương pháp, khoa học sẽ làm cho cơ thể phát triển, tim khỏe lên, sự vận chuyển máu của mạch được dễ dàng hơn, Cơ – Xương phát triển, xương dày lên cứng cáp tạo dáng đi khỏe mạnh
Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 5 các em đang ở giai đoạn phát triển về chiều cao, cân nặng nếu được kết hợp với tập luyện đúng phương pháp sẽ phát triển một cách toàn diện về thể chất và con người.
2.3.2. Giải pháp 2: Tìm hiểu tình hình học sinh, bồi dưỡng cán sự thể dục
* Tìm hiểu tình hình học sinh
- Ngay từ đầu năm tôi đã tham mưu với nhà trường có kế hoạch với trạm y tế địa phương kiểm tra toàn bộ sức khoẻ học sinh. Đặc biệt chú ý đến các bệnh tật mãn tính, tình hình phát triển của cơ thể, chú trọng một số chỉ số cơ bản khách quan như: Chiều cao đứng, cân nặng, tiến hành phân tích tổng hợp sức khoẻ mỗi học sinh. Mặc khác cần tìm hiểu khái quát các điều kiện học tập như: Số lượng các môn, các giờ học, địa điểm, quãng đường đi lại của học sinhđiều kiện khí hậu, địa phương.
 	- Trước giờ dạy cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ, hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước, những thay đổi tổ chức học tập, những vấn đề chung của cả lớp và của những em cá biệt. Từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch, mức độ, hình thức, phương pháp lên lớp.
* Bồi dưỡng cán sự thể dục:
 Bồi dưỡng cán sự Thể dục rất quan trọng, bởi vì đây là những đối tượng có năng lực chỉ huy, nhanh nhẹn, hoạt bát nhằm giúp giáo viên khi cần giao nhiệm vụ. Giúp giáo viên điều hành tổ, nhóm hoạt động khi được giao nhiệm vụ tập luyện trong nhóm.
Thông thường giáo viên dạy Thể dục thường lấy ngay ban cán sự lớp ở ngay lớp học văn hóa trong lớp. Song không hẳn đội ngũ đó đã có tác dụng lớn trong tiết học thể dục. Đó cũng chính là yếu tố làm giảm khả năng phát huy vai trò và tính tích cực trong tiết học thể dục. 
Chính vì vậy, tôi không lựa chọn giải pháp như vậy, để giúp cho tiết học thể dục đạt được hiệu quả như mong muốn tôi một mặt vẫn lựa chọn bồi dưỡng đội ngũ cán sự có năng lực, mặt khác bồi dưỡng tất cả các học sinh khác như những cán sự thể dục, cho dù đội ngũ này không chuyên nghiệp nhưng để học sinh thấy được vài trò, vị trí của mình trong giờ học và được coi trọng như nhau. 
* Ví dụ: - Trong các tiết thể dục học về đội hình, đội ngũ, bài thể dục phát triển chung sau khi hướng dẫn chung cho học sinh, giáo viên thường chia nhóm cho học sinh luyện tập. Giáo viên điều hành đội ngũ cán sự thể dục có năng lực chỉ huy nhóm, tổ thực hiện trước, sau đó học sinh sẽ thay phiên nhau lên điều hành nhóm của mình.
- Khi tập trung lớp để kiểm tra đánh giá quá trình tập luyện của học sinh trong nhóm, tôi quan tâm đến việc đánh giá, nhận xét, khen ngợi, góp ý với tinh thần làm việc của từng nhóm thể hiện qua chất lượng tập luyện.
	Với việc làm như vậy học sinh có trách nhiệm hơn với giờ học trong tổ, nhóm của mình, học sinh cố gắng cùng nhau thi đua học tập và chất lượng giờ học cũng được nâng lên.
2.3.3. Giải pháp 3: Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, giúp học sinh có hứng thú say mê ham thích học Thể dục.
	Dạy học môn thể dục cũng giống như các môn học khác, giáo viên thể dục cũng phải luôn đổi mới, sáng tạo, tìm ra các giải dạy học để phát huy tính chủ động, tích cực học tập trong học sinh để từ đó học sinh được khẳng định mình, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. Chất lượng giờ học có đạt được hiệu quả như mong muốn hay không phụ thuộc vào hứng thú học tập của học sinh. Vì vậy khi dạy học ở mỗi dạng bài người giáo viên cũng phải biết lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học cho phù hợp. Trong chương trình môn Thể dục lớp 5 gồm có các dạng bài như: Đội hình đội ngũ; Bài TD phát triển chung; Các bài rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản; Các trò chơi vận động là chủ yếu, trong đó có một số nội dung thể dục tự chọn.
a) Đối với dạng bài dạy đội hình, đội ngũ:
Nội dung đội hình, đội ngũ lớp 5 gồm các bài tập chính như:
Tập hợp các đội hình.
Dóng hàng, điềm số.
Dàn hàng và dồn hàng.
Quay người về các hướng.
Cách chào, báo cáo.
Đi đều và đổi chân khi đi sai nhịp.
Đây là những nội dung rất cơ bản nhằm giáo dục tính kỉ luật, tinh thần tập thể, rèn luyện nề nếp, thói quen chấp hành những quy định về tổ chức của lớp học, rèn luyện tư thế và tác phong của mỗi học sinh. Vì vậy khi dạy dạng bài tạp này, giáo viên yêu cầu học sinh nắm được những kiến thức kĩ năng cơ bản nhất của đội hình đội ngũ. Yêu cầu cần đạt đối với tất cả học sinh chỉ ở mức ban đầu, sau đó biết cách tập luyện và tham gia vào quá trình tập luyện cùng tập thể (tổ, nhóm, lớp), được tham gia vào vận động nhưng chưa yêu cầu cao về kĩ thuật.
Trong quá trình tập luyện, giáo viên cần sử dụng các phương pháp tổ chức và biện pháp tập luyện khác nhau như: tập luyện theo tổ, tập luyện theo nhóm để tránh đơn điệu. Tăng cường luân phiên nhau làm nhóm trưởng điểu khiển nhóm, tổ mình tập luyện. Thực hiện đánh giá, thi đua giữa các nhóm ngay trong từng tiết dạy thể dục, có khen thưởng rõ ràng. Làm được như vậy học sinh sẽ tích cực chủ động trong quá trình học tập và rèn luyện.
* Ví dụ: Ví dụ 2: Khi tập đội hình đội ngũ:
Động tác đi đều vòng phải ( vòng trái)đứng lại ở học sinh lớp 5.
+ Giáo viên phải làm mẫu động tác chậm kết hợp với phân tích kỹ thuật động tác, sau đó hô cho tổ được chọn làm mẫu tập. Tiếp theo cho các tổ tự tập luyện theo đội hình một hàng dọc.
+ Khi học sinh đã biết cách đi đều vòng trái (vòng phải) đứng lại theo một hàng dọc, mới cho tập theo 2-4 hàng dọc.
+ Sau một thời gian tập nhất định với 2 hàng dọc, giáo viên có thể cho học sinh tập với 3 hoặc 4 hàng dọc.
Khi dạy đến chỗ vòng hàng phía bên vòng dậm chân, các em ở các hàng khác theo thứ tự đi chậm, đi nhanh vừa và đi nhanhđể giữ giãn cách của hàng khi đi vào chỗ vòng cho đều hàng. 
 	Tóm lại, trước khi Giáo viên điều khiển các em ôn bài, giáo viên cần nêu tên từng động tác rồi mới thực hiện. Sau đó mới chia tổ, phân công giao nhiêm vụ cho các tổ trưởng. Trong quá trình tập luyện theo tổ giáo viên cần canh thời gian để học sinh chuyển nội dung cho kịp thời, tiếp theo giáo viên tổ chức cho các em tập thi đua theo tổ hoặc cá nhân với các hình thức sau:
 + Mỗi tổ (cá nhân) lên thực hiện một trong các động tác theo phiếu bóc thăm, tổ hoặc cá nhân thực hiện tốt sẽ được ghi nhận đánh dấu vào sổ theo dõi học tập.
 + Cho học sinh tập dưới dạng thi đua tập đúng, tập đẹp có phân thắng - thua có thưởng và phạt hoặc đánh dấu theo dõi vào sổ.
 + Động viên học sinh xung phong hoặc mỗi tổ cử đại diện lên thi đua xem ai tập đúng tập đẹp nhất.
b) Đối với dạng bài thể dục phát triền chung:
Khi học bài TD phát triển chung thường dễ gây cho học sinh tâm lý nhàm chán và tập theo kiểu chống đối vì hầu như từ lớp 1 đến lớp 5 học sinh đều được làm quen với bài tập Thể dục phát triển chung. Vì vậy tạo hứng thú cho học sinh là rất quan trọng và cần thiết. 
Để làm được điều đó trước hết là giáo viên thể duc tôi đã làm tốt những việc sau: 
- Tạo mối quan hệ thân thiện, gắn bó với học sinh bằng những lời động viên khích lệ.
- Giáo viên tổ chức các tiết học thể dục vui vẻ, thoải mái bằng việc sử dụng kết hợp nhiều hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả: Thi đua nhau, hoạt động “chơi mà học”, “chơi mà luyện tập thể dục thể thao”, “cùng làm huấn luyện viên”,
* Ví dụ: Khi dạy bài thể dục: “Động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân – trò chơi: Chạy nhanh theo số” – giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học: Thi đua nhau luyện tập theo nhóm 4 học sinh; thi tập nhanh, tập đẹp theo tổ,
- Sử dụng nhiều hình thức giả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_mon_the_duc_lop.doc