SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn ở Trường Tiểu học Nga Thiện huyện Nga Sơn

SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn ở Trường Tiểu học Nga Thiện huyện Nga Sơn

Môn Tiếng Việt là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Vì môn Tiếng việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi. Việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Song khó hơn cả đối với người dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn. Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em.

Đặc biệt đối với môn Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của chương trình Tập làm văn 5 là văn miêu tả. Trong đó tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh chưa có khả năng quan sát tinh tế, chưa cảm nhận hết được vẻ đẹp của cảnh hay những thay đổi của cảnh, không biết dựa vào cảm xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn. Bởi vậy, làm thế nào để cho học sinh làm văn hay ? Làm thế nào để giúp học sinh làm bài văn có hiệu quả ? Thì lại là một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm công tác giáo dục.

Từ thực tế giảng dạy Tập làm văn phần tả cảnh, tôi nhận thấy bản thân người giáo viên là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng, bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh, có cảm xúc. Một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế thì hướng dẫn chung chung, còn một số sách khác như văn mẫu lại chỉ có các bài văn đã viết sẵn mà không có một sự hướng dẫn cụ thể nào để định hướng cho giáo viên cũng như học sinh. Lúc này đây, các em muốn đòi hỏi ở người thầy cái tâm, cái tài để truyền cho các em niềm say mê, để động viên bồi dưỡng các em để trở thành học sinh có năng khiếu, có tâm hồn văn học. Là một giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào cho học sinh thích làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động. Tôi mạnh dạn đề xuất “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn ở Trường Tiểu học Nga Thiện huyện Nga Sơn.”

 

doc 23 trang thuychi01 4901
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn ở Trường Tiểu học Nga Thiện huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. MỞ ĐẦU
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu	
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
3.1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh xác định đúng yêu cầu của dạng bài văn tả cảnh
4
3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách chọn lựa hình ảnh, nội dung miêu tả. Cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh
5
3.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
8
3.4. Giải pháp 4: Rèn kĩ năng dựng đoạn và hoàn thiện bài văn tả cảnh 
10
3.5.Giải pháp 5: Xây dựng một số bài tập bổ trợ rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật tu từ
14
3.6.Giải pháp 6: Giúp học sinh tích lũy vốn từ dùng cho tả cảnh, làm giàu trí tưởng tượng của các em khi tả
16
3.7. Giải pháp 7: Tổ chức tương tác giữa thầy và trò
17
3.8. Giải pháp 8: Rèn kĩ năng viết văn cho học sinh qua các môn học khác
18
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
20
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
20
1. Kết luận
20
2. Kiến nghị
20
 I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: 
Môn Tiếng Việt là một trong những môn học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Vì môn Tiếng việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi. Việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn khác nhau như Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, Tập viết, Chính tả, Tập làm văn. Song khó hơn cả đối với người dạy cũng như đối với người học là phân môn Tập làm văn. Tập làm văn là một phân môn rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học, nó không chỉ giúp học sinh hình thành các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. 
Đặc biệt đối với môn Tập làm văn lớp 5 gồm nhiều nội dung, một trong những nội dung chính của chương trình Tập làm văn 5 là văn miêu tả. Trong đó tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh chưa có khả năng quan sát tinh tế, chưa cảm nhận hết được vẻ đẹp của cảnh hay những thay đổi của cảnh, không biết dựa vào cảm xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn. Bởi vậy, làm thế nào để cho học sinh làm văn hay ? Làm thế nào để giúp học sinh làm bài văn có hiệu quả ? Thì lại là một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm công tác giáo dục.
Từ thực tế giảng dạy Tập làm văn phần tả cảnh, tôi nhận thấy bản thân người giáo viên là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng, bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh, có cảm xúc. Một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế thì hướng dẫn chung chung, còn một số sách khác như văn mẫu lại chỉ có các bài văn đã viết sẵn mà không có một sự hướng dẫn cụ thể nào để định hướng cho giáo viên cũng như học sinh. Lúc này đây, các em muốn đòi hỏi ở người thầy cái tâm, cái tài để truyền cho các em niềm say mê, để động viên bồi dưỡng các em để trở thành học sinh có năng khiếu, có tâm hồn văn học. Là một giáo viên Tiểu học, tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào cho học sinh thích làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động. Tôi mạnh dạn đề xuất “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 nhằm nâng cao chất lượng phân môn Tập làm văn ở Trường Tiểu học Nga Thiện huyện Nga Sơn.” 
2. Mục đích nghiên cứu:
 + Nghiên cứu thực trạng chung để đưa ra giải pháp dạy học văn tả cảnh nhằm nâng cao chất lượng viết văn cho học sinh.
 + Giúp giáo viên có kĩ năng trong khi dạy các bài tập làm văn tả cảnh.
+ Giúp học sinh:
 Biết cách làm văn tả cảnh, nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cảnh; biết phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh.
 Thấy được những ưu điểm, khuyết điểm và cách chữa lỗi đoạn văn, bài văn của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu:
 + Giáo viên, học sinh lớp 5 ở Trường Tiểu học Nga Thiện.
 + Phương pháp dạy - học nội dung bài tả cảnh ở lớp 5.
 + Các giải pháp để nâng cao chất lượng làm văn tả cảnh.
4. Phương pháp nghiên cứu:
 + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc tài liệu liên quan đến dạy học văn tả cảnh ở Tiểu học.
 + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Tìm hiểu kết quả học tập của học sinh, trao đổi với đồng nghiệp về những khó khăn sai sót khi dạy tả cảnh.
 + Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm: Rút ra kinh nghiệm từ thực tế của bản thân và học sinh thông qua cách dạy và cách học.
 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NHGIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
- Khái niệm về văn tả cảnh:
Văn tả cảnh là loại văn dùng lời với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật nào đó xung quanh ta.
- Các yếu tố tác động đến khả năng làm văn tả cảnh của học sinh.
+ Óc quan sát: Trước khi tả một bài văn tả cảnh nào đó học sinh phải được quan sát cảnh đó qua thực tế, qua phim ảnh, sau đó mới nâng cao mức độ là học sinh tưởng tượng
+ Vốn từ : Học sinh phải giàu vồn từ, có vốn hiểu biết về từ ngữ, ngữ pháp, khả năng sử dụng câu, từ... 
+ Khả năng dạy học của giáo viên: Giáo viên có phương pháp dạy học phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, biết khởi nguồn cảm hứng văn cho học sinh, tránh cho các em sa vào cái khuôn mẫu riêng cũng như lệ thuộc vào các bài văn mẫu...
- Các căn cứ của vấn đề:
+ Căn cứ vào mục tiêu, chương trình Tiếng Việt lớp 5 – bậc Tiểu học.
+ Căn cứ vào tài liệu tham khảo về phương pháp dạy học môn Tiếng Việt.
+ Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học.
+ Căn cứ vào tình hình thực tế học sinh của nhà trường. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở trường Tiểu học Nga Thiện.
2.1.Về phía giáo viên: 
 Qua nghiên cứu, trao đổi với một số đồng nghiệp và thăm lớp, dự giờ, tôi thấy hầu hết các đồng chí giáo viên đã quan tâm đến việc dạy học phân môn Tập làm văn. Các đống chí đã đầu tư nghiên cứu nhưng vẫn còn tồn tại sau:
 - Một số đồng chí chưa chủ động, sáng tạo trong việc dạy học, chưa khơi được nguồn cảm hứng học văn để khơi gợi cách viết tự nhiên ở mỗi học sinh.
 - Việc cảm nhận văn của giáo viên cũng chưa cao nên cảm xúc còn nghèo, 
khô cứng. Do đó khi phân tích các bài Tập đọc, các đoạn văn mẫu còn lí thuyết, khô cứng. Dạy học sinh căn bản theo văn mẫu, thiếu tính sáng tạo.
 - Giáo viên không thực hiện đúng các yêu cầu khi trả bài viết cho học sinh, không giúp các em nhận thấy được những lỗi sai của mình khi làm bài để có sự chỉnh sửa rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
2.2. Về phía học sinh:
- Học sinh chưa có hứng thú viết văn miêu tả. Khi làm văn, học sinh miêu tả hời hợt, chung chung không làm nổi bật được cảnh đang tả. 
 - Các em chưa hiểu rõ đặc điểm của văn tả cảnh, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn tả cảnh và các kiểu bài văn khác.
 - Học sinh chưa có phương pháp làm văn, chưa có ý thức quan sát đối 
tượng miêu tả và ghi chép những điều quan sát được một cách cụ thể và chi tiết.
 - Không có thói quen sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết văn; khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế, cảm xúc không tự nhiên, tình cảm gượng ép và khô cứng.
 - Bài văn học sinh làm thường vay mượn ý tình của người khác, các em thường sao chép những bài văn mẫu thành bài văn của mình không kể đề bài quy định như thế nào. Với cách làm ấy các em không cần biết đối tượng cần miêu tả gì, không chú ý tới đặc điểm nổi bật tạo nên nét riêng của cảnh, cũng như không có cảm xúc về nó.
 - Trong tiết trả bài, học sinh chưa chữa lỗi và tự sửa lỗi kĩ càng, đầy đủ.
 Qua khảo sát chất lượng thực tế phân môn Tập làm văn của học sinh lớp 5A, tôi cho học sinh làm bài: Viết một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương em (tuần 8) và tôi đã thu được kết quả như sau:
Sĩ số 
Học sinh
Điểm 9 - 10
Điểm 7 - 8
Điểm 5 - 6
 Điểm dưới 5
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
34 em
1
2.9
5
14.7
15
44,2
13
38,2
 	Tỉ lệ học sinh làm văn tốt và biết cách làm văn còn thấp. Qua tìm hiểu, tôi thấy nổi lên một số nguyên nhân sau:
 Một là: Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
 Hai là: Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả hoặc khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả.
 Ba là: Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật cụ thể nào đó.
 Bốn là: Giáo viên chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm 
thụ văn học của học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu Tiếng Việt, ham thích học Tiếng Việt để từ đó các em nhận ra rằng đã là người Việt Nam thì phải đọc thông viết thạo Tiếng Việt và phát huy hết ưu điểm của tiếng mẹ đẻ.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
3.1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh xác định đúng yêu cầu của dạng bài văn tả cảnh.
3.1.1. Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn tả cảnh:
Khi dạy văn tả cảnh, giáo viên phải cung cấp cho học sinh đối tượng của bài. Đó là những cảnh vật quen thuộc xung quanh các em: một cơn mưa, một ngày nắng đẹp, một đêm trăng đẹp, một dòng sông, một cánh đồng, một góc phố, Bài văn tả cảnh là thể loại văn bản mang tính nghệ thuật cao, mang tính sáng tạo, tính cá thể của người viết. Ngôn ngữ trong văn tả cảnh là thứ ngôn ngữ giàu sức gợi cảm và là ngôn ngữ đã được gọt giũa một cách công phu. Tả là mô phỏng, là vẽ lại, là so sánh ví von, nhân hóa đối tượng có hình ảnh  chứ không thể là liệt kê các chi tiết.
Văn tả cảnh mang tính chất thông báo thẩm mĩ, dù tả bất kì đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì văn tả cảnh không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh máy móc những sự vật hiện tượng mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức tinh tế và phong phú. Chẳng hạn khi tả trăng, nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận một cách tinh tế bằng tình yêu của tâm hồn trẻ thơ, rất đỗi hồn nhiên trong sáng: Trăng hồng như quả chín/ Lơ lửng mà không rơi hay Trăng tròn như quả bóng/ Bạn nào đá lên trời. 
 Như vậy, để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối; bệnh công thức sáo rỗng.
 Tóm lại: Mỗi cảnh đều nằm trong một khung không gian và thời gian, đó là cái nền cho cảnh vật được miêu tả. Các em cần nêu được khung cảnh chung này, nhưng đặc biệt cần tập trung tả nét tiêu biểu. Khi tả cảnh các em có thể lồng tả người, tả vật trong cảnh để cho bài văn thêm sinh động.
	3.1.2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề:
 Bài văn của học sinh được viết theo đề bài cụ thể, nên yêu cầu hàng đầu là các em phải viết đúng đề bài, đúng thể loại. Như vậy, để làm được bài văn hay giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh thực hiện được những công việc sau:
- Đọc kĩ đề: GV lưu ý học sinh có thể dùng bút chì gạch chân các từ ngữ trọng tâm của đề bài.
 - Phân tích đề: Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu nội dung, yêu cầu về trọng tâm.
 Ví dụ: Đề bài: Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). 
Giáo viên giúp học sinh hiểu được việc viết đúng yêu cầu của đề bài là 
yếu tố quyết định nội dung bài viết. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc xác định:
 a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”).
 b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”.
 c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên)
 Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Chẳng hạn “Tả một cơn mưa khi em đang trên đường đi học”...
 Như vậy việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan,..
3.2. Giải pháp 2: Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách chọn lựa hình ảnh, nội dung miêu tả. Cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh:
3.2.1. Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách chọn lựa hình ảnh, nội dung miêu tả:
a. Tập cho học sinh thói quen quan sát:
Học sinh thường không có thói quen quan sát. Phải quan sát để tìm ra những nét nổi bật, độc đáo của đối tượng miêu tả. 
- Quan sát tổng thể đối tượng, ở cả trạng thái động và tĩnh, quan sát bằng tất cả các giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác
- Cần xác định vị trí quan sát, thời điểm quan sát, trình tự và nội dung quan sát. 
- Lựa chọn điểm đặc trưng, đặc biệt, tiêu biểu của đối tượng để quan sát thật kĩ.
- Quan sát và so sánh điểm giống nhau và khác nhau với các đối tượng khác có ở xung quanh bằng sự liên tưởng hay quan sát trước đó.
- Quan sát hình ảnh, hoạt động và những tác động của đối tượng đến các sự vật xung quanh.
- Có thể ghi nhớ trong đầu, hoặc ghi chép cẩn thận, đầy đủ vào sổ sách.
- Có thể quan sát trực tiếp hoặc bằng tranh, ảnh, hồi tưởng bằng trí nhớ.
- Quan sát phải luôn gắn với việc tìm ý và tìm từ ngữ để diễn tả. 
- Lập bảng quan sát và yêu cầu các em ghi kết quả quan sát vào bảng.
Một số ví dụ:
 - Hướng dẫn học sinh quan sát và hoàn thành bảng quan sát khi tả dòng sông quê hương:
Mắt thấy
(Thị giác)
Sông rộng mênh mông, trải dài
Thuyền bè đi lại trên sông tấp nập
Sóng nhấp nhô
Bờ bên phải: bãi ngô xanh biêng biếc
Bờ bên trái: Bãi cát trải dài, trắng xoá
Mặt trời, mặt trăng soi bóng xuống mặt nước
 Mặt sông loang loáng, lấp lánh
Tai nghe
( Thính giác)
Sóng vỗ rì rào, soàn soạt
Bãi ngô bên bờ rì rầm, xào xạc
Tiếng hát của ngư dân trong đêm trên sông
 Mũi ngửi
( Khứu giác)
Mùi tanh tanh của thuyền no bụng cá
Da( Xúc giác)
Nước mát rượi
- Hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng quan sát dòng sông theo trình tự thời gian:
Sáng
- Sông hiền hoà chảy, uốn lượn như dải lụa.
- Sóng rì rào ca hát
- Trên mặt sông, thuyền chở người, chở hàng...đi lại như mắc cửi.
- Bến sông nhộn nhịp tiếng cười nói.
Trưa
Mặt trời chiếu tia nắng chói chang làm sông đỏ ngầu giận dữ, cuồn cuộn chảy về xuôi.
Chiều
- Mặt nước gợn sóng, những con sóng nhẹ nhàng xô vào hai bên bờ.
- Lũ trẻ tắm sông tha hồ lặn ngụp.
- Làn nước mát rượi ôm ấp lũ trẻ.
- Đoàn thuyền no bụng cá nối đuôi nhau cập bến.
Tối
- Trăng lên, ánh trăng toả xuống mặt sông.
- Mặt sông như trải rộng mênh mông, bàng bạc một màu.
- Ánh đèn hai bên bờ tạo thành vệt sáng lung linh.
- Tiếng gõ lanh canh của thuyền đánh cá đêm, tiếng hát của ngư dân làm dòng sông thêm đẹp, thêm sinh động.
	- Khi dạy cho học sinh tả cánh đồng quê em, giáo viên yêu cầu học sinh tự quan sát cánh đồng làng mình hoặc tổ chức cho học sinh đi tham quan thực tế theo hình thức ngoại khoá để các em tận mắt quan sát cánh đồng, cây lúa, ngô, con trâu, con người có những đặc điểm, hoạt động gì ?
Cánh đồng lúa làng Tri Thiện xã Nga Thiện
 - Những cảnh định tả mà nơi ở của học sinh không có, các em không thể quan sát trực tiếp được, giáo viên sưu tầm một số tranh ảnh cho học sinh quan sát để giúp các em có vốn kiến thức thực tế hơn. VD: Để tả cảnh dòng sông quê em, giáo viên cho học sinh quan sát tranh, ảnh dòng sông và dùng câu hỏi khai thác. ( Sông chảy thẳng hay quanh co, uốn lượn ? Lòng sông rộng hay hẹp ? Nước sông nhiều hay ít ? Màu sắc của nước sông như thế nào ? Trên mặt sông có những hình ảnh gì nổi bật ? Cảnh hai bên bờ sông có gì làm em thích thú ?...........)
 Sông Hoạt - Huyện Nga Sơn
Với cách dạy cho học sinh quan sát tranh, tôi nhận thấy bài văn của học sinh có nhiều hình ảnh phong phú, cách nhìn cảnh vật tinh tế hơn. Do đó khả năng sản sinh văn bản cũng tốt hơn.
b. Lựa chọn hình ảnh tiêu biểu và nội dung để tả.
Để lựa chọn hình ảnh tiêu biểu và nội dung để tả trong bài văn, GV hướng 
dẫn học sinh:
- Căn cứ vào hình ảnh lựa chọn khi quan sát.
- Căn cứ vào nội dung ghi chép được.
- Chọn lựa những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp và khác biệt của đối tượng để miêu tả.
 Lựa chọn hình ảnh, hoạt động của đối tượng để tả khái quát, bổ trợ tạo nên hình ảnh tổng thể về đối tượng, có thể lồng ghép các hình ảnh, sự việc gắn bó mật thiết với đối tượng.
3.2.2. Cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết về cảnh:
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy vốn hiểu biết về cảnh, về sự thay đổi của cảnh của học sinh còn quá ít, thậm chí có sự sai lệnh. Điều này do nhiều nguyên nhân: có thể các em chưa có cơ hội tiếp cận cảnh để quan sát, để khám phá về cảnh, chưa có thời gian để quan sát cảnh trong một thời gian dài và vốn hiểu biết về tự nhiên còn hạn chế. 
 Ví dụ: 
 - Học sinh không rõ sông ít nước vào mùa nào, nhiều nước vào mùa nào, nước sông luôn ngầu đục hay có lúc đục, lúc trong, bờ có bên lở bên bồi
 - Học sinh không nắm rõ được sự thay đổi của cảnh vật theo thời gian nên khi tả có thể tả cây phượng vào mùa xuân có tán lá xum xuê, xanh mướt, cánh đồng lúa chín vàng vào tháng sáu, tháng bảy
 Chính vì kiến thức về cảnh không có hoặc có ít đã làm các em thiếu tự tin 
trong khi viết văn miêu tả cảnh vật đó.
 Do các em chưa hiểu rõ về cảnh nên chưa thể tự tin viết được một bài văn hay. Muốn khắc phục tình trạng trên giáo viên cần làm những việc sau:
 + Tích cực yêu cầu học sinh đi quan sát thực tế các cảnh vào các thời điểm khác nhau, ở các vị trí khác nhau.
 + Bổ sung vốn kiến thức về cảnh qua các tiết Tiếng Việt, có dữ liệu đưa ra liên quan đến cảnh vật, qua tiết địa lý, khoa học
 + Cho học sinh xem tổng quan về cảnh qua kênh thông tin truyền hình. 
 + Thường xuyên bổ khuyết vốn sống của học sinh ở mọi nơi mọi lúc.
 + Hướng dẫn học sinh lập từ điển cá nhân về các cảnh vật được quan sát và yêu thích.
3.3. Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý:
 - Để làm bài văn đúng trình tự, đầy đủ nội dung, hay về ý tứ lời văn, đẹp về hình ảnh sống động, dùng từ viết câu chính xác, rõ ràng... đòi hỏi học sinh phải có vốn kiến thức về từ ngữ, kiến thức về câu, về cách xây dựng văn bản.
 - Khi học sinh đã được cung cấp những từ ngữ miêu tả rồi, giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn cho các em lập dàn ý, lựa chọn sắp xếp ý để miêu tả. Mục đích xây dựng dàn ý là giúp học sinh xác định được đúng yêu cầu của từng phần: mở bài, thân bài, kết bài, xác định thể loại và đối tượng miêu tả để tránh tình trạng học sinh viết tràn lan, lạc đề và miêu tả không trọng tâm. 
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý chung:
- Bài văn tả cảnh thường có 3 phần:
+ Mở bài : Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh (nếu tả theo trình tự không gian) hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian( nếu tả theo trình tự thời gian).
+ Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về cảnh được tả.
+ Hướng dẫn học sinh áp dụng để lập dàn ý chi tiết. 
Sau khi có trong tay dàn ý chung cho cho bài văn, học sinh sẽ áp dụng để lập dàn ý chi tiết. Dàn ý này cũng chính là cái sườn sát nhất cho học sinh viết thành bài văn cụ thể.
Ví dụ 1: 
Đề bài: Tả một buổi chiều trên cánh đồng.Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
  + Đọc kĩ đề bài xác định thể loại?   
 + Trọng tâm của đề bài là gì?
Sau khi đã quan sát được, học sinh sẽ tự sắp xếp ý để lập dàn bài chi tiết cụ thể:
 * Mở bài:
+ Chiều nào em cũ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_lam_van_ta_canh_cho_hoc_si.doc