SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng thư viện Chuẩn trường Tiểu học huyện Ngọc Lặc

SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng thư viện Chuẩn trường Tiểu học huyện Ngọc Lặc

-Thư viện trường học, trong những năm qua có vị trí quan trọng trong công tác giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học. Ngày 11/01/2001 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thư viện. Ngày 02/01/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định Số 01 về Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông:

 - Thư viện trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường. Thư viện trường học, là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng.

 -Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà trường.

 -Thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống.

 - Được tiếp xúc với sách, các em học sinh được tiếp cận với trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục. Qua đó, hình thành ở các em đức tính khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Chính điều này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình.

 

docx 20 trang thuychi01 8783
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng thư viện Chuẩn trường Tiểu học huyện Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Nội dung
Trang
1. Mở đầu
2
- Lí do chọn đề tài.
2
- Mục đích nghiên cứu.
2
- Đối tượng nghiên cứu.
2
- Phương pháp nghiên cứu.
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2 - 20
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2 - 3-4
 2.2. Thực trạng công tác xây dựng và hoạt động thư viện trường tiểu học huyện Ngọc Lặc
3 - 4
 2.3. Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng thư viện trường Tiểu học. 
5 - 14
 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
 15
3. Kết luận, kiến nghị.
16 - 17
1. Mở đầu:
	- Lí do chọn đề tài.
	-Thư viện trường học, trong những năm qua có vị trí quan trọng trong công tác giáo dục. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học. Ngày 11/01/2001 Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký lệnh công bố Pháp lệnh Thư viện. Ngày 02/01/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định Số 01 về Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông: 
 - Thư viện trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường. Thư viện trường học, là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục sẽ khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Hơn thế nữa, thư viện trường học còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng.
	-Thư viện trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà trường.
	-Thư viện trường học giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm đúng  đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống.
	- Được tiếp xúc với sách, các em học sinh được tiếp cận với trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, giáo dục. Qua đó, hình thành ở các em đức tính khiêm tốn, thấy được ý nghĩa to lớn của lao động trí óc, sự kiên nhẫn và cần cù của nhiều thế hệ trong và ngoài nước. Chính điều này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình.
	- Đối với các thầy giáo, cô giáo thì thư viện trường học càng có vị trí quan trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp cận với những phương pháp giảng  dạy tiên tiến, tích cực. Từ đó, sẽ góp phần sẽ nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường. 
	- Các thầy cô giáo sử dụng  những tri thức từ sách báo để hướng dẫn học sinh bổ sung kiến thức mà mình chưa có điều kiện để trình bày trên lớp. Đây chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học. Qua những buổi sinh hoạt của thư viện, tình cảm giữa thầy và trò thêm gắn bó, không khí trường học trở nên sôi nổi, sống động.
	 - Xây dựng trường học thư viện chuẩn và nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện là một trong những tiêu chuẩn của trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục và đào tạo nói chung phòng GD&ĐT Ngọc Lặc nói riêng. Với giáo dục Ngọc Lặc coi vấn đề xây dựng thư viện chuẩn trong các trường học Phổ thông là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cho từng cấp học, từng năm học.
	Từ yêu cầu và nhiệm vụ nêu trên, tôi chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng thư viện Chuẩn trường Tiểu học huyện Ngọc Lặc”. 
	 - Mục đích nghiên cứu: 
	Trên cơ sở đánh giá thực trạng về công tác xây dựng thư viện Trường Tiểu học huyện Ngọc Lặc, dựa trên việc nghiên cứu lý luận về Trường Tiểu học đạt chuẩn Thư viện, đề xuất một số kinh nghiệm bản thân trong công tác chỉ đạo xây dựng thư viện chuẩn trường Tiểu học trên đại bàn huyện Ngọc Lặc.
	- Đối tượng nghiên cứu:
	Các giải pháp xây dựng Thư viện chuẩn trường Tiểu học huyện Ngọc Lặc	- Phương pháp nghiên cứu:
	Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận, nhóm phương pháp nguyên cứu thực tiễn, phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, dữ liệu minh chứng.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Cơ sở lí luận:
	 Ngày 02/01/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định Số 01 về Tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông: 
	Thư viện chuẩn là thư viện đạt các tiêu chuẩn cần thiết của thư viện trường tiểu học là một trong những Tiêu chí của trường đạt chuẩn Quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện phù hợp với mục tiêu giáo dục tiểu học. Được Sở GD&ĐT kiểm tra đánh giá và công nhận khi có tờ trình của Phòng GD&ĐT. 
	Các tiêu chuẩn của Thư viện đạt chuẩn Trường Tiểu học, Ban hành tại Quyết định số: 01/2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT: Gồm 5 tiêu chuẩn sau: 
Tiêu chuẩn 1: Về sách báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa;
Tiêu chuẩn 2: Về cơ sở vật chất;
Tiêu chuẩn 3: Về nghiệp vụ;
Tiêu chuẩn 4: Về tổ chức hoạt động;
Tiêu chuẩn 5: Về quản lý và hoạt động Thư viện; 
Thư viện trường Phổ thông có những Danh hiệu như sau:
Thư viện trường học đạt Chuẩn 
Thư viện trường học đạt Tiên tiến 
Thư viện trường học đạt Xuất sắc. [1]
	Để đạt được các Tiêu chuẩn và danh hiệu thư viện, hằng năm, phòng GD&ĐT lập kế hoạch để triển khai và chỉ đạo các trường Tiểu học trong huyện thực hiện.
2.2. Thực trạng công tác xây dựng và hoạt động thư viện trường tiểu học huyện Ngọc Lặc
2.2.1. Số lượng và chất lượng thư việncác trường Tiểu học huyện Ngọc Lặc đến tháng 10/2017 
Năm
Tổng số trường
Số thư viện đạt chuẩn
Số thư viện đạt Tiên tiến
Số thư viện đạt xuất sắc
2013
37
0
0
0
2014
35
1
2
0
2015
33
3
3
0
8/2016
33
5
7
0
Năm 2013, toàn huyện có 37 trường Tiểu học nhưng không có thư viện đạt đảm bảo 5 tiêu chuẩn được quy định tại QĐ 01//2003/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2003 của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên trong hệ thống thư viện các trường Tiểu học huyện Ngọc Lặc trước năm 2013 chỉ một số trường hoạt động đảm bảo từ 01 -04 tiêu chuẩn, thậm chí có trường không có thư viện chỉ có 01 phòng thiết bị và kho sách dùng chung. Tiêu chuẩn không đáp ứng được chủ yếu là Tiêu chuẩn 2 (Cơ sở vật chất) và Tiêu chuẩn 4 (Nghiệp vụ thư viện).
Với vai trò trách nhiệm bản thân là chuyên viên phụ trách bậc Tiểu học từ tháng 12/2012, thực hiện tốt công tác tham mưu với lãnh đạo phòng GD&ĐT, hàng năm (Từ 2014 trở lại đây) tôi đã chỉ đạo hướng dẫn hoạt động thư viện đối với các trường Tiểu học về số lượng và chất lượng được nâng lên rõ rệt, vượt chỉ tiêu phấn đấu hàng năm. 
2.2.2. Đội ngũ cán bộ thư viện các trường học 
Tổng số cán bộ chuyên trách: 11 người
Tổng số cán bộ thư viện được điều động làm nhiệm vụ không có nghiệp vụ: 05 người
Tổng số cán bộ kiêm nhiệm: 17 người
Trên thực tế vấn đề nghiệp vụ thư viện là một trong những vướng mắc khó khăn nhiều năm qua cho các trường Tiểu học. Chất lượng, trình độ cán bộ còn thấp. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo cơ bản, chỉ có một số ít người có trình độ đại học và trung cấp. Hàng năm, cán bộ thư viện đều được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, nhưng do kiêm nhiệm nhiều công việc nên họ chưa thực sự nhiệt tình và không còn thời gian dành cho công việc của thư viện.
3.3.3. Về cơ sở vật chất thư viện 
Trước đây cũng như hiện nay, nhìn chung cơ sở vật chất của nhiều thư viện trường học trong huyện còn thiếu thốn, nghèo nàn. Đa số các trường tiểu học đã sử dụng phòng học để làm thư viện. Nhiều thư viện chỉ có một phòng, vừa để làm kho sách, vừa làm phòng đọc cho giáo viên và học sinh. Đa số các thư viện trường học còn hoạt động theo lối thủ công truyền thống. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng máy tính còn hạn chế.
	Với những thực trạng trên trong công tác thư viện của các trường Tiểu học huyện Ngọc Lặc, cùng với nhu cầu đọc, nhu cầu tìm hiểu khám phá những điều mới mẻ trong dạy và học của học sinh và giáo viên ngày càng nhiều tại các trường Tiểu học vì vậy trong quá trình công tác chỉ đạo, hướng dẫn những nămqua đã đúc rút kinh nghiệm, thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng thư viện Chuẩn trường Tiểu học huyện Ngọc Lặc”. 
2.3. Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng thư viện trường Tiểu học. 
2.3.1. Quán triệt tư tưởng, nhận thức trong CBGV-NV và học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách, khai thác tài liệu trong thư viện nhà trường.
Trên thực tế, giáo viên và học sinh đến trường nhiệm vụ cơ bản là dạy học, mong hết giờ là về gia đình, thời gian trống tiết, nghỉ giữa giờ là tập trung về văn phòng, hoặc theo nhóm để tám chuyện hoặc làm việc riêng; hiệu trưởng coi chất lượng dạy học trên lớp là mục tiêu phấn đấu then chốt cơ bản của nhà trường mà không để ý hoặc coi trọng Văn hóa đọc trong nhà trường đó cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy chất lượng dạy và học. Chính vì vậy, trong các hội nghị giao ban, sinh hoạt chuyên đề, phòng GD&ĐT phải có nội dung đề cập đến công tác này, trước hết hiệu trưởng nhà trường phải là người đầu tiên thay đổi nhận thức, coi trọng việc đọc sách, khai thác, sử dụng tài liệu dạy và học trong nhà trường. Cũng tại hội nghị tập trung này, phòng GD&ĐT lắng nghe ý kiến trao đổi những tồn tại, khó khăn của các nhà trường từ đó tìm cách tháo gỡ. Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường có trách nhiệm bằng nhiều hình thức để khơi dậy sự thích thú, tò mò trong việc đọc sách tại trường, đề cao vai trò, trách hiệm của giáo viên và học sinh trong trường để thầy cô và học sinh hiểu được một cách sâu sắc: Việc đọc sách có ý nghĩa to lớn với tất cả mọi người, thông qua đọc sách giúp mỗi người nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức để tự hoàn thiện bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đồng thời cũng thông qua đọc sách mà mỗi học sinh và giáo viên nâng cao trình độ nhận thức để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy và học theo kịp với sự đổi mới của giáo dục và sự phát triển không ngừng của xã hội. Khi nhận thức đã thay đổi thì số lượt bạn đọc vào thư viện ngày càng nhiều dần dần nó trở thành nhu cầu không thể thiếu được hàng ngày.
Ngoài sự mong đợi, sau khi phòng GD&ĐT đi khảo sát và lấy số liệu báo cáo từ các trường tại thời điểm học kỳ 1 năm học 2013 ( Khi toàn huyện chưa có thư viện nào đạt chuẩn) từ chỗ giáo viên và học sinh chưa có thói quen đọc sách, sau khi được tuyên truyền qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa, dưới cờ hàng tuần. Mỗi CBGV, học sinh đã có nhận thức thực sự thay đổi cuối năm các trường khảo sát nhu cầu đọc sách của giáo viên và học sinh từ 70% đến 80 % ở mỗi trường có điều kiện đặc điểm thuận lợi, khó khăn khác nhau.
 Khi nhận thức của CBQL, GV và học sinh đã có sự thay đổi với nhau cầu đọc ngày càng cao mà cả huyện chưa có thư viện nào đạt quy chuẩn của Bộ GD&ĐT, để học sinh và giáo viên có một môi trường đọc, không gian đọc chuyên nghiệp đúng quy định, tôi mạnh dạn tham mưu với lãnh đạo phòng GD&ĐT trích một nguồn kinh phí để cho Hiệu trưởng các trường trong huyện được đi tham quan thư viện chuẩn, thư viện tiên tiến của một số trường trong các huyện lân cận. 
Advertisements
2.3.2. Tham gia học tập kinh nghiệm thư viện đạt chuẩn các huyện lân cận.
Sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo phòng GD&ĐT cho đi tham học tập kinh nghiệm xây dựng thư viện, được sự đồng tình ủng hộ của BGH các trường Phổ thông. Tôi chủ động tham mưu bằng văn bản với quyết tâm caocùng các Hiệu trưởng về huyện Thạch Thành để tham quan học tập. Ngày 05 tháng 11 năm 2013 phòng GD&ĐT Ngọc Lặc ra văn bản số: 654/GD&ĐT vầ việc học tập kinh nghiệm xây dựng Thư viện trường Phổ thông. 
Với thành phần: 
 + Phòng giáo dục: Lãnh đạo và chuyên viên bậc học Tiểu học và THCS.
 + Các trường tiểu học và THCS: Mỗi đơn vị 3 người (Hiệu trưởng, 01 Phó hiệu trưởng và 01 cán bộ phụ trách thư viện hoặc giáo viên kiêm nhiệm công tác thư viện).
	+ Thời gian: Từ ngày 08 đến hết ngày 09 tháng 11 năm 2013 
	+ Địa điểm: Phòng GD&ĐT huyện Thạch Thành – Thanh Hóa. [2]
Sau khi được tham quan, học tập, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với một số trường Tiểu học Thị Trấn, TH Thành Kim, TH Thành Hưng, TH Thạch Cẩm 2 ,TH Vân Du huyện Thạch Thành. Hiệu trưởng các trường Tiểu học đều tự vận dụng và rút ra cho đơn vị mình những điểm phù hợp để áp dụng với đơn vị mình. Sau khi học tập kinh nghiệm, phòng GD&ĐT tổ chức Hội nghị giao ban chuyên đề Công tác xây dựng thư viện các trường Phổ thông. Tại hội nghị CBQL các trường đều có ý kiến tham luận, xác định những điều kiện thuận lợi khó khăn của từng đơnvị từ đó có lộ trình và xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác này. 
2.3.3. Tiến hành xây dựng thư viện điểm tại huyện.
Sau khi học tập kinh nghiệm thực tiễn cùng với kiến thức đã có, khi về huyện không triển khai ngay một lúc nhiều trường, nôn nóng sẽ không thành công. Tôi tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo phòng GD&ĐT chọn trường làm điểm, trường làm điểm là trường vùng cao, khó khăn của huyện. Thiết nghĩ nếu trường khó khăn mà làm được thành công thì chắc chắn trường thuận lợi hơn sẽ dễ dàng thực hiện hơn. Trường tôi đề xuất tham mưu là trường Tiểu học Vân Am 2- Trường vùng cao có kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cách trung tâm huyện 20 km. Với phương châm lấy trí tuệ tập thể, sáng kiến của nhiều người để chắt lọc và thực hiện. Trường Tiểu học Vân Am 2 được giao nhiệm vụ vào thời điểm hè năm học 2013 - 2014.
Bản thân tôi được lãnh đạo cử xuống trường cùng chỉ đạo và thực hiện công tác xây dựng thư viện trường Tiểu học Vân Am 2 đạt chuẩn. Trong quá trình thực hiện nảy sinh nhiều khó khăn vướng mắc trong cách bổ sung, cập nhận số liệu hồ sơ thư viện, cách sắp xếp hệ thống, phân loại sách, kỹ thuật đánh số sách . do nhà trường không có cán bộ thư viện chuyên trách chỉ có giáo viên kiêm nhiệm. Tôi đề xuất với Hiệu trưởng nhà trường mời cô Nguyễn Thị An - Cán bộ thư viện Giỏi cấp Tỉnh công tác tại huyện Yên Định về trường tập huấn, hướng dẫn một số công việc còn gặp khó khăn. Từ đó bản thân tôi và nhà trường học và biết thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Trong thời gian thực hiện điểm tại trường TH Vân Am 2 đã có nhiều Hiệu trưởng và cán bộ thư viện các trường đến cùng theo dõi và giúp đỡ. Đặc biệt là nói đến công tác xã hội hóa tại địa phương này, lãnh đạo xã, phụ huynh đều quan tâm góp nhiều sách hay, truyện quý cho thư viện nhà trường giảm bớt một phần kinh phí đáng kể cho việc mua bổ sung hàng năm. 
Kết quả xây dựng thư viện điểm tại trường Tiểu học Vân Am 2 ngoài sự mong đợi. Năm 2014, Sở GD&ĐT về kiểm tra công nhận đạt danh hiệu Thư viện đạt Tiên Tiến. Từ đây, giáo viên và học sinh nhà trường được đọc sách trong một môi trường, không gian thân thiện, quy chuẩn. Và đây cũng là trường đạt Thư viện chuẩn đầu tiên của Tiểu học Ngọc Lặc.
 Một góc phòng đọc của trường Tiểu học Vân Am 
2.3.4. Triển khai rộng rãi trên phạm vi các trường đạt chuẩn Quốc gia của huyện.
Trong khi triển khai, tập trung xây dựng thư viện điểm của trường Tiểu học Vân Am 2. Với kết quả khả thi, tôi tiếp tục tham mưu với lãnh đạo triển khai rộng rãi đến các trường Tiểu học trong huyện, đặc biệt giao nhiệm vụ cụ thể cho các trường đã đạt chuẩn Quốc gia trước năm 2012 và các trường đang xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn hiện tại và tiếp theo. Công tác triển khai như nội dung Công văn số 33/GD&ĐT ngày 20 tháng 01 năm 2014 của phòng GD&ĐTNgọc Lặc về việc Tổ chức hoạt động thư viện và xây dựng thư viện chuẩn ở các trường Tiểu học. Nội dung của văn bản chỉ đạo của phòng GD&ĐT yêu cầu: 
	 - Chỉ đạo các trường lập kế hoạch xây dựng thư viện chuẩn.
 	- Hướng dẫn cập nhật các văn bản về thư viện như: Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường Phổ thông; Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường Phổ thông; Quyết định số 01/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/01/2004 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT V/v sửa đổi bổ sung quyết định số 01//2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2003 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường Phổ thông; Công văn số 11185/GDTH ngày 17/12/2004 của bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện Tiêu chuẩn thư viện trường Phổ thông.
	- Hướng dẫn các loại hồ sơ thư viện 
1. Sổ đăng ký tổng quát
2. Sổ đăng ký cá biệt
3. Sổ đăng ký sách giáo khoa
4. Sổ đăng ký báo, tạp chí
5.Sổ kế hoạch 
6. Sổ theo dõi mượn của giáo viên và học sinh
7. Sổ theo dõi mượng thiết bị giáo dục
8. Các loại hóa đơn, chứng từ
9. Sổ nhật ký hằng ngày. [3] 
	- Chỉ đạo công tác tổ chức hoạt động thư viện: Các đơn vị chưa có cán bộ chuyên trách thư viện phân công cán bộ giáo viên phụ trách thư viện, thiết bị của đơn vị để thư viện hoạt động. Kiểm tra các loại hồ sơ theo quy định (nếu thiếu cần bổ sung kịp thời). Tổ chức kiểm kê thư viện, kiểm kê các loại sách vở đồ dùng, làm hồ sơ thanh lí những loại sách vở đồ dùng hư hỏng không sử dụng được, quét dọn bảo quản phòng thư viện sạch sẽ thoáng mát đảm bảo cho học sinh, giáo viên đọc và mượn sách.Hàng năm, nhà trường có kế hoạch bổ sung sách vào thư viện.
 - Phòng thư viện có chỗ ngồi đọc sách cho GV- HS có nơi làm việc cho cán bộ thư viện thực hiện nhiệm vụ.
 - Giao nhiệm vụ cụ thể cho các trường Tiểu học: Đợt 1, phòng GD&ĐT giao kế hoạch cho 04 trường tiểu học : Tiểu học Vân Am 2, Tiểu học Đồng Thịnh, Tiểu học Nguyệt Ấn 1, Tiểu học Minh Sơn 1, hoàn thiện hồ sơ và các điều kiện của 5 tiêu chuẩn để công nhận thư viện chuẩn trước khi công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, mức độ 2 trong năm 2014. Các đơn vị đã đạt trường chuẩn Quốc gia lập kế hoạch và làm tốt công tác tham mưu với địa phương về CSVC để xây dựng được thư viện chuẩn trong năm học 2014-2015. Các đơn vị cận chuẩn Quốc gia có kế hoạch cho việc hoạt động thư viện có hiệu quả, từng bước làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương để xây dựng thư viện chuẩn trước khi đăng ký xây dựng trường chuẩn Quốc gia. 
2.3.5. Công tác tham mưu với UBND huyện: 
a. Mua sắm trang thiết bị thư viện: 
Song song với công tác tham mưu xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia, phòng GD&ĐT cũng chú trọng đến việc xây dựng thư viện chuẩn vì thế hằng năm UBND huyện dành một nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị thư viện. 100% các trường thực hiện xây dựng trường thư viện chuẩn đều được UBND huyện trang cấp một số thiết bị sau:
- Bàn đọc giáo viên ( đủ 20 chỗ ngồi quy chuẩn)
- Bàn đọc học sinh ( đủ 25 chỗ ngồi quy chuẩn)
- Từ 3-5 giá đựng sách
- 2 tủ sách, tủ thủ thư
- 01 Máy tính 
Tổng trị giá trang thiết bị cho mỗi trường khoảng 40- 50 triệu đồng 
Việc mua sắm các trang thiết bị cho các trường học đã tạo nhiều thuận lợi 	Sau khi nhận được các trang thiết bị cho thư viện. các trường đã đưa vào sử dụng ngay đồng thời dành nguồn kinh phí để mua sắm thêm như máy tính, lắp đặt mạng
 Một số trang thiết bị: Bàn ghế, giá sách, tủ sách từ nguồn kinh phí của UBND huyện dành cho các trường xây dựng thư viện chuẩn 
b. Công tác tổ chức cán bộ
Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện chuyển một số cán bộ chuyên trách từ các trường thiếu CSVC không đủ điều kiện để xây dựng thư viện chuẩn về các trường có đủ điều kiện để xây dựng. Công tác này tránh lãng phí nhận lực có trình độ chuyên môn nghiệm vụ mà lại không được phát huy, một phần cũng đảm bảo tiêu chí của quy định trường đạt thư viện chuẩn.
Cụ thể thuyên chuyển được một số cán bộ thư viện như sau: Cô Phạm Thị Hiền - CB thư viện Tiểu học Kiên Thọ 2 về làm CB thư viện trường TH Phúc Thịnh; Cô Nguyễn Thị Xuân - CB Thư viện trường TH Ngọc Khê 2 về trường TH Ngọc Sơn. Ngoài ra, UBND huyện điều động một số giáo viên văn hóa thuộc diện dôi dư phân công nhiệm vụ làm công tác thư viện để tập trung nhiều thời gian trong hoạt động thư viện, hằng năm Phòng GD&ĐT tổ chức cho cán bộ thư viện bồi dưỡng chuyên môn nghiệm vụ bằng các cuộc hội thảo chuyên đề để trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác chuyên môn. Theo lộ trình hằng năm, trường nào được Sở GD&ĐT về kiểm tra công nhận đạt trước, phòng GD&ĐT cử số CB thư viện ở những trường đã đạt chuẩn về các trường khác để giúp đỡ, hỗ trợ thêm vì thế mà thư viện trường học của huyện Ngọc Lặc được sở GD&ĐT đánh giá ngày càng chất lượng hơn.
2.3.6. Công tá

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_kinh_nghiem_trong_cong_tac_chi_dao_xay_dung_thu.docx