SKKN Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường Tiểu học Thành phố Thanh Hóa

SKKN Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường Tiểu học Thành phố Thanh Hóa

Hoạt động văn hóa nghệ thuật trong trường tiểu học bao gồm cả hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nghệ thuật là phân môn được giảng dạy ngay từ cấp tiểu học và luôn được Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, tình hình giáo dục trong trường học của nước ta đang có những biểu hiện xuống cấp cả về tinh thần, ý thức cũng như chất lượng dạy và học. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy các môn học nói chung và văn hóa nghệ thuật nói riêng đang được Đảng và Nhà nước cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm. Giáo dục văn hóa nghệ thuật cho thế hệ trẻ có tác động không nhỏ đến sự hình thành nhân cách, tư chất các thế hệ người Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành, cách tổ chức HĐVHNT trong nhà trường hiện nay còn nhiều bất cập, chưa theo kịp những đòi hỏi của cuộc sống. Nhiều trường chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này, thậm chí các bậc cha mẹ học sinh còn quan niệm rằng văn hóa nghệ thuật chỉ là “môn phụ”, không cần học hay quan tâm mà chỉ đầu tư cho con em mình học những “môn chính” như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh

Là người đã từng 13 năm làm công tác giảng dạy ở trường tiểu học tại TP.Thanh Hóa, 4 năm làm công tác quản lí tại Nhà văn hóa Thiếu nhi TP.Thanh Hóa và hiện nay đang trực tiếp phụ trách các hoạt động ngoài giờ lên lớp của cấp tiểu học, lại tâm huyết với các HĐVHNT của học sinh tiểu học. Vì vậy tôi chọn đề tài " Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường Tiểu học Thành phố Thanh Hóa" làm Sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 Nội dung chia làm 3 phần:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường Tiểu học Thành phố Thanh Hóa

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường tiểu học Thành phố Thanh Hóa

 

doc 31 trang thuychi01 7201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường Tiểu học Thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
Hoạt động văn hóa nghệ thuật trong trường tiểu học bao gồm cả hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nghệ thuật là phân môn được giảng dạy ngay từ cấp tiểu học và luôn được Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, tình hình giáo dục trong trường học của nước ta đang có những biểu hiện xuống cấp cả về tinh thần, ý thức cũng như chất lượng dạy và học. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng dạy các môn học nói chung và văn hóa nghệ thuật nói riêng đang được Đảng và Nhà nước cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm. Giáo dục văn hóa nghệ thuật cho thế hệ trẻ có tác động không nhỏ đến sự hình thành nhân cách, tư chất các thế hệ người Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong ngành, cách tổ chức HĐVHNT trong nhà trường hiện nay còn nhiều bất cập, chưa theo kịp những đòi hỏi của cuộc sống. Nhiều trường chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả của các hoạt động này, thậm chí các bậc cha mẹ học sinh còn quan niệm rằng văn hóa nghệ thuật chỉ là “môn phụ”, không cần học hay quan tâm mà chỉ đầu tư cho con em mình học những “môn chính” như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh
Là người đã từng 13 năm làm công tác giảng dạy ở trường tiểu học tại TP.Thanh Hóa, 4 năm làm công tác quản lí tại Nhà văn hóa Thiếu nhi TP.Thanh Hóa và hiện nay đang trực tiếp phụ trách các hoạt động ngoài giờ lên lớp của cấp tiểu học, lại tâm huyết với các HĐVHNT của học sinh tiểu học. Vì vậy tôi chọn đề tài " Tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường Tiểu học Thành phố Thanh Hóa" làm Sáng kiến kinh nghiệm của mình.
	Nội dung chia làm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường tiểu học
Chương 2: Thực trạng hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường Tiểu học Thành phố Thanh Hóa
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả việc tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường tiểu học Thành phố Thanh Hóa 
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1. Văn hóa 
Nói về văn hóa, từ năm 1942, Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[33, tr.431]. 
Ngoài định nghĩa văn hóa của Hồ Chủ Tịch, còn rất nhiều các định nghĩa khác về văn hóa mà chúng tôi xin phép không đề cập đến.
	 Nghị quyết Hội nghị 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng đã chọn 6 lĩnh vực chủ yếu để định hướng chỉ đạo và quản lí. Đó là:
	1. Tư tưởng, đạo đức, lối sống
	2. Giáo dục và khoa học
	3. Văn hóa nghệ thuật
	4. Thông tin đại chúng
	5. Giao lưu văn hóa với nước ngoài
	6. Thể chế văn hóa
	Trên cơ sở định nghĩa về văn hóa mà Hồ Chủ tịch đã nêu, chúng ta thấy những vấn đề mà Nghị quyết này đề cập là hết sức quan trọng trong việc tiếp cận khái niệm văn hóa nhằm tiến hành tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật tại các vùng miền trên toàn nước Việt Nam. 
1.1.2. Hoạt động văn hóa
HĐVH là quá trình thực hành của cá nhân và các thiết chế xã hội trong việc sản xuất, bảo quản, phân phối giao lưu và tiêu dùng những giá trị tinh thần nhằm giao lưu những tư tưởng, ý nghĩa và những tác phẩm văn hóa của con người sinh ra và cũng chính là để hoàn thiện chất lượng sống của con người trong xã hội. Thước đo hiệu quả của các hoạt động văn hóa chính là sự chuyển biến nhận thức của con người. Trong mỗi hoạt động văn hóa đều chứa đựng các yếu tố như là nhu cầu vui chơi giải trí, công cụ, phương tiện để giáo dục chính trị tư tưởng xã hội, phục vụ một chế độ chính trị nào đó [12, tr.7], tuy nhiên nó không chỉ đơn thuần, chú trọng vào một dạng hoạt động này hay hoạt động khác. Sự phức tạp này cũng dễ hiểu bởi lẽ các hoạt động văn hóa biến đổi không ngừng, lúc động, lúc tĩnh, lúc hữu hình lúc vô hình 
1.1.3. Văn hóa nghệ thuật 
VHNT là một bộ phận của văn hóa tinh thần, là thành tố quan trọng nhất của văn hóa thẩm mĩ. VHNT là sự phát triển năng lực nghệ thuật của cá nhân và cộng đồng (nghệ sĩ, công chúng, giai cấp, dân tộc, nhân loại) thể hiện trong HĐNT nhằm sáng tạo, lưu truyền và cảm thụ các giá trị nghệ thuật. VHNT khi xét về cấu trúc - chức năng gồm các thành tố: nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật, công chúng, các cơ quan sản xuất, bảo quản, nhân bản, phổ biến tác phẩm, các cơ quan quản lí bảo đảm cho sự hình thành và phát triển các thành tố vừa kể trên. Những thành tố đó có mối liên hệ hữu cơ và quy định, tác động lẫn nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất mang tính hệ thống. 
1.1.4. Hoạt động văn hóa nghệ thuật
 HĐVHNT là hoạt động tạo ra những giá trị tinh thần nhằm giáo dục con người khát vọng hướng tới Chân - Thiện - Mĩ và khả năng sáng tạo ra Chân - Thiện - Mĩ trong đời sống. 
Nói một cách cụ thể hơn HĐVHNT cho trẻ em nói chung là một quá trình tổ chức hoạt động giáo dục có mục đích, chương trình, nội dung được cấu trúc theo một hệ thống lô gic chặt chẽ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp nhằm trang bị cho con người (ở đây trọng tâm là trẻ em) những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, đó là kiến thức về các lĩnh vực: Khoa học kĩ thuật, văn học nghệ thuât, đạo đức, triết học, kinh tế HĐVHNT còn trang bị cho trẻ em kinh nghiệm sống, giao tiếp ứng xử và kinh nghiệm hoạt động trên các lĩnh vực của cuộc sống của xã hội loài người [9, tr.10].
	Trong lĩnh vực HĐVHNT, chúng tôi nghiên cứu những HĐVHNT trong trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tổ chức hoạt động này.
1.2. CÁC CHỦ TRƯƠNG ĐƯỜNG LỐI VỚI VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Theo Luật giáo dục năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 điều 27 mục 2 đề ra: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam".
	Theo Điểu lệ trường tiểu học năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.
	Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
	Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác” 
1.3. HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
HĐVHNT trong trường tiểu học bao gồm cả hoạt động trong giờ lên lớp (chính khóa) và hoạt động ngoài giờ lên lớp (ngoại khóa). HĐVHNT trong nhà trường phổ thông nói chung, HĐVHNT ở trường tiểu học nói riêng, là hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục nhằm mục tiêu giáo dục nhân cách, trước hết là hình thành văn hóa thẩm mĩ cho học sinh, sau mới góp phần hoàn thiện phẩm chất trí tuệ của các em. Vì vậy hoạt động này sử dụng các yếu tố của văn hóa, đặc biệt của nghệ thuật làm phương tiện để hình thành và phát triển nhân cách HS.
Trong nhà trường phổ thông, HĐVHNT không nhằm đào tạo các em thành nghệ sĩ chuyên nghiệp mà là hình thành diện mạo thẩm mĩ và phát triển khả năng sáng tạo, tư duy, tính tích cực cho các em qua tất cả mọi hoạt động trong nhà trường [19, tr. 9].
1.4. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ HỌC SINH TIỂU HỌC
Tuổi học sinh tiểu học coi là lứa tuổi không chỉ bắt đầu tò mò thích tìm hiểu khám phá cuộc sống xung quanh mình, đặc biệt là tuổi rất thích vận động và không thể ngồi yên một chỗ. Các em phải được hoạt động, được vui chơi. Nhu cầu giao lưu của lứa tuổi tiểu học này không rộng lớn, ngoài cha mẹ, anh chị em, họ hàng thì chỉ có bạn bè và thầy cô trong lớp, nhiều khi các em còn ngại giao tiếp với người lạ (với những em có tính rụt rè) hay còn không chơi với bạn nào mà chỉ say mê một trò chơi hay việc làm nào đó (với những em bị tự kỉ). Trên lớp học, các em chơi với nhau theo nhóm, theo bàn, hay theo tổ, cùng sinh hoạt trong CLB, Nhà văn hóa đặc biệt là với bạn ngồi cùng bàn với mình. Các em nhiều khi không dám sẵn sàng tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường hay của lớp, thậm chí của chính gia đình, phần do rụt rè, phần do gia đình cản trở vì nghĩ con mình còn quá nhỏ hay không đủ khả năng tham gia, hay vì bận học thêm ngoài giờ không có thời gian của các bậc cha mẹ. 
 Vì vậy, ngoài những giờ học chính khóa, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp cho trẻ em là nhu cầu thiết yếu, rất quan trọng không thể thiếu được, nhất là với lứa tuổi hiếu động của học sinh tiểu học.
	 Dưới đây là phân tích thực trạng của HĐVHNT ở trường tiểu học làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất biện pháp tổ chức HĐVHNT phù hợp với tuổi học sinh tiểu học TP.Thanh Hóa.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THANH HÓA
2.1. Các trường Tiểu học Thành phố Thanh Hóa
Theo số liệu thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo năm học 2015-2016, toàn Thành phố có 43 trường tiểu học công lập và 2 trường TH &THCS dân lập với tổng số HS 25.901 em. 
Những trường có từ 28 lớp học trở lên được tính là trường hạng I, trường có từ 27 lớp học trở xuống được tính hạng 2, các trường hạng III có số lớp học dưới 15 lớp. Quy mô trường, lớp, học sinh của GDTH và phân loại trường theo bảng thống kê Bảng 1(Phụ lục).
2.1.1. Đặc điểm đội ngũ giáo viên
	Về đội ngũ cán bộ chỉ đạo của các nhà trường, 100% đều đạt trình độ Đại học Sư phạm và đã qua các lớp Quản lí giáo dục.Trình độ giáo viên toàn Thành phố đạt trên chuẩn là 100% (chuẩn GV tiểu học là trung cấp sư phạm); trong đó, trình độ Đại học sư phạm chiếm 66.67%, trình độ cao đẳng 25%, trình độ thạc sĩ 8.33 %. Đã có rất nhiều giáo viên đạt giải cao các kì thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và cấp tỉnh. 	
2.1.2. Cơ sở vật chất các trường
Cơ sở vật chất các nhà trường đều khang trang sạch đẹp, không có trường nào cấp 4, toàn bộ được xây dựng từ 2 tầng đến 4 tầng. Trong đó có những trường nổi tiếng thành phố về sạch đẹp và về chất lượng đào tạo tốt, liên tục nhiều năm đạt danh hiệu xuất sắc cấp tỉnh, thành phố như trường: TH Ba Đình, TH Điện Biên 2, TH Nguyễn Văn Trỗi, TH Đông Vệ 2 Hiện nay toàn Thành phố có 36/45 trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia = 80%; trong đó trường đạt chuẩn mức độ 1có 28 trường, đạt chuẩn mức độ 2 là 8 trường. 
2.1.3. Thành tích học sinh thành phố đạt được
Năm học 2015-2016, HS Thành phố đã đạt một số thành tích trong công tác bồi dưỡng HSG như:
Giao lưu Tài năng trẻ Tiếng Anh toàn quốc của HS tiểu học và THCS năm học 2015-2016: Thành phố có 2 HS tiểu học tham gia. Kết quả 1 em đạt Huy chương Vàng và 1 em đạt Huy chương Bạc.
Trong cuộc thi Toán Quốc tế Kangaroo lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, trường TH Điện Biên 2 có 13/13 em dự thi đạt trong tốp điểm cao. Trong đó có em Đinh Khắc Hoàng được nhận Huy chương Vàng.
Tp.Thanh Hóa được xếp giải Đặc biệt trong Liên hoan “Kể chuyện và Tiếng hát giáo viên và học sinh Tiểu học cấp tỉnh”.
Kết quả thi đấu HKPĐ cấp tỉnh: Thành phố tham gia 15 môn của HKPĐ tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX; Kết quả: 13 môn Nhất, 02 môn Nhì, và được Ban chỉ đạo HKPĐ tỉnh Thanh Hóa tặng đơn vị xếp hạng nhất, đơn vị xuất sắc tổ chức HKPĐ cấp cơ sở.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THANH HÓA
2.3.1. Các hình thức và thời điểm tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật
Theo sự thống kê của chúng tôi, HĐVHNT trong trường tiểu học Thành phố có những hình thức cụ thể là: Câu lạc bộ; tham quan, dã ngoại; các cuộc giao lưu bộ môn; biểu diễn văn hóa nghệ thuật và TDTT; sinh hoạt tập thể.
2.3.1.1. Các câu lạc bộ
Theo kết quả điều tra, CLB của các trường TH T.pThanh Hóa gồm có: CLB Toán; CLB Văn tuổi thơ; CLB Organ; CLB Thanh nhạc, CLB Khiêu vũ thể thao; CLB Tin học; CLB tiếng Anh; CLB TDTT; CLB Mĩ thuật.
2.3.1.2. Tham quan, dã ngoại
Đây là hình thức HĐVHNT tập thể dành cho tất cả học sinh, được tổ chức đều đặn là một năm 2 lần theo chỉ đạo của phòng GD&ĐT Thành phố. Hình thức này thường được tổ chức vào cuối học kì I (tháng 12, tháng 1) và giữa học kì II (tháng 3). Cũng có trường tổ chức vào cuối học kì II (tháng 5), tùy theo sắp xếp của BGH mỗi trường. Hình thức này thường được tổ chức trong 1 ngày, nếu đi Bảo tàng thì chỉ diễn ra trong một buổi sáng. Nơi tham quan, dã ngoại có thể là danh lam thắng cảnh; di tích lịch sử văn hóa Đền thờ Nhà Lê, Khu tưởng niệm Bác Hồ, làng nghề truyền thống Đông Sơn, công viên Hội An hay Bảo tàng tỉnh... 
2.3.1.3. Các cuộc giao lưu bộ môn
Hàng năm, Thành phố thường có các cuộc giao lưu: Giải Toán, Tiếng Anh qua mạng, giải bóng đá cúp Milo, giải cờ vua, giải Dance sport mở rộng, giải Aerobic; Mĩ thuật vẽ tranh Chiếc ô tô mơ ước, giao lưu Tìm hiểu kĩ năng tham gia giao thông an toàn do Công ty Toyota Việt Nam tổ chức. 
Liên hoan Kể chuyện- Tiếng hát cho giáo viên và học sinh Tiểu học; thi Phụ trách sao Nhi đồng giỏi thì tổ chức 4 năm một lần theo sự chỉ đạo của Sở hoặc phòng GD&ĐT, Thành đoàn hoặc Tỉnh đoàn.
2.3.1.4. Biểu diễn văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao
Các cuộc biểu diễn thường diễn ra đầu năm học mới (khai giảng 5 tháng 9), giữa tháng 11 (20 - 11), sơ kết học kì I, lễ tổng kết năm học tháng 5. Biểu diễn văn nghệ thường được tổ chức nhân các lễ kỉ niệm như: Tọa đàm ngày 8/3; ngày thành lập Đoàn TNCS 26/3; ngày thành lập Đội TNTP và Sinh nhật Bác 19/5, ngày thành lập QĐND Việt Nam 22/12; Ngoài ra, các cuộc biểu diễn VHNT nhân các đợt tuyên truyền phòng chống AIDS, an toàn giao thông... đều được tổ chức theo chỉ đạo của phòng GD&ĐT. 
2.3.1.5. Sinh hoạt tập thể
Hình thức sinh hoạt tập thể của tất cả các trường đều giống nhau. Đó là các sinh hoạt dành cho học sinh toàn trường tham gia, gồm: 
Chào cờ mỗi sáng thứ 2 (có biểu diễn VHNT diễn ra 2 tuần 1 lần). Tìm hiểu và chăm sóc di tích lịch sử địa phương (dành cho HS toàn trường). Sinh hoạt Sao Nhi đồng dành cho HS lớp 1, 2, 3 (diễn ra mỗi chiều thứ 6 hoặc 2 tuần 1 lần). Múa hát tập thể sân trường (trên thực tế chỉ là múa tập thể) và thể dục giữa giờ ra chơi sáng hay chiều. Trò chơi dân gian được thực hiện trong giờ học Âm nhạc, Thể dục, giờ ra chơi hay giờ nghỉ trước khi ăn trưa, đầu giờ chiều. Lịch dành cho các sinh hoạt trên theo thời khóa biểu của BGH.
2.3.3. Điều kiện để tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật 
Điều kiện để tổ chức HĐVHNT liên quan tới những yếu tố dưới đây:
2.3.3.1. Các lực lượng có tác động đến việc tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật
Các lực lượng này gồm có: 
Nhà trường, với sự tham gia của cán bộ chuyên trách của PGD&ĐT Thành phố, BGH, GV chủ nhiệm, GV chuyên biệt, Tổng phụ trách Đội, học sinh. 
Gia đình, với sự tham gia của cha mẹ học sinh, đóng góp, tạo điều kiện đưa đón con em theo yêu cầu của trường; sự đóng góp tích cực của Hội cha mẹ học sinh đến các hoạt động của nhà trường.
 Xã hội, cụ thể là các lực lượng tại địa phương như UBND phường, các đoàn thể, cán bộ văn hóa, văn nghệ sĩ sống tại địa bàn. 
2.3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn của hoạt động văn hóa nghệ thuật ở trường tiểu học
Khi lấy ý kiến của giáo viên về những thuận lợi và khó khăn liên quan tới các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến HĐVHNT của các trường TH Tp.Thanh Hóa, chúng tôi được biết rằng, tùy từng trường hợp cụ thể, những yếu tố được nêu trong Bảng 2 (Phụ lục), đều có thể là khó khăn hoặc cũng có thể là thuận lợi đối với từng hình thức HĐVHNT của các trường TH. 
2.3.4. Vai trò và hứng thú của học sinh với các hoạt động văn hóa nghệ thuật
Vai trò của học sinh trong HĐVHNT biểu hiện qua cách tham gia vào các HĐVHNT trong trường như: tổ chức, biểu diễn, khán giả. Hứng thú của các em biểu hiện qua thích, không thích, bình thường hay không quan tâm.
Quan sát thực tiễn trong HĐVHNT hiện nay có thể phân ra 3 loại vai trò mà học sinh thường tham gia như sau: công việc tổ chức thường thấy ở các em lớp trưởng, chi đội trưởng, phụ trách văn nghệ của lớp. Những em này góp phần phân công, tổ chức, theo dõi công việc chung. Tham gia biểu diễn chỉ dành cho một số rất ít học sinh có năng khiếu (Xin xem Bảng 3). 
2.4. NHẬN XÉT
Qua việc điều tra, khảo sát các HĐVHNT ở trường TH TP.Thanh Hóa, chúng tôi có một số nhận xét sau: 
2.4.1. Những hình thức học sinh thích 
Dựa theo đánh giá của giáo viên và phiếu ý kiến của học sinh về các hình thức HĐVHNT, những hoạt động được học sinh ưa thích nhất là: tham quan, dã ngoại; hội diễn văn nghệ và thăm bảo tàng, phòng triển lãm rồi mới đến các CLB. 
Sinh hoạt Sao Nhi đồng, biểu diễn văn nghệ và sinh hoạt dưới cờ theo chủ điểm tháng được các học sinh rất thích và đón chờ. 
Hình thức các CLB được một số học sinh thích và tham gia theo nhu cầu của riêng mình mà không bị ép buộc, đó là: CLB Âm nhạc; CLB Mĩ thuật; CLB Toán; CLB Tiếng Việt; CLB Tin học; CLB TDTT và CLB Kĩ năng sống. 
2.4.2. Một số hoạt động chưa thu hút được đông đảo học sinh tham gia
Có một số hoạt động tập thể nhưng lại không được các em đón chờ như: Múa hát tập thể sân trường và thể dục giữa giờ. Qua quan sát của chúng tôi, các em tham gia cho có chứ không hào hứng. 
CLB vẽ được nhiều trường tổ chức nhưng học sinh tham gia không nhiều. 
Một số CLB khác như CLB Organ, CLB Khiêu vũ thể thao; CLB Aerobic cũng ít HS tham gia. 
CLB Thanh nhạc, CLB Kĩ năng sống, CLB Cờ vua lại rất ít trường tổ chức.
Đối với các hoạt động dưới dạng các cuộc thi, các CLB, số lượng học sinh tham gia chủ yếu là các em thực sự có khả năng, có nguyện vọng được tìm hiểu, học tập thêm nên số lượng này thấp hơn các hình thức khác. Vai trò của các em trong các hoạt động còn thấp. 
Ngay hình thức tham quan dã ngoại được học sinh rất thích nhưng chưa khi nào các em tham gia đủ mà số lượng chỉ dao động từ 80% đến 85%.
2.4.3. Một số hoạt động văn hóa nghệ thuật không duy trì được lâu bền
Có một số CLB của các trường, ban đầu học sinh tham gia rất đông, sau dần dần bỏ dở và dẫn đến không có học sinh hay có quá ít và phải bỏ. Chẳng hạn CLB Thanh nhạc, CLB Organ của trường TH Ba Đình, TH Điện Biên 2 trước đây có tổ chức, sau không duy trì được HS nên phải bỏ. Trò chơi dân gian cũng là hình thức mà ban đầu các trường tổ chức cho học sinh chơi rất thường xuyên, nhưng 2 năm gần đây, những trò chơi này lại dần dần đi vào quên lãng và ít được học sinh chơi.
2.4.4. Các hoạt động câu lạc bộ còn nặng về văn hóa, nhẹ về nghệ thuật 
Xét trên tổng thể các hoạt động CLB trong những trường tiểu học Tp.Thanh Hóa đã được khảo sát, chúng tôi thấy rằng đa số những hoạt động được chú trọng đầu tư thường xuyên, liên tục đều là các CLB về văn hóa, đó là: CLB Toán, CLB Tiếng Việt, CLB Kĩ năng sống, CLB tiếng Anh.
Tuy nhiên, những loại hình nghệ thuật giúp cho thẩm mĩ, năng khiếu hay tính tích cực, nhạy bén cũng như phát triển tài năng của học sinh (như CLB Thanh nhạc, CLB Organ, CLB Múa, CLB Mĩ thuật, CLB Khiêu vũ thể thao, CLB Cờ vua lại chưa có những biện pháp hay sự đầu tư thỏa đáng.
2.4.5. Còn ít trường khai thác sự hỗ trợ của gia đình và lực lượng xã hội
Trong 20 trường chúng tôi khảo sát, chỉ có 8 trường khai thác được sự hỗ trợ của gia đình và các lực lượng xã hội. Đó là TH Ba Đình, TH Điện Biên 1, TH Điện Biên 2, TH Nguyễn Văn trỗi, TH Lê Văn Tám, TH Minh Khai 1, TH Đông Vệ 2, TH Hoàng Hoa Thám. 8 trường này luôn được sự quan tâm hỗ trợ cả vật chất lẫn công sức cho nhiều nhu cầu trong giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh; những cuộc biểu diễn, trao thưởng đầu năm hay cuối năm học, khi đi tham quan dã ngoại hay các cuộc thi của nhà trường Ngay giờ học tiếng Anh của các trường này, nhà trường và gia đình cũng đã phối hợp mời được giáo viên nước ngoài về dạy cho học sinh và tạo được sự hứng thú cao của các em. 
Riêng trường TH Ba Đình, do có khu tập thể các đoàn nghệ thuật đóng trên địa bàn phường nên có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng có con đang theo học tại trường, họ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_to_chuc_hoat_dong_van_hoa_nghe_thuat_o_truong_tieu_hoc.doc